Công An Bạn Dân?
(12/16/2012)
Tác
giả : Trần
Khải
Nhân
viên ngành an ninh các nước trên nguyên tắc phải là bạn dân. Đó là điều gần như
hiển nhiên, không cần giaỉ thích, vì nhiệm vụ an ninh, cảnh sát, công an, mật
vụ... là để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đời sống và tài sản người dân, và
để hỗ trợ những bước tiến cần thiết để thăng tiến dân quyền, nhân quyền cho mọi
thành phần trong nước.
Khẩu hiệu “cảnh sát là bạn dân” hình như đưa ra thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Lúc đó, Miền Nam không ai nhìn cảnh sát như người xa lạ, vì cũng toàn là cậu Tám, chú Tư trong xóm. Những người mà dân Miền Nam sẵn sàng tới níu áo, nhờ làm giúp chuyện này, chuyện kia.
Nhưng thời này tại VN thì hết rồi, vì đúng là đổi đời rồi: ngay tới chuyện lên phường xin đóng dấu vào giấy tờ, cũng là điều hết sức ngaị ngần, vì tới cửa quan là ngồi chờ mệt nghỉ, chưa thấy phong bì là chưa thấy nhúc nhích.
Sự lương thiện một thời của cảnh sát Sài Gòn biến đâu rồi? Đâu có phải vì công an là từ Thanh Nghệ Tĩnh, hay Hà Nam Ninh vào là bị hỏng? Bởi vì bản chất đồng bào mình dù ở Thanh Nghệ Tĩnh, Hà Nam Ninh... thì lúc nào cũng chất phác, dễ thương, hồn nhiên... Vậy thì sao lại hỏng? Có phải vì chế độ làm ra như thế?
Bản tin ABC News mới kể một chuyện cho thấy cảnh sát Mỹ có cơ hội nắm trong tay 25,000 đôla mà nhân vật “chính chủ” không hề hay biết, nhưng rồi đã xử thế rất mực lương thiện, đúng tác phong bạn dân.
Một phụ nữ tại thị trấn Hartford, Conn., đã cầm một khẩu súng tiểu liên xưa cổ tới trạm cảnh sát, để đưa vào kho theo chương trình “cảnh sát mua lại súng dân,” và rồi được thông báo rằng khẩu súng này có trị giá từ 20,000 tới 25,000 đôla.
Phụ nữ xin ẩn danh này đã thừa kế khẩu súng từ người cha quá cố, người đã mang súng này về từ Châu Âu làm kỷ niệm một thời tham chiến trong Thế Chiến 2.
Hai cảnh sát chỉ huy chương trình “cảnh sát mua lại súng dân” là chuyên gia vũ khí, thông báo phụ nữ này rằng khẩu súng đó là kiểu Nazi Assault Rifle (Súng Tác Chiến Quốc Xã), đợt đầu loại này, xưa từ năm 1944.
Súng này có tên gọi là Sturmgewehr 44, có nghĩa là “súng giông bão,” và là loại súng tấn công hiện đaị đầu tiên, sau đó thay thế bằng kiểu AK 47 vào năm 1947 bởi các chuyên gia Nga, thiết kế theo mô hình kiểu súng Đức này, theo lời Lewis Crabtree, một trong 2 cảnh sát này nói với
ABC News.
Cảnh sát John Cavanna thì nói, súng này hiếm lắm, vì chỉ xuất hiện có thời gian ngắn thôi. Thực tế, vì năm 1945 là Đức Quốc Xã bị đứt phim rồi.
Cảnh sát nói chương trình mua súng lại bởi vì nhiều người dân có súng trong nhà vì nhiều lý do, chợt thấy rằng không an toàn, hay là khi có trẻ em ưa nghịch, hay là họ không biết sử dụng súng.
Chương trình này nhận súng và không cần hỏi tên hay lai lịch người nộp súng, “và chúng tôi tặng họ thẻ quà trị giá 50 đô hay 100 đô để xài ở tiệm Wal-Mart.”
Cavanna nói, như trường hợp phụ nữ này, bố chết và không biết phải làm gì với súng này, nhưng “Nếu súng này có đạn sẵn và đang để trong tủ, chỉ cần đụng nhầm chỗ là súng nổ liền.”
Ông nói súng Sturmgewehr 44 có thể bắn liên tục 500 viên đạn trong vài phút đồng hồ. Nhưng khi phụ nữ này nộp súng, thì khẩu này đã hỏng, cần sửa chữa mới bắn được, mà phải là loại đạn đặc biệt.
Phụ nữ này nói là sẽ bán khẩu súng này cho người mua cổ vật, nhưng sẽ gửi tạm ở đồn cảnh sát.
Hẳn nhiên, nếu ở Việt Nam là không có chuyện như thế. Chỉ cần công an hù dọa vài tiếng, phụ nữ này sẽ rất là vui mừng nếu được công an tha cho về nhà.
Như trường hợp mới mấy tháng trước, 315 người dân vào rừng tìm trầm, bị 3 công an chĩa súng tịch thu, hứa là sẽ chia 50% sau khi bán được số kỳ nam, nhưng rồi đã xù luôn, quên luôn...
Cướp trắng trợn mồ hôi nước mắt của 315 người vậy sao? Trời ạ, cướp trắng trợn tài sản của 90 triệu dân, rút ruột ngân hàng, rút ruột Vinashin, Vinalines... còn an toàn hạ cánh. Nói gì tới vài trăm người.
Báo Thanh Niên ngày 21-11-2012 có bản tin:
“Dân khởi kiện công an tịch thu kỳ nam
Các ông Bùi Văn Khánh, Bùi Hữu Thảo và Thái Tùng (cùng ở xã Sơn Trung, H.Khánh Sơn, Khánh Hòa), đại diện cho 315 người tìm trầm tại khu rừng Gộp Ngà, xã Sơn Trung vừa làm đơn khởi kiện 3 sĩ quan Công an H.Khánh Sơn, vì cho rằng công an đã không thực hiện lời hứa chia lại 50% sau khi tịch thu số kỳ nam của người tìm trầm trong đêm 26.9 (Thanh Niên đã phản ảnh).
Trước đó, các ông Khánh, Thảo, Tùng cũng đã làm đơn tố cáo một số cán bộ Công an Khánh Sơn ăn chặn kỳ nam họ đào được ở khu vực trên. Đến ngày 15.11, Công an Khánh Sơn có công văn trả lời, cho rằng đơn kiến nghị của người dân đòi chia tiền bán kỳ nam là không có căn cứ. Ngay sau đó, các ông Khánh, Thảo, Tùng đã có đơn kháng nghị gửi cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa, cho rằng họ không đòi chia tiền riêng mà đòi để chia cho tất cả 315 người tham gia đào trầm đêm 26.9.
Họ đã chứng kiến những người đào được kỳ nam, công an nổ súng và dùng roi điện uy hiếp nên phu trầm đã giao kỳ nam cho công an, để ăn chia 50/50 theo lời hứa từ công an. Được biết, sau khi có đơn tố cáo vụ ăn chặn nói trên, các cán bộ liên quan đến việc nhận tiền của người tìm trầm đã giao nộp hơn 1 tỉ đồng cho cơ quan chức năng.”(hết trích)
Con số 1 tỷ đồng là tương đương 48 ngàn đôla Mỹ. Đó chỉ mới là tiền giao nộp thôi, thực tế còn cac1 khoản tiền mà cán bộ công an ém kỹ thì không ai rõ. Thế là cướp của dân, chứ không phải là bạn gì hết.
Trên trang blog ở đài VOA, nhà báo Bùi Tín trong bài viết ngày 22-11-2012 với tưạ đề “Vì sao công an thành đại họa của dân?” ghi nhận:
“Sáng thứ hai 12/11/2012, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, ngay trước trụ sở Phủ thủ tướng, một số bà con dân oan từ Bình Dương và Thanh Hóa tụ tập đưa kiến nghị và đơn kiện nhân cuộc họp Quốc hội đang diễn ra. Một lực lượng công an hùng hậu đã được huy động đến đàn áp. Theo nhân chứng trong cuộc là bà Trần thị Huỳnh Mai đến từ Bình Dương, vài chục công an hùng hổ cầm dùi cui xông vào chửi bới, đánh đập bà con, dật xé biểu ngữ. Cụ Hà Thị Nhung, 76 tuổi, từ Thanh Hóa ra, lớn tiếng đọc những câu vè chống tham nhũng đã bị một nhóm công an xông đến xô ngã và đánh vào chỗ hiểm. Cụ ngất tại chỗ. Nhóm công an hèn nhát bỏ chạy tuy chúng có sẵn xe có thể chở cụ đi cấp cứu. Cụ Nhung tắt thở sau đó.
Cụ Lê Hiền Đức, một nhà giáo nổi tiếng liêm khiết và bênh vực dân oan, từng được giải thưởng quốc tế về «chống tham nhũng, lành mạnh hóa xã hội», cũng có mặt ngay sau đó và lên tiếng nói rõ trường hợp giết người của nhóm công an trước cơ quan chính phủ và cơ quan Trung ương đảng CS ngay sát đó. Cụ Hà Thị Nhung vốn là cán bộ, từng được thưởng huân chương Kháng chiến hạng hai, bị bọn cường hào CS điạ phương hiếp đáp, tịch thu sổ lương hưu, nhiều lần khiếu nại suốt 3 năm nay vẫn không được giải quyết. Lần này cụ đấu tranh quyết liệt khi được tin kỳ họp Quốc hội lần này tỏ rỏ ý chí chống tham nhũng. Không ai ngờ cụ đã bỏ mình mang theo nỗi hờn căm và oan khiên chồng chất do hành động côn đồ của những người tự gọi là Công an Nhân dân.” (hết trích)
Như thế, tới đây, đúng là công an sát dân, không thể nói khác hơn được.
Thấy tiền là lấy, thấy khiếu kiện là hành hung, ra tay đàn áp sẵn sàng đánh dân tới bỏ mạng... Thời nào mà như thế, hỡi thiên đường xã hội chủ nghĩa này?
Khẩu hiệu “cảnh sát là bạn dân” hình như đưa ra thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Lúc đó, Miền Nam không ai nhìn cảnh sát như người xa lạ, vì cũng toàn là cậu Tám, chú Tư trong xóm. Những người mà dân Miền Nam sẵn sàng tới níu áo, nhờ làm giúp chuyện này, chuyện kia.
Nhưng thời này tại VN thì hết rồi, vì đúng là đổi đời rồi: ngay tới chuyện lên phường xin đóng dấu vào giấy tờ, cũng là điều hết sức ngaị ngần, vì tới cửa quan là ngồi chờ mệt nghỉ, chưa thấy phong bì là chưa thấy nhúc nhích.
Sự lương thiện một thời của cảnh sát Sài Gòn biến đâu rồi? Đâu có phải vì công an là từ Thanh Nghệ Tĩnh, hay Hà Nam Ninh vào là bị hỏng? Bởi vì bản chất đồng bào mình dù ở Thanh Nghệ Tĩnh, Hà Nam Ninh... thì lúc nào cũng chất phác, dễ thương, hồn nhiên... Vậy thì sao lại hỏng? Có phải vì chế độ làm ra như thế?
Bản tin ABC News mới kể một chuyện cho thấy cảnh sát Mỹ có cơ hội nắm trong tay 25,000 đôla mà nhân vật “chính chủ” không hề hay biết, nhưng rồi đã xử thế rất mực lương thiện, đúng tác phong bạn dân.
Một phụ nữ tại thị trấn Hartford, Conn., đã cầm một khẩu súng tiểu liên xưa cổ tới trạm cảnh sát, để đưa vào kho theo chương trình “cảnh sát mua lại súng dân,” và rồi được thông báo rằng khẩu súng này có trị giá từ 20,000 tới 25,000 đôla.
Phụ nữ xin ẩn danh này đã thừa kế khẩu súng từ người cha quá cố, người đã mang súng này về từ Châu Âu làm kỷ niệm một thời tham chiến trong Thế Chiến 2.
Hai cảnh sát chỉ huy chương trình “cảnh sát mua lại súng dân” là chuyên gia vũ khí, thông báo phụ nữ này rằng khẩu súng đó là kiểu Nazi Assault Rifle (Súng Tác Chiến Quốc Xã), đợt đầu loại này, xưa từ năm 1944.
Súng này có tên gọi là Sturmgewehr 44, có nghĩa là “súng giông bão,” và là loại súng tấn công hiện đaị đầu tiên, sau đó thay thế bằng kiểu AK 47 vào năm 1947 bởi các chuyên gia Nga, thiết kế theo mô hình kiểu súng Đức này, theo lời Lewis Crabtree, một trong 2 cảnh sát này nói với
ABC News.
Cảnh sát John Cavanna thì nói, súng này hiếm lắm, vì chỉ xuất hiện có thời gian ngắn thôi. Thực tế, vì năm 1945 là Đức Quốc Xã bị đứt phim rồi.
Cảnh sát nói chương trình mua súng lại bởi vì nhiều người dân có súng trong nhà vì nhiều lý do, chợt thấy rằng không an toàn, hay là khi có trẻ em ưa nghịch, hay là họ không biết sử dụng súng.
Chương trình này nhận súng và không cần hỏi tên hay lai lịch người nộp súng, “và chúng tôi tặng họ thẻ quà trị giá 50 đô hay 100 đô để xài ở tiệm Wal-Mart.”
Cavanna nói, như trường hợp phụ nữ này, bố chết và không biết phải làm gì với súng này, nhưng “Nếu súng này có đạn sẵn và đang để trong tủ, chỉ cần đụng nhầm chỗ là súng nổ liền.”
Ông nói súng Sturmgewehr 44 có thể bắn liên tục 500 viên đạn trong vài phút đồng hồ. Nhưng khi phụ nữ này nộp súng, thì khẩu này đã hỏng, cần sửa chữa mới bắn được, mà phải là loại đạn đặc biệt.
Phụ nữ này nói là sẽ bán khẩu súng này cho người mua cổ vật, nhưng sẽ gửi tạm ở đồn cảnh sát.
Hẳn nhiên, nếu ở Việt Nam là không có chuyện như thế. Chỉ cần công an hù dọa vài tiếng, phụ nữ này sẽ rất là vui mừng nếu được công an tha cho về nhà.
Như trường hợp mới mấy tháng trước, 315 người dân vào rừng tìm trầm, bị 3 công an chĩa súng tịch thu, hứa là sẽ chia 50% sau khi bán được số kỳ nam, nhưng rồi đã xù luôn, quên luôn...
Cướp trắng trợn mồ hôi nước mắt của 315 người vậy sao? Trời ạ, cướp trắng trợn tài sản của 90 triệu dân, rút ruột ngân hàng, rút ruột Vinashin, Vinalines... còn an toàn hạ cánh. Nói gì tới vài trăm người.
Báo Thanh Niên ngày 21-11-2012 có bản tin:
“Dân khởi kiện công an tịch thu kỳ nam
Các ông Bùi Văn Khánh, Bùi Hữu Thảo và Thái Tùng (cùng ở xã Sơn Trung, H.Khánh Sơn, Khánh Hòa), đại diện cho 315 người tìm trầm tại khu rừng Gộp Ngà, xã Sơn Trung vừa làm đơn khởi kiện 3 sĩ quan Công an H.Khánh Sơn, vì cho rằng công an đã không thực hiện lời hứa chia lại 50% sau khi tịch thu số kỳ nam của người tìm trầm trong đêm 26.9 (Thanh Niên đã phản ảnh).
Trước đó, các ông Khánh, Thảo, Tùng cũng đã làm đơn tố cáo một số cán bộ Công an Khánh Sơn ăn chặn kỳ nam họ đào được ở khu vực trên. Đến ngày 15.11, Công an Khánh Sơn có công văn trả lời, cho rằng đơn kiến nghị của người dân đòi chia tiền bán kỳ nam là không có căn cứ. Ngay sau đó, các ông Khánh, Thảo, Tùng đã có đơn kháng nghị gửi cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa, cho rằng họ không đòi chia tiền riêng mà đòi để chia cho tất cả 315 người tham gia đào trầm đêm 26.9.
Họ đã chứng kiến những người đào được kỳ nam, công an nổ súng và dùng roi điện uy hiếp nên phu trầm đã giao kỳ nam cho công an, để ăn chia 50/50 theo lời hứa từ công an. Được biết, sau khi có đơn tố cáo vụ ăn chặn nói trên, các cán bộ liên quan đến việc nhận tiền của người tìm trầm đã giao nộp hơn 1 tỉ đồng cho cơ quan chức năng.”(hết trích)
Con số 1 tỷ đồng là tương đương 48 ngàn đôla Mỹ. Đó chỉ mới là tiền giao nộp thôi, thực tế còn cac1 khoản tiền mà cán bộ công an ém kỹ thì không ai rõ. Thế là cướp của dân, chứ không phải là bạn gì hết.
Trên trang blog ở đài VOA, nhà báo Bùi Tín trong bài viết ngày 22-11-2012 với tưạ đề “Vì sao công an thành đại họa của dân?” ghi nhận:
“Sáng thứ hai 12/11/2012, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, ngay trước trụ sở Phủ thủ tướng, một số bà con dân oan từ Bình Dương và Thanh Hóa tụ tập đưa kiến nghị và đơn kiện nhân cuộc họp Quốc hội đang diễn ra. Một lực lượng công an hùng hậu đã được huy động đến đàn áp. Theo nhân chứng trong cuộc là bà Trần thị Huỳnh Mai đến từ Bình Dương, vài chục công an hùng hổ cầm dùi cui xông vào chửi bới, đánh đập bà con, dật xé biểu ngữ. Cụ Hà Thị Nhung, 76 tuổi, từ Thanh Hóa ra, lớn tiếng đọc những câu vè chống tham nhũng đã bị một nhóm công an xông đến xô ngã và đánh vào chỗ hiểm. Cụ ngất tại chỗ. Nhóm công an hèn nhát bỏ chạy tuy chúng có sẵn xe có thể chở cụ đi cấp cứu. Cụ Nhung tắt thở sau đó.
Cụ Lê Hiền Đức, một nhà giáo nổi tiếng liêm khiết và bênh vực dân oan, từng được giải thưởng quốc tế về «chống tham nhũng, lành mạnh hóa xã hội», cũng có mặt ngay sau đó và lên tiếng nói rõ trường hợp giết người của nhóm công an trước cơ quan chính phủ và cơ quan Trung ương đảng CS ngay sát đó. Cụ Hà Thị Nhung vốn là cán bộ, từng được thưởng huân chương Kháng chiến hạng hai, bị bọn cường hào CS điạ phương hiếp đáp, tịch thu sổ lương hưu, nhiều lần khiếu nại suốt 3 năm nay vẫn không được giải quyết. Lần này cụ đấu tranh quyết liệt khi được tin kỳ họp Quốc hội lần này tỏ rỏ ý chí chống tham nhũng. Không ai ngờ cụ đã bỏ mình mang theo nỗi hờn căm và oan khiên chồng chất do hành động côn đồ của những người tự gọi là Công an Nhân dân.” (hết trích)
Như thế, tới đây, đúng là công an sát dân, không thể nói khác hơn được.
Thấy tiền là lấy, thấy khiếu kiện là hành hung, ra tay đàn áp sẵn sàng đánh dân tới bỏ mạng... Thời nào mà như thế, hỡi thiên đường xã hội chủ nghĩa này?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment