Tiếng Mỹ Ba Rọi
Đào Văn Bình
Trước
năm 1954 khi tôi còn bé, sống ở Hải Phòng, thỉnh thoảng tôi nghe người lớn nói:
“Cái ông đó - hoặc thằng cha đó nói tiếng Tây ba rọi” có nghĩa là cái ông/bà
nào đó khi nói chuyện bằng tiếng Việt, cứ chen vào vài câu tiếng Tây… cho nó
oai hoặc “dốt” tiếng Việt cho nên phải dùng tiếng Tây thay thế… làm người nghe
khó chịu. Thà nói toàn tiếng Tây đi thì không sao. Nói chen tiếng Tây vào khiến
bà con Miền Bắc gọi đó là nói “tiếng Tây ba rọi” với ý mỉa mai, khinh thị.
Khi tôi vào Nam năm 1954, Tây thua trận, từ từ rút hết, vả lại báo chí cũng không ưa kiếu ăn nói như thế và thường thường mỉa mai cho nên nạn nói “tiếng Tây ba rọi”cũng theo đó mà mai một. Rồi khi 500,000 lính Mỹ đổ vào Miền Nam, người ta đua nhau học tiếng Mỹ để vừa giao dịch, đi làm sở Mỹ hoặc du học v.v.. Tạp chí Mỹ, báo Mỹ, đồ/hàng Mỹ, lính Mỹ tràn ngập đường phố nhưng không bao giờ tôi nghe trên đài phát thanh hoặc đọc trên báo xuất hiện loại “tiếng Mỹ ba rọi”. Bản thân tôi từ Lớp 10 đã lấy Anh Văn là sinh ngữ chính và sáu năm đại học - đọc sách Mỹ dù không nhiều - nhưng không bao giờ mở miệng nói chen tiếng Mỹ vào câu chuyện. Thậm chí một số bạn bè sau này, du học Mỹ trở về, họ cũng không bao giờ làm thế. Xin thưa, nếu tôi nói chuyện kiểu “tiếng Mỹ ba rọi” có lẽ phải “độn thổ” với bạn bè. Quý vị nào không tin, cứ thử vào thư viện quốc gia cũ của Miền Nam xem lại sách vở, báo chí, văn chương cũ xem có loại “tiếng Mỹ ba rọi” hay không?
Thế nhưng phải công nhận rằng sự hiện diện của 500,000 lính Mỹ ở Việt Nam, cũng giống như Utapao của Thái Lan, Subic Bay của Phi Luật Tân đã bùng phát cái mà thế giới gọi là “kỹ nghệ gái điếm khổng lồ“. Những vùng Mỹ đóng quân như Pleiku, An Khê, Đà Nẵng v.v... trên là trời, dưới là quán Bar. Những cô gái bán Bar- thực chất là gái điếm trá hình, là gái quê mùa, thất học làm sao đủ Anh Văn để nói chuyện với lính Mỹ - mà người Mỹ gọi đùa là GIs - cho nên đã xuất hiện một thứ tiếng Mỹ của gái bán Bar như:
- Mama son= má/mẹ (mother)
- OK Salem= để xin thuốc lá Salem
- No Star Where = Không sao đâu (No problen! hoặc Dont worry!)
- Long time no see= Lâu quá không gặp (I havent seen you for a long time) (*)
Thế rồi sau năm 1975 dĩ nhiên đâu còn Mỹ nữa thì làm sao Mỹ có thể ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam? Tôi định cư vào Hoa Kỳ năm 1985. Lúc này chưa có Internet cho nên không nghe được đài phát thanh, đọc báo trong nước, vả lại tôi chưa từng về Việt Nam lần nào, cho nên hoàn toàn không biết ngôn ngữ Việt, tiếng Việt của Việt Nam bây giờ ra sao. Thế nhưng cách đây khoảng 5 năm và cho tới bây giờ, khi vào Internet đọc các trang điện tử, tôi thật “kinh hoàng” khi thấy tiếng Việt bị pha trộn với tiếng Mỹ một cách khủng khiếp, phá hoại tiếng Việt khiến tiếng Việt chẳng còn ra thể thống gì nữa. Nó giống như mình đang nhai gạo tám thơm lại cắn phải hạt sạn, đành phải nhổ miếng cơm ấy ra! Cách đây vài năm, các nhà văn hóa Pháp cũng đã lên tiếng báo động về hiện tượng “tiếng Mỹ ba rọi” có nguy cơ phá nát nét đẹp truyền thống của văn hóa và ngôn ngữ Pháp.
Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú có thể chuyển sang Việt ngữ tất cả những danh từ có nguồn gốc Pháp-Mỹ v.v… của mọi bộ môn như: khoa học, triết học, luật học, kinh tế học, xã hội học, chính trị, thương mại, ngoại giao, quân sự, kể cả văn chương, giải trí v.v.. Cứ mở tự điển hoặc vào thư viện xem sẽ thấy. Một số danh từ mà ta không có như : café, beurre, boulon, ciment, đường rail v.v.. nhưng ông bà chúng ta cũng đã không dùng nguyên mà chuyển âm cho có vẻ Việt ngữ như: cà-phê, bơ, bù-loong, xi-măng, đường rầy, v.v...
Có thể do lai căng, bắt chước “theo voi ăn bã mía” hoặc “kém” tiếng Việt hoặc kiểu cọ thời trang cho nên một số rất đông đang xử dụng loại “tiếng Mỹ ba rọi” khiến tiếng Việt thành một thứ ngôn ngữ quái đản, lai căng. Sau đây là một số tiếng Mỹ đang là “Con sâu trong nồi canh tiếng Việt”!
1) Hot news: Tin hấp dẫn không chịu dùng mà lại nói “tin đó hot lắm!”
2) Hot girls : Những cô gái ăn mặc hở hang, ăn mặc khiêu dâm
3) Ăn mặc hot: Ăn mặc hở hang, khiêu dâm
4) Hot seat: Không phải là “ghế nóng” mà là đang ở vào tình thế gian nan, vô cùng bất lợi. Ví dụ: He is in hot seat có nghĩa là: Ông ta ở vào tình thế vô cùng nan giải. Hot seat tiếng lóng còn có nghĩa là “ghế điện” dành cho tử tội.
5) Hot topic/ Hot issue: Không phải là “đề tài nóng” mà là những vấn đề đang được bàn cãi sôi nổi thường xuất hiện trong các cuộc bầu cử ở Mỹ.
6) Bản nhạc ấy hot lắm: Bản nhạc vừa xuất hiện và được ưa chuộng, bán chạy, được hát nhiều.
7) Hot line: Không phải là đường giây nóng hay lạnh mà là “đường giây thông báo khẩn cấp” thường giữa vị nguyên thủ các quốc gia có vũ khí nguyên tử như Nga-Mỹ để tránh rủi ro.
8) Thị trường đang hot: Thị trường bán rất chạy (trái với ế ẩm)
9) Tour du lịch: Chuyến du lịch, các chuyến du lịch.
10) Tôi vừa đi tour: Tôi vừa đi du lịch. Tôi vừa làm một chuyến du lịch.
11) Cho tôi một vé đi tour Hạ Long: Cho tôi một vé du lịch Hạ Long.
12) Khu resort: Khu nghỉ mát, khu nghỉ dưỡng
13) Sexy: Hấp dẫn, hở hang, gợi dục. Do đó “Một cô gái có thân hình sexy” là cô gái có thân hình hấp dẫn (gợi dục, gợi sự ham muốn). Một cô gái ăn mặc sexy là cô gái ăn mặc hở hang, không đứng đắn…chẳng hạn như váy ngắn quá, áo hở ngực lồ lộ, hoặc váy mỏng/ quần mỏng lộ cả quân lót bên trong. Cô ấy có khuôn mặt sexy tức cô ấy có khuôn mặt lẳng lơ, đa tình.
14) Top: Đứng đầu, hàng đầu
15) Top Ten: Mười người/quốc gia/hãng…đứng đầu, v.v...
16) Tuổi Teen, các Teen: Chúng ta hãy xem người Mỹ đếm số từ 13 tới 19: Thirteen, fourteen, fifteen, sixteen, seventeen, eighteen và nineteen. Tất cả đều kết thúc bằng chữ teen. Như vậy “tuổi teen” là tuổi vị thành niên, dưới 20 tuổi. Và “các teen” là các trẻ vị thành niên. Do đó “teen pregnant” có nghĩa là vị thành niên mang bầu/có thai - một tệ nạn của xã hội Mỹ bây giờ cho nên phải phát bao cao su sinh lý cho học sinh là như thế đó.
17) Các show: Các buổi trình diễn văn nghệ.
18) Showbiz: Những buổi trình diễn/ giới thiệu thương mại.
19) Live music: Nhạc sống (do ban nhạc trình diễn chứ không phải nghe qua máy)
20) Live show: Chương trình trực tiếp (không phải thu hình xong rồi phát lại).
21) TV: Truyền hình, đài truyền hình,
22) Clip: Đoạn băng ngắn, đoạn video ngắn.
23) Các fan: Những người hâm mộ, kẻ hâm mộ. Nếu hâm mộ một cách điên cuồng có thể gọi là “tín đồ” như trong lãnh vực âm nhạc chẳng hạn.
24) Meeting: Cuộc biểu tình, buổi gặp gỡ, họp mặt
25) Cup: Giải. Do đó người đoạt cúp là người đoạt giải.
26) World Cup : Giải túc cầu/bóng đá thế giới
27) Tiệm Nails : Tiệm sơn móng tay, móng chân.
28) Nghề Nails : Nghề sơn móng tay, móng chân.
29) Máy ATM : Máy chuyển tiền tự động.
30) GDP: Tổng Sản Lượng Quốc Gia (Gross Domestic Product).
31) Hand made: Hàng làm bằng tay, thêu tay (không phải bằng máy).
32) Visa/Passport: Xin visa tức là xin nhập cảnh. Xin passport là xin xuất cảnh.
33) Stress: Căng thẳng thần kinh. Mới đây trên Tuổi Trẻ Online có hai tiêu đề rất “ba rọi” như sau: “Facebook có làm bạn stress?” Trời đất quỷ thần ơi! Ông nào viết bản tin này chắc là một ông Mỹ lai không biết chữ “căng thẳng thần kinh” bèn phang vào đó chữ stress cho xong ! Rồi lại một câu nữa thật kinh hồn: “Anonymous tấn công website Bộ trưởng CNTT-TT Ấn Độ” Xin thưa: anonymous là kẻ ẩn danh, dấu tên. Còn các chữ viết tắt “Bộ trưởng CNTT-TT Ấn Độ” quá bí hiểm, chỉ có mình ông ta hiểu chứ ngay trưởng ban biên tập nếu coi lại kỹ cũng chẳng hiểu ông ta viết gì!
34) Email: Điện thư.
35) Bikini: Áo tắm hai mảnh
36) Sốc (Shock): Sửng sốt, choáng váng (vì quá bất ngờ). Chữ shock đang được dùng tràn lan trong nước dùng như một thứ kiểu cọ, thời trang, làm dáng.
37) Games: Các trò chơi trên máy điện tử.
38) Ebook: Sách điện tử
39) Laptop: Máy điện tử cầm tay. Thực ra là để trên lòng (lap) khi đem ra phi trường, hoặc đi xa…không có bàn ghế.
40) Desktop: Máy điện tử để bàn.
41) Hacker: Kẻ ăn cắp hoặc phá hoại các dữ kiện của người khác qua máy điện tử, có thể tạm dịch là “tin tặc”.
42) Style: Kiểu, kiểu cọ, lối. Trên trang tin điện tử giaoduc.net.vn có một đề mục cũng rất “ba rọi” như sau: “Style “ngủ gật” của mỹ nhân trên sàn Catwalk”. Tôi không hiểu tại sao ông này không viết, “Kiểu ngủ gật của mỹ nhân trên sàn Catwalk”.
43) Cholesterol: Độc tố trong máu (gây bệnh tim)
44) Virus: Vi khuẩn, vi trùng, siêu vi trùng.
45) Mr. & Mrs. : Điều lạ lùng là trong nước bây giờ thích dùng các chữ Mr., Mrs., và Miss thay vì Ông, Bà, Cô v.v.. Trên trang điện tử Petrotimes.vn nơi phần liên lạc ghi: Mrs. Vân Anh : điện thoại… & Mrs. Đào Hương: điện thoai… trong khi đây là trang báo dành cho người Việt chứ không phải người Mỹ. Thật tôi không hiểu tại sao lại như vậy. Và còn biết bao nhiêu loại “tiếng Mỹ ba rọi “ nữa mà tôi không thể kể ra hết.
Nói về sự trân quý tiếng Việt nguyên thủy, đẹp, trong sáng, không lai căng của người Việt hải ngoại tôi xin kể cho quý vị một câu chuyện. Vì tôi là một nhà văn cho nên nhận được khá nhiều sách biếu tặng qua lại. Trước khi hưu trí vào năm 2007, tôi phục vụ cho Học Khu Oak Grove (San Jose) và tôi có đem biếu một cuốn truyện viết về trẻ thơ do một nhà văn nữ ở San Jose tặng. Người nhận sách là một cô giáo dạy thêm lớp Việt Ngữ cho học sinh Việt Nam hầu như quên hết hoặc không biết tiếng Việt. Khoảng tuần lễ sau tôi hỏi cô giáo:
- Em thấy cuốn sách thế nào?
Cô giáo trẻ trả lời ngay:
- Em vứt nó đi rồi.
- Ủa, tại sao vậy em?
Cô giáo trang nghiêm nói:
- Đây là lớp Việt Ngữ. Em dạy tụi trẻ tiếng Việt mà truyện của cô ấy viết toàn tiếng Mỹ lai căng như Mom (mẹ) Daddy (bố) thì em vứt đi chứ giữ làm gì? Tụi nhỏ cần học các chữ Bố, Mẹ chứ tụi nó đâu cần học các chữ Mom, Daddy nữa!
Nghe cô giáo trả lời thế trong lòng tuy xấu hổ vì mình đã không đọc kỹ cuốn sách trước, nhưng tôi thầm phục và cảm ơn cô giáo đã biết thế nào là dạy Việt Ngữ cho các em học sinh.
Tiếng nói và chữ viết là gia tài văn hóa của một quốc gia do bao thế hệ cha ông sáng tạo, vun sới, gọt tỉa, chọn lựa, gìn giữ. Rồi nó lại được phong phú hóa bởi thi ca và tiểu thuyết, âm nhạc, kịch nghệ. Nhu cầu hội nhập đã khiến tiếng Anh tràn vàoViệt Nam như một đợt sóng thần không sao ngăn nổi. Nhưng nếu nghĩ đến tương lai của dân tộc thì nó cần phải được các học giả, các nhà văn hóa, nhà giáo dục, các nhà văn, nhà báo có kiến thức về ngoại ngữ chuyển ngay nó sang tiếng Việt một cách chính xác và đứng đắn để công chúng xử dụng và không để loại “tiếng Mỹ ba rọi” phá nát tiếng Việt yêu quý ngàn đời của chúng ta.
Đào Văn Bình
(California 17/12/2012)
(*) Các GIs trở về từ Viêt Nam gặp nhau nói tràn lan câu “Long time no see” khiến một thời gian sau trở nên phổ thông và đã được Đại Học Harvard công nhận là ngôn ngữ chính/chuẩn mực của Hoa Kỳ.
Khi tôi vào Nam năm 1954, Tây thua trận, từ từ rút hết, vả lại báo chí cũng không ưa kiếu ăn nói như thế và thường thường mỉa mai cho nên nạn nói “tiếng Tây ba rọi”cũng theo đó mà mai một. Rồi khi 500,000 lính Mỹ đổ vào Miền Nam, người ta đua nhau học tiếng Mỹ để vừa giao dịch, đi làm sở Mỹ hoặc du học v.v.. Tạp chí Mỹ, báo Mỹ, đồ/hàng Mỹ, lính Mỹ tràn ngập đường phố nhưng không bao giờ tôi nghe trên đài phát thanh hoặc đọc trên báo xuất hiện loại “tiếng Mỹ ba rọi”. Bản thân tôi từ Lớp 10 đã lấy Anh Văn là sinh ngữ chính và sáu năm đại học - đọc sách Mỹ dù không nhiều - nhưng không bao giờ mở miệng nói chen tiếng Mỹ vào câu chuyện. Thậm chí một số bạn bè sau này, du học Mỹ trở về, họ cũng không bao giờ làm thế. Xin thưa, nếu tôi nói chuyện kiểu “tiếng Mỹ ba rọi” có lẽ phải “độn thổ” với bạn bè. Quý vị nào không tin, cứ thử vào thư viện quốc gia cũ của Miền Nam xem lại sách vở, báo chí, văn chương cũ xem có loại “tiếng Mỹ ba rọi” hay không?
Thế nhưng phải công nhận rằng sự hiện diện của 500,000 lính Mỹ ở Việt Nam, cũng giống như Utapao của Thái Lan, Subic Bay của Phi Luật Tân đã bùng phát cái mà thế giới gọi là “kỹ nghệ gái điếm khổng lồ“. Những vùng Mỹ đóng quân như Pleiku, An Khê, Đà Nẵng v.v... trên là trời, dưới là quán Bar. Những cô gái bán Bar- thực chất là gái điếm trá hình, là gái quê mùa, thất học làm sao đủ Anh Văn để nói chuyện với lính Mỹ - mà người Mỹ gọi đùa là GIs - cho nên đã xuất hiện một thứ tiếng Mỹ của gái bán Bar như:
- Mama son= má/mẹ (mother)
- OK Salem= để xin thuốc lá Salem
- No Star Where = Không sao đâu (No problen! hoặc Dont worry!)
- Long time no see= Lâu quá không gặp (I havent seen you for a long time) (*)
Thế rồi sau năm 1975 dĩ nhiên đâu còn Mỹ nữa thì làm sao Mỹ có thể ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam? Tôi định cư vào Hoa Kỳ năm 1985. Lúc này chưa có Internet cho nên không nghe được đài phát thanh, đọc báo trong nước, vả lại tôi chưa từng về Việt Nam lần nào, cho nên hoàn toàn không biết ngôn ngữ Việt, tiếng Việt của Việt Nam bây giờ ra sao. Thế nhưng cách đây khoảng 5 năm và cho tới bây giờ, khi vào Internet đọc các trang điện tử, tôi thật “kinh hoàng” khi thấy tiếng Việt bị pha trộn với tiếng Mỹ một cách khủng khiếp, phá hoại tiếng Việt khiến tiếng Việt chẳng còn ra thể thống gì nữa. Nó giống như mình đang nhai gạo tám thơm lại cắn phải hạt sạn, đành phải nhổ miếng cơm ấy ra! Cách đây vài năm, các nhà văn hóa Pháp cũng đã lên tiếng báo động về hiện tượng “tiếng Mỹ ba rọi” có nguy cơ phá nát nét đẹp truyền thống của văn hóa và ngôn ngữ Pháp.
Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú có thể chuyển sang Việt ngữ tất cả những danh từ có nguồn gốc Pháp-Mỹ v.v… của mọi bộ môn như: khoa học, triết học, luật học, kinh tế học, xã hội học, chính trị, thương mại, ngoại giao, quân sự, kể cả văn chương, giải trí v.v.. Cứ mở tự điển hoặc vào thư viện xem sẽ thấy. Một số danh từ mà ta không có như : café, beurre, boulon, ciment, đường rail v.v.. nhưng ông bà chúng ta cũng đã không dùng nguyên mà chuyển âm cho có vẻ Việt ngữ như: cà-phê, bơ, bù-loong, xi-măng, đường rầy, v.v...
Có thể do lai căng, bắt chước “theo voi ăn bã mía” hoặc “kém” tiếng Việt hoặc kiểu cọ thời trang cho nên một số rất đông đang xử dụng loại “tiếng Mỹ ba rọi” khiến tiếng Việt thành một thứ ngôn ngữ quái đản, lai căng. Sau đây là một số tiếng Mỹ đang là “Con sâu trong nồi canh tiếng Việt”!
1) Hot news: Tin hấp dẫn không chịu dùng mà lại nói “tin đó hot lắm!”
2) Hot girls : Những cô gái ăn mặc hở hang, ăn mặc khiêu dâm
3) Ăn mặc hot: Ăn mặc hở hang, khiêu dâm
4) Hot seat: Không phải là “ghế nóng” mà là đang ở vào tình thế gian nan, vô cùng bất lợi. Ví dụ: He is in hot seat có nghĩa là: Ông ta ở vào tình thế vô cùng nan giải. Hot seat tiếng lóng còn có nghĩa là “ghế điện” dành cho tử tội.
5) Hot topic/ Hot issue: Không phải là “đề tài nóng” mà là những vấn đề đang được bàn cãi sôi nổi thường xuất hiện trong các cuộc bầu cử ở Mỹ.
6) Bản nhạc ấy hot lắm: Bản nhạc vừa xuất hiện và được ưa chuộng, bán chạy, được hát nhiều.
7) Hot line: Không phải là đường giây nóng hay lạnh mà là “đường giây thông báo khẩn cấp” thường giữa vị nguyên thủ các quốc gia có vũ khí nguyên tử như Nga-Mỹ để tránh rủi ro.
8) Thị trường đang hot: Thị trường bán rất chạy (trái với ế ẩm)
9) Tour du lịch: Chuyến du lịch, các chuyến du lịch.
10) Tôi vừa đi tour: Tôi vừa đi du lịch. Tôi vừa làm một chuyến du lịch.
11) Cho tôi một vé đi tour Hạ Long: Cho tôi một vé du lịch Hạ Long.
12) Khu resort: Khu nghỉ mát, khu nghỉ dưỡng
13) Sexy: Hấp dẫn, hở hang, gợi dục. Do đó “Một cô gái có thân hình sexy” là cô gái có thân hình hấp dẫn (gợi dục, gợi sự ham muốn). Một cô gái ăn mặc sexy là cô gái ăn mặc hở hang, không đứng đắn…chẳng hạn như váy ngắn quá, áo hở ngực lồ lộ, hoặc váy mỏng/ quần mỏng lộ cả quân lót bên trong. Cô ấy có khuôn mặt sexy tức cô ấy có khuôn mặt lẳng lơ, đa tình.
14) Top: Đứng đầu, hàng đầu
15) Top Ten: Mười người/quốc gia/hãng…đứng đầu, v.v...
16) Tuổi Teen, các Teen: Chúng ta hãy xem người Mỹ đếm số từ 13 tới 19: Thirteen, fourteen, fifteen, sixteen, seventeen, eighteen và nineteen. Tất cả đều kết thúc bằng chữ teen. Như vậy “tuổi teen” là tuổi vị thành niên, dưới 20 tuổi. Và “các teen” là các trẻ vị thành niên. Do đó “teen pregnant” có nghĩa là vị thành niên mang bầu/có thai - một tệ nạn của xã hội Mỹ bây giờ cho nên phải phát bao cao su sinh lý cho học sinh là như thế đó.
17) Các show: Các buổi trình diễn văn nghệ.
18) Showbiz: Những buổi trình diễn/ giới thiệu thương mại.
19) Live music: Nhạc sống (do ban nhạc trình diễn chứ không phải nghe qua máy)
20) Live show: Chương trình trực tiếp (không phải thu hình xong rồi phát lại).
21) TV: Truyền hình, đài truyền hình,
22) Clip: Đoạn băng ngắn, đoạn video ngắn.
23) Các fan: Những người hâm mộ, kẻ hâm mộ. Nếu hâm mộ một cách điên cuồng có thể gọi là “tín đồ” như trong lãnh vực âm nhạc chẳng hạn.
24) Meeting: Cuộc biểu tình, buổi gặp gỡ, họp mặt
25) Cup: Giải. Do đó người đoạt cúp là người đoạt giải.
26) World Cup : Giải túc cầu/bóng đá thế giới
27) Tiệm Nails : Tiệm sơn móng tay, móng chân.
28) Nghề Nails : Nghề sơn móng tay, móng chân.
29) Máy ATM : Máy chuyển tiền tự động.
30) GDP: Tổng Sản Lượng Quốc Gia (Gross Domestic Product).
31) Hand made: Hàng làm bằng tay, thêu tay (không phải bằng máy).
32) Visa/Passport: Xin visa tức là xin nhập cảnh. Xin passport là xin xuất cảnh.
33) Stress: Căng thẳng thần kinh. Mới đây trên Tuổi Trẻ Online có hai tiêu đề rất “ba rọi” như sau: “Facebook có làm bạn stress?” Trời đất quỷ thần ơi! Ông nào viết bản tin này chắc là một ông Mỹ lai không biết chữ “căng thẳng thần kinh” bèn phang vào đó chữ stress cho xong ! Rồi lại một câu nữa thật kinh hồn: “Anonymous tấn công website Bộ trưởng CNTT-TT Ấn Độ” Xin thưa: anonymous là kẻ ẩn danh, dấu tên. Còn các chữ viết tắt “Bộ trưởng CNTT-TT Ấn Độ” quá bí hiểm, chỉ có mình ông ta hiểu chứ ngay trưởng ban biên tập nếu coi lại kỹ cũng chẳng hiểu ông ta viết gì!
34) Email: Điện thư.
35) Bikini: Áo tắm hai mảnh
36) Sốc (Shock): Sửng sốt, choáng váng (vì quá bất ngờ). Chữ shock đang được dùng tràn lan trong nước dùng như một thứ kiểu cọ, thời trang, làm dáng.
37) Games: Các trò chơi trên máy điện tử.
38) Ebook: Sách điện tử
39) Laptop: Máy điện tử cầm tay. Thực ra là để trên lòng (lap) khi đem ra phi trường, hoặc đi xa…không có bàn ghế.
40) Desktop: Máy điện tử để bàn.
41) Hacker: Kẻ ăn cắp hoặc phá hoại các dữ kiện của người khác qua máy điện tử, có thể tạm dịch là “tin tặc”.
42) Style: Kiểu, kiểu cọ, lối. Trên trang tin điện tử giaoduc.net.vn có một đề mục cũng rất “ba rọi” như sau: “Style “ngủ gật” của mỹ nhân trên sàn Catwalk”. Tôi không hiểu tại sao ông này không viết, “Kiểu ngủ gật của mỹ nhân trên sàn Catwalk”.
43) Cholesterol: Độc tố trong máu (gây bệnh tim)
44) Virus: Vi khuẩn, vi trùng, siêu vi trùng.
45) Mr. & Mrs. : Điều lạ lùng là trong nước bây giờ thích dùng các chữ Mr., Mrs., và Miss thay vì Ông, Bà, Cô v.v.. Trên trang điện tử Petrotimes.vn nơi phần liên lạc ghi: Mrs. Vân Anh : điện thoại… & Mrs. Đào Hương: điện thoai… trong khi đây là trang báo dành cho người Việt chứ không phải người Mỹ. Thật tôi không hiểu tại sao lại như vậy. Và còn biết bao nhiêu loại “tiếng Mỹ ba rọi “ nữa mà tôi không thể kể ra hết.
Nói về sự trân quý tiếng Việt nguyên thủy, đẹp, trong sáng, không lai căng của người Việt hải ngoại tôi xin kể cho quý vị một câu chuyện. Vì tôi là một nhà văn cho nên nhận được khá nhiều sách biếu tặng qua lại. Trước khi hưu trí vào năm 2007, tôi phục vụ cho Học Khu Oak Grove (San Jose) và tôi có đem biếu một cuốn truyện viết về trẻ thơ do một nhà văn nữ ở San Jose tặng. Người nhận sách là một cô giáo dạy thêm lớp Việt Ngữ cho học sinh Việt Nam hầu như quên hết hoặc không biết tiếng Việt. Khoảng tuần lễ sau tôi hỏi cô giáo:
- Em thấy cuốn sách thế nào?
Cô giáo trẻ trả lời ngay:
- Em vứt nó đi rồi.
- Ủa, tại sao vậy em?
Cô giáo trang nghiêm nói:
- Đây là lớp Việt Ngữ. Em dạy tụi trẻ tiếng Việt mà truyện của cô ấy viết toàn tiếng Mỹ lai căng như Mom (mẹ) Daddy (bố) thì em vứt đi chứ giữ làm gì? Tụi nhỏ cần học các chữ Bố, Mẹ chứ tụi nó đâu cần học các chữ Mom, Daddy nữa!
Nghe cô giáo trả lời thế trong lòng tuy xấu hổ vì mình đã không đọc kỹ cuốn sách trước, nhưng tôi thầm phục và cảm ơn cô giáo đã biết thế nào là dạy Việt Ngữ cho các em học sinh.
Tiếng nói và chữ viết là gia tài văn hóa của một quốc gia do bao thế hệ cha ông sáng tạo, vun sới, gọt tỉa, chọn lựa, gìn giữ. Rồi nó lại được phong phú hóa bởi thi ca và tiểu thuyết, âm nhạc, kịch nghệ. Nhu cầu hội nhập đã khiến tiếng Anh tràn vàoViệt Nam như một đợt sóng thần không sao ngăn nổi. Nhưng nếu nghĩ đến tương lai của dân tộc thì nó cần phải được các học giả, các nhà văn hóa, nhà giáo dục, các nhà văn, nhà báo có kiến thức về ngoại ngữ chuyển ngay nó sang tiếng Việt một cách chính xác và đứng đắn để công chúng xử dụng và không để loại “tiếng Mỹ ba rọi” phá nát tiếng Việt yêu quý ngàn đời của chúng ta.
Đào Văn Bình
(California 17/12/2012)
(*) Các GIs trở về từ Viêt Nam gặp nhau nói tràn lan câu “Long time no see” khiến một thời gian sau trở nên phổ thông và đã được Đại Học Harvard công nhận là ngôn ngữ chính/chuẩn mực của Hoa Kỳ.
Hai chử
ReplyDelete- Ok salem
- No star where
xuất hiện trước 75 và không có nghỉa như tác
giả nói ở trên.
- Ok Salem chĩ là Ok, ngỏ ý bằng lòng, đồng ý chớ không phải xin điếu thuốc Salem.
No star where có nghỉa là không sao đâu.
Hai chử này không phải là chử ba rọi, mà chĩ dùng để nói đùa, vui miệng giửa các bạn thân mà thôi.