Wednesday, February 26, 2014

Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi người dân đã bị đàn áp trong các cuộc biểu tình



Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi người dân đã bị đàn áp trong các cuộc biểu tình

Cảnh sát chống bạo động tại Ukraine đã quỳ gối xin lỗi 
người dân vì hành động đàn áp người biểu tình tại Kiev gần đây.
RadioCTM

Cảnh sát chống bạo động tại Ukraine quỳ gối xin tha lỗi vì đồng nghiệp của họ bắn giết và đánh đập đoàn người biểu tình chống chính quyền vừa rồi. Nhóm cảnh sát này thuộc lực lượng ưu tú Berkut chống bạo loạn. Họ quỳ gối xin lỗi trước mặt nhóm biểu tình thân Âu châu. Cảnh tượng lạ thường này diễn ra tại thành phố Lviv. Một nhân viên cảnh sát nói “Tôi xin quý vị tha thứ cho chúng tôi. Để tưởng niệm những người bị giết hại, chúng tôi muốn quỳ xuống.” Đáp lời cho cảnh sát là những tiếng hô “nhục nhã”, “xét xử” của người dân. Nhưng nhóm cảnh sát quỳ gối xin lỗi nhấn mạnh là tự bản thân họ đã không
làm những điều nói trên. 

Bộ trưởng Nội vụ lâm thời Arsen Avakok cho biết là sẽ điều tra vụ lực lượng đặc biệt Berkut tàn sát người biểu tình. Hiện thời có một số nhân viên cảnh sát đã trốn mất đem theo một số vũ khí.
Trong khi tại Odessa và Crimea thì nhóm cảnh sát Berkut được quần chúng hoan nghênh, reo hò đón tiếp vì đã không có hành động đàn áp đoàn người biểu tình mà chỉ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự.
Theo Daily Mail Online:
http://www.dailymail.co.uk/news/article-2567420/Begging-forgiveness-riot-police-blamed-dozens-deaths-Kiev-Brutal-security-forces-knees-greeted-shouts-shame.html
http://radiochantroimoi.com/


Cnh sát Ukraine quỳ gi xin li người dân đã b đàn áp trong các cuc biu tình

Cảnh sát chống bạo động tại Ukraine đã quỳ gối xin lỗi 
người dân vì hành động đàn áp người biểu tình tại Kiev gần đây.
RadioCTM

Cảnh sát chống bạo động tại Ukraine quỳ gối xin tha lỗi vì đồng nghiệp của họ bắn giết và đánh đập đoàn người biểu tình chống chính quyền vừa rồi. Nhóm cảnh sát này thuộc lực lượng ưu tú Berkut chống bạo loạn. Họ quỳ gối xin lỗi trước mặt nhóm biểu tình thân Âu châu. Cảnh tượng lạ thường này diễn ra tại thành phố Lviv. Một nhân viên cảnh sát nói “Tôi xin quý vị tha thứ cho chúng tôi. Để tưởng niệm những người bị giết hại, chúng tôi muốn quỳ xuống.” Đáp lời cho cảnh sát là những tiếng hô “nhục nhã”, “xét xử” của người dân. Nhưng nhóm cảnh sát quỳ gối xin lỗi nhấn mạnh là tự bản thân họ đã không
làm những điều nói trên. 

Bộ trưởng Nội vụ lâm thời Arsen Avakok cho biết là sẽ điều tra vụ lực lượng đặc biệt Berkut tàn sát người biểu tình. Hiện thời có một số nhân viên cảnh sát đã trốn mất đem theo một số vũ khí.
Trong khi tại Odessa và Crimea thì nhóm cảnh sát Berkut được quần chúng hoan nghênh, reo hò đón tiếp vì đã không có hành động đàn áp đoàn người biểu tình mà chỉ làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự.
Theo Daily Mail Online:

__._,_.___

Công an Ukraine quỳ gối xin tha lỗi
25.02.2014 - Ngô Nhân Dụng
BINH LUAN

Nhân dân Ukraine thắng, cựu Tổng Thống Viktor Yanukovych thua, đang chạy trốn. Hơn ba tháng trước đây, cả ông Yanukovych và những người chống ông, không ai ngờ chuyện có ngày xảy ra. Bắt đầu, là một cuộc biểu tình nho nhỏ. Tháng 11 năm 2013, Tổng Thống Yanukovych bất ngờ tuyên bố ngưng bàn thảo về bản hiệp ước thương mại với Liên Hiệp Âu Châu (EU) mà hai bên đang chuẩn bị ký kết. Mấy trăm người, đa số là sinh viên, xuống đường phản đối. Họ không đòi ông tổng thống từ chức, chỉ đòi ông trở lại với chính sách thân thiện với EU mà nước Ukraine đã theo đuổi từ sau khi độc lập.

Tại sao các bạn trẻ này nổi giận? Có phải vì họ tính toán, thấy liên kết kinh tế với Châu Âu thì lợi hơn hay không? Chưa chắc. Nhưng họ đã thấy cảnh ông Yanukovych sang Nga bí mật gặp Tổng Thống Vladimir Putin, được Putin hứa cấp viện 15 tỷ đô la; khi về nước lập tức đổi chiều chữ U, cắt đứt liên hệ với Âu Châu. Chắc nhiều người cảm thấy nhục! Ukraine mới được độc lập từ năm 1990, sau nhiều thế kỷ bị các Nga hoàng thống trị, rồi bị nhập vào Liên Bang Xô Viết. Các hoàng đế Nga, trắng và đỏ, đã tìm cách tiêu diệt văn hóa Ukraine, di dân Nga sang đó; lưu đày các nhà chính trị, giới trí thức và văn nghệ sĩ lên Siberia nếu họ chống lại. Stalin dùng dân Ukraine làm thí nghiệm tập thể hóa nông nghiệp, khiến mươi triệu người chết đói. 

Người Ukraine nghĩ về chính phủ Nga cũng giống như người Việt Nam đối với các chính phủ bên Tàu. 

Hai đợt “cải tạo,” và “thanh trừng” của Stalin, (năm 1929-34 và 1936-38) đã giết chết gần 700,000 dân Ukraine. Trong đó đã giết 80% giới trí thức, văn nghệ; và ba phần tư các sĩ quan cao cấp. Vâng lệnh Putin quyết định tách xa Châu Âu khiến Yanukovych bị dân Ukraine khinh thường. Biểu tình đòi giao thương với Châu Âu là một cách bày tỏ thái độ với chính phủ Nga!

Nhưng chỉ có các sinh viên tỏ thái độ; các chính trị gia đối lập không tổ chức cuộc biểu tình. Nhiều lãnh tụ đối lập cũng vẫn muốn thân thiện với Nga. Dân thủ đô Kiev cũng không tham dự. Chắc vì họ thấy cuộc biểu tình này rồi sẽ chẳng đưa tới kết quả nào; sau khi các “ông lớn” đã đi đêm với nhau. Mọi chuyện bất ngờ thay đổi sau khi ông Yanukovych đàn áp.
Viktor Yanukovych đã nắm chính quyền nhiều lần. Người to như ông hộ pháp, tài sản giầu bậc nhất nước, mười năm trước ông đang làm thủ tướng, vừa đắc cử tổng thống, thì dân Ukraine cũng biểu tình chống bầu cử gian lận. Ông khuyên vị tổng thống đàn áp nhưng không được nghe, cho nên cả hai mất chức. Cuộc Cách Mạng Mầu Cam đưa Viktor Yushchenko lên ghế tổng thống và bà Yulia Tymoshenko làm thủ tướng. Năm 2006 ông lại liên minh với mấy đảng khác, và trở lại ngồi ghế thủ tướng. Năm 2010 thì ông đắc cử tổng thống!

Ðối với một nhà chính trị hoạt đầu, nắm chính quyền chỉ là một cơ hội trục lợi; mà từ bốn năm nay ông Yanukovych đã tích lũy được tài sản khổng lồ cho gia đình, con cái, các đại gia ghét ông nhưng cũng sợ ông. Chế độ Dân Chủ đối với ông là một cuộc chơi banh giữa các nhà chính trị cùng với các đại gia, họ chia nhau ghế, tranh cướp tài sản quốc gia; anh nào cũng tham lam và lạm dụng quyền hành như anh nào. Còn người dân, đến ngày bỏ phiếu sẽ mê hoặc họ, đánh lừa họ, họ tin rằng dân chúng ở đâu cũng vậy.

Theo bản năng sẵn có, ngay lập tức Viktor Yanukovych thẳng tay đàn áp đám sinh viên phản kháng. Kinh nghiệm mười năm trước nhắc nhở ông là phải tiêu diệt biểu tình ngay từ đầu. Các sinh viên bị đánh, bị bắt, đám đông bị dẹp tan. Hậu quả bất ngờ, là phản ứng của dân chúng Kiev. Họ phẫn nộ trước cảnh đàn áp, và họ đến ủng hộ với các sinh viên. Họ vẫn còn nhớ quyền lực của người dân trong cuộc Cách Mạng Mầu Cam mạnh thế nào. Ngay sáng hôm sau, hàng trăm ngàn người xuống đường, kéo tới tràn ngập công trường Maidan, ở trung tâm thủ đô, và cứ thế tiếp tục ngày này sang ngày khác. Cuộc biểu tình ngày càng đông đúc hơn; vì những người biểu tình rất trật tự, theo đúng kỷ luật, khiến cho không những dân chúng Ukraine mà cả thế giới cũng kính trọng. Họ dựng lều, làm hàng rào, đồng ca những bài hát yêu nước. Ðêm sang ngày, trong nhiệt độ dưới số không.

Phong trào phản kháng đã tự chuyển biến, như con nhộng hóa thành con ngài, con sâu biến thành con bướm. Người dân không những đòi phải tái lập giao thương với Châu Âu, mà đòi quyền được sống xứng đáng với tư cách công dân một nước độc lập. Xã hội Công dân xuất hiện, nhiều người lên tiếng tố cáo guồng máy chính trị thối nát, tham nhũng, và bất lực trước các khó khăn kinh tế, làm cho đất nước nghèo, nghèo và hèn! Ukraine là một miền đất phì nhiêu nhất trong Liên bang Xô viết thời xưa. Công nghiệp tiến bộ, 99% dân biết chữ, tỷ lệ người đi học đại học cao bậc nhất thế giới, cái máy computer đầu tiên của Liên Xô được sáng chế ở Ukraine! Vậy mà trong hai chục năm qua các nhà chính trị đã làm tiêu tán hết cả những di sản quý báu của tiền nhân, đưa đến cảnh phải sang Nga “ăn xin” ông Putin, và trả giá bằng cách bất ngờ đoạn tuyệt với EU! Các chính trị gia đã làm cho dân nghèo, làm cho cả dân tộc thành hèn yếu!

Dân trung lưu Ukraine lại đứng dậy, mười năm sau cuộc Cách Mạng Mầu Cam, cuộc cách mạng sau đó đã bị các chính trị gia chiếm đoạt và lợi dụng. Cả ông tổng thống và các chính trị gia đối lập đều không ngờ lòng dân trào lên nhanh như vậy. Ông Yanukovych không nói chuyện với dân chúng biểu tình, mà mời các lãnh tụ đối lập tới thương thuyết; dùng chiến thuật trì hoãn để xoa dịu dư luận thế giới. Dân vẫn biểu tình ngoài trời, trong không khí mùa Ðông giá lạnh, trong hai tháng trời.

Cố vấn của ông Putin đã công khai khuyên Yanukovych hãy thẳng tay đàn áp. Yanukovych đã học được phép chống biểu tình của ông thầy Putin. Ngày 16 Tháng Giêng, ông ban hành luật cấm biểu tình, ai chống chính phủ sẽ bị trừng trị bằng luật hình sự. Nhưng người dân Ukraine can đảm hơn ông tưởng. Trong ba ngày, gần một trăm người bị giết. Ngày 22 Tháng Giêng 2014, các thanh niên, sinh viên bắt đầu dùng gạch, đá, chai xăng chống lại công an. Công an an nổ súng. Mấy chục người chết. Bầu không khí thủ đô và ở công trường Maidan thay đổi, sau khi máu chảy. Người dân không sợ hãi mà còn mạnh bạo và cương quyết hơn. Yanukovych bèn rút lại đạo luật cấm biểu tình, bắt ông thủ tướng từ chức để chạy tội; mời một lãnh tụ đối lập thuộc đảng của bà Tymoshenko lên thay nhưng không được. Yanukovych bay sang Nga dự lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Ðông.Tình hình êm dịu kéo dài, chắc nhờ Putin đã yêu cầu Yanukovych không được làm cho tin tức cuộc chơi mùa Ðông bị lu mờ so với tin tức Ukraine trên các báo đài khắp thế giới.

Những thanh niên lãnh đạo cuộc biểu tình đã chọn đúng thời điểm Putin đang lo thế vận hội mà phản công. Họ tự lập ra một Ðoàn Thanh Niên Tự Vệ, điều động dân dựng hàng rào kháng cự, tự võ trang, chuẩn bị đối đầu với đám công an xung phong. Chính quyền có lúc dọa đem cả quân đội tới đàn áp biểu tình, nhưng các tướng lãnh vẫn đứng ngoài cuộc tranh chấp chính trị. Yanukovych tiếp tục “câu giờ” bằng các cuộc thương thuyết với các đảng đối lập.

 Có lúc họ đã đạt được thỏa hiệp, sửa Hiến Pháp để trao quyền cho Quốc Hội nhiều hơn, chấp nhận cho Yanukovych có thể tiếp tục làm tổng thống đến cuối năm nay mới bầu cử. 

Trong khi đó bộ trưởng Công An tuyên bố đã phát “súng trận” cho công an, sẵn sàng giết. Khi các lãnh tụ đối lập công bố kết quả cuộc thương thuyết, nhiều người dân hô đả đảo. Một thanh niên đọc tên một người bạn cùng ở trong Ðoàn Thanh Niên Tự Vệ, cả anh ta với vợ và con nhỏ đã bị công an bắn chết. “Không thể thỏa hiệp! Yanukovych phải từ chức ngay!”

Trong thời gian đó, ở trong Quốc Hội, các đại biểu đảng viên của ông Yanukovych đã thấy gió đổi chiều. Một số thỏa hiệp với các đại biểu đối lập thay đổi Hiến Pháp, họ làm luật trả tự do cho bà Tymoshenko. Ngày Thứ Tư, sinh viên đánh nhau với công an cảnh sát. 

Ngày Thứ Năm, công an an xung phong Berkut dùng đạn thật bắn chết hàng chục người biểu tình, các đại biểu Quốc Hội thấy phải hành động. Một đại biểu đối lập đề nghị một lời kêu gọi công an ngưng bắn dân. Phe chính phủ phản đối, cảnh đấm đá lẫn nhau diễn ra. Ðể thay đổi không khí, một đại biểu đề nghị một phút tưởng niệm các người đã chết, bên dân cũng như bên công an. Trong không khí tĩnh lặng đó, chỉ nghe thấy tiếng hơi thở của mình, chắc nhiều người đã thay đổi ý kiến. Quốc Hội thông qua lời kêu gọi công an ngưng bắn dân.

Hình như các công an chỉ chờ cơ hội đó. 

Ngày Thứ Sáu, họ lặng lẽ giải tán. Khi đoàn biểu tình tiến tới trụ sở các bộ, các sở, cảnh sát, công an đã bỏ trống, đường phố thuộc về người dân. Sáng sớm Thứ Bảy, Yanukovych cùng gia đình bỏ trốn. Ông đến một tỉnh miền Ðông, nơi nhiều người gốc Nga sống, xưa nay vẫn là hậu cứ của ông. Ông tính qua biên giới sang Nga, nhưng lính biên phòng ngăn lại. Ông đưa tiền hối lộ, họ từ chối.

Yanukovych không ngờ cơ sự xảy ra như vậy. Các nhà chính trị đối lập cũng không ngờ. Trước đó, người ta vẫn lo Ukraine sẽ xảy ra nội chiến, vì tinh thần ái quốc của dân ở phía Tây rất mạnh, còn dân ở phía Ðông vẫn thân Nga hơn. Nước Georgia, trước cũng thuộc Liên Xô như Ukraine, đã từng bị quân Nga tấn công, rồi kéo hai vùng tách ra đòi tự trị, và thân Nga. Nhưng sau khi một chính phủ lâm thời thành lập ở Kiev, các tỉnh miền Ðông tuyên bố sẽ tuân phục chính quyền trung ương. Vùng Crimea, vốn trước kia thuộc nước Nga, chỉ được trao cho Ukraine từ năm 1954, nhiều người gốc Nga kéo đến bảo vệ tượng Lenin, sợ dân Ukraine tới kéo đổ. Nhưng chính quyền Crimea cũng tuyên bố sẽ không ly khai.
Một chế độ độc tài trông bên ngoài có vẻ rất kiên cố; đã sụp đổ nhanh chóng. Dân Ukraine đã giành lại quyền độc lập tự do thật sự. Nhưng bây giờ đến lúc xây dựng lại nền dân chủ, họ sẽ phải rút kinh nghiệm quá khứ. Chế độ Dân Chủ chỉ là một hình thức tổ chức cho xã hội. Nội dung là tự do, công bằng, và quyền tham dự của người dân vào việc đất nước. Dân Ukraine không có kinh nghiệm sống dân chủ, sau mấy thế kỷ sống dưới các chế độ chuyên chế của các Nga hoàng và các lãnh tụ cộng sản. Sau khi được độc lập và xóa bỏ chế độ cộng sản, chính quyền rơi vào tay đám chính trị hoạt đầu. Bọn họ cầm quyền nhưng cải tổ kinh tế rất chậm chạp để bảo vệ quyền lợi giới quyền quý, chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước chỉ làm giầu cho chính họ, gia đình, và phe đảng. Tham nhũng tràn lan. Các đại gia gây ảnh hưởng trên guồng máy cai trị.

Bây giờ dân Ukraine sẽ phải bắt đầu lại xây dựng dân chủ tự do từ những bước đầu. Sống dân chủ tự do khó hơn người ta tưởng. Nhưng chắc chắn sống tự do vẫn hơn làm nô lệ. Vì vậy hàng trăm thanh niên Ukraine đã đổ máu hy sinh. Trong ngày Thứ Bẩy, trong lúc các nhà chính trị đang bàn nhau lập chính quyền mới, dân thủ đô Kiev đã tổ chức tang lễ cho những người đã khuất. Ngày hôm qua, cả thế giới được nhìn thấy hình ảnh những người công an Ukraine quỳ gối xin tạ lỗi với nhân dân, vì nhiều đồng đội của họ đã bắn chết dân.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=183431&zoneid=7#.Uw3EhM5crcI

Thơ: Kẻ bắn vào nhân dân

Trần Mạnh Hảo
Chính phủ lâm thời Ukraine phát lệnh truy nã cựu
tổng thống thân Nga V. Yakunovich trên toàn thế giới
KẺ BẮN VÀO NHÂN DÂN
Leo lẻo : “ Nhân Dân ta…”
Lại nhằm dân mà bắn
Máu của U-crai-na
Muôn đời truy tố hắn

Hắn – Ya-nu-ko-vich
Hậu duệ Xít-ta-lin
Coi dân là thù địch
Bắt dân làm con tin

Hắn lệnh : biến Ki-ép
Thành Thiên An môn ngay !
Lệnh : xe tăng đè bẹp
Cuộc biểu tình hôm nay !

Sắt thép đã vùng lên
Nhân Dân lật đổ hắn
Hắn trốn, tìm cấp trên
Thiên triều Nga che chắn

Hắn bán U-crai-na
Lấy đồng nhân dân…Rúp
Hà Nội dù rất xa
Hắn xin nhờ đến núp…

Sài Gòn ngày 24-02-2014
(Viết khi nghe tin chính phủ lâm thời Ukraine phát lệnh truy nã cựu tổng thống thân Nga V. Yakunovich trên toàn thế giới)

nguồn: Ba Sàm News



Từ Ukraina, Việt Nam sẽ học hỏi và cải cách những gì?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-02-24

000_TS-Par7803470-600.jpg
Bà Catherine Ashton, đại diện ngoại giao châu Âu đang chụp hình tại khu tưởng niệm tạm thời những người thiệt mạng do biểu tình chống chính phủ tại Quảng trường Độc lập, Kiev hôm 24/2/2014
AFP photo

Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc. Người luôn luôn chấp nhận những yêu cầu của Nga trước khi lắng nghe nguyện vọng của dân chúng đã phải rời bỏ dinh thự riêng cực kỳ xa hoa của mình để chạy trốn người dân. Viktor Yanukovych biết rõ nếu bị bắt sinh mạng của ông sẽ không ai bảo đảm, kể cả mẫu quốc Nga hay người bạn Putin.
Sự chọn lựa Nga, khước từ liên minh EU của Viktor Yanukovych đã dấy lên lòng căm phẫn của người dân Ukraina vốn luôn rất nhạy cảm với Nga, đất nước từng chôn vùi dân chúng Ukraina trong triểu đại Stalin qua cuộc tắm máu người dân nước này vào thập niên 30 đã làm cho dân chúng không còn sợ hãi họng súng của chính phủ.
Ba tháng kéo dài tranh đấu trong băng giá đã tôi luyện ý chí dân chúng cho thành quả hôm nay: độc tài phải ra đi nhường sân chơi lại cho những người yêu tự do dân chủ.
Những hứa hẹn về kinh tế của Nga không mê hoặc được dân chúng Ukraina vì họ biết rằng trong thế giới toàn cầu ngày nay đất nước này sẽ được vực dậy nếu có quyết tâm chuyển đổi nền kinh tế một cách khôn ngoan và Nga không phải là nước duy nhất có thể làm bạn với Ukraina khi bên cạnh nó một khối EU hùng mạnh sẵn sàng đưa tay nắm chặt người láng giềng đang tự cô lập mình bởi những món tiền mà tổng thống Viktor Yanukovych nhận được.
Đúng là vấn đề Ukcraina với Việt Nam là khá giống nhau. Chính quyền đi thân với mẫu quốc chứ còn nhân dân thì người ta lại muốn tự do đi với phương tây thế cho nên hai bên mâu thuẫn, Việt Nam cũng đang y như thế.
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nhận xét biến cố này qua so sánh Ukraina với Việt Nam, một đất nước theo ông đang từ chối cơ hội tốt hơn để nhận về phần quà cho một thiểu số cầm quyền:
Đúng là vấn đề Ukcraina với Việt Nam là khá giống nhau. Chính quyền đi thân với mẫu quốc chứ còn nhân dân thì người ta lại muốn tự do đi với phương tây thế cho nên hai bên mâu thuẫn, Việt Nam cũng đang y như thế. Tóm lại mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam mà đại diện là những tầng lớp dân chủ, trí thức, giới trẻ và giới tiến bộ trong nhân dân với đảng. Nhân dân ở đây phải được hiểu là giới tiên tiến chứ số đông thì chỉ là con số chưa có định hướng.
Người ta bảo nhân dân là một dãy số 0 nhưng khi nó đứng sau một con số có nghĩa thì những số 0 ấy trở thành có nghĩa. Rõ ràng có mâu thuẫn giữa nhân dân và đảng. Cái quyết tâm giữ cho kỳ được cái độc tài, đặc quyền đặc lợi của Việt Nam nó còn mạnh hơn cả Ukraina nữa.
Blogger Mẹ Nấm cùng quan điểm với TS Hà Sĩ Phu khi chị cho rằng Việt Nam không hề cô độc sao phải tự lừa dối mình bằng chính sách ổn định chính trị, chị nói:
Việt Nam có rất nhiều sự lựa chọn chứ không phải chỉ có một con đường là ngả về phía Trung Quốc vì thật sự ngả về phía Trung Quốc không còn là lợi ích nhà nước hay quốc gia nữa mà là lợi ích và sự tồn vong của đảng cộng sản. Với cái thế cân bằng hiện nay mà Mỹ và các nước khác đã mở ra cho Việt Nam thì không thể dùng lý luận là nước yếu hay nhỏ đề mà thần phục Trung Quốc. Phải có thái độ dứt khoát và rõ ràng các vấn đề trên Biển Đông, biên giới hay vấn đề tiểu ngạch hay mậu dịch. Đừng sử dụng tiểu xảo với thế giới, cứ làm đàng hoàng thì Việt Nam chắc chắn sẽ có cửa đề thấy sự thay đổi.
Yều tố Trung Quốc đã và đang chia cắt chính quyền với người dân, tuy nhiên đối với nông dân thì mối quan ngại của họ vẫn là đất đai và hy vọng đó đã tiêu tan khi bản hiến pháp mới vẫn không thay đổi những lề luật cơ bản khi viết rằng “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”.

Ông Trần Văn Huỳnh, cha của người tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức cho rằng sai lầm quan trọng của nhà nước rất nhiều tuy nhiên làm yên dân trước tiên thì không gì tốt hơn là cải tổ luật đất đai, ông nói:

Rõ ràng là có những sai lầm trong vấn đề quản lý nhà nước và sửa đổi những sai lầm đó thì tôi thấy rằng đó là việc cần phải làm còn nếu không thì hậu quả thế nào thì không biết đò là quy luật. Hiện giờ trong nội bộ đảng cầm quyền ai cũng thấy điều đó. Tôi cho rằng nếu mà khắc phục những sai lầm đó thì sẽ tránh được tình trạng Ukraina. Phải thấy cái nào lớn hơn, cái nào liên quan đến lợi ích tối thượng của đất nước và dân tộc. Tôi cho rằng khi luật đất đai được thông qua thì sẽ có thể giảm tệ nạn tham nhũng mà chính tệ nạn đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ tất yếu không thể tránh khỏi.

Đừng xem thường tiếng nói người dân

000_Par7803599-250.jpg
Người dân Ukraine mang một cây thánh giá lớn tưởng niệm cho các nạn nhân của cuộc xung đột gần đây giữa người biểu tình và cảnh sát tại Kiev. Ảnh chụp hôm 24/2/2014. AFP photo
Blogger Mẹ Nấm người từng được hãng tin CNN phỏng vấn vì các hoạt động dân chủ, nhân quyền thì cho rằng bên cạnh yếu tố Trung Quốc việc nhà nước cần làm hiện nay là lắng nghe tiếng nói của người dân thông qua các cá nhân bất đồng chính kiến. Lắng nghe sẽ tránh được bài học của Tổng thống Viktor Yanukovych khi xem thường tiếng nói của người dân:
Tôi nghĩ việc đầu tiên dễ nhất mà nhà nước có thể làm đó là tránh việc chụp mũ và bắt những người bất đồng chính kiến vì những lý do khác nhau. Có sửa đổi hay không thì nó phải bắt nguồn từ sự lắng nghe. Cách dễ nhất có thể học được tù Ukraina đó là lắng nghe nguyện vọng của người dân.

Riêng luật sư Lê Thị Công Nhân qua kinh nghiệm đấu tranh của mình cho rằng báo chí tư nhân xuất hiện trong lúc này sẽ phần nào rút bớt những bức xúc trong dư luận quần chúng, LS cho biết:
Cộng sản Việt Nam hiện nay chắc chắn không thể cùng một lúc giải quyết được nhiều việc đúng như anh nói tại vì đảng quá bừa bộn và trên mọi lĩnh vực chúng ta đều thấy. Theo tôi nghĩ thì trước mắt phải thả bớt áp lực tinh thần người dân đã bị dồn nén suốt nhiều năm qua bằng cách thực hiện việc tự do ngôn luận mà cụ thể là cho Việt Nam có được nền báo chí tư nhân. Tuy chỉ là tinh thần thôi nhưng các diễn biến trong đời sống của đất nước nó sẽ bộc lộ hết bản chất thật.

Bên cạnh tự do ngôn luận thì kinh tế Việt Nam cũng phải được nhìn lại một cách khách quan đúng theo quy luật phát triển của một nền kinh tế lành mạnh. Theo LS Lê Thị Công Nhân muốn thế thì Việt Nam phải can đảm triệt bỏ các doanh nghiệp quốc doanh vốn đang giết chết dần nền kinh tế Việt Nam qua sự bòn rút, thâm lạm và đặt lợi ích nhóm cao hơn lợi ích quốc gia của các tống công ty, tập đoàn nhà nước
Khía cạnh thứ hai đó là buông tất cả những doanh nghiệp nhà nước dưới mọi hình thức dù là tổng công ty, hay là tập đoàn như là cái đài truyền hình Việt Nam chằng hạn. Buông tất cả những cái đó để cho giới tư nhân người ta làm mà ở Việt Nam người ta gọi là cổ phần hóa chính là tư nhân hóa tất cả lĩnh vực kinh tế mà hiện nay nhà nước sống chết nắm lấy một cách hết sức mù quáng.
Có sửa đổi hay không thì nó phải bắt nguồn từ sự lắng nghe. Cách dễ nhất có thể học được tù Ukraina đó là lắng nghe nguyện vọng của người dân.
- Blogger Mẹ Nấm
Doanh nghiệp nhà nước đã bóp chết nền kinh tế bởi vì đã giao cho doanh nghiệp nhà nước quá nhiều đặc quyền, đặc lợi trong khi hiệu quả kinh tế gần như là thấp kém thậm chí là âm trong rất nhiều doanh nghiệp nhà nước.

Sau khi Liên sô sụp đổ, Việt Nam đổi mới để tồn tại. Với cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập Việt Nam siết chặt mạng lưới Internet, bắt giam blogger, nhà báo, dân oan, những người đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền.
Ukraina là lần thứ ba và người dân Việt Nam lại rất tin câu nói của ông bà để lại “nhất quá tam ba bận”.
Liệu bận thứ ba Việt Nam sẽ có quyết định như thế nào và người dân Việt Nam có xứng đáng để được lãnh đạo lắng nghe thực sự?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ukraina-vn-learn-n-reform-ml-02242014114831.html



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link