Monday, February 24, 2014

Trí Thức Phải Nói


Tuệ Sỹ: Trí Thức Phải Nói

Tuệ Sỹ 
February 22, 2014
One Bình Luận
2014
 FEB 17 Tuệ Sỹ.300

Kính Thưa Quí Vị,

Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. 

Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà Nước Cộng Sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi, nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. 

Trong số đó có nhiều người bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà nước Việt Nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.

Ở đây, tôi cũng xin bầy tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hòa Lan, trong tình cảm nhân loại đã trực tiếp can thiệp với chính phủ Việt Nam cho tôi được sang thăm viếng đất nước Hòa Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỷ bị bóp nghẹt.

Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.

Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giầu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những tiếp đón niềm nở và linh đình của những nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái “may mắn” khác – nếu cho đó là may mắn – được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là “cặn bã” của xã hội. 

Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những “đổi thay to lớn” của đất nước. Sự chứng kiến đơn giản và dễ hiểu thôi.

Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: “Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp”.

Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ

Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh? Nguyên nhân từ đâu và do ai?

Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng Cộng Sản Việt Nam: “Cán bộ làm sai, đảng trị… Đảng làm sai, đảng sửa.“ Tôi cũng thường xuyên trả lời: Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viễn vông của mình.

Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho “dân tin đảng và đảng tin dân.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù chỉ là tin tưởng giả tạo. Nhưng “dân tin đảng” có nghĩa là thế nào? Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào? Câu trả lời thực tế:

 Cả nước trởthành một nhà tù vĩ đại.

Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính tri. Tôi hy vọng đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách “đại đoàn kết” như xưa, để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.

Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: “đảng Cộng Sản vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định sốphận của dân tộc”(mà là ân nhân hay tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử. 

Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên bảo thủ cho là “rác rưới tư bản”. Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay.

Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định. 

Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với “thần dân” dưới sự cai trị của mình.

Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.
Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.

Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.

Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.

Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ. 

Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do:không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống “vô gia cư” phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.

Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. 

Làm ơn cho nhiều người, nhưng không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau?

Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? 

Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói “lén lút qua mặt chính quyền.” Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước.

Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. 

Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy.

Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.

Trân trọng kính chào quí vị.
Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN
Thiền Sư Tuệ Sỹ


An ninh liên tục nhắm đòn thù vào gia đình Huỳnh Thục Vy — Quang Nam Public Security Forces Attacking The Huynh Family

Huỳnh Thục Vy 
February 22, 2014
0 Bình Luận

Xin quý bằng hữu phổ biến thông tin
cùng với những hình ảnh dưới đây:
Ngày 19 tháng 2 năm 2014, ba tôi ông Huỳnh Ngọc Tuấn và em trai tôi Huỳnh Trọng Hiếu từ Quảng Nam vào Bình Định dự lễ giỗ quốc sư Phước Huệ tại Tổ đình Thập Tháp của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất theo lời mời của Hòa thượng Thích Viên Định.

An ninh Quảng Nam và công an Bình Định phối hợp theo dõi họ từ Quảng Nam đến Bình Định. Ngày giỗ 21 tháng Giêng Âm lịch là ngày lễ quan trọng của Giáo Hội PGVNTN. Hàng trăm công an Bình Định được điều động tới để theo dõi chư tăng và Phật tử ở chùa Thập Tháp, Bình Định.
Chiều ngày 20 tháng 2 năm 2014, xe của thầy Thích Từ Giáo cùng Phật tử Quảng Trị đã đưa ba và em trai tôi về Quảng Nam.

Hơn 3h chiều, xe về tới Tam Kỳ tại đầu đường Thanh Hóa (Nam Quảng Nam), ba và em trai tôi bước khỏi xe định đón xe taxi về nhà thì khoảng 10 tên thanh niên thường phục bịt kín mặt nhảy từ một chiếc xe taxi đã đậu sẵn gần đó ập vào đánh đập túi bụi. Đường Thanh Hóa là một trong hai con đường duy nhất dẫn về nhà tôi.

Ba tôi bị họ túm lại, nhấc lên và ném mạnh xuống đường. Nhưng Huỳnh Trọng Hiếu là người bị đánh nặng nhất. An ninh đánh liên tục vào đầu, mặt, hông và bụng của em trai tôi.

Bị đánh quá bất ngờ và đau đớn nên họ không kịp kêu cứu. Thầy Thích Từ Giáo ra khỏi xe chạy đến kêu cứu thì họ cũng đánh cả thầy. Sau 10 phút đánh đập dã man ba và em trai tôi, nhóm an ninh bỏ đi. Ba và em trai tôi đã ngã quỵ và được xe thầy Thích Từ Giáo đưa về tận nhà sau khi bị đánh.

Hậu quả trực quan ban đầu là ba tôi bị sưng mắt và mặt, bị xay xát khắp người. Em trai tôi bị sưng tím mặt mày, sái quai hàm, đau nhức hông và đau đầu.

Chúng tôi sẽ đưa ba và em trai tôi đi khám bệnh và cập nhật tình trang sức khỏe của họ sau bản tin này.

Chúng tôi không hiểu vì sao gần đây chính quyền liên tục tấn công thành viên gia đình tôi. Chúng tôi đang cảm thấy an ninh và tính mạng gia đình chúng tôi đang bị chính quyền đe dọa nghiêm trọng.
Xin quý bằng hữu chia sẻ thông tin này rộng rãi để bênh vực cho chúng tôi.
Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ ngày 20 tháng 2 năm 2014

2014 FEB 21 HNTUẤN 3002014 FEB 20 HTHIẾU2.300
Quang Nam Public Security Forces Attacked The Huynh Family
Please Help…Please Come to Our Defense!

On February 19, 2014, responding to an invitation by Venerable Thich Vien Dinh, my Father Huyng Ngoc Tuan and my younger brother Huynh Trong Hieu traveled from Quang Nam Province to Binh Dinh Province. The purpose of the trip was to attend a memorial service for the Nationally Recognized and Most Venerable Zen Master Phuoc Hue (1869-1945) at the Ten Stupas Ancestral Pagoda (To Dinh Thap Thap) of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV). (Note: the UCBV is a religious organization dating back to the earliest days of Buddhism in Vietnam. The current communist government in Vietnam doesn’t recognize the UCBV and has vigorously persecuted its members and leaders. The current patriarch of the UCBV, the Most Venerable Thich Quang Do, spent the last three decades in various prisons, hard labor camps and detention facilities. At the present time, he is under house arrest at his monastery in Saigon since 2004.)

The memorial service for Venerable Phuoc Hue on the 21st of January of the lunar calendar is a very important event for the UBCV. Consequently, hundreds of agents from the Public Security Forces were dispatched to follow and monitor the movements and activities of attendees at the event at the Ten Stupas Ancestral Pagoda. These attendees include monks and common people. It was not surprising that Public Security Forces from Quang Nam Province coordinated with their counterparts from Binh Dinh Province to closely follow my father and my brother during their travel.

Traveling by car with Venerable Thich Tu Giao and several Buddhists from Quang Tri Province, My father and brother returned to Quang Nam Province in the afternoon of February 20, 2014.

Around 3 PM, the car in which my father and younger brother were traveling stopped at Thanh Hoa Street, one of the two roads leading to our family home – in the southern section of Quang Nam Province.  to let my father and my brother out so that they could hail a taxi for the ride home, they were jumped on and viciously attacked by 10 or so masked young men in civilian clothes who were hiding inside nearby taxis.

These attackers lifted up and violently threw my father down on the pavement.  Likewise, my younger brother Huynh Trong Hieu was severely beaten. They hit him repeatedly on the head, the face, the sides, and the stomach.

The attacks were so sudden and so painful that both my father and my younger brother were unable to scream for help. When Venerable Thich Tu Giao saw what transpired and rushed out of the car calling for help, he too was assaulted and beaten. The beatings lasted about 10 minutes and then the Public Security Forces fled the scene. Both my father and younger brother, who had crumbled to the ground, were helped to get up and then driven to their house in the same car they came back in with Venerable Thich Tu Giao.

The beating left my father with swollen eyes and faces and bruises all over his body. My younger brother’s face was black and blue all over. His jaw was dislocated. He experienced and is still experiencing head pains and side pains.

We will seek medical treatment for my father and brother and update their health status in a later communication.

We really don’t understand why recently the government is so hell bent on continuously persecuting and attacking members of our family.  We feel that the safety of our family and even our lives are seriously threatened by the government.

Dear friends, please help us spread this news widely and above all, please come to our defense!

Huynh Thuc Vy
Thưa quý bằng hữu,

Lúc 9h 30 tối nay ngày 21 tháng 2 năm 2014, an ninh lại giả dạng côn đồ tạt nước thối và ném gạch đá vào nhà tôi tại đội 1 thôn Phú Quý, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam.

Đây là thời gian sau Tết, ba chị em tôi đều tập trung về ở tại căn nhà nhỏ của cô tôi ở quê. Trong nhà có hai cháu nhỏ, một đứa mới tròn 1 tuổi, đứa kia mới 2 tháng tuổi.

Mùi hôi thối nồng nặc xông lên khắp nhà. Căn nhà chật hẹp giờ bị văng đầy nước thối, không còn chỗ sinh hoạt cho gia đình.

Xin quý bằng hữu sử dụng tối đa hình ảnh được đính kèm dưới đây để mô tả cho độc giả khắp nơi nhìn thấy sống động hành vi hèn hạ này của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Xin chân thành cám ơn.

Kính

Huỳnh Thuc Vy






Dưới đây là hình ảnh cuộc tấn công bằng gạch đá, nước thối nhắm vào nhà gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn và cô Huỳnh Thục Vy vào tối ngày 21/2/2014:

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link