Tuesday, December 18, 2012

MỘT VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG


 

MỘT VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

 Dân Tạng vẫn tiếp tục biểu tình và tự thiêu. Số này xin tiếp tục kỳ trước. Thế giới tự hỏi tại sao lãnh đạo Bắc Kinh chai đá, vô cảm đến như thế! Dăm ba người tự thiêu đã đủ làm chấn động dư luận quốc tế, nay đã lên con số 94 mà Bắc Kinh bên ngoài vẫn dửng dưng.
 
Các ông Ba Đỏ có lý do: nếu nhượng bộ Tây Tạng - Đông Tạng, Du Ngô Nhĩ Tân Cương sẽ ào ạt theo dân tộc Tạng, Nội Mông (Inner Mongolia) kể cả dân tộc Choang (15 triệu) dân tộc Khách gia tức Hakkas (Việt tộc), sẽ kiên quyết không chịu Hán hóa văn tự. Năm 2011, Bắc Kinh đã toan bỏ tiếng Quảng Đông nhưng phải ngưng ngay để Quảng Đông tiếp tục nói tiếng Quảng Đông.

Văn tự ngôn ngữ Tạng là cốt tủy của Phật giáo ngữ hệ Tạng. Phật giáo Tạng là sợi dây vô hình kết nối với dân tộc Mông Cổ, Nội Mông thuộc Tàu và Cộng hòa Mông Cổ. Ngôn ngữ Tạng cũng là giải đồng tâm nối kết với dân tộc Miến Điện qua hệ ngữ Tạng Miến, ấy là chưa kể nối kết với các dân tộc theo Phật giáo dưới chân Hy Mã Lạp Sơn.
 
Giả dụ Tập Cận Bình dù có ý hòa hoãn với Đức Lạt Ma cũng là điều Bắc Kinh cho là "tối nguy hiểm": do ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma quá lớn từ Cộng hòa Mông Cổ đến Nội Mông, dân thiểu số Tạng ở Tây Hoa Lục từ các tỉnh Cam Túc, Tứ Xuyên, Thanh Hải.
 
Phật giáo Tây Tạng sớm phát triển, năm 775 xây tu viện Tang Duyên (Sa Mye), Phật giáo thành quốc giáo Tây Tạng, bắt đầu thành lập Tăng già, vẫn dựa vào căn bản Đại thừa của các Đại sư Long Thụ và Vô Trước.

Huyền bí mà rất khoa học so với khoa học hiện đại. Tu tập đến bậc Ge-She như hòa thượng của Phật giáo Tàu và Việt, giống như bậc Tiến sĩ của Hội thánh Công giáo, phải thấm nhuần Bát Nhã, Trung giáo luận, Nhân minh hoặc Lượng học tức Vinaya. Đạt Lai Lạt Ma là danh hiệu tối cao.
 
Vào năm 1257, vua Mông Cổ phong cho một Đại sư phái Hoàng giáo (Gelugpa) là Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là Đại sư "với trí tuệ như biển cả". Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất viên tịch, ngài lại thác sinh vào một em bé nào đó, tâm hồn xác thâncòn nguyên sơ, hoá thân thành Đạt Lai Lạt Ma thứ 2.

 Kể từ năm 1617, Đạt Lai Lạt Ma trở thành Đại sư lãnh đạo tinh thần của nước Tây Tạng. Đến Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 tức ngài Thương Ưng Gia Mục Thổ, vị Đạt Lai này được vua Khang Hy (1661-1723), nhà Mãn Thanh thống trị Trung Hoa, phong cho tước Vương, nhận làm chư hầu và triều cống Bắc Kinh, còn nội chính hoàn toàn tự trị cho đến năm 1912.
 
 
 Thời nhà Nguyên tức Mông Cổ thống trị Trung Hoa, gần 100 năm, dân thiểu số gọi là Sắc Mục được ưu đãi đặc biệt. Vua Hốt Tất Liệt tức Khoubilai (1260-1294), hai lần xâm lăng VN để tiến xuống ĐNA bị quân dân Đại Việt đánh tan, Thái tử Thoát Hoan chạy chết về Tàu, bị lột ngôi Thái tử và đày ra Viễn châu với lời dặn "vua cha chết cũng không được về Bắc Kinh thọ tang".
 
Đặc biệt Hốt Tất Liệt rất ưu đãi Phật giáo Tây Tạng (bấy giờ còn ngôi vua Tây Tạng). Hốt Tất Liệt chia xã hội Tàu làm 10 giai cấp:
 
1. Quan lớn triều đình (người Mông Cổ);
2. Quan nhỏ địa phương;
3. Lạt Ma, thầy tu Tây Tạng ...
 
Giai cấp thứ 8 là gái giang hồ, ca nhi; thứ 9 là Nho sĩ, vốn là giai cấp đứng đầu trong xã hội Tàu "sĩ, nông, công, thương"; thứ 10 là ăn mày. Nho sĩ đứng sát với ăn mày. Đây là thời kỳ hoàng kim của các Lạt Ma Tây Tạng.

Phật giáo Tây Tạng rất uyên bác, huyền diệu, gần như thần bí, nhất là về chú thuật, thuật luyện kim thần bí (Đại sư Long Thọ), trí năng và quyền lực, Bát nhã đối với Thần quyền, rất khoa học như vật lý hiện đại qua biểu tượng không gian, màu sắc, đức tính của tâm, yếu tố cử chỉ, nhất là về Om và Hum, kinh nghiệm và biểu tượng siêu hình.
 
 
Mênh mông lắm, như "Thiền định, thực tại của sáng tạo, vật chất nguyên sơ, cơ bản về "ma lực của lời nói" mà Thiên Chúa giáo gọi là Ngôi Lời với sức mạnh của ngôn ngữ. Chỉ Tạng ngữ mới thấm sâu, thấm thuần được tinh hoa tính lý của Phật giáo Tây Tạng.

Đảng CS Tàu quyết tiêu hủy Tạng ngữ, thật là tội ác của nhân loại, văn minh văn hóa của loài người.


Nói về tâm linh, hơn 90 Phật tử Tây Tạng tự thiêu để bảo vệ Phật pháp và Tạng văn, Tạng ngữ sẽ là ngọn đuốc thần, sẽ có một ngày không xa sẽ tiêu hủy ĐCS Tàu. Chính ĐCS Tàu đang bên bờ vực thẳm tự diệt. Chú của Phật giáo Mật Tông Tây Tạng rất cao siêu thần bí (Zhou). Rồi có một ngày các bạo chúa sẽ tiêu tan với câu thần chú của các đại sư mà Đức Phật sống Đạt Lai Lạt Ma tinh thông quán triệt.

 Chú cũng là tâm hướng về một mục tiêu khác do sự tri niệm Đà La Ni, Mạt Đà La (trong kinh Đại thừa Mật Tông). HNV có một người bạn cũ Tây Tạng hồi còn học ở Georgetown, ân cần gởi tặng tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma "An open heart - practicing compassion every day life". Lý thú quá, với chương "The desire for happiness" (pp. 29-41) và nhất là chương thế giới vật chất và phi vật chất "the material and immaterial world" (op. cit, pp. 57-80).

Cao siêu, khoa học mà lại đơn giản dễ hiểu. Ngâm nga qua nhiều ngày đọc Open heart của Đức Đạt Lai Lạt Ma, HNV tôi thấy tâm hồn càng thêm thanh thản và chợt nghĩ rằng, Đức Giáo Hoàng Phaolô II và Ngài Đạt Lai Lạt Ma như anh em một nhà, cả hai Ngài đều là vĩ nhân của thời đại. Đức Gioan Phaolô II đã đóng góp công sức cao như núi non trong sức mạnh thần thánh làm sụp đổ Cộng sản Đông Âu và Liên Xô. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã và đang là sức mạnh thần thánh sẽ xô đẩy chế độ CS Tàu xuống vực thẳm của quả báo nhãn tiền.

HÀ NHÂN VĂN

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link