Thêm
tượng Lenin ở Ukraine bị kéo đổ
Cập nhật: 17:56 GMT - thứ bảy, 22 tháng 2, 2014
Media Player
Trong hai ngày biểu tình 21-22/02/2014, phe đối lập chống chính
quyền của Tổng thống vừa bị phế truất Viktor Yanukovych đã kéo đổ thêm tượng
Lenin, lãnh tụ cách mạng cộng sản Nga.
Có ít nhất ba pho tượng Lenin nữa ngoài Kiev đã bị kéo đổ và đập
phá tại Bila Tserkva, Khmelnitsky và Zhytomyr.
Hiện các trang mạng đang đăng tải nhiều đoạn video cho thấy đêm
21 sang ngày 22/2, người dân Zhytomyr đã kéo đổ tượng Lenin ở trung tâm thành
phố.
Còn tại hai nơi kia, tượng Lenin, biểu tượng của Liên Xô một
thời bị kéo đổ giữa ban ngày.
Cho đến tối thứ Bảy 22/2, hàng nghìn người biểu tình đã kiểm
soát khu dinh thự của chính phủ tại Kiev.
Tin mới nhất cho hay sau khi ông Viktor Yanukovych bỏ Phủ tổng
thống ở Kiev chạy về Kharkiv các lãnh đạo vùng nói tiếng Nga ở phía Đông
Ukraine đã tuyên bố tự quản chờ đến khi một 'trật tự hiến pháp mơi' được thiết
lập.
Hôm Chủ nhật 8/12, một nhóm người biểu tinh đã dùng dây
và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko ở Kiev. Cho
tới tận tối muộn, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.
Tượng đài lãnh tụ Cách mạng Nga Vladimir Iliytch Lenin
được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraina với nước Nga và thời
kỳ Xô viết.
Những người tham gia biểu tình hô vang 'Vinh quang cho
Ukraina' khi đập tan bức tượng Lenin to đẹp nhất thủ đô Kiev này.
Dân Ukraine tràn vào
tư gia Yanukovych
Cập nhật: 11:38 GMT - chủ nhật, 23 tháng 2,
2014
Media Player
Tổng thống Ukraine, ông Viktor Yanukovych đã rời thủ đô
Kiev và những người thân cận của ông nói ông đã tới Kharkiv, gần sát
biên giới với Nga.
Với việc phe đối lập nay nắm quyền kiểm soát khu quận
đặt trụ sở chính phủ tại Kiev, người dân được tự do đi lại trong
khuôn viên khu nhà thôn quê của ông Yakunovych ở ngoại vi thủ đô.
Người ta kinh ngạc ngắm nhìn cảnh tráng lệ bên trong
cũng như những trang trí lộng lẫy bên ngoài tòa nhà. Nhưng quy mô của
khu biệt thự mới là điều gây sốc nhất. 140 hecta trải dài như vô tận.
Rất nhiều người tranh thủ chụp hình lưu niệm, để sẽ
không quên nhà lãnh đạo của mình đã sống như thế nào.
Người dân Vietnam.. nếu muốn thoát khõi tay CS đễ sống tự do, phãi học hòi & áp dụng phương cách bạo động như người zân Ukraine:
Lãnh đạo VN có thể
thấy gì từ Ukraine?
Cập nhật: 15:27 GMT - chủ nhật, 23 tháng 2,
2014
Media Player
Người biểu tình đốt ảnh của ông Yanukovych trong lúc Quốc hội
Ukraine chỉ định quyền Tổng thống.
Lãnh đạo Việt Nam có thể có sự lựa chọn từ một nhìn nhận tích
cực, hoặc trái lại là tiêu cực từ biến động đang diễn ra hiện nay ở Ukraine để
áp dụng vào tình hình trong nước, theo một cựu quan chức thuộc ngành ngoại giao
của Việt Nam.
Góc nhìn tích cực là chiêm nghiệm quy luật nhân quả trong ứng xử
đối với các nguyện vọng của nhân dân và nhân dân, tránh các sai lầm bạo lực,
trong khi cách nhìn tiêu cực có thể là việc tiếp tục thiên về hướng học hỏi
cách thức đàn áp, năng chặn dân chủ và các phong trào của nhân dân một cách
tham vọng hơn, theo ông Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng, Bộ Ngoại giao,
nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ.
Trao đổi với BBC hôm 23/2/2014 trên tư cách một nhà quan sát,
một cựu quan chức từng có nhiều năm làm việc trong ngành ngoại giao và ở châu
Âu, ông Xương Hùng nói:
"Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn, nếu học tích
cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là quan hệ nhân - quả,
"Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân... chính
người đó sẽ là những người có tội với nhân dân với đất nước,
"Còn nếu họ không nhìn theo hướng tích cực, họ sẽ rút ra ở
đấy những bài học về đàn áp, bài họ về làm sao ngăn chặn tất cả những sự bùng
lên của nhân dân, rồi bài học về sự gọi là có những thay đổi nhất định để có
thể mị dân, để có thể làm dịu đi tình hình của nhân dân."
'Đảng đang cân nhắc
gì?'
"Còn nếu họ không nhìn theo hướng tích cực, họ sẽ rút ra ở đấy
những bài học về đàn áp, bài họ về làm sao ngăn chặn tất cả những sự bùng lên
của nhân dân, rồi bài học về sự gọi là có những thay đổi nhất định để có thể mị
dân, để có thể làm dịu đi tình hình của nhân dân"
Theo ông Xương Hùng, nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam có những phân
hóa trong cách nhìn và xử trí các vấn đề về khủng hoảng, biến động chính trị,
hoặc các làn sóng dân chủ đòi cải tổ, dân chủ, nhân quyền trong nước.
Ông nói: "Bất cứ một thời điểm nào ở trong lực lượng lãnh
đạo Việt Nam cũng có những xu hướng nhìn nhận khác nhau, tuy nhiên, họ thống
nhất ở cái là bộc lộ ra phía ngoài... thì thống nhất, nhưng phía trong không
hẳn trong giới lãnh đạo Việt Nam có thể thống nhất được làm sao để khỏi xảy ra
những binh biến, làm sao tiếp tục duy trì chế độ hiện nay,
"Nhưng mà rồi sau đó tìm ra những biện pháp, những cách đối
phó hữu hiệu nào đó để không cho tình hình Việt Nam giống như ở Campuchia,
giống như ở Thái Lan, giống như ở Ukraine," ông nói.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, sau khi Quốc hội
Ukraine chỉ định quyền Tổng thống thay thế ông Viktor Yanukovych và đang chuẩn
bị thành lập nội các lâm thời, ông Xương Hùng đề cập và phân tích 4 nhóm nguyên
nhân chính dẫn đến việc Tổng thống Yanukovych 'bị lật đổ', nội các bị giải thế
và bản thân nhà lãnh đạo rơi vào tình thế phải "trốn chạy."
Ông Đặng Xương Hùng gần đây đã xin cư trú chính trị tại Thụy Sỹ,
sau khi công bố quyết định ly khai Đảng Cộng sản Việt Nam trên tư cách một đảng
viên và một quan chức của chính phủ.
Mời quý vị theo dõi Phần II, cũng là phần cuối cuộc trao đổi
giữa cựu quan chức ngoại giao với BBC Bấmtại đây.
'Chính Trung Quốc là
trở lực lớn của VN'
Cập nhật: 17:27 GMT - chủ nhật, 23 tháng 2,
2014
Media Player
Trung Quốc e ngại thay đổi ở Việt Nam làm tác động đến chính
Trung Quốc, theo nhà bình luận.
Trung Quốc không muốn Việt Nam cải tổ, dân chủ hóa và đây chính
là trở lực cho sự cải tổ, cải cách của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ý kiến của
nhà bình luận nhân quan sát các diễn biến bất ổn từ cuộc khủng hoảng đang diễn
ra ở Ukraine.
Hôm 23/2/2014, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ
Ngoại giao, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ nói với BBC Trung Quốc
e rằng bất cứ sự thay đổi nào ở Việt Nam đều sẽ làm thay đổi ở Trung Quốc và do
đó Trung Quốc làm mọi cách để tình hình ở Việt Nam bị hạn chế trong một tình
trạng 'lùng nhùng'.
Ông Xương Hùng nói:
"Vai trò của Trung Quốc ở đây nó khác hản với vai trò của
Nga khó hơn ở Ukraine..., bỏi vì chính lợi ích của Trung Quốc không muốn sự
thay đổi ở Việt Nam, bởi vì bất cứ sự thay đổi nào ở Việt Nam sẽ làm thay đổi ở
Trung Quốc,
"Gần như là chắc chắn sự thay đổi của Việt Nam sẽ dẫn đến
sự thay đổi... do đó giới lãnh đạo Trung Quốc rất muốn giữ và làm mọi cách để
giữ Việt Nam lùng nhùng như hienẹ nay,
"Thì đấy là cái khó khăn cho phong trào dân chủ ở Việt Nam,
bởi vì họ giữ chó giới lãnh đạo ở Việt Nam phục thuộc, rời gần với Trung Quốc
và họ có tể làm mọi cách..."
'Không nghiêng hẳn về
TQ'
"Tuy nhiên trong giới lãnh đạo không hẳn là nghiêng hẳn về phía
Trung Quốc mà không có sự nhìn nhận sang thế giới Phương Tây, ví dụ sự cố gắng
của ta để ký TPP chẳng hạn."
Ông Đặng Xương Hùng
Tuy nhiên, cựu quan chức ngoại giao mới từ bỏ Đảng Cộng sản Việt
Nam và đang xin quy chế tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ cũng cho rằng nội bộ lãnh
đạo ở Việt Nam không hẳn "nghiêng hẳn" về phía Trung Quốc.
Ông Xương Hùng nói:
"Tuy nhiên trong giới lãnh đạo không hẳn là nghiêng hẳn về
phía Trung Quốc mà không có sự nhìn nhận sang thế giới Phương Tây, ví dụ sự cố
gắng của ta (Việt Nam) để ký TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên châu Á - Thái
Bình Dương" chẳng hạn,
"Đó là sự cân bằng giữa Mỹ với Trung Quốc, tuy nhiên chúng
ta vẫn là nước nhỏ, dó đó sự cân bằng này vẫn không thể có một kết quả theo ý
muốn của các nhà lãnh đạo được mà nó lại hay thường rơi vào chuyện càng đẩy các
nhà lãnh đạo gần với Trung Quốc hơn."
Cuối cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật nhân các sự kiện đã đang diễn ra
trong cuộc biến động và khủng hoảng ở Ukraine, cựu quan chức ngoại giao của
Việt Nam đưa ra dự đoán về con đường, quy trình, mô hình cải tổ chính trị có
thể sắp diễn ra tới đây ở Việt Nam.
Ông cũng bình luận về những khả năng thay đổi trong đường hướng,
chiến lược lãnh đạo của Đảng CSVN với kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII sắp diễn ra
vào năm 2016 tới đây.
Mở đầu phần hai cuộc trao đổi với BBC, cựu Vụ trưởng bình luận
về việc liệu tại Việt Nam hiện nay, trong hàng ngũ lãnh đạo có những tên tuổi
nào nổi bật cho cả phe đổi mới, thiên về dân chủ thực sự và những ai đối nghịch
lại với khuynh hướng này.
(Mời quý vị theo dõi Phần Một cuộc trao đổi của ông Đặng Xương
Hùng với BBC Bấmtại đây.)
GIÓ ĐÁY
Cùng một luật tắc như trong sự tân trần đại tạ, các thế hệ, các tầng cấp dần dà và lần lượt hết mỗi tác dụng chủ đạo của mình trong đời sống quốc dân để nhường bước cho mỗi tầng cấp mới. Những cuộc cách mạng dân tộc trên sử Việt, những cuộc cách mạng nào đã chân chính làm đạt được nguyện vọng của dân chúng và làm được đúng đường đi của nòi giống, đều chỉ đo bằng mỗi thế hệ thực tiền tiến và mỗi tầng cấp thật đa số. Trái lại thì khác thế, bởi vì chỉ có những thế hệ thực tiền tiến và những tầng cấp thật đa số mới đủ sức và trí viễn kiến và dũng cảm, đủ huyết tính ra gánh vác công việc lớn lao của thời đại trao cho.
Chỉ có thế hệ thực tiền tiến mới đủ đại biểu được tương lai.
Chỉ có tầng cấp thật đa số mới đủ đại biểu được dân tộc
Tương lai tỏ lộ trong óc mới của thời đại và viễn kiến.
Dân tộc tỏ lộ trong sinh mệnh thực thể của toàn dân và chính nghĩa của kiến thiết. Tiến hóa là làm bằng hai nền tảng điều kiện đó. Cách mạng chỉ tìm được trong hai điều kiện đó một nền tảng và đường đi lịch sử, chính trị đúng chắc và tất thắng.
Thế hệ của thanh niên và tầng cấp 98% của quốc dân Việt chính là đáy tầng dân tộc Việt. Thanh niên bị giày xéo dưới sức nặng của các thế hệ và quốc dân bị lấp láp dưới xây đắp của các đặc quyền, chỉ có thế hệ ấy với tầng cấp ấy chân chính là đáy tầng Việt, tức là sức gốc của Việt.
Làn gió phục hưng dân tộc và thời đại không thổi trên mặt tầng, trái lại chỉ thổi dưới đáy tầng để cuốn dậy làn sóng đáy. Những gió ấy và sóng ấy duy nhất có lực lượng để lật đổ hết thảy những thứ gì trên mặt.
Làn gió đó là làn gió hồn và làn gió Sử.
Ở trong đáy lòng người, nó là gió lòng.
Sự thống trị của dị tộc thành lập ở sự bàn cứ trên mặt tầng với sự thỏa hiệp của đặc quyền. Mạch máu và tâm hồn của nòi giống vì đó tránh mặt tầng và đặc quyền mà trở về đáy gốc.
Sự thống trị của dị tộc thành lập trên sự cằn cỗi của nòi giống. Mạch máu và tâm hồn của nòi giống vì đó tránh hết cằn cỗi mà chìm xuống đáy rễ để nùng nục lên những chồi mới.
Làn gió đáy thẩm thấu suốt đáy tầng của dân tộc.
Người của 40 làm việc cho thời đại 2000 đều đã được thấm thía, cảm thấy một cách sâu sắc và ghê rợn, họ đều rùng mình, và trong sức giác ngộ lớn lao, họ đã đứng dậy mạnh mẽ đến vô địch. Tự tay họ, họ sẽ mở rộng thời đại và sáng rọi văn minh.
Thời đại với văn minh phải tìm lẽ sống với lẽ thật trong những nguyên lý bản thân của sinh mệnh và việc làm. Sinh mệnh là tự thể. Thời đại chỉ là sự kết thành của sinh mệnh. Việc làm là sự giao hỗ phức tạp giữa tự thể với vũ trụ. Nếu muốn đạt tới mỗi hình thái và phương pháp của văn minh nào mặc dầu, chỉ có thể tìm trong việc làm của sinh mệnh những lẽ thắng. Việc làm là biểu hiện của sinh mệnh ra bằng hết cả sức lực vật chất, kết quả hình thức với hiệu dụng mỗi màu, mỗi vẻ cùng tất cả những duyên quả chằng chịt lại của vũ trụ và sử. Tất cả tóm lại là Thực Hiện.
Toàn thể chúng sinh hướng theo một lý tưởng và mục tiêu chung để tiến tới trong đường trường của Thực Hiện đó, cạnh tranh
nhau, đãi lọc nhau và tiến hóa lên. Chỉ có những nòi giống không dày công sinh mệnh với đủ pháp, việc làm, mới chịu lùi bước, bị đè nén và chìm vào diệt vong. Làn gió đáy đã nổi dậy thức tỉnh mọi người bằng những cảm giác đó mà thôi, những cảm giác ấy, nói tóm lại là Thắng Nghĩa. Làn gió đáy mang lại Thắng Nghĩa.
Không gì thổi réo rắt, nghiến rít bằng làn gió
đáy. Nó như thổi hết thảy 5000 năm, tất cả những hơi lạnh người chết và hơi rợn linh hồn của toàn thể thiêng liêng chồng chất trên thứ bực của tiến hóa, đem dồn dập lại mà đánh úp một thế hệ chúng ta. Gió ấy như một chiếc roi thép quất chúng ta dậy, đau buốt tới xương tủy, thấu tận đáy hồn dân tộc và đáy lòng mọi người. Sự Phục Hưng ở đó mà ra, làn gió ấy tự ở đáy Sử mà thổi, sẽ lôi cuốn hết đáy tầng, đoàn kết lại một mặt trận gốc.
Chúng ta sẽ phản tỉnh lại và tự hỏi:"Trải 5000 giống nòi chưa bị diệt vong, phải có một lẽ gì ? và phải có việc gì để mà làm?". Chỉ có những người ở dưới địa ngục mới thực nghiệm thấy cái đau khổ của nòi giống và chúng sinh, người ấy sẽ phản tỉnh mà tìm tòi cái lẽ thực của đau khổ. Chỉ có người ấy mới thực được giác ngộ với áng sáng lớn lao của trí tuệ cảm chiêu. Chỉ có người ấy mới thực nguyện ra cứu vớt nòi giống và chúng
sinh. Chỉ có người ấy làm được việc lớn bằng một sức sinh mệnh lớn lao cảm tự đáy hồn để mà hoàn thành cái đạo lớn cho loài người. Ấy thế, lẽ sống và lẽ thật của Phục Hưng là như vậy.
Những con người của 40 là những con người của cái thế hệ và tầng cấp Việt đáy tầng tự ở dưới áp bức đen dày và nặng nề mà lớn lao lên, cởi mở hết xiềng xích cho mình và phá tan hết những màn tối, quét sạch hết hôi tanh và đánh chết hết thù nghịch.
Những con người ấy vì Tổ Quốc Việt. Tổ Quốc Việt chỉ là một tổ quốc đáng yêu, đáng kính, khi tổ quốc Việt chân chính biểu hiện được lẽ sống và lẽ thật, tất cả lý tưởng và chính nghĩa. Những con người ấy sẽ thực hiện tự mình, xã hội và dân tộc bằng tất cả những hương hồn và chính khí mà làn gió đáy mang đến cho tức là nhân cách và danh dự.
Làn gió đáy thổi.
X. Y. THÁI DỊCH LÝ ĐÔNG A
4822 tuổi Việt (1943)
(Trích trong sách Huyết Hoa)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment