VIỆT
CỘNG: THỪA SAI CỦA TRUNG CỘNG
Nguyễn
văn Canh
12
tháng 2, 07
Thừa
sai được mô tả là kẻ đóng vai trò thi hành mệnh lệnh của một ông chủ, không
khác gì một tên bầy tôi gíup việc trong một gia đình, làm những công việc theo
lệnh chủ nhân sai khiến, nhằm phục vụ quyền lợi của chủ nhân thuê mướn Trong
trường hợp này, khi gọi Đảng Cộng Sản Việt Nam ( VC) là thừa sai của Đảng Cộng
Sản Trung Hoa (TC), thì vị trí của VC giống như hình ảnh này.. Tuy nhiên, có
điều khác là người ta không thấy mặt ông chủ ngoại bang xuất hiện công khai,
ngồi ở vị trí trực tiếp cai trị trên đất Việt nam như quan Thái thú thời xưa.
Được
Trung Cộng giúp đỡ và đưa vào ngôi vị một chính quyền theo chế độ độc tài toàn
trị. Hồ chí Minh và VC thay mặt ông chủ là ngoại bang xâm lăng theo chủ nghĩa
bá quyền để cai trị dân của mình.Với quyền hành tuyệt đối và vô giói hạn, VC
dùng quân đội và cảnh sát thẳng tay ngược đãi dân mình bằng các phương thức do
quan thầy đưa ra. Nếu so với những gì mà các triều đại Trung hoa hay thực dân
Pháp trước đây khi đô hộ, ta có thể nói rằng các biện pháp mà VC thi hành vượt
quá mức tưởng tượng của con người, nghĩa là ngoại bang trước đây cai trị không
có những hành vi dã man đến mức như vậy.
Bài
này sẽ trả lời hai câu hỏi: Trung Cộng giúp Hồ vào ngôi vị thừa sai như thế
nào, và Thừa sai thi hành mệnh lệnh thay cho quan Thầy Trung Cộng ra sao?
I.
TC giúp Hồ và Đồng Đảng vào ngôi vị thừa sai.
GS
Khương Trai ( Qiang Zhai) trong cuốn " China and the Vietnam War, 1950-
1975" do Đại học North Carolina University xuất bản năm 2000 có đề cập đến
vai trò của cố vấn TC trong cuộc chiến chống Pháp ở Việt nam. Trong 2 chương,
Tác giả có đề cập tới các chi tiết liên quan đến việc Hồ chí Minh yêu cầu Mao
viện trợ về quân sự và lãnh đạo chính trị
a)
lãnh đạo và viện trợ quân sự.
TC
cung cấp quân viện và chỉ huy quân đội VC giúp VC chiếm chính quyền:
Tháng
Tư năm 1950, Hồ chí Minh đề nghị TC gửi chuyên viên quân sự đến Việt nam với tư
cách là cố vấn ở Đại Bản Doanh hay Bộ Tổng Tư Lệnh của Việt Minh và ở cấp sư
đoàn, và với tư cách chỉ huy ở trung đoàn và tiểu đoàn. TC không nhận làm chỉ
huy ở cấp dưới.
Ngày
17 tháng 4, năm 1950, quân ủy Trung Ương Trung Cộng ra lệnh thành lập nhóm cố
vấn quân sự Trung quốc. Nhóm này gồm 79 cố vấn và một số phụ tá. Từ tháng 4 đến
tháng 9, TC gửi cho Việt Minh số lượng lớn viện trợ quân sự và phi quân sự, gồm
14,000 súng trường và súng lục, 1700 súng máy và tiểu liên, 150 súng cối, 60
khẩu pháo và 300 bazookas, cùng đạn duợc, thuốc men, và quần áo, và 2800 tấn
thực phẩm.
Tháng
Tám 1950, Lã quí Ba là người đứng đầu một phái đoàn cố vấn chính trị sang Việt
nam.
Bên
cạnh việc yêu cầu TC gửi viện trợ và gửi nhóm cố vấn quân sự đến Việt nam, Hồ
chí Minh cũng đề nghị gửi sang một cố vấn quân sự cao cấp để điều phối chiến
dịch biên giới. TC cử vị tướng nổi danh Trần Canh (1903-1961). Trần Canh đến
Việt nam ngày 7 tháng 7,50.
Vai
trò chỉ đạo cuộc chiến của Trần Canh
1.
Huy động phụ nữ vào vị trí chiến đấu như Mao đã làm.Trần Canh viết trong hồi ký
rằng y đã phát hiện ra việc Việt Minh bỏ qua công tác huy động phụ nữ trong
cuộc kháng chiến chống Pháp, và nói điều này với bộ máy lãnh đạo của Hồ. Trần
Canh nói rằng TC đã áp dụng học thuyết 'chiến tranh nhân dân' của Mao. Trong
cuộc kháng chiến chống Nhật và chống Quốc Dân Đảng, Mao đã thành công vận động phụ
nữ vào chiến tranh.
2.
Ngày 22 tháng 7, 50, Trần Canh đã đưa ra kế hoạch 'công đồn đả viện', 'đánh
chiếm các đồn bót hẻo lánh' và ' hủy diệt các lực lượng cứu viện' của Pháp. 4
ngày sau, Quân Ủy TC chấp thuận kế hoạch này. Trần Canh áp dụng chiến thuật này
để đánh chiếm thị xã Cao Bằng: Việt Minh tấn công một số đồn bót gần Cao Bằng,
và tập trung lực lượng phục kích tiêu diệt 3 tiểu đoàn viện binh Pháp từ Lạng
sơn đi lên. Chiếm được Cao Bằng làm tình hình vùng Đông Bắc và Bắc Việt nam
thay dổi.
3)
Ngày 11 tháng 10 năm 1950, Trần Canh đưa ra các biện pháp cải tiến lực lượng
Việt minh, gồm a) thăng thưởng cán bộ, như chúc mừng chiến thắng, lựa chọn và
tặng thưởng các huân chương anh hùng.; b) đối xử với tù binh, gồm cả yêu cầu họ
viết thư cho gia đình, bạn bè làm lung lay tinh thần đối phương, chiêu mộ tù
binh người Việt và thả người Pháp và Maroc sau khi họ đã được cải tạo.
4)
Đầu năm 1951, TC đưa ra kế hoạch tăng hiệu năng cho cơ cấu lãnh đạo quân sự của
họ Hồ, giúp Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Chính Trị và Tổng Cục Hậu Cần cùng các
sư đoàn giảm biên chế.
5)
Các cố vấn TC ở cấp sư đòan mở các lớp huấn luyện cho cán bộ Việt Minh. Phương
pháp giáo dục ý thức hệ mà các cố vấn Trung Cộng đưa vào Việt nam có tên gọi là
'chỉnh huấn'. Phương pháp Maoist này nhấn mạnh rằng tầng lớp ưu tú hãy tự rèn
luyện để bồi dưỡng chính trị và đạo đức.
6)
Ngoài ra, vào năm 1954, người chỉ huy tấn công Điện Biên Phủ là Vị quốc Thanh,
với 3 sư đoàn tham chiến của TC, xây một con đượng từ Mông Tự cách biên giới
Việt Hoa chừng 30 cây số để chuyên chở quân trang quân cụ của Trung Cộng cho
trận chiến này. Võ nguyên Giáp được cơ quan tuyên truyền của VC và Trung Cộng
thổi lên làm 'anh hùng Điện Biên' mà thôi.
b)
Lãnh đạo chính trị.
Lã
quí Ba lãnh đạo về chính trị: Cả kế hoạch xây dựng bộ máy nhà nước do cố vấn
chính trị Lã quí Ba chỉ đạo, và làm các luật lệ, các chính sách liên quan đến
tài chính, thuế khóa, quản lý, báo chí, phát thanh, đối xử với các nhóm thiểu
số. Kế hoạch này được thực hiện từ năm 1951.
Tóm
lại, Trung Cộng đã đóng góp vào việc đưa Hồ và đồng bọn vào vị trí chính quyền
tại Viêt nam, rồi củng cố chính quyền VC cho thật vững chắc, tiêu diệt hết mọi
mầm mống chống đối để làm tay sai cho chúng (TC) về sau..
II.
Thừa sai thi hành chính sách của ngoai bang.
Tôi
chỉ xét một vài chính sách lớn trong đó VC đóng vai trò thái thú người bản xứ,
thực hiện các âm mưu của ngoại bang từ giữa thập niên 1950 tới nay.
a)
Các âm mưu/hành động xóa bỏ căn cước của dân tộc Việt hay bán linh hồn cho TC.
Sau khi ở hang Pắc Bó về, họ Hồ du nhập ngay ý thức Mác Lê và Mao vào Việt nam.
Các cán bộ Đảng, Đảng viên được học tập tư tưởng Mao trạch Đông ( ngoài Mác,
Lê). Các cán bộ có nhiệm vụ cưỡng ép dân chúng thực thi ý tưởng ấy. Những suy
nghĩ trái với tư tưởng Mao bị cấm đoán. Nếu có ai hành động trái với tư tưởng
ấy bị loại trừ hay đi cải tạo. Thí dụ là chương trình thực thi Cải Cách Ruộng
Đất ở Bắc Việt trong thời gian từ 1953 đến 1956.
Chính
sách hợp tác hóa nông nghiệp gồm tổ đổi công, hợp tác xã cấp thấp, rồi cấp cao,
với phương thức bình công chấm điểm của các đội sản xuất. Lề lối sinh hoạt và
suy nghĩ trong trí não mỗi người dược uốn nắn dập theo khuôn mẫu TC. Về văn hóa
văn học, VC có Nhân Văn Giai Phẩm theo mẫu Trăm Hoa Đua Nở của Trung Cộng để
tiêu diệt các mầm mống tư tưởng dân tộc trong nhóm văn nghệ sĩ trí thức Việt
nam, ngõ hầu thống nhất hóa với tư tưởng Mao.
Ngay
cả danh từ của Trung Cộng dùng cũng được du nhập vào Việt nam. Nào là
"Chính Huấn, Rèn Quân, Chỉnh Cán, Học tập cải tạo, bài phong phản đế, đấu
tố, bình bầu công điểm, địa chủ, cố nông …" được nhắc đến hàng ngày trong
dân gian, các từ ngữ TC cũng được du nhập vào các tầng lớp xã hộ để dân chúng
quen với lối sống , suy nghĩ của người Trung Hoa.. Sau khi chiếm được Bắc Việt,
bài hát Đông Phương Hồng được Đảng viên, Đoàn viên các tổ chức quần chúng và
nhiều tầng lớp trong xã hội phải thuộc lòng. Các điệu múa hát, được gọi là
"múa hòa bình", "son đố mì" được dạy và phổ bến khắp nông
thôn Bắc Việt vào thời gian này..
Ngày
nay, TC đẻ ra 'kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa', đặt ra
tiêu mốc cho bang giao giữa Trung Cộng và VC là 'láng giềng hữu nghị, hợp tác
lâu dài, hướng tới tương lai'. Lãnh đạo VC cũng nhắc nguyên văn.
Ngoài
ra, họ Hồ và các lãnh đạo VC còn dùng cả các hình ảnh của Trung Cộng để áp đặt
ảnh hưởng của bọn bá quyền ngoại bang vào óc, vào tiềm thức người dân Việt. Một
thí dụ là hình ảnh của 'lãnh tụ Mao' được treo trong các phòng họp của chính
quyền, của Đảng và trong các huổi lễ lớn, hay các buổi họp ở các nơi công cộng
và tôn kính Mao như một anh hùng của dân tộc Việt, ngay cả lúc Mao còn sống.
Huy hiệu Mao với cờ Trung Cộng được phổ biến khắp nơi trên đất Bắc sau năm 1954.
b)
Tàn sát dân Việt.
Những
gì họ Hồ và lãnh đạo VC thực hiện qua các buổi đấu tố trong cuộc CCRD ở Bắc
Việt từ 1953 và đặc biệt là trong những năm 1955 và 1956 với vai trò của các cố
vấn Trung Cộng có hiện diện và đi sát với các đoàn CCRD tại khắp Bắc Việt để
trực tiếp chỉ đạo và kiểm soát các cán bộ VC khi thi hành công tác này là thí
dụ rõ rệt nhất. Điệu này vạch rõ vai trò của tư tưởng Mao trong đời sống trong
dân chúng. Biết bao nhiêu người bị liên lụy là nạn nhân của chính sách ấy. Họ
bị qui kết là địa chủ để bị giết hay bi đi cải tạo.
Con
số nạn nhân là là 5% dân số Bắc Việt vào lúc đó. Mà dân số ấy là 14 triệu
người. Trong số này có 40,000 đã là đảng viên và còn sống sau khi chiến tranh
chấm dứt ( tôi không nói tới những người đã chết và vợ con của họ cũng là nạn
nhân của chính sách này), dù chính họ đã đóng góp một phần thân thể, tài sản,
mồ hôi, nước mắt v.v. chiến đấu chống Pháp để dành độc lập cho dân tộc. Sau khi
thắng được giặc Pháp, Hồ thanh trừng những người ấy.
Người
ta có nhắc nhiều đến vai trò của cán bộ Trung Cộng trong các vụ thanh trừng dã
man, một cách công khai trong khi thi hành chính sách CCRD một địa chủ nổi
tiếng là giàu có, dù đã bí mật nuôi dưỡng lãnh đạo hàng đầu của Đảng, kể cả
chính Hồ chí Minh trong thời gian Pháp còn cai trị. Người ấy đã đóng góp cả sản
nghiệp của mình cho Đảng từ thời gain đấu tranh bí mật này. Đó là bà Nguyễn thị
Năm.
Các
phương pháp đấu tố của VC áp dụng là phương pháp người ta thấy ở Trung Cộng
trước đây. Họ Hồ và lãnh đạo VC gửi Hồ viết Thắng bí mật sang Trung Cộng học
tập phương pháp ấy. Khi về VN, Thắng điều khiển trường huấn luyện cán bộ CCRD ở
miền rừng núi Cao Bắc Lạng để có cán bộ thực thi công tác này. Cố vấn Trung
Cộng thực hiện tư tưởng Mao trên đất Việt và quyết định thay họ Hồ và đồng bọn
để những suy nghĩ của Mao thực hiện ở VN.
Điều
nguy hiểm là ngọai bang dùng thái thú người bản xứ để giết bản dân một các tàn
bạo mà không ai có thể chê trách ngoại bang được. Các thái thú người ngoại quốc
trước kia như thực dân Pháp không dám làm như vậy. Pháp chỉ dám chém đầu một số
nhà ái quốc của ta nổi lên chống lại dành độc lập cho dân tộc, như Nguyễn thái
Học và 12 đồng chí của ông mà thôi. Còn lại những nhà ái quốc khác thì bị đi an
trí ở nơi xa như Côn Đảo.
Thái
thú Tàu hồi xa xưa chỉ dám bắt dân bản địa đi xuống biển mò ngọc trai, lên rừng
kiếm sừng tê giác. Nếu có giết thì chúng chỉ dám chém đầu những người Việt yêu
nước nổi lên chống lại chúng như Thi Sách ở kỷ nguyên đầu của Công nguyên. Sách
về lịch sử của ta , cũng như của Tàu không thấy ghi dấu vết những tàn sát man
dợ và lan tràn như VC đã làm. Một điều tệ hại hơn nữa là Hồ đã làm việc này
nhân danh dân tộc, vì dân tộc và vì độc lập cho dân tộc.
Thâm
độc thay âm mưu của ngoai bang trong kỷ nguyên hiện tại! Đau đớn thay, dân tộc
Việt lại có những con dân như Hồ chí Minh và đồng đảng. Phải chăng, VC được ví
như "ốc mượn hồn", nghĩa là bề ngoài thí chúng là người Việt, nhưng
thực chất thì chúng là người Hán. Người Hán thì ai trong chúng ta đều biết là
một dân tộc với mưu đồ bành trướng lãnh thổ, và tàn sát các dân tộc khác, kể cả
mưu đồ đồng hóa dân bản xứ đề thôn tính các quốc gia kế cận, và sát nhập vào
"trung tâm của vũ trụ" là Trung Hoa.
Cái
tinh thần Hán đó của Hồ chí Minh và đồng bọn trái hẳn vời tinh thần truyền
thống của dân tộc Việt. Đó là tinh thần hòa giải. Sau khi đánh thắng được giặc
ngoại xâm, các vua trước đây không bao giờ trả thù những người đi theo giặc, và
còn tạo cơ hội cho những người đó có đóng góp sức mình cho cộng đồng dân tộc.
Vua nhà Trần trong lần chống quân Nguyên lần thú nhất còn cho đốt tráp tài liệu
trong đó có thư của một số quan lại tư thông với giặc Nguyên. Vua Lê Lợi vào
Thăng Long cũng không lùng bắt các công thần triều đại cũ, hay những người
chống lại triều đình mới. Vua Quang Trung đánh xong quân Thanh cũng không hề
trả thù ai. Ngài còn trọng dụng những nhân tài Bắc hà theo triều Lê.
Không
có một người nào lại giết 'thần dân' của mình, nhất là giết những người đã cộng
tác với mình, cùng chiến đấu với mình để bảo vệ bờ cõi sau khi đất nước thanh
bình. Trái lại, Hồ và các lãnh đạo đã thay thế Thái thú Tàu trong nhiệm vụ tiêu
diệt, kể cả Hán hóa dân Việt. Ngoài ra, Hồ và tập đoàn VC còn dâng hiến đất đai
của cha ông ta để lại, tiếp tay cho Trung Hoa bành trướng lãnh thổ vào Việt nam
như được trình bày trong đoạn kế tiếp dưới đây.
c)
Sang nhượng lãnh thổ và lãnh hải cho ngoại bang.
Sau
đây là hành vi của Hồ và đồng đảng có liên hệ đến việc chuyển nhượng lãnh thổ
trên đất liền và lãnh hải của dân tộc Việt cho ngoại bang.
1.
Công hàm của Thủ tướng Việt cộng vào 14 tháng 9 năm 1958 về Biển Đông.
Ngày
4 tháng 9 năm 1958, Chu ân lai, thủ tướng Trung Cộng ra một bản tuyên bố các
hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển kế cận là thuộc quyền sở hữu của
Trung Hoa. 10 ngày sau, là ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm văn Đồng, nhân danh
Thủ tướng nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa gửi cho Chu ân lai một công hàm xác
nhận chủ quyền của Trung Hoa trên vùng quần đảo này. Một điều lưu ý rằng trong
thời gian này vùng biển Đông được hưởng hoà bình và ổn định, và VC và Trung
Cộng không có một tranh chấp nào.
Hai
bên giao hảo với nhau tốt đẹp, nhất là Hồ và đồng đảng vừa mối chiếm được Bắc
Việt từ năm 1954, vì thế người ta không biết rõ lý do của họ Hồ trong việc dâng
hiến này.
Có
một giải thích cho rằng Trung Cộng đã viện trợ cho Hồ để đánh nhau với Pháp,
nay phải sang nhượng biển Đông để gạt nợ. Có một giải thích khác thì nói rằng
Hồ thấy rằng sau khi thắng được một nửa nước qua hiệp định Geneve, thấy rằng
các nước xã hội chủ nghĩa đã bành tướng mạnh và chế độ cộng sản đã gần kề, chủ
nghĩa đại đồng sắp đạt được chiến thắng cuối cùng, nên việc chuyển nhượng toàn
vùng biển Đông cho Trung Cộng là việc làm cần thiết để lấy lòng tin của Mao,
giúp Hồ thôn tình Miền Nam sau này.
2.
Trung Cộng chiếm Hoàng Sa:
Vào
nam 1956, khi người Pháp rút khỏi Việt nam, thừa thời cơ có khoảng trống về
quân sự trong vùng Biển Đông, Trung Cộng mang hải quân sang chiếm vùng đảo phía
Đông là vủng Tuyên Đức của Hoàng sa. Lúc đó quân đội quốc gia Việt nam mới được
thành lập, chưa có khả năng về hải quân để trấn giữ. Trong khi đó, Hồ chí Minh
ở Hà nội giử yên lặng, một loại yên lặng mặc thị là đồng ý. Không một lời phản
kháng hành vi của Trung Cộng dùng võ lực chiếm vùng này.
Đến
tháng 1- 1974, cũng có một khoảng trống quyền lực khác là quân đội Mỹ rút khỏi
VN, Trung Cộng mang hải quân sang chiếm nốt khu vực phía Tây của quần đảo. Đó
là vùng Nguyêt Thiềm. Việt nam Cộng Hòa mang hải quân ra chống trả. Ta mất một
chiến hạm. Trung cộng có một chiến hạm bị thương. Vì khu vực này ở xa căn cứ
không quân Đà nẵng, không quân VNCH không có khả năng hành quân lâu dài trong
vùng để hỗ trợ cho hải quân và bảo vệ các đảo này, nên Trung Cộng chiếm nốt
quần đảo ấy. Trong khi đó, VC vẫn giữ một thái độ im lặng.
Cho
đến nay, Trung Cộng đã xây hồ nước ngọt, doanh trại quân sự, có phi trường cho
phi cơ cánh liền lên xuống, có quân đồn trú trên đảo và sử dụng Hoàng Sa làm
căn tứ tiền phương hướng xuống phía Nam. Ngoài ra, Trung Cộng còn xây dựng
trung tâm du lịch trên đảo.
3.
Tình trạng Trường Sa.
Năm
1988, Trung Cộng mang hải quân xuống Trường Sa, đánh chiếm một số đảo. VC cũng
đưa hải quân ra chống trả. Tuy nhiên tàu của VC là tầu cũ và bị tàu của Trung
Cộng đánh chìm. Vào lúc đó, Trung Cộng chiếm khoảng 6 đảo. Cũng cần để ý rằng
vào lúc này VC dám kháng cự là vì Liên Bang Sô Viết đang yểm trợ VC trong mưu
đồ tiến chiếm Cao Miên, rồi đi tới Thái Lan. Vì thế, VC dám tham chiến, chống
trả TC. Đến năm 1992, Trung Cộng chiếm cả thảy là 8 đảo. Xem lại bản đồ mới
nhất, thì Trung Cộng đã chiếm 20 đảo và đặt mốc đánh dấu chủ quyền trên đảo Đa
lạc.
Vào
tháng 12 năm 2005, có một buổi họp giữa hai bên tại Bắc Kinh, VC đồng ý khai
thác dầu khí chung với Trung Cộng trong vùng Trường Sa. Sau đó, Nông đức Mạnh,
Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt nam đi Bắc Kinh để thực hiện âm mưu này. Tháng
1/2007, Nguyễn tấn Dũng, Thủ tướng VC loan báo rằng công ti dần khí của 2 quốc
gia bên bắt đầu thăm dò dầu khí chung.
Như
vậy, hợp tác tìm dò và khai thác chung với TC có nghĩa là nhượng một ½ chủ
quyền cho TC. Việc chiếm đóng toàn vùng Biển Đông không còn bao xa.
4.
Chuyển nhượng vô thường một phần lãnh thổ trên đất liền và Vịnh Bắc Việt cho
ngoại bang. VC âm thầm ký Hiệp ước với TC để phân định biên giới vào 30 tháng
12 năm 1999 và 6 tháng sau Quốc Hội VC cũng vội vã và âm thầm phê chuẩn Hiệp
ước ấy. Rồi ngày 25 tháng 12, năm 2000, VC ký hai hiệp ước khác với TC là hiệp
ước phân định vùng Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Nghề Cá chung và đến năm 2003,
Quốc Hội VC phê chuẩn các hiệp ước này.
A.
Hiệp ước phân định biên giới ký ngày 30 tháng 12 năm 1999. Đây là hiệp ước vẽ
lại đường danh biên giới giữa VN và Trung Hoa. Với hiệp ước này, VC đã sang
nhượng vô thường một số đất cho TC. Diện tích bị mất là bao nhiêu? Không ai
biết rõ số cây số vuông bị mất, vì Bản đồ vẽ đường ranh biên giới đã bị 2 bên
dấu kín. Tuy nhiên qua sự tìm tòi, người ta biết được những vùng sau đây đã
đuợc chuyển nhượng cho TC:
1.
Tại Hà Giang: Mất 5 dãy núi thuộc huyện Yên Minh và Vị Xuyên là: 1250, 1545,
1509, 772 và 233. Dãy 1509 có tên tiếng Việt là núi Đất, nằm trong phạm vi xã
Thanh Thủy, Vị Xuyên. Dãy này cao 1,422 thước với khoảng 20 cao địa nằm về phía
Đông. Dãy này kiểm soát toàn vùng trong đó có con đường từ Trung Hoa vào Việt
nam. Dãy này đã lọt vào Trung Hoa và TC đã đổi tên thành Lão Sơn. Một dãy núi
khác là dãy 1250, có tên .là Núi Bắc thuộc huyện Yên Minh và cũng đã lọt vào
lãnh thổ Trung hoa, và nay TC đã đổi thành Giải Âm Sơn.
2.
Lạng Sơn: Có 2 vùng đất nay thuộc TC. Hai vùng này này nằm hai bên quốc lộ số
1, giáp danh giới Trung Hoa, gần ải Nam Quan. Vùng thứ nhất ở phía phải của
Quốc lộ số 1 là 2 dãy 820 và 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định. Và vùng
đất phía trái là khu vực Bình Độ 400 thuộc huyện Cao Lộc. Vùng này nằm về phía
Nam cột môc số 26 của Hiệp Ước Thiên Tân.
B.
Hiệp Ước phân chia vùng Vịnh Bắc Việt và Đánh Cá Chung.
1.
Phân chia Vịnh. Toàn vùng Vịnh Bắc Việt có một diện tích là 123,700 km2. Dựa
theo Hiệp Ước Thiên Tân, Việt nam được chia một diện tích là 63% hay 77, 931
km2. Trung Hoa có 27% hay 35, 769km2. Nay VC và TC thỏa thuận với nhau một tỉ
lệ mới: Việt nam còn 66,789km2 hay 54%, và Trung Hoa được 56,902 km2 hay 46%.
Một đường ranh mới cũng theo hướng Bắc Nam, chạy lượn vòng theo bờ biển Việt
nam và đảo Hải nam được vẽ để chia vùng, thay thế đường màu đỏ do Hiệp ước Thiên
Tân qui định.
Đường
ranh ấy chạy tử đảo Trà Cổ xuống đảo Cồn Cỏ, Vĩnh Linh thuộc Quảng Bình.
Việt
nam mất 11,000km2.
2.
Hiệp ước nghề cá.
Đây
là hiệp ước đánh cá chung giữa TC và VC.
Hiệp
ước đánh cá chung là hiệp ước thứ 2 đi song song với Hiệp ước phân chia Vịnh.
Hiệp
Ước đánh cá chia Vịnh làm 2 vùng: vùng Nam vĩ tuyến 20, gồm 35,000 km2. Mỗi bên
góp vào 30.5 hải lý. Như vậy, nếu tình từ đường ranh mới ở giữa vịnh vào trong
đất liền thì phía VN chỉ còn 12.5 hải lý (hay nếu tính từ bờ biển Việt nam trở
ra). Nói khác đi, Việt nam chỉ cò chủ quyền hợp pháp trong phạm vi 12.5 hải lý
mà thôi. Hiệp ước này có hiệu lực là 12 năm và được gia hạn là 3 năm.
Ngoài
ra, còn một vùng nữa, nhỏ hơn, gọi là vùng quá độ. Vùng này ở phía Bắc đảo Bạch
Long Vĩ. Hợp tác đánh cá trong vùng này có hiệu lực là 4 năm.
Cá
bắt được sẽ chia đôi.
VC
không phổ biến Hiệp ước này, nên không ai biết thể thức họp tác như thế nào, và
cũng không thấy tàu đánh cá chung của hai bên họat động ra sao. Tuy nhiên vào
ngày 8 tháng 1, 2005 vừa qua, có xảy ra vụ tàu tuần cảnh hải quân của TC, bắn
và giết 8 ngư phủ Việt nam, quê ở Thanh Hóa vì lý do mà TC nói rằng đã xâm phạm
hải phận TC. Nhờ vụ này mà ta có thể tìm biết một ít chi tiết về cái mà VC gọi
là Hiệp ước nghề cá, và biết thêm về phạm vi chủ quyền thực sự của VN trên vùng
Vịnh.
Ông
Nguyễn phi Phường, một ngư dân sống sót trong cuộc thảm sát ngư dân Việt ấy cho
biết: các thuyền đánh cá của ngư dân Việt là thuyền gỗ, hành nghề tại một địa
điểm nằm về phía Tây của đường ranh ( mới) vào khoảng 12 cây số. Bất thình lình
có các tầu chiến xuất hiện và họ hạ cờ TC xuống, rồi tiến vào vây xung quanh
thuyền đánh cá của ngư dân Việt, rồi họ nổ súng. Các thuyền của ngư dân Việt bị
đạn, và không có cách nào thóat được, và toàn thể ngư dân bị giết. Ông Phường ở
xa, nên chạy thoát, nhưng bi tàu hải quân TC đuổi theo và bắn vào thuyền của
ông Phường hàng trăm mũi đạn. TC đuổi theo thuyền của ông Phường vào tới tận bờ
biển Thanh Hoa, rồi mới rút lui.
Vì
có biến cố này, ngư dân Thanh Hóa cho biết thêm một số chi tiết về phạm vi
quyền hạn của VC trên vùng Vịnh và hợp tác đánh cá chung. Ngư dân muốn đánh cá
trong phạm vi lãnh hải của Việt nam, phải có giấy phép của chính quyền VC. Phần
lớn ngư dân không xin được giấy phép vì một mặt lệ phí cấp giấy phép cho ngư
dân quá cao và họ không có tiến để nộp; mặt khác không dễ gì có được giấy phép.
Do đó, ngư dân hành nghề trong lãnh hải của VN bị coi là đánh cá bất hợp pháp.
Được hỏi là nếu không có giấy phép thì ai trừng phạt và trừng phạt như thê nào?
Ngư dân Thanh hóa cho biết rằng khi ngư dân TC bắt gặp ngư dân Việt nam hoạt
động dù trong phạm vi lãnh hải Việtnam do hiệp ước mới phân định, thường hỏi
gấy phép. Nếu không xuất trình được giấy phép, thì ngư dân TC "trấn
lột" hết cá, nghĩa là tịch thu hết cá. Như vậy phần lãnh hải trong vùng
Vịnh nay chỉ còn thực sự sở hữu của VN là 12.5 hải lý mà thôi. Tóm lại, ngư dân
VN chỉ còn quyền hành nghề hợp pháp trong vòng 12.5 hải lý.
Đầu
năm 2006, VC đã thỏa hiệp để cho hải quân TC chính thức tuần tra trong Vịnh Bắc
Việt trong một chương trình là tuần tra chung trong vùng vịnh. Theo đà này đây
là khởi đầu cho việc hành sử chủ quyền của TC theo quốc tế công pháp, nghĩa là
trong tương lai TC sẽ viện dẫn hoạt động này, làm điều kiện để chiếm hết Vịnh
Bắc Việt.
Tóm
lại, Hồ và Đảng Cộng sản Việt nam thực sự trở thành công cụ của TC trong mưu đồ
biến dân Việt và đất nước Việt trở thành một một bộ phận của Trung Hoa. Với các
diễn biến trình bày ở trên, trong vòng nửa thế kỷ qua, Thái thú người Việt của
Tàu là Hồ chí Minh đã đem biết bao tang tóc cho dân Việt và một phần lãnh thổ,
lãnh hải Việt nam dâng hiến cho Trung Hoa. Và trong trường kỳ, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt nam, lãnh thổ Việt nam sẽ là một phần của Trung Hoa, và
sẽ còn là công cụ đóng góp vào sự bành trướng của Trung Hoa xuống phía Nam../.
NGUYỄN
VĂN CANH
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment