Saturday, March 1, 2014

Philippines mời Việt Nam và Malaysia cùng kiện Trung Quốc về Biển Đông


PHILIPPINES - BIỂN ĐÔNG - 
Bài đăng : Thứ sáu 28 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 28 Tháng Hai 2014

Philippines mi Vit Nam và Malaysia cùng kin Trung Quc v Bin Đông

Người dân Philippines biểu tình phản đối Bắc Kinh chiếm bãi Scarborough trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại  Manila.
Người dân Philippines biểu tình phản đối Bắc Kinh chiếm bãi Scarborough trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila.
Reuters

Trọng Nghĩa  RFI

Trên nguyên tắc, ngày 30/03/2014 là hạn chót để Philippines đệ trình trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc các luận chứng pháp lý và bằng chứng trong vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông.

Vào hôm qua, 27/02/2014, Trưởng nhóm luật gia của Philippines đã đích danh kêu gọi Việt Nam và Malaysia cùng với một số nước có tranh chấp khác góp sức với Philippines trong vụ kiện các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp củaTrung Quốc tại Biển Đông.

Nhân một diễn đàn về tranh chấp Biển Đông tổ chức tại Manila, Trưởng nhóm luật sư của Philippines, ông Francis Jardeleza thẩm định rằng Malaysia, Việt Nam và hai nước khác có thể cùng với Philippines tham gia vụ kiện chống lại Trung Quốc, hoặc nộp những đơn kiện riêng. Đối với người đứng đầu các luật sư Philippines, chỉ có trên đấu trường pháp lý quốc tế mà các nước nhỏ mới có cơ hội để bảo vệ lãnh thổ của mình một cách hòa bình, chống lại siêu cường châu Á là Trung Quốc.

Xin nhắc lại là trong một động thái được xem là táo bạo, vào tháng Giêng năm 2013, Philippines chính thức đưa vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Vụ kiện được khởi động vài tháng sau khi Bắc Kinh dùng sức mạnh mặc nhiên chiếm bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Philippines yêu cầu Tòa án Trọng tài phán xét về đòi hỏi chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc trên khoảng 80 phần trăm diện tích Biển Đông, dựa theo tấm bản đồ hình lưỡi bò do chính Trung Quốc vẽ ra. Bắc Kinh dĩ nhiên đã không chấp nhận vụ kiện, nhưng các thủ tục tố tụng vẫn được tiến hành, đúng theo luật lệ quốc tế. 
Đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ phương hại cho Philippines mà còn đụng chạm đến cả Việt Nam, Malaysia, Brunei. Thậm chí một phần lãnh hải của Indonesia vùng Natuna cũng bị đường lưỡi bò của Trung Quốc gặm nhắm.

Phát biểu với các phóng viên báo chí, ông Jardeleza thừa nhận rằng ông không biết là Bộ Ngoại giao Philippines đã có chính thức mời Việt Nam và Malaysia cùng tham gia vụ kiện hay không, nhưng bản thân ông và Bộ Ngoại giao Philippines đều hết sức hoan nghênh việc hai láng giềng thân hữu này cùng tiến bước với Philippines. 

Về phần mình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez không xác nhận hay phủ nhận việc mời Malaysia và Việt Nam tham gia vụ kiện Trung Quốc. Khi được hỏi, ông Hernandez chỉ nói rằng : « Các nước sẽ có quyết định trên vấn đề này tùy theo quyền lợi của quốc gia họ, và Philippines sẽ tôn trọng mọi quyết định của họ ». 

Khi được hỏi về tác động khi được Việt Nam và Malaysia cùng tham gia vào vụ kiện, ông Jardeleza xác nhận rằng việc đó sẽ « rất hữu ích » Đối với ông, « không phải là tai họa nếu hai nước này vắng mặt, nhưng nếu có thêm bạn bè cùng đi kiện với mình thì điều đó sẽ hữu ích ». 

Đây là lần đầu tiên mà vị Luật sư trưởng của Philippines công khai nói đến vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc. Cho đến nay, chỉ một mình Philippines là dám kiện Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Philippines, Việt Nam, qua lời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, từng lên tiếng ủng hộ vụ kiện này vào tháng 08/2013.

Mới đây, Manila đã được hậu thuẫn công khai của các quan chức đầu ngành ngoại giao Mỹ như Ngoại trưởng Kerry hay Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách châu Á Thái Bình Dương Daniel Russel.


TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG - 
Bài đăng : Thứ sáu 28 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 28 Tháng Hai 2014

Trung Quc ci chính thông tin v vùng phòng không

Trung Quốc không loại trừ khả năng thiết lập các vùng phòng không khi cần thiết. Một góc bản đồ Biển Đông.
Trung Quốc không loại trừ khả năng thiết lập các vùng phòng không khi cần thiết. Một góc bản đồ Biển Đông.
Google

Trọng Nghĩa  RFI

Sau Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua, 27/02/2014 đến lượt Bộ Quốc phòng nước này lên tiếng (gọi là) « cải chính » nguồn tin được tiết lộ gần đây, theo đó Không quân Trung Quốc đã có kế hoạch thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Cách cải chính của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không khác lập luận của Bộ Ngoại giao, cho rằng trước mắt thì không, nhưng trong tương lai thì Bắc Kinh vẫn có quyền tiến hành việc này.

Theo các nguồn tin báo chí Trung Quốc, trong buổi họp báo hàng tháng, ông Dương Vũ Quân (Yang Yujun), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng vấn đề thiết lập một vùng nhận dạng phòng không tùy thuộc vào mức độ của mối đe dọa đến từ bầu trời, điều mà Bắc Kinh không thấy tại Biển Đông.

Đối với một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, điều cần ghi nhận là « Trung Quốc đang tin tưởng vào sự ổn định của tình hình Biển Đông nói chung, và quan hệ giữa Trung Quốc với các nước bao quanh vùng biển này ».

Thế nhưng, theo ông Dương Vũ Quân, Trung Quốc không loại trừ khả năng thiết lập các vùng phòng không khi cần thiết : « Là một quốc gia có chủ quyền, Trung Quốc có quyền thành lập các khu vực phòng không ».

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra những nhận định kể trên khi trả lời câu hỏi về vụ tờ báo Nhật Asahi Shimbun gần đây đã trích dẫn nguồn tin từ nhiều quan chức Trung Quốc cho biết là Trung Quốc đã phác thảo kế hoạch thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không trên Biển Đông, tương tự như họ đã làm trên Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm ngoái.

Đối với Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rõ ràng nguồn tin trên là tin vịt, do các thành phần cực hữu Nhật Bản tung ra để đánh lạc hướng dư luận. 

Điều đáng ghi nhận là chính Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân, ngày 23/11/2013 vừa qua, đã tuyên bố rằng « Trung Quốc sẽ thiết lập những vùng nhận dạng phòng không khác vào thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất công cuộc chuẩn bị ».

Chính tuyên bố này, cộng thêm với phát biểu tương tự của ông Tần Cương, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã làm dấy lên các phản ứng dữ dội, từ phía Mỹ, Nhật, Úc, cho đến một số nước Đông Nam Á, đi đầu là Philippines.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link