Thursday, February 27, 2014

Sức ép điều tra nguồn gốc tài sản cán bộ


Sức ép điều tra nguồn gốc tài sản cán bộ

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-02-26

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
02262014-namnguyen.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
nhacanbo-305.jpg
Dinh thự của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền
Photo courtesy of motthegioi.vn





Vụ báo chí phanh phui một số tài sản lớn của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền gây sôi nổi dư luận và đang có nhiều ý kiến là cần làm rõ nguồn gốc những tài sản đó.
Các nhân vật cộm cán cỡ Ủy viên Trung ương Đảng khi về hưu thường là hạ cánh an toàn. Nhưng trường hợp ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ thì không êm ả như thế. Báo chí cả lề phải lẫn mạng xã hội gần đây đưa nhiều bài kèm hình ảnh về tòa biệt thự nguy nga của ông ở Thành phố Bến Tre. Bên cạnh đó còn có bảng liệt kê các nhà đất khác của ông ở TP.HCM. Ông Trần Văn Truyền phản ứng một cách khá chừng mực nếu không gọi là yếu ớt.
Về sự kiện nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bị đàm tiếu về sự giàu có không tương xứng với đồng lương cán bộ trước khi về hưu, Luật sư Trần Đinh Triển ở Hà Nội nhận định:
“Vừa qua các phương tiện thông tin đại chúng đưa lên thông tin như vậy…chúng ta phải căn cứ vào đó như một nguồn thông tin và thông tin đó chính xác hay chưa chính xác thì cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước phải được tiến hành xác minh điều tra làm rõ, xem rằng nó có khối tài sản như vậy không, thật hay giả nguồn gốc từ đâu ra. Yêu cầu ông Truyền với tư cách là một đảng viên, nguyên là một cán bộ Tổng thanh Tra Nhà nước phải giải trình trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân về khối tài sản đó; yêu cầu ông Truyền nếu không giải thích được và nếu giải thích được nguồn đó từ tham nhũng và vi phạm pháp luật, thì cũng phải xử lý theo qui định của pháp luật. Tôi cho rằng có làm như vậy thì mới đem lại niềm tin yêu của người dân.”

Để cho có dân chủ thì phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau. Chỉ có một đảng thì tôi nghĩ rằng tất cả những điều gọi là dân chủ chỉ là dân chủ giả hiệu mà thôi.
- TS Nguyễn Quang A
Tham nhũng ở Việt Nam được nhìn nhận như một vấn nạn quốc gia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng báo động về điều gọi là “Nồi canh có quá nhiều sâu” hoặc “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất.” Mặc dù chống tham nhũng là một câu chuyện dài và được cho là phải hình thành từ thể chế kinh tế chính trị áp dụng sự công khai minh bạch, pháp luật nghiêm minh, giám sát hiệu quả. Một chuỗi điều kiện khó hiện thực trong một chế độ một đảng độc quyền cai trị, Đảng chỉ đạo tất cả từ Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.

TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam nhận định:
“Để cho có dân chủ thì phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau. Chỉ có một đảng thì tôi nghĩ rằng tất cả những điều gọi là dân chủ chỉ là dân chủ giả hiệu mà thôi.”

Trong thực trạng hiện nay ở Việt Nam, cuộc chiến chống tham nhũng được mô tả như để cứu vãn chế độ, khôi phục  niềm tin của nhân dân. LS Trần Đình Triển nhận định:
“Nếu chúng ta không đấu tranh chống tham nhũng triệt để thì để cán bộ nhà nước, những người có chức có quyền vẫn lợi dụng vào việc vơ vét tài sản của nhà nước của nhân dân, làm giàu cho bản thân mình. Trong khi đó ở các vùng sâu vùng xa, nhiều người dân khác, đặc biệt là người làm công ăn lương đang rơi vào tình cảnh kinh tế hết sức khó khăn là điều không thể chấp nhận được.”
Trong một lần trả lời chúng tôi, chuyên gia kinh tế độc lập TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội ghi nhận một nỗ lực phòng chống tham nhũng của giới lãnh đạo Đảng.

“Hiện nay về phía Đảng, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai đó ra ở mức độ cao hơn so với trước đây. Ông Tổng Bí thư cũng sử dụng Ban Nội chính để thúc đẩy quá trình điều tra chống tham nhũng và đưa ra một số vụ án trong thời gian vừa qua như Vinalines với Dương Chí Dũng và em là Dương Tự Trọng.”
danlambao-250.jpg
Căn nhà sàn bằng gỗ quý của một cán bộ cao cấp phía bắc. Photo courtesy of danlambao.com
LS Trần Đình Triển nói với chúng tôi, việc yêu cầu các đảng viên, cán bộ công chức phải đi đầu trong việc kê khai tài sản, theo ông là một giải pháp đúng. Nhưng để thực hiện được giải pháp đó thì gặp rất nhiều trở ngại, vì thứ nhất khi người ta tham nhũng người ta có thể che dấu tài sản đó dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ bất động sản người ta đứng tên dưới dạng con cháu họ hàng. Thứ hai nữa người ta có thể rửa tiền thông qua các cổ phần trong doanh nghiệp hay thậm chí gởi tiền ở nước ngoài hay đóng cổ phần mua bảo hiểm ..v..v..

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai đó ra ở mức độ cao hơn so với trước đây.
- TS Lê Đăng Doanh 
LS Trần Đình Triển nhấn mạnh đến việc phải có những quyết sách cụ thể :
‘Thí dụ, bây giờ có thể trên một phương diện nào đó nếu Luật Đất đai qui định và văn bản hướng dẫn ban hành, nếu đất đai đứng tên ai thì người đó là quyền sở hữu và phải được kê khai, sau đó làm cuộc tổng kiểm tra trên toàn quốc để xem rằng đất đai, nhất là trong vùng đô thị đứng tên ai và người đó có khả năng có tài sản hay không ..v..v.. rất là nhiều giải pháp. Thậm chí hệ thống ngân hàng hay tài khoản của các quan chức ở nước ngoài, nếu chúng ta hợp tác với Interpol hay các tổ chức phòng chống rửa tiền của Quốc tế và các ngân hàng nước bạn mang tính quốc tế để làm rõ việc đó ra. Mỗi việc như vậy cần phải đưa ra giải pháp cụ thể còn lời phát biểu của Tổng Bí thư hay đường lối mang tính sách lược, còn đi vào cụ thể thì phải có thiết kế cụ thể, với những tác động cụ thể và giải pháp cụ thể thì mới đưa lại hiệu quả.”
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần một sự cải cách thể chế có thực chất thì mới có thể giảm thiểu quốc nạn tham nhũng. Năm 2006 khi nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ đầu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khảng khái nói rằng sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng. 

Tình trạng hiện nay không đổi khác mà còn có phần tệ hại hơn. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch Quốc tế năm 2013 Việt Nam bị xếp hạng 116/177 quốc gia về chỉ số cảm nhận tham nhũng.

Câu chuyện về ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ với biệt thự lớn như lâu đài, có thể chỉ là những nét chấm phá trong toàn cảnh bức tranh quyền lực và tham nhũng tại Việt Nam.

Nghi vấn sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ

Thứ
 trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
24.02.2014
Cái chết của ông Phạm Quý Ngọ tối 18/2/2014, chỉ một ngày sau khi công bố quyết định về tạm đình chỉ nhiệm vụ thứ trưởng Bộ Công an do liên quan đến vụ án ‘’làm lộ bí mật nhà nước’’, đã gây ra không ít băn khoăn, nghi ngờ.

Trên mạng Đàn Chim Việt có ngay bài viết đầy nghi vấn mỉa mai của nhà báo Mạc Việt Hồng vớ i cái tít chua chát: "Chết Đẹp". Trên mạng Dân Làm Báo có ngay một loạt bài châm biếm ‘’Chết theo đúng quy trình‘’.

Một sự khác thường được các blog tự do nêu bật, là trên báo PetroTimes nhà báo nguyên ở báo Công an nhân dân Như Phong - một nhà báo có hạnh kiểm viết và lách đáng ngờ - đã loan tin trên mạng lúc 19g58 phút tối 18/2 rằng ông Ngọ đã chết lúc 21g20 phút cùng ngày. Như vậy là ông Như Phong được biết trước rằng ông Ngọ sẽ ra đi vào giờ phút nào, trước khi nó xảy ra, trước ít nhất là 1 giờ 22 phút. Cụm từ ‘’đã chết’’ trong trường hợp này phải viết là ‘’sẽ chết ‘’ thì mới đúng. Một cái chết được ‘’chương trình hóa’’, ‘’kế hoạch hóa trước’’ đến từng phút từng giây quả là điều cực kỳ bí ẩn đáng ngờ, có điều gì đó rất không bình thường.

Một cái chết lạ lùng!

Nhiều bài báo tỏ ra hoài nghi thêm vì hơn 1 tháng trước, ngày 7/1 /2014, khi trả lời báo Công an ông Ngọ còn có tiếng nói mạnh mẽ, và trước đó vài tuần trong đám cưới hoành tráng đặc biệt của cậu quý tử, ông Ngọ còn tỏ ra rất tươi tỉnh khỏe mạnh, gia đình ông khoe rằng bệnh gan của ông đã được chữa trị, cuộc ghép gan thành công, người cho ông 1 thùy gan được ông nhận làm con nuôi quý. Sao ông lại ra đi đột ngột vậy? Phải chăng đã có âm mưu mờ ám làm một bệnh nhân chết sớm để bịt đầu mối.

Sự hoài nghi lên đến tột độ khi không ít người cho rằng ông Ngọ đã phải chết, và chết đúng lúc, ngay trước khi ông bị điều tra, thẩm vấn, đối chất về những gì ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa là ông đã mấy lần nhận tiền hối lộ lên đến hơn 1 triệu rưởi đôla. Các báo Dân làm báo, Chuyển Hóa, Chân Trời Mới… mấy hôm nay (19 và 20/2/2014) đều cho rằng nếu quả thật như thế số tiền lớn này chắc chắn ông Ngọ không ăn một mình, ắt phải chia chác san sẻ vì ‘’buôn có bạn, bán có phường‘’, tham nhũng có phe, có nhóm, có đường giây, có hoa hồng, có chia phần, tỷ lệ, có thể lệ ngầm. Có thể có nhiều người lo rằng trước nguy cơ án tử hình, ông Ngọ sẽ buộc phải phun ra một danh sách chia chác ở cấp trên, để giúp việc phá án, lập công giảm tội như luật định, cố giữ cho cái đầu khỏi rơi. Điều này chính Dương Chí Dũng đã làm, đã dự tính từ trước khi bị tuyên án, nên mới có nụ cười bí hiểm khi nghe bị tử hình.

Nhiều mạng blogger cho xuất hiện trở lại băng ghi âm toàn bộ lời khai động trời của Dương Chí Dũng khi làm chứng trước tòa trong vụ xử Dương Tự Trọng ‘’tổ chức cho người vượt biên ‘’. Nay ông Phạm Quý Ngọ không còn, tòa sẽ không xét tội ông nữa, vụ án liên quan đến ông bị đình chỉ, chấm dứt theo luật định. Nhưng còn một số người liên quan đến vụ án còn sống thì sao? Các báo nói trên tập trung bàn đến mối liên quan với một nhân vật khác, quan trọng hơn ông Ngọ, cấp trên trực tiếp của ông Ngọ, được Dương Chí Dũng nhắc đến ít nhât là 4 lần trong lời khai trước tòa. Đó là Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Dương Chí Dũng khai rằng: ‘’Tôi nói những điều như trước khi tôi nói tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi không thể nói những điều oan cho ai cả. Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ (đồng VN) là tiền của chị Lan (Trương Mỹ Lan, công ty Vạn Thịnh Phát) không phải của tôi. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là sẽ có người chuyển cho anh , gặp người này thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng để đưa cho ai, để làm gì ’’.

Ông Dương Chí Dũng còn khai tiếp : « Anh Tiệp có nói là: anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, và anh Quang đã có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh để anh Ngọ không can thiệp gây khó cho doanh nghiệp nữa….’’ «Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi trong phòng khách có 2 anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra điều đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng đã báo cáo với anh Quang là … anh Ngọ … công ty… như thế... em hiện nay thì … ‘’. Cả đoạn cuối này đang kể về mối quan hệ giữa Dương Chí Dũng với đại tướng Trần Đại Quang thì bị Chủ tọa Hội đồng xét xử vội cắt : ‘’Thôi, anh Dũng, nói đủ rồi, không nói thêm nữa’’ .

Hiện nay trên Thanh Niên online còn giữ lại video clip lời khai trước tòa nói trên.

Dư luận trong và ngoài nước đang chờ kết luận của Bộ Chính trị về vụ đại án ‘’lộ bí mật nhà nước‘’, về trách nhiệm hình sự của ông Phạm Quý Ngọ kết luận ra sao, sẽ tổ chức tang lễ ở mức nào. Và đặc biệt là những lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang ra sao ? Sẽ coi như kết thúc hoàn toàn vụ đại án này hay còn tiếp tục cuộc điều tra theo tinh thần triệt để chống tham nhũng, còn nước còn tát, không chừa một ai, và ‘’mọi quyết định của nhà nước sẽ hoàn toàn minh bạch ‘’ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trong Thông điệp đầu năm 2014.

Dư luận đang trông chờ ý kiến chính thức của Ban Nội chính Trung ương đảng, cơ quan thường trực của Ban lãnh đạo phòng chống tham nhũng về vụ đại án dở dang này.

Một xã hội dân sự VN đang lớn dần yêu cầu lãnh đạo làm đúng theo những lời đã hứa, sớm giải quyết công khai 10 vụ đại án đã khởi tố, thật sự bắt tay vào việc phòng chống tham nhũng, giải tỏa những nghi vấn tồn đọng, ngay trước mắt là những nghi vấn về vụ án ‘’lộ bí mật nhà nước’’ và về cái chết có vẻ vội vã không bình thường của ông Phạm Quý Ngọ.



On Wednesday, February 26, 2014 3:18 AM, Thu Lam  wrote:

 Nhà Nước Ép dân Sài Gòn làm chỉ điểm chính trị

SÀI GÒN 24-2 (NV) - Dân Sài Gòn Qun 4 được công an phát tn nhà tng gia đình "Phiếu T Giác Ti Phm" bt người ta t cáo c nhng ai "nói xu chế đ" hay "vn đng khiếu kin tp th".
alt
Phiếu tố giác tội phạm biến người dân thành kẻ chỉ điểm chính trị, một thứ tay chân của chế độ công an trị. (Hình: Bauxite Vietnam)

Đứng đầu cái "Phiếu tố giác tội phạm" mà người ta phải kê khai là về an ninh chính trị gồm hai thứ bị gọi là tội như "Kích động, nói xấu chế độ", và "Vận động khiếu kiện tập thể". Cái phiếu này gián tiếp cho hiểu chế độ Hà Nội cảm thấy bất an. Chế độ không thể tồn tại nếu sự bất mãn của quần chúng cứ một một nghiêm trọng hơn mà một lúc nào đó sẽ "tức nước vỡ bờ" như vừa mới xảy ra ở Ukraine.
Khi đưa tin này lên mạng hôm Thứ Hai 24/2/2014, diễn đàn thông tin Bauxite Việt Nam nhận xét rằng "Bằng cách làm này, người ta có thể bắt bất kỳ ai dám phê phán Đảng và Nhà nước (tội “kích động, nói xấu chế độ”), bất kỳ ai cả gan liên kết với nhau để khiếu kiện (tội “vận động khiếu kiện tập thể”)."
Nguồn tin này cho hay "Hiến pháp năm 2013, vừa mới được Quốc hội thông qua chưa đầy ba tháng, long trọng xác nhận quyền tự do ngôn luận (Điều 25), quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30) – tất cả các quyền này đã bị sổ toẹt. Bằng “Phiếu Tố giác Tội phạm” này, người ta đe nẹt dân: Biết thân thì phải câm miệng!"
Theo Bauxite Việt Nam "Nó khiến dân phải dè chừng nhau – biết đâu người bên cạnh có thể ghi âm để tố cáo với công an vì trong một phút uất ức thấy giá xăng giá điện tăng vọt, thấy một cán bộ nhũng nhiễu, … mình trót buộc miệng chửi thề! Dầu không phải là tội phạm, ai cũng nơm nớp! Và khi nhìn thấy ai cũng là tay chỉ điểm tiềm năng, thì mình đánh mất phẩm giá của chính mình!"
“Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng” (Hồ Chí Minh). Than ôi! Cụ Hồ đã lạc hậu! Ngày nay, người ta làm đủ mọi cách để “dân sợ không dám mở miệng”. Hay đây là sáng tạo để “đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hô hào trong 'Thông điệp đầu năm 2014'! Cứ đà này, thì cái ngày “dân không thiết mở miệng” đã nhãn tiền!”
Tháng 10 năm ngoái, Công an thành phố Hà Nội đã bắt dân chúng kê khai 32 điều thuộc về thông tin cá nhân gồm cả số điện thoại, số thẻ bảo hiểm, địa chỉ email, hội viên các hội đoàn v.v... Đòi hỏi kê khai những điều này là vi phạm quyền bí mật thông tin cá nhân mà hiến pháp và luật pháp của chế độ xác nhận “bảo hộ”. Nói khác, đòi hỏi của Công an cho thấy họ ngồi xổm lên cả hiến pháp của chế độ.
Với cái “Phiếu tố giác tội phạm” mới khởi sự ở Quận 4 thành phố Sài Gòn, người dân thường được nhà cầm quyền biến thành cánh tay nối đài của chế độ, trở thành kẻ chỉ điểm chính trị bất chấp bản hiến pháp do chính họ nặn ra. Mai kia, các quận khác ở Sài Gòn và rộng ra trên toàn quốc thì bao giờ sẽ áp dụng “đại trà” chưa thấy có tin tức. (TN)




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link