PHẠM QUÍ NGỌ - THƯỢNG TƯỚNG 40 TỶ
Đại gia Bạch Diệp cùng chiếc Roll Royce là mỏ vàng của vợ chồng Trung Tướng Phạm Quý Ngọ
Bà Bạch Diệp là một đại gia bất động sản nổi tiếng tại TP. Là người sở hữu chiếc Roll Royce với biển cực độc 77L-7777.HCM và nổi tiếng bởi kiên quyết không bán miếng đất kế bên VICOM tại Đồng Khởi cho ông Vượng chỉ vì không muốn mất mặt đại gia Sài gòn bị Soái Nga về thôn tính!
Mời đọc thư của bà Bạch Diệp để thấy rõ thủ đoạn ăn tiền của vợ chồng Tướng Ngọ và Nhạ.
Đầu năm Ngựa, ai làm thịt Ngọ? - Ngô
Đình Thu
Nhưng cái cảm giác nổi
da gà ấy lại trỗi lên với tin Thượng Tướng Thứ Trưởng Công An Phạm Quý Ngọ vừa
đột tử ngày 18/2/2014 vì bệnh ung thư gan. Cũng như các vụ của
Ai cũng tưởng cái thời rợn tóc gáy vì những tin chết bất ngờ đầy bí ẩn của các tướng trong thời bình như Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Phan Bình, v.v... đã vĩnh viễn chấm dứt.
Nhưng cái cảm giác nổi da gà ấy lại trỗi lên với tin Thượng Tướng Thứ Trưởng Công An Phạm Quý Ngọ vừa đột tử ngày 18/2/2014 vì bệnh ung thư gan. Cũng như các vụ của thế kỷ trước, có quá nhiều dấu hỏi quanh cái chết bí ẩn lần này.
Thắc mắc hiển nhiên đầu tiên là "bệnh ung thư" này đã có từ lâu hay chỉ từ khi ông Dương Chí Dũng công khai trước toà đã đút lót cho ông Ngọ hơn nửa triệu USD để chạy án?
Vì suốt từ điểm đó trở đi chẳng ai còn rờ mó gì được đến ông Ngọ ngoài Bộ Chính Trị. Tin ông đột nhiên ngã bệnh, rồi đến tin ông bệnh nặng đến độ hoãn vô hạn định việc điều tra các tố cáo tham nhũng, rồi đến tin ông lăn ra chết, và rồi mới đến tin ông đã từng đi Pháp, Nhật, Singapore chữa trị mà không hết, .... Tất cả các tin này đều phát xuất từ một nguồn duy nhất.
Thắc mắc thứ nhì là về loại bệnh, nếu đúng như Bộ Chính Trị nói, và thái độ của ông Ngọ đối với bệnh tình của ông. Với kiến thức thời Internet, ai cũng biết bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan như, là loại bệnh phát triển trong nhiều năm với nhiều triệu chứng. Ngay cả khi các triệu chứng phát tác mà không chữa trị thì vẫn phải mất nhiều tháng mới suy yếu dần. Với một người đang nắm nhiều quyền lực trong tay như ông Ngọ, muốn xuất ngoại đi nhà thương siêu cấp quốc tế nào là đi, mà không biết mình bị ung thư gan thì là chuyện rất lạ.
Càng lạ hơn nữa khi ông Ngọ đang rất khỏe trong năm 2013 cho tới ngày có vụ xử Dương Chí Dũng. Ông làm việc hăng say và hiệu quả đến độ được thăng lên thượng tướng công an vào tháng 7/2013, tức chỉ mới hơn 6 tháng trước. Nói cách khác, ông Ngọ bị bệnh nặng đến giai đoạn chỉ còn 6 tháng để sống mà lãnh đạo đảng vẫn không hề hay biết, qua sắc diện và qua hồ sơ, nên vẫn giao thêm gánh nặng trách nhiệm cho ông ta, có tin được không?
Ngược lại, khi chỉ còn 6 tháng để sống mà ông Ngọ vẫn sảng khoái, hăng hái xông vào những vụ "kiếm ăn lớn" như vụ Dương Chí Dũng -- và đó chỉ là MỘT trong những vụ việc mà ông Ngọ dính tới -- thay vì lo đi dưỡng và đi hưởng cuối đời thì lại càng đáng đặt dấu hỏi.
Điều lạ kế tiếp là chính các đối thủ của ông Ngọ cũng không biết ông đang bệnh sắp chết.
Khoảng 1 tuần sau tết con Ngựa bỗng xuất hiện trên Internet bộ hình đám cưới cực kỳ xa hoa phung phí mà ông Ngọ tổ chức cho cậu con trai của ông vào cuối năm 2013. Các bức hình bao gồm từ cảnh rất riêng tư trong phòng cô dâu đến các cảnh lễ nghi giữa 2 nhà xui gia đến cảnh tiếp khách ngoài trời cho thấy đã có một nỗ lực thu thập từ nhiều nguồn, từ vòng trong đến vòng ngoài gia đình ông Ngọ. Ai có khả năng và bỏ công thu thập hình ảnh như thế và tung ra vào lúc này? Họ là ai thì chưa thể xác định nhưng chủ đích của họ khá rõ. Đó là khích động công luận rằng (1) ông Ngọ chẳng có bệnh tật gì cả. Việc hoãn điều tra là vô lý; và (2) hãy nhìn cách gia đình ông Ngọ tiêu tiền tham nhũng.
Nếu biết ông Ngọ chỉ còn vài ngày hay vài tuần sống sót thì liệu đối thủ của ông Ngọ có phí công tung ra bộ hình nêu trên không? Và dĩ nhiên, một thế lực dám đối đầu với một thượng tướng kiêm thứ trưởng công an đang lên chức vùn vụt thì chắc chắn không phải là một thế lực cỡ nhỏ hay cỡ trung. Thế lực này chắc chắn phải có gạch nối với một số quan chức đảng ở tầng cao nhất. (Dĩ nhiên, mọi cặp mắt đều đang hướng về Trưởng Ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh). Rất khó tin có chuyện ông Ngọ bị bệnh thật mà ông Nguyễn Bá Thanh không biết.
Ấy thế mà bộ hình nêu trên xuất hiện chỉ mới hơn một tuần đã có tin Phạm Quý Ngọ đột tử. Và nay cũng đã có tin sẽ không điều tra lan lên cấp cao hơn cá nhân ông Ngọ trong vụ nhận tiền chạy án cho ông Dương Chí Dũng.
Ai cũng tưởng cái thời rợn tóc gáy vì những tin chết bất ngờ đầy bí ẩn của các tướng trong thời bình như Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Phan Bình, v.v... đã vĩnh viễn chấm dứt.
Nhưng cái cảm giác nổi da gà ấy lại trỗi lên với tin Thượng Tướng Thứ Trưởng Công An Phạm Quý Ngọ vừa đột tử ngày 18/2/2014 vì bệnh ung thư gan. Cũng như các vụ của thế kỷ trước, có quá nhiều dấu hỏi quanh cái chết bí ẩn lần này.
Thắc mắc hiển nhiên đầu tiên là "bệnh ung thư" này đã có từ lâu hay chỉ từ khi ông Dương Chí Dũng công khai trước toà đã đút lót cho ông Ngọ hơn nửa triệu USD để chạy án?
Vì suốt từ điểm đó trở đi chẳng ai còn rờ mó gì được đến ông Ngọ ngoài Bộ Chính Trị. Tin ông đột nhiên ngã bệnh, rồi đến tin ông bệnh nặng đến độ hoãn vô hạn định việc điều tra các tố cáo tham nhũng, rồi đến tin ông lăn ra chết, và rồi mới đến tin ông đã từng đi Pháp, Nhật, Singapore chữa trị mà không hết, .... Tất cả các tin này đều phát xuất từ một nguồn duy nhất.
Thắc mắc thứ nhì là về loại bệnh, nếu đúng như Bộ Chính Trị nói, và thái độ của ông Ngọ đối với bệnh tình của ông. Với kiến thức thời Internet, ai cũng biết bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan như, là loại bệnh phát triển trong nhiều năm với nhiều triệu chứng. Ngay cả khi các triệu chứng phát tác mà không chữa trị thì vẫn phải mất nhiều tháng mới suy yếu dần. Với một người đang nắm nhiều quyền lực trong tay như ông Ngọ, muốn xuất ngoại đi nhà thương siêu cấp quốc tế nào là đi, mà không biết mình bị ung thư gan thì là chuyện rất lạ.
Càng lạ hơn nữa khi ông Ngọ đang rất khỏe trong năm 2013 cho tới ngày có vụ xử Dương Chí Dũng. Ông làm việc hăng say và hiệu quả đến độ được thăng lên thượng tướng công an vào tháng 7/2013, tức chỉ mới hơn 6 tháng trước. Nói cách khác, ông Ngọ bị bệnh nặng đến giai đoạn chỉ còn 6 tháng để sống mà lãnh đạo đảng vẫn không hề hay biết, qua sắc diện và qua hồ sơ, nên vẫn giao thêm gánh nặng trách nhiệm cho ông ta, có tin được không?
Ngược lại, khi chỉ còn 6 tháng để sống mà ông Ngọ vẫn sảng khoái, hăng hái xông vào những vụ "kiếm ăn lớn" như vụ Dương Chí Dũng -- và đó chỉ là MỘT trong những vụ việc mà ông Ngọ dính tới -- thay vì lo đi dưỡng và đi hưởng cuối đời thì lại càng đáng đặt dấu hỏi.
Điều lạ kế tiếp là chính các đối thủ của ông Ngọ cũng không biết ông đang bệnh sắp chết.
Khoảng 1 tuần sau tết con Ngựa bỗng xuất hiện trên Internet bộ hình đám cưới cực kỳ xa hoa phung phí mà ông Ngọ tổ chức cho cậu con trai của ông vào cuối năm 2013. Các bức hình bao gồm từ cảnh rất riêng tư trong phòng cô dâu đến các cảnh lễ nghi giữa 2 nhà xui gia đến cảnh tiếp khách ngoài trời cho thấy đã có một nỗ lực thu thập từ nhiều nguồn, từ vòng trong đến vòng ngoài gia đình ông Ngọ. Ai có khả năng và bỏ công thu thập hình ảnh như thế và tung ra vào lúc này? Họ là ai thì chưa thể xác định nhưng chủ đích của họ khá rõ. Đó là khích động công luận rằng (1) ông Ngọ chẳng có bệnh tật gì cả. Việc hoãn điều tra là vô lý; và (2) hãy nhìn cách gia đình ông Ngọ tiêu tiền tham nhũng.
Nếu biết ông Ngọ chỉ còn vài ngày hay vài tuần sống sót thì liệu đối thủ của ông Ngọ có phí công tung ra bộ hình nêu trên không? Và dĩ nhiên, một thế lực dám đối đầu với một thượng tướng kiêm thứ trưởng công an đang lên chức vùn vụt thì chắc chắn không phải là một thế lực cỡ nhỏ hay cỡ trung. Thế lực này chắc chắn phải có gạch nối với một số quan chức đảng ở tầng cao nhất. (Dĩ nhiên, mọi cặp mắt đều đang hướng về Trưởng Ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh). Rất khó tin có chuyện ông Ngọ bị bệnh thật mà ông Nguyễn Bá Thanh không biết.
Ấy thế mà bộ hình nêu trên xuất hiện chỉ mới hơn một tuần đã có tin Phạm Quý Ngọ đột tử. Và nay cũng đã có tin sẽ không điều tra lan lên cấp cao hơn cá nhân ông Ngọ trong vụ nhận tiền chạy án cho ông Dương Chí Dũng.
Nhưng liệu bệnh ung thư gan có lây tiếp sang các cấp thân cận dưới quyền ông Ngọ không?
Sấm Trạng Trình đã linh ứng
Ngọc Nhi Nguyễn
(Danlambao) - Dương
cước đây là Dương Chí Dũng. Dương bị đồng đội cho một cước vào hạ bộ đau điếng,
mạng sống nay như chỉ treo mành. Làm sao biết dương đây là Dương Chí Dũng? Xin
thưa dương không những là họ của hắn, mà còn là dê. Tên Dương Chí Dũng này cũng
vì dê xồm, có bạn gái từa lưa nên mới ra nông nỗi, thế là đúng hắn rồi đấy ạ.
Vậy là cái vụ Dương Chí Dũng đại chiến Phạm Quý Ngọ với kết cuộc là Ngọ die và
Dương cũng gần chết đã linh ứng vào câu sấm của Trạng Trình...
*
Nửa đêm giờ Tí canh ba, nhằm giờ linh, bèn bày
bàn thờ cúng Thiên Địa, xin quẻ Âm Dương để xem giải Sấm Trạng Trình.
Nhìn lại bao nhiêu đời các vị vua chúa thời
phong kiến nước ta, đều thấy người lập quốc 1 là anh hùng 2 là gian hùng. Anh
hùng thì nhờ tài đức mà lên ngôi, gian hùng thì nhờ thủ đoạn mà cướp được.
Lập quốc xong thì lo chỉnh đốn quyền lực, tận
diệt kẻ chống đối. Sau khi yên vị thì nếu là minh quân sẽ lo kiến thiết cho dân
giàu nước mạnh, còn là bạo chúa hôn quân thì sẽ lo vơ vét làm giàu cho bản
thân. Đến cuối đời thì lo cất nhắc con cháu vào ngôi vị, truyền ngôi truyền ghế
lại những mong cơ đồ giòng họ được trường tồn. Nếu may mắn gia đình có phước
phận thì sanh con cháu tài hoa đức độ, mới mong kế được nghiệp còn làm rạng
danh tổ tông, nhưng nếu nghiệp dày phước mỏng vì làm quá nhiều điều ác, sanh
con ngu si bất hiếu thì cơ đồ chắc chắn sẽ tàn lụi chỉ sau một đời. Ấy là cái
lẽ tự nhiên.
Nhìn vào lịch sử nhà Sản thì ta thấy rõ ràng
quốc Sản được dựng lên bởi một kẻ gian hùng, vô tài vô đức cõng rắn cắn gà nhà,
dùng thủ đoạn và mượn tay ngoại bang để cướp chính quyền. Vì là kẻ gian tham
lại gian dâm vô độ nên lập quốc rồi chỉ biết lo vơ vét làm giàu cho bản thân,
hưởng thụ cho bản thân, ra sức trù dập tiêu diệt kẻ chống đối, thậm chí tận
diệt luôn cả đồng chí, đồng môn để củng cố quyền lực. Bắt ép các sử gia phải
viết lịch sử theo ý mình, phải giấu nhẹm những trò tồi bại mà tung hô ca ngợi
mình. Lại thực hành chính sách ngu dân để dễ bề tác oai tác quái.
Cái lớp người gian hùng đó giờ đã ra người thiên
cổ cả rồi. Đúng theo lời Sấm Trạng Trình đã đoán:
Bao giờ Đồng cạn Hồ khô
Chinh rơi Giáp rách cơ đồ mới yên
Hồ, Đồng, Chinh đã đi từ sớm. Giáp ráng kéo chút
tàn hơi đến năm ngoái cũng đã xuôi tay. Vậy còn cái thế hệ nhà Sản thứ hai thì thế
nào?
Hổ phụ thì sinh hổ tử, nhưng heo cha thì đẻ heo
con lại thêm đời cha ăn mặn thì đời con khát nước. Cha mẹ toàn làm chuyện ác
chuyện thủ đoạn thì con cái không được hưởng phúc ấm, vì vậy chẳng đứa nào nên
người. Chúng đang từng ngày không những phá nát cái quốc Sản cha ông chúng dựng
lên mà còn đem bán luôn cho ngoại bang để lấy tiền xài cho sướng. Không khác gì
đám con cái bọn cướp cạn bán gia tài để ăn chơi sa đọa vậy.
Trạng Trình đã có đoán qua
Mã đề Dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình
Mã là năm Mã, cũng là Ngọ. Đúng là vừa qua năm
Ngựa thì Ngọ đã "đề pa đi theo Lenin Các Mác". Giờ đã qua thế kỷ 21,
dân nước ta cũng sính ngoại ngữ nên mình giải chữ đề ở đây là die, Mã đề là mã
die, thì quả nhiên mới đầu năm là Ngọ die luôn rồi!
Còn dương cước đây là Dương Chí Dũng. Dương bị
đồng đội cho một cước vào hạ bộ đau điếng, mạng sống nay như chỉ treo mành. Làm
sao biết dương đây là Dương Chí Dũng? Xin thưa dương không những là họ của hắn,
mà còn là dê. Tên Dương Chí Dũng này cũng vì dê xồm, có bạn gái từa lưa nên mới
ra nông nỗi, thế là đúng hắn rồi đấy ạ.
Vậy là cái vụ Dương Chí Dũng đại chiến Phạm Quý
Ngọ với kết cuộc là Ngọ die và Dương cũng gần chết đã linh ứng vào câu sấm của
Trạng Trình.
Ấy vậy nay ta chỉ cần tàn tàn ngồi rung đùi chờ
đến năm Dậu 2017 là sẽ thấy được ngày tàn của triều đại nhà Sản. Mệnh trời đã
định, bọn chúng chẳng qua khỏi số đâu. Ai bảo làm ác quá làm gì?
Thắp thêm 3 nén hương, cúi đầu cám ơn Tổ Tiên
dân tộc Việt, tạ ơn Trạng Trình đã để lời cho con cháu. Cầu hồn thiêng sông núi
phù trợ cho những người yêu nước luôn được bình yên và khỏe mạnh.
danlambao
Đầu năm ngựa, Ngựa quý chết thảm
Lê Thiên
(Danlambao) -
Thượng tướng công an CSVN Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương đảng, Thứ trưởng Bộ
công an, bất ngờ được báo “chết vì ung thư” ngày 18/02/2014.
Các báo lề đảng đều đăng tin ông Ngọ “qua đời/từ trần vì bệnh ung thư”.
Chỉ tờ Sài Gòn Tiếp Thị và báo Trí Thức Trẻ chạy tít “Thượng tướng
Phạm Quý Ngọ đột ngột qua đời”, tức nhìn nhận ông Ngọ đột tử.
Đài BBC của Anh Quốc, trong bản tin điện tử tiếng Việt ngày 18/2/2014 cũng ghi
nhận “Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, người đang bị điều tra, đột ngột
qua đời chiều 18/2”.
Trong ngành công an, ông Phạm Quý Ngọ từng
tham gia chỉ đạo nhiều vụ án quan trọng. Đặc biệt, ông là Trưởng ban
chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) mà Dương
Chí Dũng từng là nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Cục trưởng Cục Hàng
hải Việt Nam và Bí thư đảng ủy của Cục này. Dũng còn là Ủy viên
thường vụ đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương đảng CSVN, đại biểu Đại hội Đảng
CSVN kỳ XI toàn quốc(1). Như vậy, về mặt đảng, Dương Chí Dũng và
Phạm Quý Ngọ là đồng chí đồng cấp Trung ương.
Từ một lời khai
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12/2013 Dương Chí
Dũng bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 28 năm tù về tội cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Dũng tìm cách đào tẩu
ra ngoại quốc, nhưng bất thành, lòi ra em trai là Dương Tự Trọng, đại tá CACS,
dùng uy thế và mánh khóe nghiệp vụ giúp ông anh trốn thoát.
Với tư cách là nhân chứng trong vụ án Dương Tự
Trọng và đồng phạm về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, Dương Chí Dũng
sáng ngày 7.1.2014 khai rằng chính tướng Phạm Quý Ngọ là người điện thoại nói
cho ông ta biết về việc quyết định khởi tố, bắt tạm giam Dũng đã được phê
chuẩn, bảo Dũng tránh đi một thời gian.
Khai tại tòa, Dương Chí Dũng khẳng
định rằng mình đã hối lộ ông Phạm Quý Ngọ hai lần, lần
đầu với 10 nghìn USD ở Quảng Ninh, nơi ông
Ngọ đang nghỉ mát. Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ Dương Chí Dũng cũng
khai trước tòa rằng ngày 29.4.2012, bà đã cùng chồng đi thăm vợ chồng Phạm Quý
Ngọ ở Tuần Châu và có đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ. Rồi ngày 2.5.2013,lần
thứ hai đưa cho Ngọ 500 nghìn USD tại nhà
riêng Ngọ. Ngoài ra, Dũng cũng khai là đãgiúp bà Trương Mỹ Lan (em
ruột Trương Mỹ Hoa, cựu Phó chủ tịch nước), Giám đốc Công ty Vạn Thịnh Phát ở
Sài Gòn vào năm 2010 chuyển khoản tiền hối lộ 1
triệu USD cho Phạm Quý Ngọ.(2)
Lộ bí mật nhà nước
Theo Báo Pháp Luật ngày 07/01/2014, sau khi đề
nghị mức án đối với từng bị cáo, đại diện Viện Kiểm Soát (VKS) đề nghị: "Tại
phiên tòa, Dương Chí Dũng và Vũ Tiến Sơn khai việc Dũng bỏ trốn do được Thứ
trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ tiết lộ. VKS thấy có dấu hiệu của tội làm lộ bí
mật công tác, đề nghị HĐXX xem xét khởi tố vụ án hình sự cố ý làm lộ bí mật
công tác.”(3)
Tuy nhiên, trước khi bàn tiếp chuyện đời éo le
liên quan tới số phận đầu năm Ngọ hẩm hiu của Phạm Quý Ngọ, xin mở dấu ngoặc để
nói một chút về nhóm từ ngữ “có dấu hiệu làm lộ bí mật công tác” của báo Pháp Luật. Phải chăng báo PL dùng
thủ thuật đổi chữ hòng đánh lạc hướng dư luận về tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” như chính VKS Hà Nội nêu ra (Nguyên văn trên
Báo Người Lao Động ngày 17/2/2014)?
Khi mà VKS “thấy có dấu hiệu của tội làm
lộ bí mật công tác” hay “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” thì
cái phận đời của (những) kẻ làm lộ ắt phải tiêu vong nếu cái VKS kia cùng hệ
thống tòa án VN thể hiện đúng đắn tinh thần thượng tôn luật pháp và phù hợp
lòng dân hơn là ý đảng!
Tuy nhiên, cái vụ hối lộ bạc triệu đô la Mỹ đã
gây ảnh hưởng bất lợi không nhỏ cho sự nghiệp cách mạng hào hùng của bao nhiêu
quan chức ở thượng tầng. Cho nên, chuyện phải ra tay để bịt đầu mối là chuyện
chẳng đặng đừng! Giết lầm hơn bỏ sót?
Ung thư gan và cái chết đột ngột
Sinh tử hữu mạng! Kẻ trước người sau, ai cũng có
ngày phải “về cõi”. Vả lại, nghĩa tử nghĩa tận! Đâu ai muốn dây dưa vào những
chuyện gây phiền nhiễu cho kẻ đang ra đi! Nhưng sự đời lại không đơn giản. Khi
con tuấn mã bất ngờ quỵ ngã hay bị đánh ngã đột ngột, thì bao thứ chuyện đằng
sau nó cũng bộc phát, nổ tung trên truyền thông đại chúng - những chuyện ấy hẳn
đụng chạm tới chế độ, tới quyền đảng và tới cả con người nói chung!
Truyền thông lề dân thì bày tỏ nghi ngờ về cái
chết của Quý Ngọ!
Ung thư gan có gây đột tử không? Hay Ngọ chết do
đầu độc, thủ tiêu, ám sát? Chuyện này không lạ nơi thâm cung bí sử của đảng cầm
quyền xưa nay. Hồ sơ những cái chết bất đắc kỳ tử và bất thường trong hàng ngũ
các công thần một thời vẫn còn đó, rành rành, dày cộm!
Riêng về cái bệnh ung thư quái ác của công thần
Phạm Quý Ngọ, bài báo ngày 19/2/2014 trên Tầm Nhìn (báo lề đảng) có nhan đề “Tìm hiểu căn
bệnh ung thư của ông Phạm Quý Ngọ”phân tích như sau: “Bệnh
nhân kém ăn, gầy sút nhanh, rối loạn tiêu hóa, đau hạ sườn phải. Lúc đầu đau
ít, sau đau nhiều, càng ngày càng tăng, dùng các thuốc giảm đau thông thường
không kết quả. [...]. Ung thư gan trên xơ gan hay gặp hơn, kèm theo triệu chứng
của xơ gan: da xạm, bụng có dịch cổ trướng, vàng da, lách to.. Khi các triệu
chứng lâm sàng đã rõ, diễn biến của bệnh thường tăng nhanh trong 1-6 tháng,
trung bình 2-3 tháng; hãn hữu có trường hợp trên 1 năm. Bệnh nhân tử vong do
chảy máu đường tiêu hóa hay vỡ nhân ung thư, hôn mê gan do suy gan, suy mòn
dần.”
Như vậy bệnh ung thư gan đâu có gây đột tử, phải
không?
Lại nữa, thông thường khi một người tử vong
trong bệnh viện, nhất là người ấy là quan chức cao cấp trong đảng cầm quyền thì
bác sĩ thẩm quyền ắt có trách nhiệm tức tốc công bố chứng từ y khoa - chứng tử
- cho công chúng. Trường hợp cái chết của Phạm Quý Ngọ càng không thể đi ra
ngoài cái “thông lệ” này, bởi ông ta vừa là một nhân vật quan trọng của đảng và
nhà nước, của ngành công an liên hệ tới dân, vừa là người đang vướng mắc nghi
vấn về những tai tiếng có tầm vóc quốc gia chưa được sáng tỏ!
Nghi vấn về cái chết
Phải chăng chết là hết chuyện?
Quả thật, không ít tờ báo lề đảng đã hí ha hí
hửng: “Đình chỉ vụ án [làm lộ bí mật...] là đúng luật!” Hoặc: “Tướng
Ngọ qua đời: Nghi can duy nhất chết sẽ đình chỉ vụ án.” Nói như vậy
khác gì chỉ đường đi đến “BỊT ĐẦU MỐI!” Tuyệt chiêu
đấy!
Ông Ngọ đột tử là cơ hội bịt đầu mối ngoạn mục
nhất. Chỉ tội nghiệp cho “tâm nguyện của tướng Ngọ mong được cơ quan
chức năng minh oan cho” có nguy cơ sớm mai một! Tâm nguyện của ông
Ngọ là gì, đồng đội năm xưa của ông - Thượng tá Nguyễn Tiến Ngữ,
Phó trưởng Công an huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trải lòng trên VTC News: “Anh
ấy chẳng nói gì được nhiều. Nhưng anh ấy có hai điều mong muốn: Được đưa về an
táng ở quê và cơ quan chức năng minh oan cho anh ấy.”(4).
Đình chỉ vụ án thì minh oan cái gì nữa??? Ông Nguyễn Như Phong đang dùng báo
của ông làm cái công việc “minh oan” ấy, nhưng ích gì... nếu vụ án phải đình
chỉ?
Câu chuyện về một phạm nhân tự tử
Nhân đây xin ghi lại câu truyện do chính tờ Đời
Sống & Pháp Luật đăng tải trên khung báo đề ngày 19/02/2014, ngày có bài
thông tin về cái chết của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Thật ra, câu truyện ấy xảy
ra đã lâu, tận ngày 19/12/2013 cơ, qua hai tháng rồi, chẳng hiểu vì sao đến
ngày 19/0/2014 nó mới xuất hiện, mà lại được ghi là 16/02/2014!
Có lẽ Báo Đời Sống & Pháp Luật chẳng có hậu
ý gì trong việc đưa câu chuyện cũ lên báo cùng thời điểm với tin ông Ngọ chết,
một viên tướng đang có vấn đề.
Câu truyện trên báo Đời Sống & Pháp Luật ở đây
có nhan đề là “Bị cáo tự tử vì
xấu hổ, cái tiền chết ‘vô khoáng hậu.” Truyện kể rằng: “Mới
đây, dư luận cả nước rúng động trước thông tin một bị can ở thôn Đại An, xã Tam
Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã tự tử vì xấu hổ khi nhận được quyết định
phiên tòa sẽ xử lưu động.”
Bài báo kể tiếp: “Chiều 19/12/2013,
trước một ngày xét xử, UBND xã Tam Đại đã thông báo rộng rãi trên hệ thống
truyền thanh về việc xét xử lưu động để bà con nhân dân đến xem. Do xấu hổ
trước việc bị xét xử lưu động, rồi áp lực từ gia đình, bị can Nguyễn Thanh Kỳ
đã uống thuốc độc tự tử trước sự bàng hoàng và đau xót của gia đình.”
Tác giả bài báo bình luận: “Tâm lý con
người thường cảm thấy xấu hổ, nhục nhã khi bị đưa thông tin không tốt đẹp cho
mọi người biết và họ sẽ có những phản ứng tiêu cực.”
Đọc xong câu truyện, người đọc không thể không
liên tưởng tới cái chết của tướng Ngọ. Cái chết của ông Ngọ có nhiều điểm giống
với cái chết của bị can Nguyễn Thanh Kỳ nêu trên? Nguyễn Thanh Kỳ “xấu
hổ... uống thuộc độc tự tử trước sự bàng hoàng và đau xót của gia đình.” Tướng
Ngọ có xấu hổ về trường hợp của mình không, có lẽ chỉ ông biết được ông thôi!
Tướng Ngọ là một viên tướng CA “lừng danh” trong
vai trò chỉ huy “xuất sắc và hiệu quả” với những chuyên án lớn, như “Vụ
bê bối tại PMU 18, vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng và vụ ‘đại án
tham nhũng’ Vinalines"". Vậy mà oái oăm thay! Ông Ngọ bị
“phản đòn” trong chính cái vụ “đại án tham nhũng Vinalines” mà
ông đang thụ lý điều tra (“đại án tham nhũng”với dấu ngoặc kép là
của báo lề đảng Người Lao Động ngày 17/02/2014). Xấu hổ gấp bội so với Nguyễn
Thanh Kỳ vô danh ấy, phải không?
Đánh tham nhũng: Chiến công hiển hách
Trong vụ PMU 18 hồi năm 2006, một trong những
chiến công được cho là hiển hách nhất của tướng Phạm Quý Ngọ (lúc bấy giờ là
Thiếu tướng CA) mà báo lề đảng tung hô đó là thành tích“loại Thượng tá
Nguyễn Văn Hưng - Phó phòng 9, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
(C14) khỏi Ban chuyên án điều tra vụ PMU 18 (ngày 23/10/2006) vì có dư luận
liên quan việc chạy án cho con bạc triệu đô Bùi Tiến Dũng.” Bây giờ
đến lượt Ngọ bị vướng mắc vào chuyện móc ngoặc vượt xa Nguyễn Văn Hưng, ăn nói
làm sao đây?
Cũng trên chính báo Người Lao Động ngày
17/02/2014, một bài báo nhan đề “Có đề
xuất đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ”, ghi nhận: “Ông
Phạm Anh Tuấn [Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương] cho biết đã có một số ý
kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để
đảm bảo việc điều tra, làm rõ những nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng.” Bài
báo còn dẫn lời ông Tuấn nói: “Quan trọng là phải tiếp cận hồ sơ của
tố tụng và không gây ảnh hưởng tới điều tra. Về nguyên tắc thì phải đình chỉ
nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. Nếu ‘sốc mạnh’ thì cũng
không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.”
“Nhạy cảm... Sốc mạnh không lợi lắm!”
Anh chàng Nguyễn Thanh Kỳ trong câu truyện kể
trên chỉ là một thanh niên nhà quê, vướng vào một vụ trộm không lớn lắm. Vậy
mà, khi bị lôi ra toà xử lưu động, anh thấy xấu hổ đến độ uống thuốc độc tự tử!
Thế thì một quan chức mang hàm Thượng tướng công an như Phạm Quý Ngọ nay bỗng
bị tung tên lên truyền thông, và bị phe ta rêu rao là đã có “đề xuất
đình chỉ công tác” và “về nguyên tắc thì phải đình chỉ”... Nhưng!
Ôi cái nhưng quái ác! “Nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc
này nhạy cảm. Nếu ‘sốc mạnh’ thì cũng không lợi lắm!”
Xấu hổ biết chừng nào, nếu ông Ngọ có cái tâm lý
“nhạy cảm” như ông Nguyễn Thanh Kỳ, chắc ông cũng uống thuốc độc tự tử thôi!
Không biết ông có tự tử hay không. Nhưng rõ ràng, định mệnh đã đưa ông Ngọ vào
cõi vĩnh hằng... Chỉ một ngày sau lời tuyên bố nhiều thâm ý trên của ông Phó
Trưởng ban Nội chính Trung ương!
Với ông Ngọ, coi như đã xong một kiếp người!
Còn Đảng thì cũng “minh
oan” cho ông bằng một lễ tang “hoành tráng” dành
cho cán bộ cao cấp. Hàng loạt bài báo trên báo lề đảng tuyên dương ông Ngọ!
Nhất là bài báo mới nhất trên PetroTimes của đồng chí đại tá Côn đảng Nguyễn
Như Phong cố gắng minh oan cho ông Ngọ!(Xin đọc Dân Làm Báo, bài viết của Vũ
Đông Hà ngày 22/2/2014: Vụ Phạm Quý Ngọ:
Đại tá công an Nguyễn Như Phong muốn “cứu” hay “giết” Bộ trưởng Công an Trần Đại
Quang).
Dẫu sao, cái chết của đồng chí thượng tướng Phạm
Quý Ngọ cũng giúp đảng ta thoát cơn bão táp đánh đấm nội bộ đầy nguy hiểm!
Riêng gia đình ông Ngọ cũng thở ra nhẹ nhỏm. Vì giả sử Ngọ còn sống thì chẳng
biết gia đình sẽ đi về đâu nếu nội vụ “làm lộ bí mật nhà nước” bị
lôi ra xét xử: Hàng triệu đô la Mỹ nếu buộc phải hoàn trả thì thật
là rắc rối!
22/02/2014
Rất
thú vị – chưa rõ ai “tiết lộ bí mật”, làm sao đình chỉ vụ án vì “người tiết lộ
đã chết”?!
Theo Chép sử Việt
Trong lúc thiên hạ, kể cả các luật sư, luật
gia, nhà báo sôi nổi bàn luận chuyện tướng Ngọ chết rồi thì vụ án vừa được khởi
tố có thể sẽ phải đình chỉ, vì ông là đối tượng chính, thì cựu Chánh tòa Hình
Sự Đinh Văn Quế đã làm không ít người bật ngửa.
Như trong bài Tướng Ngọ trút hơi thở cuối, trút gánh nặng
lên vai/khỏi vai bao người đã nêu, vụ án được khởi tố
nhưng lại không khởi tố bị can. Có nghĩa lời khai của Dương Chí Dũng về tướng
Ngọ và bản thân tướng Ngọ chỉ là một trong những yếu tố, đối tượng của quyết
định khởi tố vụ án. Giờ “nó” không còn thì không có nghĩa vụ án tất nhiên phải
được đình chỉ, vì còn những yếu tố, đối tượng nghi vấn khác nữa (biết đâu còn
“khủng” hơn thì sao?)
Và ông Đinh Văn Quế đã mách nước, làm sao để
đình chỉ vụ án (nếu như muốn).
Nhưng khôi hài là dù luật có thế nào, thì mọi
quyết định lại đang/đã nằm ở … Ban Nội chính Trung ương, hoặc Bộ Chính trị.
Viện luật ra chỉ giúp cho quyết định của đảng đỡ khôi hài mà thôi.
–
Chủ Nhật, ngày 23/2/2014 – 04:00
Khởi
tố vụ án rồi đình chỉ cách nào?
Trong những ngày qua, dư luận không còn quan
tâm nhiều đến quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” của HĐXX
tại phiên tòa Dương Tự Trọng nhưng lại “râm ran” về số phận của quyết định khởi
tố đó:
Có đình chỉ không và nếu phải đình chỉ thì căn
cứ vào quy định nào của Bộ luật Tố tụng hình sự (Bộ luật TTHS)?
Nhiều chuyên gia pháp luật băn khoăn: Nếu có
đình chỉ thì đình chỉ vụ án hay đình chỉ điều tra? Cơ quan nào ra quyết định
đình chỉ?
Các quy định của Bộ luật TTHS về khởi tố vụ
án, đình chỉ vụ án cho thấy: Quyết định khởi tố vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà
nước” là của HĐXX nên sau khi khởi tố phải được gửi tới VKS để xem xét, quyết
định việc điều tra. Thế nhưng luật không quy định trong thời hạn bao lâu thì
phải gửi cho VKS trong khi Bộ luật TTHS lại quy định trong thời hạn 24 giờ kể
từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, VKS phải gửi quyết định đó đến cơ
quan điều tra để tiến hành điều tra. Tính đến nay, quyết định khởi tố vụ án của
HĐXX đã hơn một tháng nhưng vẫn chưa có thông tin về việc VKS có ra quyết định
điều tra và gửi quyết định khởi tố vụ án cho cơ quan điều tra hay không.
Theo quy định của Bộ luật TTHS, cơ quan điều
tra ra quyết định đình chỉ điều tra nếu có một trong những căn cứ quy định tại khoản
2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật TTHS hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2
Điều 69 của Bộ luật Hình sự; đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được
bị can đã thực hiện tội phạm. Đến nay chưa có quyết định khởi tố bị can, cũng
chưa biết ai là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nên cũng không thể
đình chỉ điều tra vì lý do “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã
chết” (khoản 7 Điều 107 Bộ luật TTHS) được.
Trường hợp quyết định khởi tố vụ án vẫn đang ở
VKS thì VKS phải xử lý. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật TTHS thì VKS chỉ
ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2
Điều 105 và Điều 107 của bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều
69 của Bộ luật Hình sự. Trong các căn cứ để VKS đình chỉ vụ án đều không thể áp
dụng đối với trường hợp này, chưa biết ai là người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội nên cũng không thể áp dụng khoản 7 Điều 107 Bộ luật TTHS để đình chỉ
vụ án.
Đình chỉ điều tra không được, đình chỉ vụ án
cũng không xong, vậy nếu muốn đình chỉ thì phải làm thế nào?
Theo Bộ luật TTHS, nếu đã khởi tố vụ án mà
quyết định khởi tố đó thuộc một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của bộ
luật này thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm biết rõ lý do. Tuy
nhiên, nếu hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, cũng tức là thừa nhận khi khởi tố
HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã khởi tố vụ án không có căn cứ. Điều này, chắc
TAND TP Hà Nội không đồng ý.
Muốn “khép lại” vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà
nước” thì chỉ còn một cách là VKS không ra quyết định điều tra và trả lời cho
TAND TP Hà Nội biết lý do vì sao không tiến hành điều tra.
Giải pháp này chỉ có tính khả thi khi quyết
định khởi tố vẫn nằm ở VKS và VKS chưa ra quyết định về việc điều tra, chưa
chuyển quyết định khởi tố vụ án cho cơ quan điều tra. Nếu đã ra quyết định về
việc điều tra, đã chuyển quyết định khởi tố vụ án cho cơ quan điều tra thì lấy
lại rồi hủy quyết định về việc điều tra.
Qua sự việc này, một mặt cần rút kinh nghiệm
về việc khởi tố tại phiên tòa, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các quy định của
pháp luật về khởi tố vụ án để áp dụng cho những trường hợp tương tự.
ĐINH VĂN QUẾ
Vụ Phạm Quý Ngọ: Đại tá công an Nguyễn Như
Phong muốn "cứu" hay "giết" Bộ trưởng Công an Trần Đại
Quang?
Vũ Đông Hà
(Danlambao) -
Vào ngày 21 tháng 2, 2014 PetroTimes công bố "Tư liệu đặc biệt
về 2 cuộc gặp của Dương Chí Dũng và tướng Phạm Quý Ngọ" (1).
Báo này do Nguyễn Như Phong, đại tá công an làm Tổng biên tập. Bản tự khai do
Dương Chí Dũng viết với nội dung phủ nhận chuyện đã hối lộ Phạm Quý Ngọ. Mục
đích của việc công bố bản tự khai này là gì? Muốn "cứu" hay muốn
"giết" con đường hoạn lộ của Trần Đại Quang?
Để làm sáng tỏ, chúng ta trở lại giả
thuyết đã nêu ra trong bài "Dân ta tự
mở hồ sơ Phạm Quý Ngọ (2):
Trần Đại Quang là người sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nhất nếu Phạm Quý Ngọ sẽ
khai ra mọi sự. Do đó giả thuyết Trần Đại Quang là
người đứng đằng sau âm mưu dẫn đến cái chết của Phạm Quý Ngọ là giả
thuyết có xác suất cao nhất.
Để giải quyết về cái chết đột ngột của Phạm Quý
Ngọ và để đánh tan nghi vấn của dư luận đây là một âm mưu giết người
bịt miệng (một giả thuyết nhiều thuyết phục cho cái chết đột ngột của
một nhân chứng quan trọng có ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của những lãnh
đạo cấp cao), việc thông tin đại trà để chứng minh và thuyết phục quần chúng
ông Ngọ chết vì ung thư gan là chiến thuật nền tảng của những người đứng sau âm
mưu đó.
Nhưng nỗ lực tuyên truyền đến nay cũng chưa đủ
vì 2 lý do cơ bản:
Lý do thứ nhất: Hình ảnh, sinh hoạt của ông Ngọ, và những
lý luận bệnh lý đã làm cho người ta hoài nghi về việc ông Ngọ đang ở vào thời
kỳ cuối của ung thư, chỉ còn vài tuần nữa là chết và "chắc chắn" chết vì căn
bệnh này.
Lý do thứ hai: Rất quan trọng đối với Trần Đại Quang, với
"thanh danh" và sự nghiệp chính trị của ông ta: Phạm Quý Ngọ có "chết" nhưng lời
khai của Dương Chí Dũng tại tòa về việc Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ và có liên
quan đến Trần Đại Quang vẫn "còn sống". Lời khai này phải được
"bức tử".
Do đó, bản tự khai từ trại tù Lạng Sơn đã được
đại tá công an Nguyễn Như Phong, dùng phương tiện truyền thông của nhóm lợi ích
Tập đoàn Dầu khí tung ra.
Ban biên tập PetroTimes giới thiệu bài viết:
"Tại phiên tòa ngày 08/01/2014,
Dương Chí Dũng đã khai việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an
mật báo cho để chạy trốn và việc đưa hối lộ...
Dương Chí Dũng cũng khai việc đưa tiền hối lộ
cho một loạt các cán bộ cao cấp của Bộ Công an: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, Cục
trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng - C48, Điều tra viên của Bộ
Công an...
Có một điểm cần lưu ý trong lời giới thiệu này: Mở tiền đề về không gian và thời gian: tạiphiên
tòa ngày 08/01/2014 nơi mà lời khai của Dương Chí Dũng có liên quan
đến Trần Đại Quang.
Sang đến bản tự khai của Dương Chí Dũng:
Bản tự khai của Dương Chí Dũng không ghi ngày
tháng. PetroTimes tự giới thiệu là "Trại Yên Trạch ngày 17/10/2012". Cứ tạm cho đó là thời điểm.
Dương Chí Dũng viết:
"Trong bản tự khai tại trại giam B34 Bộ
Công an tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi có khai đã đưa tiền cho anh Ngọ hai lần,
một lần tại đảo Tuần Châu tỉnh Quảng Ninh, một lần tại nhà anh Ngọ tại Hà Nội.
Do khi khai tại trại B34 tôi bị lẫn và hoảng loạn và hoang tưởngnên
tôi đã khai không đúng. Tôi xin trình bày và khai lại như sau...
...
Với bản khai này tôi xin khẳng định việc tôi
khai trước đây tại B34 là sai sự thật do lẫn và hoang tưởng.
Tôi không hiểu tại sao tôi lại khai như vậy,
tôi rất xin lỗi anh chị Ngọ và mong cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ sự thật mà
tôi khai tại bản khai này."
Chúng ta thấy gì:
1. Trước đó, tại trại giam B34 Bộ Công an, Dương Chí Dũng đã
khai... tất về Phạm Quý Ngọ - Trưởng ban điều tra trưởng ban chuyên án
điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), nhận
hối lộ từ đối tượng mà ông ta điều tra là Dương Chí Dũng.
2. Tất cả những chi tiết do Dương Chí Dũng viết, lại hé mở cho
chúng ta thấy gia đình ông ta đã gặp gia đình Phạm Quý Ngọ như thế nào, thân
tình ra sao, nhưng gặp nhau để... thăm hỏi chứ KHÔNG ĐƯA TIỀN. Dữ kiện ĐƯA TIỀN
là dữ kiện DUY NHẤT đã "sai sự thật do lẫn và hoang tưởng" trong khi những chi tiết khác như gặp ở
đâu, lúc nào, ăn cơm trưa, cơm chiều, vợ con nói chuyện với ai... thì rất tỉnh
táo, rành rọt.
3. Bản tự khai cho thấy đây là kết quả của một
cuộc thương lượng giữa Dương Chí Dũng và phe cánh trước khi
Dũng ra tòa vào ngày 12 tháng 12, 2013.
4. Kết quả của cuộc thương lượng (mà Dương Chí Dũng tưởng là sẽ
dẫn đến một bản án chấp nhận được) đã giải thích cho thái độ ban đầu cười cười
không xem thiên hạ ra gì của Dũng tại tòa mà vào ngày 14 tháng 12, 2013 trong
phần phát biểu sau cùng của bị cáo, Dũng còn đọc thơ (3):
"28 năm qua lại trở về,
Những người hàng hải nặng thề năm xưa,
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa,
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang.."
5. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 12, 2013 Dương Chí
Dũng đã bị tuyên án tử hình.
Dừng lại ở đây với vài điểm quan trọng:
* Lần khai 1: Trước ngày 17/10/2012, tại trại
giam B34 Bộ Công an, Dương Chí Dũng đã khai Phạm Quý Ngọ nhận tiền hối lộ.
* Lần khai 2: Vào ngày 17/10/2012, trong trại
giam công an Lạng Sơn, Dương Chí Dũng "khai lại" là
khai nhầm vì "bị lẫn và hoảng
loạn và hoang tưởng".
Tức là đã có 2 biên bản lời khai vào
tháng 10 năm 2012 liên quan đến vụ việc Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ
nhận hối lộ, nhưng Bộ Công an đã giấu nhẹm với tòa và với công chúng trong
phiên tòa xử sau đó bắt đầu vào ngày 12 tháng 12, 2013. Nếu biện minh cho
hành vi giấu kín này là vì bí mật quốc gia thì ngày hôm nay Đại tá công an,
Tổng biên tập PetroTimes đã vi phạm việc tiết lộ bí mật quốc gia.
* Lần khai 3: Ngày 7 tháng 1, 2014, sau khi
đã bị tuyên án tử hình vào ngày 16 tháng 12, 2013 Dương Chí
Dũng đã tung hê, trở lại nội dung của lời khai lần 1 và khai rõ ngay trước tòa: Phạm
Quý Ngọ nhận hối lộ 20 tỷ, tiền từ Trương Mỹ Lan và có báo cáo với Trần
Đại Quang.
Nhìn lại cả 3 lần khai cho thấy Dương Chí Dũng
hoàn toàn không "bị
lẫn và hoảng loạn và hoang tưởng" và sự thật nằm ở lời khai đầu và lần khai cuối.
Đại tá côn an Nguyễn Như Phong "cứu"
hay "giết" chúa đảng côn an Trần Đại Quang?
Bản tự khai của Dương Chí Dũng vào ngày
17/10/2012 tại trại tạm giam công an tỉnh Lạng Sơn là kết quả của một thương
lượng để Dương Chí Dũng tự vô hiệu hóa lời khai của chính mình trước đó tại
trại giam B34 Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cả 2 lần khai đều xảy ra trước thời điểm ngày 7
tháng 1 năm 2014 là lúc Dương Chí Dũng khai trước tòa.
Cả 2 lần khai đều xảy ra trong "sân
chơi" kín, trong bóng đen thương lượng của những thành viên trong cùng một
phe nhóm, trong đó có Trần Đại Quang.
Lời mở đầu của PetroTimes "Tại phiên tòa ngày 08/01/2014,
Dương Chí Dũng đã khai việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an
mật báo cho để chạy trốn và việc đưa hối lộ..." đã tạo sự nhập nhằng, cắm chuyện của ngày
07/01/2014 vào chuyện của năm 2102.
Và trong toàn bài viết, tất cả mọi thông tin đều
không đề cập đến Trần Đại Quang, kẻ bị Dương Chí Dũng nêu đích danh
tại phiên tòa ngày 7 tháng 1, 2014 (4):
“Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã
gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý
kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay
gây khó cho doanh nghiệp nữa”.
Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình
anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói
ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo với
anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty... (không nghe rõ) như thế, em hiện
nay thì...”
Anh Quang bảo: “Chú cứ làm đúng nguyên tắc,
đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không
phải ngại ai can thiệp cả.”
Đó là "cứu".
Đó là "cứu".
Nhưng cũng trong hành động... người tính không
bằng trời tính này, chính Nguyễn Như Phong đã cho làm lộ "bí mật quốc
gia", đã "giúp" cho dư luận thấy những gì ĐÃ XẢY RA trong bóng
tối trước buổi tòa ngày 7 tháng 1 năm 2014. Nó cho thấy cả một thế lực đen tối
đi từng nước cờ với nhau, thương thảo và phản phé nhau từ năm 2012 để cuối cùng
trước bản án tử hình, Dương Chí Dũng đã khai luôn đầu nậu côn an là Trần Đại
Quang.
Và đó là "giết".
Và đó là "giết".
***
TB.
PetroTimes ghi chú dưới bài viết:
Lời tòa soạn: Bài viết dựa trên các tư liệu
đặc biệt của PetroTimes, các tờ báo, trang tin, phương tiện truyền thông khác
vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức, không trích nguồn, không dẫn lại.
BBT PetroTimes không chịu trách nhiệm pháp lý với các tin, bài sao chép hoặc
dẫn lại thông tin có sự sai lệch so với tư liệu gốc. Xin cám ơn!
Rất tiếc là:
(1) Bản tự khai của Dương Chí Dũng không thuộc
về sở hữu của cá nhân hay một tổ chức tư nhân. Việc PetroTimes đóng dấu lên bản
tự khai của một tù tạm giam, một tài liệu của cơ quan an ninh điều tra đã không
có đủ cơ sở pháp lý để biến nó thành tài sản riêng của PetroTimes.
(2) PetroTimes không phải là một công ty báo chí
tư nhân. Nó thuộc Tập đoàn Dầu khí - là một doanh nghiệp nhà nước được hình
thành và hoạt động nhờ tiền thuế của nhân dân.
Sau cùng: người nào trong Bộ Công an đã giao tư liệu lời khai của Dương Chí Dũng, vốn là một tài liệu "mật" của cơ quan điều tra, cho Nguyễn Như Phong để tung ra công chúng?
Sau cùng: người nào trong Bộ Công an đã giao tư liệu lời khai của Dương Chí Dũng, vốn là một tài liệu "mật" của cơ quan điều tra, cho Nguyễn Như Phong để tung ra công chúng?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment