Thử nhìn tiến trình “ Đối Thoại với cộng sản Việt Nam “ từ góc
độ của ba mắc xích:
-chiến trường,
-mục tiêu
-lực lượng tham chiến
Katumtran.
------------------
I. Diễn
tiến tình hình trong những ngày qua:
Mấy ngày nay trên NET xuất hiện nhiều điện thư quây quanh cuộc
nói chuyện giữa Thứ Trưởng cộng sản Nguyễn Thanh Sơn, đặc trách Người Việt nước
ngoài, và Hội Viên Hội Đồng Thành Phố Houston, trong đó Nghị Viên người Việt,
Hoàng Duy Hùng .
Trong một bản tin của phóng viên Báo Dep-Magazine, ông Trần Minh
Tâm - một người có mặt trong phiên họp- viết rằng, Hội Đồng Thành Phố Houston
đã đề cử ông Hoàng Duy Hùng giúp Hội Đồng trong công việc bàn tính mở đường bay
Đà Nẵng – Houston trong chương trình kết nghĩa giữa hai thành phố. Vì ông Hùng
vừa là một thành viên của Hội Đồng Thành Phố, vừa là một người Việt Nam cho nên
Hội Đồng Thành Phố xét thấy việc đề cử ông Hùng vào chức vụ phụ giúp khi bàn
thảo đến công việc làm ăn, sẽ có hiệu quả hơn…
Như vậy Hội Đồng Thành Phố chỉ và chỉ đề cử ông Hoàng Duy
Hùng làm một công việc duy nhất là giúp cho việc phát triển kinh tế giữa
Đà Nẵng và Houston.
Sự kiện này tuyệt nhiên không mảy may có chút gì liên hệ đến
hiện tượng “ Đối đầu trực diện với cộng sản để giải quyết vấn đề Tự Do và Dân
Chủ cho Việt Nam “ như ông Hoàng Duy Hùng và những người lân cận của ông đã
tung ra trên các hệ thống truyền thông.
Theo thiển ý của tôi, đây chính là nguyên nhân, mà là nguyên
nhân “ gần nhất “ đã gây ra “ cuộc chiến tại Houston “.
Đó là “ giọt nước cuối cùng “ rơi vào cái chậu nước vốn đã đầy
vun từ lâu.
Đó là lời thách đố công khai cuối cùng làm bùng nỗ sức phản
kháng của một số cá nhân, đoàn thể, vốn từ trước đã trực tiếp chống đối Hoàng
Duy Hùng và của bà con người Việt tỵ nạn cộng sản với lập trường cương quyết
không nói chuyện với cộng sản..
Mức độ chống đối mỗi lúc một gia tăng, kéo theo phản ứng, mất
tinh thần, thiếu tính tự kềm chế cần phải có của ông một chính
khách của quần chúng như ông Hùng và một số người quây chung quanh ông. Như các
câu nói “ tôi chấp,…hết, thử ai làm gì tôi..” hay “ các ông ăn không ngồi
rồi, chống cộng theo bản năng, thì làm sao mà thắng Việt cộng”, vvv.
vvv,,, đã đưa cường độ của trận chiến Houston lên tột đỉnh của hận thù.
Theo dõi nội dung của các điện thư qua lại, người ta có cái cảm
nghĩ, hai bên cương quyết “ Ăn thua đủ. Thà thua Việt cộng chứ dứt khoát
không nhường nhịn lẫn nhau …”
Cho đến bấy giờ hãy còn quá sớm để bàn đến phân chia thắng bại.
Nhưng cho dù bên này hay bên kia thắng, thế nào cũng có một bên sức cán, một
bên gảy gọng. Có thể nó sẽ dẫn đến điều tốt cho Cộng Đồng người Việt ở Houston
nói riêng và cho cả tập thể Người Việt Tỵ Nạn cộng sản trên toàn thế giới nói
chung, nhưng cũng có khi rất xấu. Tùy thuộc vào hai mặt đồng tiền, hình hay chữ
lật ra.
Chờ vậy.
II.Phân tích:
Trong khi ngồi chờ đoạn kết của cuộc chiến, chúng tôi thử lạm
bàn đến một sự kiện liên hệ chặc chẽ với nhóm chữ “ Đối Thoại “.
Theo chúng tôi, có ba sự kiện liên quan mật thiết với tiến trình
“ Đối Thoại “.
- Chiến Trường
- Lực lượng tham chiến
- Mục Tiêu
Lịch sử chiến tranh từ xưa đến nay cho chúng ta biết, khi hai bên
dùng vũ lực đánh nhau tại
một quốc gia hay phần đất nào đó để chiếm dân, chiếm
đất không
được, thì tìm cách giải quyết bằng thương thuyết.
Trở lại vấn đề thực tế hiện nay. Về cuộc chiến và đàm phán liên
hệ giữa Người Việt, theo chúng tôi, có thể phân chia như sau
1. Chiến trường:
a. Quốc nội
b. Hải ngoại
2. Lực lượng tham chiến:
a. Thành phần dân chúng Quốc Nội bất
hòa với nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.
b. Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản Hải
Ngoại
c. Đảng cộng sản Việt Nam
d. Việt gian Hải Ngoại.
3. Mục tiêu:
a. Tự Do Dân Chủ cho nhân dân Việt Nam ở
trong nước.
b. Kiểm soát Cộng Đồng người Việt tỵ nạn cộng
sản ở Hải Ngoại.
III. Đi
vào chi tiết.
1. Chiến
Trường Quốc Nội:
Hiện tại, tại Việt Nam không có chiến tranh bằng vũ lực. Cũng
không có tranh chấp đủ lớn để làm khó dễ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Không có chiến tranh vũ lực tức là không có hai lực lượng quân
đội đánh nhau, như vậy không có hai bên dằng co bất phân thắng bại. Điều này
dẫn chúng ta kết kết luận: Không cần thiết phải dùng bàn hội nghị để đàm phán,
để thương lượng.
Thực tế đúng như vậy. Cộng sản Việt Nam không thèm nói chuyện
với Dân Oan, với Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, với Công Giáo Nhóm Cha Lý, Cha
Lợi, với … vì cộng sản Việt Nam biết rằng những lực lượng chống đối này không
đủ sức làm lung lay cái ngôi bá chủ của đảng cộng sản Việt Nam.
*Cộng Sản Việt Nam không muốn, không cần đối thoại với
người dân phản kháng tại chiến trướng quốc nội.
* Vì không có lực lượng của Hải Ngoại có mặt trong nước để làm
lung lay cái ghế của đảng cộng sản Việt Nam, cho nên đảng cộng sản việt Nam
cũng không cần phải nói chuyện với Người Việt Hải Ngoại về vấn đề ở Quốc Nội.
2, Chiến
trường Hải Ngoại
Tại chiến trường này có 3 lực lương đang hoạt động:
* Cộng Đồng Ngưởi Việt tỵ nạn cộng sản: chủ lực, có nhiệm
vụ bảo vệ chiến trường và phần lãnh thổ của mình.
* Đảng cộng sản Việt Nam qua các Tòa Đại Sứ, Tổng Lãnh Sự
* Một Nhóm người Việt tỵ nạn ly khai, tự bỏ căn cước ty
nạn hùa theo cộng sản, có tên chung là Việt Gian.
3. Mục
tiêu chiến đấu của 3 lực lượng:
* Phía bên Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản: chiến đấu
để bảo vệ phần đất củsa mình và tìm mọi cách giữ lấy căn cước của người tỵ nạn
cộng sản.
* Phía cộng sản Việt Nam: Chiếm cho bằng được Cộng Đồng Người
Việt tỵ nạn, biến tập thể này trở thành một bộ phận của nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam ở hải ngoại.
* Phía Việt Gian: Tìm cách làm náo loạn hàng ngũ Hải Ngoại, nơi
đã nuôi dưỡng mình trong thời gian chạy trốn cộng sản. Cố lôi kéo từng người
từng nhóm về phía trước vào loại “ lực lượng thứ ba ‘, sau đó trở thành
công cụ cho công sản, với ước mong được cộng sản tưởng thưởng, về Việt Nam du
hí, ăn chơi, cho thỏa thích nhục dục.
Như vậy, vấn đề Quốc Nội, hoàn toàn không còn hiện hữu nữa trong
cái gọi là “ Đối Thoại với cộng sản việt Nam “..Không còn mục tiêu đấu
tranh Tự Do Dân Chủ, cũng không có chiến trường tại Việt Nam và không có
lực lượng nào của người Việt nào tham dự.
Nay chúng ta chỉ chú tâm đến Hải Ngoại mà thôi.
Tại chiến trường Hải Ngoại, cộng sản đã tung ra biết bao nhiêu
đợt tấn công.
- Mặt trận kinh tế ( cho về Việt Nam giảm cước phí, cho gởi tiền
về Việt Nam, cho mua nhà mua đất ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho những
người thất nghiệp ở hải ngoại về Việt Nam làm ăn, như mở nhà buôn, dạy học,….)
- Mặt trận văn hóa: Giao lưu văn hóa một chiều, các đoàn văn
công ra hải ngoại, chương trình dạy tiếng Việt cho thiếu nhi, phát hành báo
chí, âm thầm nuôi dưỡng mất tờ báo thân công….
- Mặt trận chính trị: Bỏ tiền vận động cho các ứng cử viên gà
nhà tham gia vào chính quyền địa phương hay có tinh cách Liên Bang, Quốc Gia.
- Tôn Giáo: xuất cảng Sư và Cha ra hải ngoại, chiếm giữ các
chùa, nhà thờ, giáo phận,….
- Mặt trận tư tưởng: Bỏ tiền nuôi một số chuyên môn viết trên
diễn đàn với các nickname khác nhau. Một nhóm nhằm khích động chia rẻ trong
hàng ngũ Quốc gia, nhóm khác suốt ngày tung hô ca tụng già Hồ, đảng cộng sản
Việt Nam và chê trách chính quyền miền Nam, cả đệ nhất lẫn đệ nhị Cộng Hòa. Các
tay bình luận trên các tờ báo thân công,…
Đã biết bao năm rồi, cái gọi là thi hành nghị quyết 36 của cộng
sản Việt Nam cho đến nay vẫn chưa làm nao lòng Người Việt tỵ nạn cộng sản.
Cờ Vàng vẫn tiếp tục tung bay trên khắp thế giới. Cộng sản điên
người mỗi khi thấy Lá Cờ Vàng tung bay khắp nơi và được thu lại trên các diễn
đàn điện tử…!
Nhân viên của nhà nước cộng sản đi đến đâu, bị Người Việt tẩy
chay đến đó. Thủ Tướng, Bộ Trưởng ra nước ngoài, thay vì dân chúng đón tiếp, đã
phải đi bằng cửa hậu . Nỗi nhục nào lớn hơn khi nói chuyện với đại diện của các
quốc gia bạn?
Cộng sản ấm ức lắm, nhưng đành bó tay.
Cộng sản đã mở đủ mặt trận, dùng kinh phí lên đến gần 2 tỉ dola
( 2.0 x 109 $
), thế mà chưa phân thắng bại.
Chưa phân thắng bại thì theo binh pháp,…phải tìm cách hòa đàm.
Phe muốn nói chuyện đầu tiên đó là cộng sản Việt Nam.
Đó là lý do Thứ trưởng cộng sản Nguyễn Thanh Sơn tỏ ý mời Hoàng
Duy Hùng nói chuyện và theo phái đoàn về Việt Nam.
Đến đây, chúng ta đã thấy rõ lý do tại sao cộng sản chịu nói
chuyện, muốn nói chuyện gì, nói với ai và nói ở đâu.
Cộng sản chịu nói chuyện với đối thủ là Người Việt tỵ nạn cộng
sản, tại chiến trường hải ngoại, với mục tiêu là có chia phần điều hành tập thể
người Việt tỵ nạn cho cộng sản Việt Nam, vì đây là mục tiêu chiến đấu của cộng
sản.
Vậy, thực chất, cộng sản Việt Nam không hề có một ý nghĩ gì về
vấn đề Tự Do Dân Chủ ở Quốc Nội cả.
Trên thực tế, cộng sản Việt Nam tạm thời có thể đưa ra một
vài nhượng bộ nho nhỏ, nhắm vào nhu cầu của đối tượng mà cộng sản chọn để nói
chuyện. Mục đích tìm cách cho Người Việt tỵ nạn thừa nhận sự hiện hữu của cộng
sản việt Nam trong cộng đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản.
IV. Lời
cuối:
Từ những sự kiện trên, chúng ta có thể rút ra kết luận sau
đây:
1: Cộng Sản Việt
Nam không muốn, không cần đối thoại với người dân phản kháng tại
Quốc Nội.
2: Vì không có
lực lượng của Hải Ngoại có mặt trong nước để làm lung lay cái ghế của đảng cộng
sản Việt Nam, cho nên đảng cộng sản Việt Nam cũng không cần phải nói chuyện với
Người Việt Hải Ngoại về vấn đề của Quốc Nội.
3: Vấn đề Quốc Nội,
hoàn toàn không còn hiện hữu nữa trong cái gọi là “ Đối Thoại với cộng
sản Việt Nam “..Không có mục tiêu đấu tranh Tự Do Dân Chủ, cũng không có
chiến trường tại Việt Nam và không có lực lượng của người Việt dù trong hay
ngoài nước tham dự.
4: Chưa phân thắng bại thì theo binh pháp,…phải
tìm cách hòa đàm.
Vì cộng sản Việt Nam nhận chân ra rằng không thể chiếm
được cộng đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản, cho nên phe muốn nói chuyện đầu tiên
chính là phe cộng sản Việt Nam.
5 Thực chất về tiến trình “ đối thoại “ của cộng sản Việt
Nam đưa ra, không hề có một ý nghĩ gì, một khái niệm nào, một chủ đích nào về
vấn đề Tự Do Dân Chủ ở Quốc Nội.
Mục tiêu của cuộc nói chuyện của cộng sản chính là làm sao
tiến chiếm được Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn ở Hải Ngoại.
Trên thực tế, cộng sản Việt Nam tạm thời có thể đưa
ra một vài nhượng bộ nho nhỏ ở Hải Ngoai mà tòa đại sứ cộng sản có thể làm được
đáp ứng nhu cầu của đối tượng. Để đánh đổi nhu cầu của người mà cộng sản Việt
Nam chọn nói chuyện, cộng sản mong muốn người đối thoại tạo cơ hội cho công sàn
Việt Nam tiếp xúc với Người Việt tỵ nạn và mong muốn tập thể này ( có thể
từng nhóm, từng khu vực, từng tiểu bang,…) thừa nhận sự hiện hữu của cộng sản
Việt Nam.
Vì đa số Người việt tỵ nạn cộng sản, các đoàn thể cương quyết
không nói chuyện với cộng sản Việt Nam cho cho nên cộng sản Việt Nam phải
đi lục mò, điều nghiên nhu cầu thiết thực của từng cá nhân, từng tổ chức riêng
biệt để mua chuộc, nhữ mồi, dụ khị.
Sự kiện Nguyễn Thanh Sơn tìm cách nói chuyện với Hoàng Duy Hùng
qua Hội Đồng Thành Phố Houston có thể được coi như là một trong những hoạt động
tiêu biểu của cộng sản theo chiều hướng đó.Chắc chắn cộng sản Việt Nam sẽ không
dừng ở Hoàng Duy Hùng; cũng sẽ không dùng những miếng mồi như đã dùng với
Hùng mà còn lần mò tiến xa hơn nữa, cung cấp nhiều miếng mồi trông ra hấp
dẫn hơn nữa.
Vấn đề còn lại là liệu Người Việt Tỵ Nạn cộng sản còn có đủ bản
lĩnh, còn đủ ý chí để nói “ không “ với cộng sản, để lắc
đầu từ chối miếng mồi của cộng sản Việt Nam, …cho đến khi nào cộng sản Việt Nam
chứng tỏ bằng hành động thực sự muốn hòa hợp với đồng bào Quốc Nội để
bình đẳng hòa giải các xung đột về việc điều hành đất nước. Nhân dân Việt Nam
được Tự Do chọn người điều hành đất nước và được sống trong một môi trường sinh
hoạt chính trị Dân Chủ.
Chừng đó, tôi nghĩ rằng, Người Việt tỵ nạn sẽ không còn lý do
chính đáng nào nữa để từ chối “ đối thoại “.
Người Việt tỵ nạn cộng sản sẽ sung sướng rủ nhau đi tìm
người cộng sản Việt Nam để nói chuyện mà không cần người cộng sản đem ra miếng
mồi.
Nay kính,
Katumtran
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment