BÙI
HẰNG – MỞ ĐẦU CHO MỘT CUỘC TRANH ĐẤU MỚI
Theo Người buôn gió
Ảnh: Free
Bui Thi Minh Hang
Công an Vấp Lò, tỉnh Đồng Tháp đang ra quyết
định khởi tố Bùi Thị Minh Hằng về ” cản trở giao thông ”. Không cần phải suy
nghĩ nhiều, tất cả người quan sát đều biết đó là một cái bẫy dựng lên để cáo
buộc Bùi Hằng.
Sự việc xảy ra khi
nghe tin gia đình Nguyễn Bắc Truyển bị khó khăn do chính quyền đến khủng bố gia
đình anh. Bùi Hằng và một số bạn bè cấp tốc lên đường với mục đích đến nhà
Truyển để chia sẻ.
Với mục đích nôn nóng mau mau đến hiện
trường, không lẽ gì trên đường đi tốp người này bỗng nhiên lăn ra đường để cản
trở giao thông. Nhất là lăn ra giữa đường ở một chỗ tỉnh lẻ. Nếu đã chủ ý ngăn
cản giao thông thì họ không phải đi xa đến thế để cản trở giao thông con đường
tỉnh lộ của một tỉnh lẻ . Họ có thiếu gì chỗ trên đường quốc lộ đông người qua
lại để làm điều đó. Nhất là trên quãng đường đi dài như vậy?
Công an huyện Lò Vấp khởi tố bắt giam Bùi Thị
Minh Hằng. Vở kịch này đã được con trai của Bùi Thị Minh Hằng, một thanh niên
ngoài 20 tuổi cũng đọc được chứ chả cần đến người lớn. Bùi Thị Minh Hằng cái tên
từng gây chấn động ở những thành phố đầu não đất nước, tại sao một huyện của
tỉnh lẻ dễ dàng bắt và khởi tố chị nhanh gọn như vậy.
Người ta làm có chủ ý, làm ở tỉnh lẻ để sự
việc diễn ra tại đó, xử lý tại đó. Nơi xa xôi sẽ khiến cho gia đình, bạn bè khó
có thể đến đó theo đuổi kiện cáo, đấu tranh đòi hỏi. Và nếu có thì cuộc đàn áp
sẽ diễn ra khốc liệt, tránh được tai mắt của các phóng viên quốc tế vốn chỉ
quen thuộc với địa bàn lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh. Tin tức sẽ bị cô lập,
phong tỏa dễ dàng như nhưng cuộc đàn áp xảy ra ở những tỉnh lẻ Trung Quốc.
Hôm nay trên FB của mình, Trần Bùi Trung, cậu
con trai của Bùi Thị Minh Hằng đã xác quyết cuộc đấu tranh công lý cho Bùi Thị
Minh Hằng sẽ được Trung triển khai ở Hà Nội. Không đi vào những đơn từ theo
đuổi với bộ máy pháp luật như công an, tòa án, viện kiểm sát mất thì giờ bởi
những hứa hẹn khiến người ta phải đi đi về về chờ đợi. Trần Bùi Trung quyết
định sẽ gia nhập hội dân oan ở Hà Nội để đấu tranh cho mẹ mình trước những văn
phòng quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ.
Đương nhiên khị sự có mặt của con trai Bùi
Thị Minh Hằng ở trong những tốp dân oan ngày càng đôngở Hà Nội kia sẽ thu hút
dư luận nhiều hơn. Ít nhất hàng ngày sẽ có hàng chục phóng viên tự do đến đưa
tin, hình ảnh về các hoạt động đòi công lý cho mẹ của Trần Bùi Trung. Tất nhiên
các tốp dân oan cũng có dịp bày tỏ oan khiên của mình với dư luận. Một cuộc
chiến thông tin sẽ diễn ra gay gắt, cập nhật hàng ngày…
Âm mưu dùng tỉnh lẻ như Đồng Tháp để cô lập
sự đấu tranh cho Bùi Thị Minh Hằng chắc hẳn sẽ thất bại.
Chỉ còn một âm mưu cô lập khác là tác động
vào những nhóm đấu tranh để rỉ tai tuyên truyền như kiểu đã từng làm với nhiều
người đấu tranh khác, những luận điệu như Bùi Hằng có ” vấn đề đảng phái” hay ”
vấn đề tiền nong” hoặc thích chơi trội gì gì đó sẽ tác động vào sự đố kỵ của
một số người có tiếng là ” đấu tranh ”. Mục đích phân hóa tư tưởng của những
người muốn đấu tranh tự do cho Bùi Thị Minh Hằng. Hôm nay chúng ta chứng kiến
nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn đã phải xót xa tuyên bố ngừng viết, ngừng đấu tranh.
Chắc hẳn không phải vì ông sợ, ông đã trải mười năm tù ngục, vợ mất, con thơ bơ
vơ. Không lẽ gì ngày hôm nay ông sợ hãi sự trấn áp của chính quyền. Điều mà ông
sợ những người đấu tranh khác đã bàng quan trước cảnh gia đình ông bị đánh đập,
khủng bố thì đúng hơn. Nếu chúng ta hiểu được tâm trạng của gia đình Đỗ Thị
Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Tạ Phong Tần cũng đã từng bị những lời xì xầm từ
những nhà ” đấu tranh” như họ có ” vấn đề đảng phái, tiền nong, động cơ này nọ
” . Chúng ta sẽ hiểu được tâm trạng gia đình Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy.
Và tất nhiên thì Bùi Thị Minh Hằng sẽ không
bị rơi vào cái bẫy cô lập dư luận như vậy, âm mưu này cũng sẽ thất bại.
Sự lựa chọn của Trần Bùi Trung ở Hà Nội ít
nhiều sẽ né tránh được sự cô lập tuyên truyền này. Bởi Hà Nội với Bùi Thị Minh
Hằng có quá nhiều đồng đội, anh chị em, bạn bè. Sự cố bài viết của Nguyễn Quang
A hay Lã Việt Dũng về Bùi Thị Minh Hằng chỉ là sự góp ý, chứ nó không phải là
sự chia rẽ hay đố kỵ như những luận điệu khác. Nếu chúng ta nhìn Bùi Thị Minh
Hằng âm thầm, bền bỉ đi phát tài liệu nhân quyền, không hề có sự nóng giận va
chạm không cần thiết. Chúng ta mới hiểu Bùi Thị Minh Hằng không phải là người
nôn nóng như chị thể hiện. Mà những hành động phản đối gay gắt ấy chỉ diễn ra
khi sự việc không còn phương án nào khả dĩ hơn.
Sắp tới khi Trần Bùi Trung ra Hà Nội sẽ cần
đến sự hỗ trợ về truyền thông, quan tâm của anh em trong nước. Đặc biệt là khu
vực Hà Nội và những vùng lân cận. Cũng cần đến hỗ trợ cho cháu ăn nghỉ trong
những ngày đấu tranh đòi công lý cho mẹ. Thiết nghĩ hai việc này đều không khó
khăn đối với anh em trong nước và đồng bào hải ngoại. Mọi cản trở về đăng ký
tạm trú từ phía nhà cầm quyền đối với Trần Bùi Trung tại Hà Nội sẽ là những sự
kiện truyền thông mà chính phía chính quyền tạo nên.
Thật đáng tiếc cho nhà cầm quyền khi phải đối
diện với một cuộc đấu tranh lẽ ra không nên có.
Người Buôn Gió
Đại diện phái đoàn dân sự Việt Nam bị CA bắt
mất tích tại sân bay
Tâm Sự cuả Peter Lâm Bùi
Tâm sự của Bùi Tuấn Lâm (Peter Lâm Bùi) trước
giờ về Việt Nam: "tôi sẽ không bao giờ sợ hãi, và tôi tin các bạn cũng vậy"
CTV Danlambao - Một đại diện của phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam là anh Bùi Tuấn Lâm(Peter Lâm Bùi) đã bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất câu lưu sau khi đáp chuyến bay từ Manila về đến Sài Gòn vào lúc 08:30, sáng ngày 24/2/2014.
Được biết, khi máy bay vừa đáp xuống sân bay,
Lâm có gọi điện thoại cho người quen để thông báo. Tuy nhiên, đến trưa cùng
ngày, bạn bè có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất vẫn không đón được Lâm. Khả năng
gần như chắc chắn là anh đã bị công an bắt đi mất tích.
Bùi Tuấn Lâm sinh năm
1984, quê tại Đà Nẵng, là một thành viên rất năng động của nhóm No-U Sài Gòn.
Hồi tháng 2 vừa qua, anh đại diện cho phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam sang Geneva
để vận động quốc tế trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng
nhân quyền Việt Nam.
Sang đến ngày 17/2, Bùi
Tuấn Lâm cùng với người dân Việt Nam và Phillipines đã tổ chức buổi lễ Tưởng
niệm Chiến tranh Biên Giới 1979 trước tòa đại sứ quán Trung Quốc tại Manila.
Hiện nay, đông đảo các blogger tại Sài Gòn đã có mặt tại sân
bay Tân Sơn Nhất để chào đón sự trở về của Lâm sau chuyến đi vận động cho nhân
quyền Việt Nam.
Bùi Tuấn Lâm tại phiên
điều trần UPR
Trong một đoạn video clip được ghi trước khi trở về Việt Nam, Bùi Tuấn Lâm gửi đi những thông điệp thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ:
"Lúc các bạn đang
xem video clip này, chắc chắn tôi đang bị an ninh bộ công an tại sân bay cửa
khẩu Tân Sơn Nhất câu lưu. Tôi không biết đến khi nào người ta sẽ thả tôi ra,
nhưng điều đó không quan trọng.
Tôi biết lần này về chắc
chắn tôi sẽ bị bắt, cho dù tôi không làm điều gì sai cả... Nhưng tôi sẽ không
bao giờ sợ hãi, và tôi tin các bạn cũng vậy.
Nếu tôi không
ra được sớm, xin những người anh em của tôi hãy làm dùm những việc sau:
- Tự do cho Bùi Hằng
- Tự do cho người yêu
nước
- Tự do cho Dân tộc Việt
Nam
Và nếu được, tự do cho
cả tôi nữa!
...Xin ba mẹ hãy vui vẻ. Dù có điều gì đi chăng nữa, hãy tin rằng
con luôn luôn có Thiên Chúa ở bên cạnh."
* Tiếp tục cập nhật
* Tiếp tục cập nhật
Ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy
viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu biệt thự?
Trần Tiến Công (Báo Người Cao Tuổi) - Trang THƯ GIÃN CUỐI TUẦN kì này trân
trọng kính mời bạn đọc “chiêm ngưỡng” một số hình ảnh về “của nổi” là những
dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn
Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP). Ngoài
một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai
một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 héc-ta) tại xã Sơn Đông, TP
Bến Tre.
Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây
dựng một biệt dinh hoành tráng (ảnh 1) và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ (ảnh 3),
nghe nói có cả tốp thợ Nam Hà thi công nhiều tháng qua. Những căn nhà gỗ thuộc
nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt. Nguồn tin từ một số cán bộ ở
TTCP và cán bộ ở Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là
phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người
thân đang quản lí, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ
chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng, v.v…
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn
viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình”
của ông Trần Văn Truyền màu sắc như sơn son thếp vàng.
Nhà gỗ nhìn từ phía bên hông, “dự án gia đình”
ông Truyền phía trong có 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ, đều lợp ngói đỏ.
Một góc dinh thự chính.
Căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho
ông Trần Văn Truyền lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre
rộng 300m2 vốn đây là trụ sở Hội VHNT tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông
Trần Văn Truyền nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.
Ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa
Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre gia đình ông Truyền vẫn cho thuê.
Thông tin thì nhiều, có thể chưa đầy đủ hoặc có
chi tiết chưa chính xác, song những tấm ảnh mà độc giả mục sở thị trong trang
này là hiện thực nhãn tiền.
Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh
chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều,
người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành “tấm gương” cho cấp
dưới. Chỉ ví dụ một trường hợp ông Lê Sỹ Bảy, Phó Vụ trưởng Vụ I TTCP có 6 nhà
như Báo Người cao tuổi đã đưa tin.
Bài và ảnh Trần Tiến Công
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment