Từ tổng thống thành tội
phạm bị truy lùng
26.02.2014
Viktor Yanukovych đang là kẻ tội phạm bị hệ thống pháp luật Ukraina
truy lùng khẩn cấp, với tội danh chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 80 công
dân trong các cuộc nổi dậy trong tháng 2/2014 này.
Viktor Yanukovych, 64 tuổi , được bầu làm tổng thống của nước Cộng hòa Ukraina trong năm 2010, nhậm chức từ ngày 25/2/2010 và bị Quốc hội phế truất ngày 22/2/2014, với tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 328/450.
Theo tin các hãng thông tấn Pháp và Đức ngày 21/2 Viktor Yanukovych đã rời thủ đô Kyiv đi Kharkiv, một thành phố ở phía đông gần biên giới với nước Nga.
Cũng ngày thứ sáu 22/2 lịch sử ấy, sau khi được trả tự do, bà Yulia Tymoshenko, lãnh tụ khối BUT-Fatherland, bà ra ngay Quảng trường Độc lập ở trung tâm thủ đô và tuyên bố trước hơn 20 vạn quần chúng:’’ Chế độ độc đoán chuyên chế đã sụp đổ". Bà kêu gọi nhân dân giữ vững ý chí đấu tranh, hãy chia nhau ở lại quảng trường lịch sử này và ở các dinh thự quan trọng để tiếp tục cuộc đấu tranh không bạo lực, trước mắt là đến cuộc bầu cử 25/5/2014 sắp tới. Bà tuyên bố sẽ ra ứng cử tổng thống trong dịp này.
Bà Yulia Tymoshenko cũng tuyên bố những kẻ đã đàn áp và gây nên cái chết của hơn 80 người trong những ngày qua phải bị bắt giữ để trả lời trước pháp luật về tội ác giết người của chúng. Một người chịu trách nhiệm chính là nguyên tổng thống Viktor Yanukovych vừa bị phế truất. Từ Kharkiv, Viktor Yanukovych tuyên bố chống lại ‘’cuộc đảo chính phi pháp’’ và vẫn tự nhận là tổng thống hợp pháp. Nhưng ông ta biệt tăm.
Ngày 24 /2 lệnh truy nã Viktor Yanukovych được ban hành, Bộ Công an phát động một cuộc truy lùng trên quy mô lớn. Báo Pháp le Figaro ngày 23/2 cho biết theo tin từ Kharkiv, vào chập tối 22/2 Viktor Yanukovych và một vài bộ hạ đã đi trên 2 xe bọc thép đến sân bay trong vùng và định lên một chiếc mày bay nhỏ để bay sang Nga, nhưng máy bay đã bị ‘’cơ quan quản lý sân bay ngăn chặn không được cất cánh vì họ không có đủ giấy tờ hợp lệ ’’. Sau đó họ lên xe bọc thép đi đâu không rõ.
Nhân dân thủ đô đã kéo vào tư dinh của Viktor Yanukovych, một lâu đài hoành tráng vào loại đặc biệt, có nhiều tài sản quý giá, nhiều đồ cổ, tác phẩm hội họa hiếm, nhiều tượng và cả một vườn thú riêng - tất cả đến nay vẫn được coi là tài sản riêng của Viktor Yanukovych. Quốc hội đã ra quyết định ngôi nhà này từ nay thuộc tài sản nhà nước. Nhiều tốp thanh niên nổi dậy đã chiếm giữ cơ sở này từ đêm 21/2 với ý thức công dân cao, bảo vệ tất cả tài sản được nguyên vẹn cho dù đã có hàng chục vạn người nô nức đến quan sát.
Viktor Yanukovych và bà Yulia Tymoshenko là 2 đối thủ chính trị chính ở Ukraina, theo 2 đường lối đối lập. Ông Yanukovych là lãnh tụ của Đảng các vùng miền (Parti des Régions) , chủ trương gắn bó lâu dài với nước Nga, chủ yếu dựa vào gần nửa nước thuộc các tỉnh phía Đông giáp giới Nga, nhân dân chủ yếu nói tiếng Nga. Nước Nga của ông Putin hết sức yểm trợ, ủng hộ xu hướng chính trị này, còn dùng món nợ lớn lưu cữu của Ukraina và nguồn dầu và khí đốt từ Nga để gây sức ép lớn.
Bà Yulia Tymoshenko, 54 tuổi, chuyên gia kinh tế, nhà kinh doanh, lãnh tụ của liên minh Tổ Quốc (Fatherland), chủ trương có quan hệ bình đẳng với nước Nga, nhưng ngả dần về phương Tây do những giá trị tinh thần về Dân chủ, Nhân quyền, cũng như thế mạnh bền vững về kinh tế - tài chính - thương mại quốc tế. Bà đã từng làm thủ tứơng 2 lần, lần đầu từ 21/11/2002 đến 5/1/2005 , lần sau từ 4/8/2006 đến 18/12/2007. Tháng 10/2011 bà bị kết án kinh tế «làm thiệt hại tài sản quốc gia» và bị tuyên án 7 năm tù giam. Trong tù bà bị đánh đập, tra khảo rất tàn bạo.
Ở giữa 2 thế lực trên là môt loạt các chính đảng nhỏ như Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Đảng độc lập Svoboda, Đảng Xã hội Dân chủ, Đảng Cải cách. Các đảng nhỏ này đang bị phân hóa để gia nhập 2 khối đối lập.
Do thế địa lý - chính trị nên ảnh hưởng của các nước láng giềng trực tiếp của Ukraina rất quan trọng. Ukraina có 4.566 km biên giới, trong đó 1.576 km giáp Nga, 891 km giáp Belarus, còn 428 km giáp Ba Lan, 90km giáp Slovakia, 103 km giáp Hungary, 362 km giáp Romania và 940 km giáp Moldovia.
Hiện Ukraina có hơn 1 triệu dân sống ở nước ngoài , phần lớn là trí thức thanh niên, các nhà kinh doanh rời nước sau khi Liên bang Xô viết tan vỡ, đổi mới về chính trị chập chờn, không rõ ràng, di sản cộng sản còn nặng, rồi rộ lên khi gặp khủng hỏang kinh tế năm 2008. Số di dân này ủng hộ mạnh mẽ xu hướng thân phương Tây.
Tình hình từ tháng 9/2013 đến nay có bước đột biến do tình hình chính trị biến chuyển, tâm lý xã hội có những thay đổi rõ, cán cân so sánh giữa các phe nhóm chuyển động, nạn tham nhũng lan tràn do cung cách cai trị kiểu XHCN – CS vẫn dai dẳng làm lòng dân không yên. Việc hạ tượng Lenin biểu hiện tâm lý đoạn tuyệt với quá khứ. Xu thế ngả sang phương Tây cả về ý thức hệ dân chủ cả về hợp tác kinh tế lên khá mạnh. Đã vậy các nước láng giềng Trung Âu vốn trong phe XHCN dứt khoát với những cung cách cai trị cũ, phát triển ổn định như Slovakia, Romania, đặc biệt là Hungary và Ba Lan có tác động mạnh vào Ukraina. Cả khối Liên minh châu Âu UE chìa tay sẵn sàng chào đón Ukraina gia nhập Liên Minh UE và khối đồng Euro.
Giữa cuộc khủng hoảng của tuần qua, 3 ngoại trưởng Đức, Pháp và Ba Lan đã sang ngay Kyiv thúc đẩy thỏa thuận giữa các phe đối lập, buộc lực lượng đàn áp phải rút hết khỏi quảng trường Độc Lập, dẫn đến cuộc bỏ chạy của Tổng thống Viktor Yanukovych và việc bà Yulia Tymoshenko được trả tự do là một chuyển biến rất cơ bản.
Vấn đề hiện nay là xem nước Nga của ông Putin phản ứng ra sao trước chuyển biến to lớn này ở Kyiv. Sự can thiệp của Nga lúc này xem ra rất hạn chế. Vì chính Nga đang phải đối phó với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền khá mạnh. Ukraina có thể bị phân hóa thành nội chiến giữa 2 vùng Tây và Đông không? Tôi vừa có dịp gặp và trao đổi với 2 vị giáo sư đại học ở Paris vốn là người gốc Ukraina theo dõi chặt tình hình , 2 vị cho biết : « Chính dân phía đông lại chán ghét cung cách cai trị độc đoán thời CS, chính vùng Donbass phía đông là nạn nhân của khủng bố dưới thời Stalin - Beria rất rùng rợn, chúng tôi, cả dân phía đông và dân phía Tây, đều mong muốn có một nước Ukraina mới, dân chủ, phát triển, có nền pháp trị công minh, như là Ba Lan, Hungary và Czech ở rất gần chúng tôi vậy’’.
Số phận của nguyên tổng thống Viktor Yanukovych sẽ ra sao? Tổng thống Nga Putin có tiếp tục công nhận ông ta không? và có cho ông ta cư trú chính trị hay không ? Hay ông ta phải chạy sang một nước nào khác?
Sau Saddam Hussein, sau Muammar Gaddafi, sau Osama bin Laden, lại thêm một tổng thống độc đoán tham nhũng cỡ bự Viktor Yanukovych bị truy lùng trốn chạy. Bản danh sách này chắc sẽ còn dài.
Viktor Yanukovych, 64 tuổi , được bầu làm tổng thống của nước Cộng hòa Ukraina trong năm 2010, nhậm chức từ ngày 25/2/2010 và bị Quốc hội phế truất ngày 22/2/2014, với tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 328/450.
Theo tin các hãng thông tấn Pháp và Đức ngày 21/2 Viktor Yanukovych đã rời thủ đô Kyiv đi Kharkiv, một thành phố ở phía đông gần biên giới với nước Nga.
Cũng ngày thứ sáu 22/2 lịch sử ấy, sau khi được trả tự do, bà Yulia Tymoshenko, lãnh tụ khối BUT-Fatherland, bà ra ngay Quảng trường Độc lập ở trung tâm thủ đô và tuyên bố trước hơn 20 vạn quần chúng:’’ Chế độ độc đoán chuyên chế đã sụp đổ". Bà kêu gọi nhân dân giữ vững ý chí đấu tranh, hãy chia nhau ở lại quảng trường lịch sử này và ở các dinh thự quan trọng để tiếp tục cuộc đấu tranh không bạo lực, trước mắt là đến cuộc bầu cử 25/5/2014 sắp tới. Bà tuyên bố sẽ ra ứng cử tổng thống trong dịp này.
Bà Yulia Tymoshenko cũng tuyên bố những kẻ đã đàn áp và gây nên cái chết của hơn 80 người trong những ngày qua phải bị bắt giữ để trả lời trước pháp luật về tội ác giết người của chúng. Một người chịu trách nhiệm chính là nguyên tổng thống Viktor Yanukovych vừa bị phế truất. Từ Kharkiv, Viktor Yanukovych tuyên bố chống lại ‘’cuộc đảo chính phi pháp’’ và vẫn tự nhận là tổng thống hợp pháp. Nhưng ông ta biệt tăm.
Ngày 24 /2 lệnh truy nã Viktor Yanukovych được ban hành, Bộ Công an phát động một cuộc truy lùng trên quy mô lớn. Báo Pháp le Figaro ngày 23/2 cho biết theo tin từ Kharkiv, vào chập tối 22/2 Viktor Yanukovych và một vài bộ hạ đã đi trên 2 xe bọc thép đến sân bay trong vùng và định lên một chiếc mày bay nhỏ để bay sang Nga, nhưng máy bay đã bị ‘’cơ quan quản lý sân bay ngăn chặn không được cất cánh vì họ không có đủ giấy tờ hợp lệ ’’. Sau đó họ lên xe bọc thép đi đâu không rõ.
Nhân dân thủ đô đã kéo vào tư dinh của Viktor Yanukovych, một lâu đài hoành tráng vào loại đặc biệt, có nhiều tài sản quý giá, nhiều đồ cổ, tác phẩm hội họa hiếm, nhiều tượng và cả một vườn thú riêng - tất cả đến nay vẫn được coi là tài sản riêng của Viktor Yanukovych. Quốc hội đã ra quyết định ngôi nhà này từ nay thuộc tài sản nhà nước. Nhiều tốp thanh niên nổi dậy đã chiếm giữ cơ sở này từ đêm 21/2 với ý thức công dân cao, bảo vệ tất cả tài sản được nguyên vẹn cho dù đã có hàng chục vạn người nô nức đến quan sát.
Viktor Yanukovych và bà Yulia Tymoshenko là 2 đối thủ chính trị chính ở Ukraina, theo 2 đường lối đối lập. Ông Yanukovych là lãnh tụ của Đảng các vùng miền (Parti des Régions) , chủ trương gắn bó lâu dài với nước Nga, chủ yếu dựa vào gần nửa nước thuộc các tỉnh phía Đông giáp giới Nga, nhân dân chủ yếu nói tiếng Nga. Nước Nga của ông Putin hết sức yểm trợ, ủng hộ xu hướng chính trị này, còn dùng món nợ lớn lưu cữu của Ukraina và nguồn dầu và khí đốt từ Nga để gây sức ép lớn.
Bà Yulia Tymoshenko, 54 tuổi, chuyên gia kinh tế, nhà kinh doanh, lãnh tụ của liên minh Tổ Quốc (Fatherland), chủ trương có quan hệ bình đẳng với nước Nga, nhưng ngả dần về phương Tây do những giá trị tinh thần về Dân chủ, Nhân quyền, cũng như thế mạnh bền vững về kinh tế - tài chính - thương mại quốc tế. Bà đã từng làm thủ tứơng 2 lần, lần đầu từ 21/11/2002 đến 5/1/2005 , lần sau từ 4/8/2006 đến 18/12/2007. Tháng 10/2011 bà bị kết án kinh tế «làm thiệt hại tài sản quốc gia» và bị tuyên án 7 năm tù giam. Trong tù bà bị đánh đập, tra khảo rất tàn bạo.
Ở giữa 2 thế lực trên là môt loạt các chính đảng nhỏ như Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Đảng độc lập Svoboda, Đảng Xã hội Dân chủ, Đảng Cải cách. Các đảng nhỏ này đang bị phân hóa để gia nhập 2 khối đối lập.
Do thế địa lý - chính trị nên ảnh hưởng của các nước láng giềng trực tiếp của Ukraina rất quan trọng. Ukraina có 4.566 km biên giới, trong đó 1.576 km giáp Nga, 891 km giáp Belarus, còn 428 km giáp Ba Lan, 90km giáp Slovakia, 103 km giáp Hungary, 362 km giáp Romania và 940 km giáp Moldovia.
Hiện Ukraina có hơn 1 triệu dân sống ở nước ngoài , phần lớn là trí thức thanh niên, các nhà kinh doanh rời nước sau khi Liên bang Xô viết tan vỡ, đổi mới về chính trị chập chờn, không rõ ràng, di sản cộng sản còn nặng, rồi rộ lên khi gặp khủng hỏang kinh tế năm 2008. Số di dân này ủng hộ mạnh mẽ xu hướng thân phương Tây.
Tình hình từ tháng 9/2013 đến nay có bước đột biến do tình hình chính trị biến chuyển, tâm lý xã hội có những thay đổi rõ, cán cân so sánh giữa các phe nhóm chuyển động, nạn tham nhũng lan tràn do cung cách cai trị kiểu XHCN – CS vẫn dai dẳng làm lòng dân không yên. Việc hạ tượng Lenin biểu hiện tâm lý đoạn tuyệt với quá khứ. Xu thế ngả sang phương Tây cả về ý thức hệ dân chủ cả về hợp tác kinh tế lên khá mạnh. Đã vậy các nước láng giềng Trung Âu vốn trong phe XHCN dứt khoát với những cung cách cai trị cũ, phát triển ổn định như Slovakia, Romania, đặc biệt là Hungary và Ba Lan có tác động mạnh vào Ukraina. Cả khối Liên minh châu Âu UE chìa tay sẵn sàng chào đón Ukraina gia nhập Liên Minh UE và khối đồng Euro.
Giữa cuộc khủng hoảng của tuần qua, 3 ngoại trưởng Đức, Pháp và Ba Lan đã sang ngay Kyiv thúc đẩy thỏa thuận giữa các phe đối lập, buộc lực lượng đàn áp phải rút hết khỏi quảng trường Độc Lập, dẫn đến cuộc bỏ chạy của Tổng thống Viktor Yanukovych và việc bà Yulia Tymoshenko được trả tự do là một chuyển biến rất cơ bản.
Vấn đề hiện nay là xem nước Nga của ông Putin phản ứng ra sao trước chuyển biến to lớn này ở Kyiv. Sự can thiệp của Nga lúc này xem ra rất hạn chế. Vì chính Nga đang phải đối phó với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền khá mạnh. Ukraina có thể bị phân hóa thành nội chiến giữa 2 vùng Tây và Đông không? Tôi vừa có dịp gặp và trao đổi với 2 vị giáo sư đại học ở Paris vốn là người gốc Ukraina theo dõi chặt tình hình , 2 vị cho biết : « Chính dân phía đông lại chán ghét cung cách cai trị độc đoán thời CS, chính vùng Donbass phía đông là nạn nhân của khủng bố dưới thời Stalin - Beria rất rùng rợn, chúng tôi, cả dân phía đông và dân phía Tây, đều mong muốn có một nước Ukraina mới, dân chủ, phát triển, có nền pháp trị công minh, như là Ba Lan, Hungary và Czech ở rất gần chúng tôi vậy’’.
Số phận của nguyên tổng thống Viktor Yanukovych sẽ ra sao? Tổng thống Nga Putin có tiếp tục công nhận ông ta không? và có cho ông ta cư trú chính trị hay không ? Hay ông ta phải chạy sang một nước nào khác?
Sau Saddam Hussein, sau Muammar Gaddafi, sau Osama bin Laden, lại thêm một tổng thống độc đoán tham nhũng cỡ bự Viktor Yanukovych bị truy lùng trốn chạy. Bản danh sách này chắc sẽ còn dài.
Lãnh đạo lâm thời Ukraina
cử ông Yatsenyuk làm thủ tướng
26.02.2014
Những nhà lãnh đạo lâm thời của Ukraina đã cử nhân vật đối lập có
tiếng Arseniy Yatsenyuk làm thủ tướng mới của nước này.
Họ công bố đề cử ông Yatsenyuk hôm thứ Tư trước một đám đông lớn
tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kyiv. Quốc hội dự kiến sẽ xem xét đề cử vào
ngày thứ Năm.
Ông Yatsenyuk là cựu bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng kinh tế
thân phương Tây. Một trong những công việc quan trọng đầu tiên của ông là ngăn
nền kinh tế Ukraina khỏi sụp đổ.
Tòa Bạch Ốc cho biết họ ủng hộ mạnh mẽ những nhà lãnh đạo Ukraina
khi họ làm việc để thành lập một chính phủ đa đảng đại diện cho tất cả người
dân Ukraina. Tòa Bạch Ốc gọi một chính phủ đa thành phần cam kết theo đuổi hòa
giải là nền tảng cần thiết cho viện trợ quốc tế.
Ngoại trưởng John Kerry cho biết Mỹ đang cân nhắc 1 tỉ USD bảo
lãnh vay vốn cho Ukraina.
Ông Kerry hôm thứ Tư cũng cảnh báo Nga rằng sẽ là một "sai
lầm nghiêm trọng" nếu can thiệp quân sự tại Ukraina.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh tập quân sự khẩn cấp, bao
gồm ở những khu vực gần biên giới Ukraina.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết cuộc tập trận sẽ
kiểm tra "tính sẵn sàng ứng phó với những tình huống khủng hoảng đe dọa an
ninh quân sự của quốc gia."
Kremlin không nhắc gì tới Ukraina. Nga từng nói sẽ không can thiệp
vào công việc nội bộ của Ukraina. Moskva ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống bị lật đổ
Ukraina Viktor Yanukovych.
Ukraina bị chia rẽ giữa phần phía tây ủng hộ châu Âu và phần phía
đông và nam ủng hộ Nga.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra ở Ukraina khi ông
Yanukovych thoái lui trước một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu để
chọn viện trợ kinh tế từ Nga. Bạo lực leo thang tuần qua và khiến gần 100 người
thiệt mạng.
Các nhà lãnh đạo lâm thời của Ukraina đã giải thể lực lượng an
ninh tinh nhuệ bị cáo buộc thực hiện một số những vụ tấn công chết người biểu
tình.
Cũng vào hôm thứ Tư, đụng độ nổ ra giữa những người biểu tình ủng
hộ Nga và những người ủng hộ chính phủ mới ở thành phố phía nam Simferopol -
thủ phủ bán đảo Crimea của Ukraina.
Khu vực này có dân số chủ yếu là người nói tiếng Nga ủng hộ
Moskva. Nơi đây cũng là nơi cư ngụ của sắc dân thiểu số Hồi giáo Tatar đa phần
chống Nga.
Ukraina: Căng thẳng tăng
cao giữa phe thân Nga và thân Tây phương
26.02.2014
Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn
tập khẩn cấp để kiểm tra tình trạng sẵn sàng ứng chiến của các lực lượng quân
đội ở miền tây và miền trung nước Nga, kể cả các khu vực gần biên giới với
Ukraina.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói cuộc tập trận sẽ quy tụ binh sĩ thuộc các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân.
Mục đích cuộc diễn tập nhằm để thẩm định tính sẵn sàng của các lực lượng quân sự Nga trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng có thể đe dọa an ninh quân sự của quốc gia.
Loan báo hôm thứ Tư được đưa ra giữa lúc những người biểu tình thân Nga đối đầu với những người ủng hộ chính phủ lâm thời thân Tây Phương tại thành phố Simferopol ở miền Nam Ukraina.
Các vụ xô xát nhỏ đã bùng ra giữa hai nhóm biểu tình, một số người đã bị thương trong vụ đụng độ xảy ra trong sân một tòa nhà chính phủ ở thủ phủ khu vực Crimea.
Bán đảo Crimea, nơi có nhiều người nói tiếng Nga ủng hộ Moscow, mặc dù trong vùng này có một nhóm thiểu số người Tatar có lập trường chống Nga.
Hạm đội Hắc Hải của hải quân Nga đặt căn cứ tại vùng duyên hải Crimea.
Hãng tin RIA Novosti của nhà nước Nga hôm nay trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu nói rằng “Moscow đang theo dõi sát những gì đang diễn ra ở Crimea”, và đang đề ra những bước để “bảo đảm sự an toàn” của các phương tiện, cơ sở hạ tầng và kho vũ khí của Hạm đội Hắc Hải.
Hiện đang có nhiều quan ngại là Ukraina, một quốc gia có 46 triệu dân, có thể chia làm hai, giữa khu vực thân Nga ở Đông Ukraina, và khu vực thân Tây phương ở Tây Ukraina, sau nhiều tuần xảy ra biểu tình rộng khắp, đưa đến việc lật đổ Tổng Thống thân Nga Viktor Yanukovych.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói cuộc tập trận sẽ quy tụ binh sĩ thuộc các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân.
Mục đích cuộc diễn tập nhằm để thẩm định tính sẵn sàng của các lực lượng quân sự Nga trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng có thể đe dọa an ninh quân sự của quốc gia.
Loan báo hôm thứ Tư được đưa ra giữa lúc những người biểu tình thân Nga đối đầu với những người ủng hộ chính phủ lâm thời thân Tây Phương tại thành phố Simferopol ở miền Nam Ukraina.
Các vụ xô xát nhỏ đã bùng ra giữa hai nhóm biểu tình, một số người đã bị thương trong vụ đụng độ xảy ra trong sân một tòa nhà chính phủ ở thủ phủ khu vực Crimea.
Bán đảo Crimea, nơi có nhiều người nói tiếng Nga ủng hộ Moscow, mặc dù trong vùng này có một nhóm thiểu số người Tatar có lập trường chống Nga.
Hạm đội Hắc Hải của hải quân Nga đặt căn cứ tại vùng duyên hải Crimea.
Hãng tin RIA Novosti của nhà nước Nga hôm nay trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu nói rằng “Moscow đang theo dõi sát những gì đang diễn ra ở Crimea”, và đang đề ra những bước để “bảo đảm sự an toàn” của các phương tiện, cơ sở hạ tầng và kho vũ khí của Hạm đội Hắc Hải.
Hiện đang có nhiều quan ngại là Ukraina, một quốc gia có 46 triệu dân, có thể chia làm hai, giữa khu vực thân Nga ở Đông Ukraina, và khu vực thân Tây phương ở Tây Ukraina, sau nhiều tuần xảy ra biểu tình rộng khắp, đưa đến việc lật đổ Tổng Thống thân Nga Viktor Yanukovych.
Putin ra lệnh tập trận
khẩn cấp tại miền tây Nga
Tảu chiến Nga tại Sebastopol, vùng Crimée, Ukraian (ảnh chụp 2007)
@wikipedia.org
Anh Vũ
Theo AFP, hôm nay,
26/02/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội tiến hành
khẩn cấp các cuộc tập trận ở miền tây đất nước nhằm kiểm tra lại khả năng chiến
đấu trong bối cảnh tình hình Ukraina đang có những biến động và quan hệ căng
thẳng với phương Tây.
Thông tấn xã Nga Interfax, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serguei Choigu
tuyên bố: "Theo sắc
lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, các lực lượng thuộc quân khu miền tây đất
nước đã được đặt trong tình trạng báo động lúc 14h00 ( 10h giờ quốc tế) hôm nay
(26/2/2014)".
Tại một cuộc họp của Bộ Quốc phòng, ông Choigu thông báo, các cuộc
tập trận sẽ diễn ra trong hai giai đoạn và kết thúc vào ngày 3 tháng Ba. Tham
gia đợt tâp trận này có các đơn vị chỉ huy phòng không và vũ trụ Nga, các đơn
vị lính nhảy dù, các đơn vị không quân có tầm hoạt động xa.
Quân khu miền tây bao gồm vùng lãnh thổ rộng lớn nằm bên biên giới
với Ukraina.
Liên quan đến hạm đội biển Đen của Nga đóng căn cứ tại Crimée, một
khu tự trị thuộc Ukraina, Matxcơva cho biết đã có các biện pháp để bảo đảm an
toàn cho các cơ sở vũ khí, khí tài của Nga. Theo thông tấn xã Nga RIA, Bộ
trưởng Quốc phòng Nga nói rằng: “Chúng
tôi rất chú ý theo dõi những gì đang diễn ra tại Crimée, xung quanh hạm đội
biển Đen”.
Vào lúc mà cuộc khủng hoảng Ukraina đang làm dấy lên căng thẳng
giữa Nga và phương Tây, việc Tổng thống Putin phát lệnh tập trận khẩn cấp lần
này gây sự chú ý đặc biệt.
Liên Hiệp Châu Âu đã kêu gọi Nga để cho UKraina tự chọn đường đi,
sau những biến cố chính trị cuối tuần qua ở nước này. Trong khi đó, Matxcơva
tuyên bố không công nhận chính quyền lâm thời Ukraina. Thủ tướng Nga Dmitri
Medvedev, hôm 24/02, đã nhận định, lợi ích của Nga và các kiều dân của họ ở
Ukraina đang bị đe doạ.
Hôm nay, nhiều cuộc đụng độ ngắn giữa người biểu tình thân Nga và
những người ủng hộ tân chính quyền Ukraina đã xảy ra tại Simferopol, thủ phủ
của khu tự trị Crimée.
Những động thái và tuyên bố của lãnh đạo Nga đã gợi lại bối cảnh
trước cuộc tấn công của quân đội Nga vào Gruzia năm 2008.
Hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond đã có phản ứng,
tỏ lo ngại việc Tổng thống Putin ban hành lệnh tập trận khẩn cấp ở vùng biên
giới với Ukraina.
Ông Putin đối mặt với
những lựa chọn khó khăn trong hồ sơ Ukraina
Tổng thống Ukraina Viktor Ianoukovitch (T) - lúc chưa bị truất phế
- và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin chứng kiến lễ ký kết các văn bản hợp tác của
UB liên chính phủ, Matxcơva, 17/12/2013
REUTERS
Đức Tâm
Các thay đổi chính trị
tại Ukraina, nơi phe thân Châu Âu vừa lên nắm quyền, đã đặt Tổng thống Nga
Vladimir Putin trước những lựa chọn cực kỳ khó khăn. Đối với Matxcơva, chạy đua
với Liên Hiệp Châu Âu để giữ Ukraina trong vòng cương tỏa của mình có nhiều rủi
ro.
Các thay đổi chính trị tại Ukraina, nơi phe thân Châu Âu vừa lên
nắm quyền, đã đặt Tổng thống Nga Vladimir Putin trước những lựa chọn cực kỳ khó
khăn.
Việc Tổng thống Viktor Ianoukovitch bị Nghị viện phế truất làm cho
Nga mất đi một đồng minh chủ chốt cho phép Matxcơva kìm giữ Ukraina trong vòng
ảnh hưởng của mình. Giấc mộng của ông Putin thành lập một không gian kinh tế
rộng lớn, bao gồm các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng
của Trung Quốc và Hoa Kỳ, có thể đổ vỡ tan tành.
Đối với Matxcơva, chạy đua với Liên Hiệp Châu Âu để giữ Ukraina
trong vòng cương tỏa của mình có nhiều rủi ro. Tháng 12 năm ngoái, Nga đã chấp
nhận viện trợ 15 tỷ đô la và giảm 30% giá bán khí đốt cho Ukraina sau khi Tổng
thống Ianoukovitch từ chối ký hiệp định liên kết với Châu Âu. Giờ đây, Matxcơva
khó có thể làm gì hơn thế. Các biện pháp mạnh tay hơn nữa như kiểm soát các
vùng nói tiếng Nga ở phía đông Ukraina, có thể làm dấy lên một cuộc xung đột
nguy hiểm hơn.
Cho đến khi kết thúc Thế Vận Hội Sotchi vào tối hôm qua, Tổng
thống Putin không hề có phát biểu công khai nào về vấn đề Ukraina, cho dù ông
đã điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Trong khi đó, những người biểu tình tại quảng trường Độc Lập, ở thủ đô Kiev, lo
lắng muốn biết xem ông Putin sẽ phản ứng ra sao.
Một người biểu tình ở quảng trường Độc Lập nói với Reuters : « Tất
cả chúng tôi đều biết là ông Putin thích can thiệp. Nếu ông ta quyết định tìm
cách chiếm các vùng như Crimée hoặc các vùng khác ở phía đông, chúng tôi sẽ tới
đó chiến đấu. Chúng tôi không cho phép Ukraina bị phân chia thành hai ».
Tuyên bố này minh họa cho những thách thức to lớn trong hồ sơ
Ukraina, vào thời điểm ông Putin tìm cách cứu vãn thể diện trong ván cờ địa
chính trị đang diễn ra tại Ukraina. Trong ván cờ này, chỉ cách nay vài ngày,
ông Putin vẫn ở thế mạnh và có nhiều khả năng giành thắng lợi. Hôm qua, chính
quyền Washington đã cảnh báo là việc đưa quân Nga vào Ukraina sẽ là « một sai
lầm nghiêm trọng ».
Ukraina đang ở bên bờ vực thẳm về kinh tế. Một trong những phương
tiện mà Matxcơva có thể sử dụng để giữ Kiev trong quỹ đạo của mình là ngừng
viện trợ tài chính. Trong những ngày qua, Nga đã nhiều lần nêu ra khả năng này.
Một biện pháp khác để Nga gây áp lực là nâng mức thuế nhập khẩu đánh vào các
mặt hàng của Ukraina. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Silouanov đã tuyên bố là
đối với viện trợ tài chính 15 tỷ đô la mà Matxcơva đã hứa, khoản giải ngân thứ
hai, trị giá 2 tỷ đô la, sẽ bị đình hoãn cho tới khi có chính phủ mới tại Kiev.
Đáp lại, ông Olli Rehn, ủy viên Châu Âu phụ trách kinh tế và tiền
tệ, hứa sẽ có một khoản viện trợ quan trọng cho Ukraina nếu tân chính phủ nước
này hướng sang phía tây thay vì quay sang phía đông. Còn Ngoại trưởng Anh
William Hague nhấn mạnh: « Nếu có một kế hoạch trợ giúp kinh tế, thì điều cơ
bản là Nga không được làm gì để có thể phá hỏng kế hoạch này ».
Một tín hiệu khác cho thấy Nga bắt đầu phản ứng. Hôm thứ Bẩy,
Matxcơva đã cử dân biểu Alexei Pouchkov, một người trung thành với ông Putin tới
dự cuộc họp của lãnh đạo các vùng nói tiếng Nga, tổ chức tại Kharkiv, miền đông
Ukraina. Các lãnh đạo những vùng này tuyên bố không thừa nhận các quyết định
của Nghị viện Ukraina. Điều này càng làm tăng nguy cơ tan rã Ukraina, nếu ông
Putin có ý đồ sát nhập các vùng phía đông vào Nga. Trong lịch sử, vào năm 1953,
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô, Nikita Khrouchtchev, vốn là người Ukraina,
đã cắt vùng Crimée, trao cho Ukraina.
Nếu Ukraina quay sang hẳn sang Châu Âu, dự án thành lập Liên minh
Âu-Á của ông Putin coi như sụp đổ, vì Ukraina là một thị trường rộng lớn và có
nhiều tài nguyên.
Câu hỏi chính là liệu ông Putin có chấp nhận thất bại nhục nhã này
hay không? Theo giới phân tích, Nga sẽ có phản ứng và không dễ gì để tuột
Ukraina ra khỏi quỹ đạo của mình, bởi vì cho đến nay, Matxcơva vẫn coi đất nước
này là một chư hầu, không hơn không kém.
Khủng hoảng tại Ukraine
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2014-02-26
2014-02-26
Biểu tình tại thủ đô Kiev, Ukraina hôm 19/02/2014.
AFP
Ngoài các nguyên nhân thuộc về địa dư chiến lược của một quốc gia
nằm giữa hai khu vực Đông-Tây của Âu Châu, yếu tố kinh tế có góp phần dẫn tới
cuộc khủng hoảng tại Ukraine và còn giải thích nhiều khó khăn sắp tới của người
dân sau ba tháng đầy biến động vừa qua. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về hồ sơ kinh
tế đó với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa qua cuộc trao đổi do Vũ Hoàng
thực hiện sau đây.
Một hồ sơ phức tạp
Vũ Hoàng: Xin
kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Sau đúng ba tháng biến động khiến gần 90 người
bị thiệt mạng trong các cuộc biểu tình đổ máu, Ukraine đã vừa qua khúc quanh
khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị truất phế và truy nã trong khi Quốc hội xứ
này cố xây dựng hệ thống lãnh đạo mới cho tương lai. Hôm Thứ Hai 24, các giới
chức vừa được trao nhiệm vụ lâm thời cho giai đoạn chuyển tiếp lập tức nói đến
nhu cầu 35 tỷ Mỹ kim để tránh cho xứ sở một vụ khủng hoảng kinh tế nữa. Thưa
ông, 35 tỷ đô la là tương đương với 20% Tổng sản lượng của Ukraine, tức là một
con số không nhỏ. Vì sao lại có chuyện đó, và yếu tố kinh tế có là một phần của
lý do khủng hoảng tại Ukraine hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta mở ra một hồ sơ thuộc loại phức tạp nhất thế giới, và
ngoài các bài toán nan giải thuộc về địa dư, lịch sử và chính trị, thì kinh tế
có góp phần quyết định về sự thịnh suy của Ukraine sau cuộc cách mạng vừa qua.
Vũ Hoàng: Trước
hết, xin ông trình bày cho khán thính giả về bối cảnh của hồ sơ Ukraine.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ukraine có số phận hẩm hiu từ tên nước, nguyên ngữ là "biên
vực", vì lãnh thổ là biên địa của các Đế quốc lớn ở chung quanh, với người
dân đang xây dựng ý thức dân tộc thì bị giằng xé giữa hai sức hút ở hai ngả
Đông và Tây.
Qua năm 2010, tình hình đã khá hơn, với đà tăng trưởng là hơn 4%,
thì khủng hoảng chính trị lại xuất hiện và Ukraine không thể cải cách cơ chế
kinh tế nên bị nguy cơ vỡ nợ cuối năm ngoái.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Có diện tích gấp hai Việt Nam với dân số chỉ bằng phân nửa và lợi
tức cao gấp đôi, Ukraine thật ra là quốc gia giàu tài nguyên và có trình độ dân
trí cao. Khi bị Liên Xô thôn tính sau Thế chiến I, xứ này trở thành Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina của Liên bang Xô viết và đã hứng chịu mọi tai họa
bi thảm trong gần 30 năm, như bị Stalin bỏ đói rồi bị Hitler tàn sát. Từ sau
Thế chiến II, Ukraine mới là nước Cộng hoà giàu thứ nhì của Liên Xô, với nông
nghiệp và công nghiệp thuộc hàng tiên tiến, theo tiêu chuẩn cộng sản. Hai lãnh
tụ Liên Xô là Nikita Kruschev và Leonid Brezhnev đều xuất thân hay tốt nghiệp
từ Ukraine. Tuy nhiên, 70 năm dưới chế độ cộng sản cũng di hại về tư tưởng và
môi sinh cho một vùng đất trù phú. Đến nay nét tiêu cực đó vẫn còn, nhất là ở
khu vực tiếp giáp với nước Nga, tại miền Đông.
Khi Liên Xô bắt đầu tan rã thì dân Ukraine tuyên bố độc lập, vào
Tháng Tám năm 1991. Sau đó kinh tế bị khủng hoảng mất 10 năm để ra khỏi chế độ
tập trung quản lý, mức sống sụt phân nửa và dân số sút giảm vì môi sinh bị hủy
hoại. Mãi đến năm 2000 thì kinh tế Ukraine mới ổn định và tăng trưởng khả quan
là 7% một năm. Nhưng chỉ được tám năm là bị hiệu ứng khủng hoảng toàn cầu năm
2008 nên lại suy sụp mất hơn 15% với thất nghiệp tăng vọt hơn 9%.
Qua năm 2010, tình hình đã khá hơn, với đà tăng trưởng là hơn 4%,
thì khủng hoảng chính trị lại xuất hiện và Ukraine không thể cải cách cơ chế
kinh tế nên bị nguy cơ vỡ nợ cuối năm ngoái. Chính là nguy cơ ấy mới dẫn tới
biến động từ ngày 21 Tháng 11 vừa qua cho đến tuần này.
Vũ Hoàng: Nếu
có thể tóm lược thì hai chục năm qua Ukraina chỉ có bảy năm tốt đẹp. Nhưng thưa
ông vì sao lại có chuyện Ukraine không thể cải cách cơ chế kinh tế nên bị nguy
cơ vỡ nợ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng đấy mới là bài học kinh tế đáng chú ý nhất khi
ta nói về trường hợp của Ukraine.
Phe biểu tình chống chính phủ trên một chiếc xe quân đội ở Kiev,
Ukraine hôm 22/02/2014.
Sau khi giành lại độc lập, Ukraine có cải cách về hình thức trên
nền tảng vẫn xã hội chủ nghĩa. Việc tư nhân hóa hệ thống doanh nghiệp nhà nước
chỉ là xẻ thịt các cơ sở quốc doanh và tạo cơ hội làm giàu cho một số tài phiệt
tham nhũng. Họ cấu kết với hệ thống chính trị để bảo vệ đặc lợi và duy trì sự
lệ thuộc vào kinh tế Nga vì đã từng hội nhập vào kinh tế Xô viết. Đấy là hiện
tượng chung của các nước chuyển hướng theo kinh tế thị trường mà không cải tổ
chính trị cho dân chủ, Trung Quốc hay Việt Nam cũng có tệ nạn đó.
Vì nạn gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004 mà cuộc Cách
mạng màu Da Cam bùng nổ. Nhờ đó, Ukraine có một Hiến pháp và chính quyền tương
đối dân chủ hơn mà chưa cải thiện kinh tế và diệt trừ nạn tham nhũng nên có gây
bất mãn cho dân chúng. Trong bối cảnh chính trị bất lợi đó, có hai biến cố xảy
ra. Thứ nhất là hậu quả của Tổng suy trầm năm 2008 và thứ hai là vì cuộc Cách
mạng Da Cam và xu hướng thân Âu Châu của chính quyền mới mà đầu năm 2009, Nga
gây sức ép về giá khí đốt do Nga bán cho Ukraine và qua lãnh thổ Ukraine cho
các nước Âu Châu. Bên trong, hai lãnh tụ Cách mạng Da Cam lên làm Tổng thống là
ông Viktor Yuschenko và Thủ tướng là bà Yulia Timoshenko lại bất hòa và không
chấn chỉnh nổi hệ thống quản lý vĩ mô nên khủng hoảng kinh tế lên tới cao điểm
năm 2009 rồi mới giảm.
Vũ Hoàng: Như
ông vừa trình bày thì qua năm 2010, Ukraine còn bị một vụ khủng hoảng chính trị
với hậu quả là những khó khăn kinh tế kéo dài cho đến năm ngoái. Câu chuyện rắc
rối này là như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vì sự phân hoá giữa Tổng thống Yuschenko và Thủ tướng Timoshenko
mà ông Viktor Yanukovich, nhân vật thân Nga đã thất cử năm 2004, lại thắng và
lên làm Tổng thống từ cuộc bầu cử năm 2010. Khi lên cầm quyền sau một cuộc bầu
cử tương đối trong sạch, ông Yanukovich lại có ý thâu tóm quyền lực, sửa lại
Hiến pháp 2004, mà không nhân đà phục hồi kinh tế để cải tổ cơ chế vì ỷ vào hậu
thuẫn của các tài phiệt và vây cánh được ban phát quyền lợi. Khủng hoảng chính
trị xuất phát từ đó và triệt tiêu luôn thành quả kinh tế của hai năm 2010 và
2011. Qua năm 2013 thì kinh tế lại lụn bại. Đấy là bối cảnh của ba tháng biến
động vừa qua.
Khi đó, ta nhớ là mỗi khi Ukraine gặp khó khăn kinh tế, như trong
các năm 1998, 2008, 2010 hay 2013, thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đều có dự án yểm
trợ tài chính để giải quyết yêu cầu về chi thu, với điều kiện là phải cải cách
cơ chế kinh tế. Mà ngần ấy dự án viện trợ đều bị gián đoạn vì các chính quyền
nối tiếp tại Ukraine đều không tuân thủ điều kiện của IMF.
Với lãnh đạo Ukraine thì IMF đòi họ làm một cuộc giải phẫu đau đớn
mà không có thuốc mê, trong khi Liên bang Nga lại viện trợ cho họ như người
cung cấp nha phiến. Sự chọn lựa sau cùng thuộc về người dân Ukraine.
Thuốc bổ và thuốc độc
Vũ Hoàng: Ông
vừa nêu một nhận xét thấm thía. Thế thì bên dưới những thống kê và tính toán
của tầng lớp lãnh đạo, quần chúng Ukraine nghĩ sao về thuốc bổ và thuốc độc, và
họ muốn gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin nêu vài chi tiết sau đây để chúng ta suy luận về ý dân.
Người ta cần ổn định thị trường và trấn an dân chúng trong khi
lãnh đạo Ukraine phải làm một cuộc cách mạng thật về chính trị để có một chế độ
dân chủ và lành mạnh hơn.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Ta biết Ukraine là biên địa Đông-Tây của Âu Châu. Phía Tây từng là
lãnh thổ của các Đế quốc Ba Lan hay Hung Áo và người dân tự nghĩ mình thuộc về
Âu Châu, trong khi các tỉnh phía Đông, và phía Nam nếu kể cả Odessa và bán đảo
Crimea được ông Krushchev trả cho Ukraine từ năm 1954, thì thiên về nước Nga,
đa số người dân nơi đây nói tiếng Nga. Sự giằng xé ấy đã có từ cả trăm năm và
các tỉnh phía Tây, nhất là Lviv ở sát Ba Lan, là cái nôi của chủ nghĩa dân tộc
Ukraine, theo tinh thần đề cao ngôn ngữ và nghệ thuật Ukraine, và biệt lập với
nước Nga. Khi Liên Xô tan rã năm 1991 thì cuộc vận động cho độc lập của Ukraine
xuất phát tại đây.
Nhưng từ khi trở thành nước Cộng hoà Xô viết năm 1922, miền Đông
của Ukraine mới là nơi giàu có vì tập trung hệ thống công nghiệp Xô viết. Cho
đến ngày nay, tình trạng đó vẫn còn, với kết quả là lợi tức bình quân của người
dân ở tỉnh công nghiệp hóa nhất miền Đông lại cao gấp đôi lợi tức người dân ở
Lviv là tỉnh kỹ nghệ nhất miền Tây. Cũng vậy, đa số đại doanh nghiệp có tầm cỡ
của Ukraine đều ở tại miền Đông, trong khi các doanh nghiệp loại trung bình và
nhỏ thì phá sản dần từ mấy năm qua và tầng lớp gọi là "trung lưu" bị
thiệt hại nhất là ở miền Tây.
Nói vắn tắt thì dân miền Tây lại nghèo hơn dân miền Đông. Nhưng họ
nghèo mà không hèn vì từ 20 năm nay vẫn đấu tranh để ra khỏi quỹ đạo của Nga,
trở thành một quốc gia độc lập trong hệ thống chính trị dân chủ của Âu Châu.
Trong khi ấy, ta không quên rằng cơ quan IMF, hay các nước Tây phương, lại đặt
ra những điều kiện cải cách khắt khe về kinh tế lẫn chính trị như đòi giải phẫu
mà chẳng có thuốc mê.
Ngược lại, cần nói thêm cho công bằng, là dân miền Đông nói chung
cũng chẳng muốn xé đôi xứ sở để thành một tỉnh của Nga. Đám tài phiệt và các
đại gia ở trên cùng, tại thủ đô Kiev và các tỉnh miền Đông, có thể muốn trục
lợi cho mình nhờ làm ăn với tài phiệt Nga chứ họ chẳng thể chủ trương sát nhập
vào Liên bang Nga vì sẽ lập tức bị phản đối.
Vũ Hoàng: Khi
ấy ta mới trở lại biến động ngày nay vì nó khởi đi từ một quyết định của ông
Yanukovich vừa bị truất phế. Phải chăng biến động bùng nổ cũng vì sự chọn lựa
Đông Tây đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi lại xin nhắc về bối cảnh quốc tế của vụ này dù là nó khá rắc
rối.
Là một nạn nhân chết kẹt giữa Nga và Đức, Ba Lan rất thông cảm với
hoàn cảnh Ukraine nên từ năm 2009 đã đề nghị Liên hiệp Âu châu mở ra kế hoạch
gọi là "Kết ước Miền Đông" để lôi kéo các nước Đông Âu và Trung Âu về
phía Âu Châu, trong đó dĩ nhiên là có Ukraine. Các nước Âu Châu tiến hành kế
hoạch đó và thương thảo Hiệp định Hợp tác Ngoại thương với Ukraine. Năm ngoái,
Quốc hội Ukraine cũng bỏ phiếu ủng hộ việc thương thuyết này.
Đụng độ giữa đoàn biểu tình với cảnh sát tại thủ đô Kiev của
Ukraina hôm 20/02/2014, khiến ít nhất 25 người thiệt mạng.
Phía bên kia, Tổng thống Vladimir Putin của Nga thì có kế hoạch
khác. Là thiết lập Liên minh Quan thuế Âu Á làm lực đối trọng với Liên hiệp Âu
châu. Do Nga lãnh đạo, Liên minh này gồm các nước Đông Âu trong quỹ đạo Xô viết
cũ qua tới Trung Á và Viễn Đông, kể cả Trung Quốc và Việt Nam, với tiêu chí
hình thành là vào năm 2015. Trong một chương trình hồi Tháng Chín năm 2012,
chúng ta đã đề cập tới chuyện này.
Cơ sự bùng nổ hồi Tháng 11 năm ngoái, khi Tổng thống Viktor
Yanukovich đơn phương từ chối ký kết Hiệp định Ngoại thương đã bàn thảo và
chuẩn bị ký kết vào ngày 21 tháng đó tại Vilnius. Vào lúc cùng quẫn đó, Liên
bang Nga lại hứa viện trợ cho Ukraine 15 tỷ đô la. Vì vậy, sinh viên đã trước
tiên biểu tình phản đối rồi các lãnh tụ đối lập đều tham gia với sự ủng hộ của
các nước Âu Châu và cả Hoa Kỳ.
Nhưng từ thủ đô Kiev cuộc biểu tình đã lan rộng qua năm sáu tỉnh
khác vì người dân không chỉ phản đối sự chọn lựa của Yanukovich mà còn bất mãn
về nạn tham ô, chuyên quyền và về tình hình kinh tế. Khi Chính quyền Yanukovich
ra lệnh đàn áp và có máu đổ trong tiếng súng nổ thì biểu tình bạo động đã biến
thành cách mạng. Quốc hội Ukraine nhân danh Hiến pháp 2004 và còn đi xa hơn bản
Hiếp pháp để truất phế và truy nã Tổng thống, với lá phiếu ủng hộ của đảng cầm
quyền của chính ông Yanukovich.
Vũ Hoàng: Thưa
ông, kết quả là chính quyền lâm thời đang đối diện với nguy cơ khủng hoảng kinh
tế và cần 35 tỷ đô la để giải quyết những yêu cầu tài chính cấp bách nhất vì dự
trữ ngoại tệ của Ukraine bị hao hụt và xứ này có thể vỡ nợ. Rồi đây thì tình
hình sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng các nước trong cuộc, từ Liên bang Nga đến Âu
châu đều muốn tránh một cuộc khủng hoảng, nội chiến và xung đột ngay giữa Âu
Châu. Âu Châu cũng khôn ra mà không đòi Ukraine phải làm một cuộc giải phẫu, dù
là có thuốc mê cho đỡ đau. Người ta cần ổn định thị trường và trấn an dân chúng
trong khi lãnh đạo Ukraine phải làm một cuộc cách mạng thật về chính trị để có
một chế độ dân chủ và lành mạnh hơn.
Không mấy ai lạc quan về tình hình Ukraine trong những ngày tháng
tới, riêng tôi thì có khi lại nói ngược. Tôi chú ý đến một hiện tượng không có
trong các biến động từ 1991 đến nay, đó là sự hình thành của xã hội dân sự. Khi
chính quyền nhiều nơi tan rã, không còn công an hay cảnh sát và cả lãnh đạo địa
phương, người dân tự động đứng ra lo việc cứu thương, chữa cháy, bảo vệ trật
tự, tính mạng và tài sản của cả khu phố. Khi nói đến viện trợ và cải cách kinh
tế, có lẽ nên chú ý đến việc xây dựng xã hội dân sự từ dưới lên. Chính quyền
tương lai của Ukraine sẽ từ đấy mà ra.
Vũ Hoàng: Xin
cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Ukraine: Giải tán lực lượng chống biểu tình
DienDanCTM – 26/2/2014
Lực lượng cảnh sát Berkut
|
Ngày hôm nay, chính phủ lâm thời nước Ukraine đã lấy một quyết định táo bạo khi tuyên bố giải tán lực lượng đặc nhiệm chống biểu tình có tên là Berkut bị coi là đã nổ súng vào người dân trong những ngày diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ của Tổng Thống Viktor Yanukovych.
Quyền Bộ Trưởng Nội Vụ
Ukraine là ông Arsen Avakov, là người công bố quyết định nói trên. Trước đó,
chính ông Avakov đã đề nghị quốc hội Ukraine điều tra hành động đàn áp biểu
tình của lực lượng Berkut nói trên. Lực lượng Berkut được phép sử dụng lựu đạn
cay và đạn cao su trong việc trấn áp biểu tình. Tuy nhiên, phe đối lập nói rằng
nhiều người biểu tình đã bị thiệt mạng vì đạn thật, là điều mà lực lượng Berkut
bác bỏ. Lực lượng Berkut cũng đã từng được dùng để trấn áp Cách Mạng Cam tại
Ukraine năm 2004. Lực lượng Berkut bao gồm khoảng từ 4 ngàn tới 5 ngàn cảnh sát
chống bạo động tinh nhuệ.
Trong tuần qua, những
cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát tại thủ đô Kiev đã khiến 82 người
thiệt mạng bao gồm khoảng 1 chục cảnh sát.
Ngày hôm qua, trước khi
Berkut bị giải thể, tại quảng trường Độc Lập ở Kiev đã diễn ra một quang cảnh
lạ lùng là một nhóm cảnh sát chống bạo động đã tự quỳ gối xin lỗi những người
biểu tình về những hành động trấn áp của những đồng nghiệp của họ đã khiến cho
nhiều người thiệt mạng./.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment