Friday, January 23, 2015

Làm thế nào Khai tử chế độ

 

Làm thế nào để đất nước thoát khỏi màn đêm toàn trị, tiến vào rạng đông dân chủ?

Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.1: Mâu thuẩn trong nền tảng lý thuyết)



image





Preview by Yahoo


















Âu Dương Thệ (Danlambao) - Mặc dầu Hội nghị Trung ương (HNTU) 10 đã phải hoãn 2-3 tháng, mãi tới đầu tháng 1.2015 mới họp được. Việc này khiến cho trong năm 2014 chỉ có một HNTU, như vậy là vi phạm cả Điều lệ đảng qui định mỗi năm tổ chức 2 HNTU. Tuy nhiên Hội nghị này vẫn không thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất trong việc lập ra một đề án nhân sự cấp cao nhất cho Đại hội (ĐH) 12 được sự đồng ý của đa số. Chính vì thế từ trong diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng tới Thông báo của Hội nghị này đều không dám nói tới kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và việc đề cử bổ túc giới thiệu nhân sự vào các chức vị trong Bộ chính trị và Ban bí thư cho khóa tới. Mặc dù ông Trọng đã từng tuyên bố kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được công bố trước dư luận!

Lý do chính của việc không dám công khai hai việc trên là vì không đạt được một đồng thuận cả trong Bộ chính trị lẫn Trung ương đảng. Họ sợ nếu công bố kết quả hai việc trên ra thì như vạch áo cho người xem lưng, dư luận của nhân dân về họ sẽ càng xấu hơn. Nhưng chính việc cố tình bưng bít các quyết định quan trọng trong đảng chỉ chứng minh rõ ràng thêm, giữa một vài người có quyền lực cao nhất đã không còn coi nhau là đồng chí nữa, mà đã coi nhau là kẻ thù. Vì thế Trung ương đảng đã chia rẽ thành những bè phái đứng sau những người này đánh phá lẫn nhau và giành giựt ghế trong Đại hội 12. Thậm chí họ đã và đang phỉ báng và bôi xấu nhau công khai trên một số mạng điện tử do họ giật dây, hoặc lợi dụng các tờ điện tử Cộng sản, Chính phủ, Công an, Quân đội nhân dân... để tìm cách lôi kéo bè đảng và chống phá lẫn nhau. Những hành động này cho thấy, sự tham quyền và tham tiền của những người cầm đầu toàn trị đang biến ĐCS thành như một con bệnh đã rơi vào thời kì bất trị! Sự tranh giành quyền-tiền rất trắng trợn diễn ra trên lưng nhân dân và trước nguy cơ xâm lấn của Bắc Kinh!

Thực ra tình hình rất xấu của HNTU 10 chỉ xác minh thêm, đây là một đỉnh cao mới trong quá trình suy đồi ngày càng trầm trọng của chế độ toàn trị từ sau 1975.

Xét bối cảnh của đất nước ta hiện nay thì bên cạnh những tệ trạng xã hội càng gia tăng, các nguy cơ lệ thuộc phương Bắc có nguồn gốc căn bản từ chế độ toàn trị, cũng đang hé mở các triển vọng mới ngày thêm tỏa sáng trong tiến trình ý thức, tham gia và nỗ lực tổ chức cùng vận động của anh em dân chủ ở trong nước. Đất nước đang từ màn đêm chuyển sang rạng đông, hi vọng đang chuyển thành hiện thực!

Chính vì vậy trong dịp đầu năm - trong tinh thần dân chủ và với ý nguyện chung mong muốn cho nhân dân và đất nước sớm mở sang trang sử của một nước VIỆT NAM MỚI... tôi muốn trao đổi một số nhận định và ý kiến về tình hình đất nước và các bước cần có để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ trước mắt và lâu dài.

I. Mục tiêu cuối cùng và mục tiêu trước mắt của chúng ta

Chúng ta cùng theo đuổi mục tiêu chung rất quan trọng là chuyển đổi VN từ chế độ độc đảng toàn trị sang chế độ dân chủ đa nguyên bằng phương pháp đấu tranh phi bạo lực. Vì chúng ta đều thấy rất rõ là, chế độ toàn trị kéo dài thêm một ngày, thêm một năm là đất nước và nhân dân thêm một ngày, thêm một năm tụt hậu, bất công, tham nhũng, đàn áp và nay còn rơi vào nguy cơ lệ thuộc Bắc kinh!

Trên 60 năm qua, kể từ khi họ độc quyền ở miền Bắc rồi mở rộng ra cả nước, nhân dân ta các giới - từ nông dân, công nhân, chuyên viên, văn nghệ sĩ tới trí thức... đã hi sinh rất nhiều chưa từng có trong lịch sử dân tộc; nhiều thế hệ đã hy vọng và đặt niềm tin vào họ, nhưng ngày càng thất vọng. Nhờ một số chiến thắng họ đã vội quên nhân dân, trở thành kiêu binh coi đất nước là tài sản riêng và nhân dân như nô lệ. Trên 60 năm họ đã dựng lên một chế độ tàn bạo, thối nát và bóc lột hơn cả thời thực dân Pháp và tồi tệ hơn cả những chế độ phong kiến vào những giai đoạn tồi tệ nhất!

Vì thế chế độ toàn trị không còn đủ tư cách và tính chính đáng đứng thêm hay kéo dài thêm nữa! Phải chấm dứt nó càng sớm càng tốt. Đó không chỉ là nguyện vọng của đa số nhân dân, mà nay cả nhiều đảng viên cũng đã ý thức được điều này. Vì thế cuộc tranh đấu phi bạo lực của những người dân chủ theo mục tiêu này chỉ là thực hiện ý nguyện chính đáng của nhân dân và theo tiếng gọi lương tâm trong sáng của mỗi người trong chúng ta!

Sự nghiệp giải thể độc tài, thiết lập dân chủ đa nguyên không phải là chuyện không tưởng. Chúng ta đã chứng kiến sự tan vỡ của Liên xô và các nước CS Đông Âu trước đây ¼ thế kỷ. Điều này hiện nay cũng đang trở thành khả năng có thực ở VN, một việc đang ở trong tầm tay của dân tộc ta.

Giai đoạn suy đồi không còn thể cứu vãn của chế độ toàn trị ở VN có thể thấy rất rõ trong tiến trình diễn ra liên tục từ 1975 trở về đây. Một cách tổng lược có thể thấy sự biến đổi theo hướng ngày càng đi xuống của chế độ này qua các giai đoạn:

1975- 79: Hào quang chiến thắng đã bao trùm tất cả: Đa số nhân dân nể và sợ. Thời kỳ họ tự hào "ra ngõ gặp anh hùng!"

1979-86: Gẫy đổ quan hệ Hà Nội - Bắc Kinh và cô lập với phương Tây qua 2 cuộc chiến tàn khốc ở biên giới phía Bắc và sa lầy ở Campuchia dẫn tới nạn đói khủng khiếp. Nó chứng minh mô hình phát triển theo quốc doanh trong công nghiệp và hợp tác xã trong nông nghiệp thất bại toàn diện. Chính sự thất bại của chế độ toàn trị trong các lãnh vực kinh tế, nội trị và mặt trận ngoại giao khiến cho sự nể trọng của người dân giảm mạnh, các giới chuyên viên, trí thức và văn nghệ sĩ đòi "cởi trói".

Từ cuối thập niên 80: Liên xô và Đông Âu sụp đổ. Ý thức hệ Marx-Lenin và mô hình XHCN sơ cứng cũng tan vỡ theo. Những người cầm đầu chế độ toàn trị phải quì gối cúi đầu tại Thành đô, Trung Quốc, để cứu đảng. Còn trong đối nội thì chỉ "đổi mới" giả hiệu một số mặt để kéo dài chế độ đàn áp và bóc lột.

Từ những năm đầu của Thế kỉ 21 những người cầm đầu chế độ toàn trị đã dùng đảng và chính quyền làm bình phong để giữ ghế, chia phần, tham nhũng. Họ đang chia bè, kết nhóm lợi ích vị kỉ chống phá lẫn nhau rất quỉ quyệt và tàn bạo, tự lộ rõ bản chất vô tư cách, tha hóa đạo đức và trốn trách nhiệm.

II. Mục tiêu, công thức của "đổi mới" và hậu quả của nó đối với chế độ toàn trị

Giữ độc quyền cho đảng, tăng cường bộ máy công an mật vụ để làm lá chắn bảo vệ chế độ; trong kinh tế, thương mại và ngoại giao bắt buộc phải mở cửa nhưng ở chừng mực trong vòng kiểm soát. Trong đó lãnh vực then chốt là "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" với hệ thống các tập đoàn và tổng công ti nhà nước là nền tảng nhằm tạo phương tiện tiền bạc để nuôi bộ máy công an và cán bộ giúp đảng giữ độc quyền tiếp tục.

Kết quả của mô hình giữ vững chế độ độc đảng = công an trị + hệ thống kinh tế nhà nước làm chủ đạo sau gần 30 năm đang dẫn tới: Các cán bộ có chức quyền ở trung ương và địa phương lợi dụng sự độc quyền để xà xẻo những tài khoản khổng lồ trong các công trình xây dựng do các nguồn tài trợ ODA; biến các Tập đoàn và Tổng công ti nhà nước thành sân sau của họ, gia đình và vây cánh bòn rút tài sản công, lũng đoạn các hội đồng quản trị... bằng cách cho các thân tín đảm nhiệm các chức vụ then chốt. Dẫn tới tình trạng nhiều quan đỏ nay trở thành triệu phú (USD) do làm giầu bất chính rất nhanh, giống như sự thành hình của giới làm giầu bất chính mới Oligarch bên Nga hiện nay đang dùng tiền của để mua bán quyền lực và lũng đoạn chính trị, như chúng ta đều thấy. Trong khi đó nợ công gia tăng nhanh và cao trở thành gánh nặng cho toàn dân ta. Sau gần 30 năm "đổi mới" nhưng kinh tế VN vẫn chỉ là làm gia công, xuất cảng nguyên liệu thô sơ và nhập siêu từ Trung quốc càng gia tăng, năng suất lao động chỉ bằng 1/16 của Singapore!

Đặc điểm rất quan trọng là trong thời gian gần 30 năm đổi mới này các người cầm đầu đều thuộc loại cá mè một lứa, không có ai trội và có uy tín nổi bật như các giai đoạn trước đó, nên dẫn tới tình trạng "sứ quân" trong Bộ chính trị và Trung ương đảng. Nay một vài nhân vật có quyền lực đang dùng quyền và tiền bạc tích lũy được để tạo vây cánh, chống phá và thanh toán lẫn nhau. Dẫn tới tình trạng nhiều đảng trong một đảng!

Vì vậy những người cầm đầu chế độ càng mất uy tín, nhân dân coi thường họ; trí thức, chuyên viên không phục họ. Sự bất kính chuyển mạnh sang phê bình và chống đối công khai đang trở thành hướng phát triển chính trong các năm gần đây. Vì thế sự nhập cuộc chống lãnh đạo của đảng viên ngày càng nhiều là một bước tất yếu.

Từ ra ngõ gặp anh hùng thời thập niên 70, nay - 40 năm sau - trở thành ra ngõ đụng quan tham và công an!

III. Thế và lực của những người dân chủ

Những năm đầu sau 1975 hầu như ở số không. Nhưng khi những mô hình xây dựng xã hội và kinh tế theo XHCN dẫn tới thất bại thì bắt đầu có những tiếng nói phản biện rời rạc của một số chuyên viên, trí thức và văn nghệ sĩ từ giữa thập niên 80. Tiếp đó, khi Đông Âu và Liên xô sụp đổ thì một số đảng viên cấp tiến đã nhận thấy toàn bộ mô hình Marx-Lenin không chỉ trong kinh tế mà cả trong chính trị đã trở nên bất cập, sai lầm, lỗi thời, không còn thích hợp nữa. Nên ngay trong đảng đã có tiếng nói đòi đổi mới phải đi bằng cả hai chân kinh tế lẫn chính trị. Khi ấy cả trong Bộ chính trị lẫn Trung ương đảng đã có người hưởng ứng, nhưng còn yếu thế.

Nhưng do những hậu quả của đổi mới một chân đã dẫn tới tham nhũng, bất công càng chồng chất và lộ liễu trong toàn bộ máy đảng và chính quyền và những cuộc đàn áp nhân dân càng tàn bạo thì bắt đầu hình thành các cuộc phản đối của quần chúng mang tính bộc phát chưa được tổ chức. Từ khi Bắc kinh đưa ra những đòi hỏi ngang ngược trên biển Đông và mở rộng xâm lấn trắng trợn trên các đảo do sự ươn hèn của nhóm cầm đầu Hà nội thì lòng dân bắt đầu chuyển hướng rõ rệt. Các cuộc biểu tình của thanh niên, chuyên viên, trí thức đã ra công khai; nhiều tuyên bố, kiến nghị nêu thẳng các vấn nạn của đất nước đã được cả hàng ngàn người kí tên ủng hộ, trong đó có nhiều đảng viên tên tuổi. Các mạng điện tử độc lập đã giúp thông tin nhanh, mở ra sự tham gia đông đảo và tích cực của nhiều giới. Nhiều Blogger thuộc nhiều giới khác nhau hoạt động ở ngay trong nước, bất kể những cuộc đàn áp và giam cầm. Các báo điện tử lề dân đảm nhiệm vai trò thông tin độc lập của một xã hội dân sự đang làm tệ liệt cả hệ thống to lớn của các báo và đài lề đảng!

Từ hai, ba năm trở lại đây đã và đang hình thành công khai các tổ chức dân sự từ báo chí, văn học, chính trị đến tôn giáo ở ngay trong nước, anh chị em đã tự tin và không biết sợ. Số người trẻ và phụ nữ tích cực nhập cuộc ngày càng đông. Tùy việc và tùy thời gian họ đã có tiếng nói chung đối với những vấn đề nóng bỏng của đất nước, như cuộc vận động chống việc giả vờ sửa đổi Hiến pháp 2013, tuyên bố chung về vụ giàn khoan HD 981, Thư của nhiều đảng viên kêu gọi dân chủ hóa trong đảng, Thư kêu gọi trả tự do cho những Blogger và các người dân chủ bị bắt giữ trái phép, các cuộc họp và hội thảo với đại diện các sứ quán Mĩ và EU tại VN về đàn áp nhân quyền, đàn áp báo chí…

Như vậy rõ ràng là, tiếng nói dân chủ từ 1975 tới nay đã từ không đến có, từ vài cá nhân rời rạc tới thành các tổ chức trong nhiều lãnh vực, ngày càng được sự tin cậy của nhân dân và sự ủng hộ quốc tế. Tiếng nói của họ đang dội mạnh vào ngay trong nội bộ đảng cầm quyền, gây hoang mang, phân hóa giữa một số người có quyền lực, tạo ra phong trào "tự diễn biến, tự chuyển biến" ngay trong hàng ngũ chế độ toàn trị.

IV. Sách lược chống bạo quyền của người dân chủ

Tuy chế độ toàn trị đang lún sâu vào khủng hoảng, uy tín không còn, lực đang phân hóa và trong nhóm chóp bu đang kình chống nhau kịch liệt. Nhưng xét về tương quan lực lượng thì hiện thời họ vẫn còn nắm thượng phong; tuy họ đang mất dần sự kiểm soát quần chúng và cả trong đảng, nhưng họ vẫn còn nắm được các bộ phận kìm kẹp là công an và bộ đội. Tuy nhiên đây chỉ là tạm thời. Vì kinh nghiệm ở cựu Liên xô và Đông Âu đã cho thấy, khi tình thế thay đổi lớn thì các lực lượng này sẽ bị vô hiệu hóa hoặc phải đổi chiều đứng về phía nhân dân.

Phía dân chủ cần khai thác sách lược phân hóa, chia để trị thật khôn ngoan và kiên tâm, nhất là cần tập trung tấn công và cô lập những người đầu não của chế độ toàn trị. Nhưng không nên nuôi ảo tưởng là, mình là "Phật" có thể cải hóa được các tên đồ tể chính trị, hay ngờ ngệch nghĩ rằng "đuổi Trọng, dụng Dũng". Cách này không khác đuổi hổ cửa trước, rước sói cửa sau! Các bài viết hay những việc làm theo chiều hướng đó sẽ chỉ làm cho những người dân chủ thật lòng xa lánh, nghi ngại và cuối cùng cánh của Dũng sẽ lợi dụng, phỗng tay trên thành quả tranh đấu của nhân dân!

Tích cực kêu gọi, khuyến khích các đảng viên tiến bộ và biết tự trọng hãy quyết chí hoạt động và đấu tranh tại chỗ, ngay trong đảng, cho các mục tiêu dân chủ... Việc làm này phải kiên trì, thông minh, không nhất thiết họ phải công khai đi với chúng ta. Khi có những điều kiện thuận lợi họ nên nắm chủ động được cơ quan, cô lập những phần tử cực đoan, tham nhũng thối nát... Sách lược hiệp đồng trong đánh ra ngoài đánh vào giữa các đảng viên tiến bộ và những tổ chức dân chủ cần được thực hiện kiên trì và thông minh.

Cần suy nghĩ để mở ra hướng đi thích hợp, cùng với các nguyên tắc và điều kiện căn bản cho khả năng hình thành một Liên Minh Những Người Dân chủ VN với sự tập hợp của các thành phần nhân dân, chuẩn bị việc thành lập một chính quyền mới sau khi chấm dứt chế độ toàn trị, với sự tham gia của các tổ chức và nhân sĩ dân chủ, kể cả thành phần các đảng viên tiến bộ tích cực để thiết lập một NƯỚC VIỆT NAM MỚI theo dân chủ đa nguyên...

V. Xây dựng lực lượng dân chủ

Điều có tính cơ bản trong đấu tranh chính trị là, các lực lượng dân chủ phải từng bước nắm chủ động về đường lối, tổ chức, nhân sự và vận động. Trong các biến động chính trị ở VN và thế giới đã chứng minh là, nếu các lực lượng dân chủ không được tổ chức chặt chẽ... thì các nhóm cực đoan dùng bạo lực (từ cực hữu tới cực tả) sẽ lợi dụng những khoảng trống chính trị khi cuộc biến động xảy ra để chiếm độc quyền và thanh toán đối lập. Ở VN điển hình như "Cách mạng Mùa Thu 1945". Khi ấy nhiều đảng không CS tuy mạnh hơn, nhưng thiếu tổ chức, không biết liên kết và thiếu kinh nghiệm chính trị nên đã để nhóm CS của HCM lèo lái các cuộc biểu tình của quần chúng thành các cuộc biểu dương sức mạnh của họ! Các biến động ở Ai cập từ 2011 tới nay cũng tương tự: Quần chúng rất bất bình với chế độ quân phiệt khi ấy, nhưng phía dân chủ không có tổ chức và không có người lãnh đạo, nên một tổ chức cực đoan Hồi giáo đã phỗng tay trên thành quả tranh đấu. Nhưng chỉ hai năm sau chế độ quân phiệt đã cướp lại quyền và Ai cập vẫn ngụp lặn trong độc tài!

Trong điều kiện hiện nay ở trong nước chưa thể có những đoàn thể lớn, phải tạm thời chia nhỏ và dùng nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Nhưng vẫn phải đặt tầm quan trọng trong liên lạc, phối hợp và yểm trợ lẫn nhau… từ những việc nhỏ tiến lên những việc lớn. Những người dân chủ đa nguyên cần nhận định rõ, khước từ bạo lực thì phải biết tập hợp quần chúng rộng lớn làm vũ khí đấu tranh. Khi điều kiện thuận lợi thì có thể mở các cuộc "xé rào" với sự tham gia nhiệt tình của nhân dân nhiều giới. Như vậy phải biết đặt ưu tiên, tập hợp tất các lực lượng dân chủ- kể cả các đảng viên tiến bộ- để tranh đấu cương quyết dứt khoát chấm dứt chế độ độc tài độc đảng!

VI. Chương trình hành động 2015 và thời gian tới

Nắm vững tình hình đối phương: Muốn chủ động và không để bất ngờ thì phải nắm sát, biết chính xác tình hình nội bộ chế độ toàn trị, từ những việc nhỏ đến việc lớn… để nắm được những động tĩnh và tính toán của các phe, của từng nhân vật chính, từ đó có những kế hoạch hành động chính xác, nhanh, gọn, thích hợp và hiệu quả. Chúng ta nhớ, vào giai đoạn 1943-45 nhóm Trường Chinh nhận cả thông tin của các gia nhân người Việt làm cho các quan lại thực dân Pháp ở Hà Nội nên đã biết được bọn quan Pháp đang rơi vào hoang mang lúng túng, nên họ đã chuẩn bị các kế hoạch cần thiết để cướp chính quyền vào Thu 1945 tương đối nhanh, gọn nhất.

Tình hình Trung quốc: Có thể nói Bắc kinh là điểm tựa cuối cùng cho chế độ toàn trị ở VN. Cho nên Bắc Kinh nhức đầu thì Hà Nội sổ mũi. Chính sách thanh toán nội bộ ở cấp cao của Tập Cận Bình diễn ra rất nhanh và dồn dập. Điều này dưới chế độ toàn trị và những đặc thù về văn hóa- chính trị của Trung Quốc có thể dẫn tới một số khả năng, trong đó có khả năng phục thù bắn hậu chống lại họ Tập, dẫn tới thanh trừng nội bộ và rối loạn từ trong đảng tới chính quyền và quân đội Trung quốc. Trước đây Mao đã giương ngọn cờ "Cách mạng văn hóa" nhưng chỉ nhằm thanh toán đối thủ của ông ở ngay trong Bộ chính trị. Phong trào thanh lọc nội bộ của Mao đã làm tê liệt chế độ cả hàng chục năm. Nay họ Tập giương cờ "chống tham nhũng", "giệt cả hổ lẫn ruồi" liệu có khác thủ đoạn của Mao không?

Cho nên những người dân chủ VN cần tỉnh táo không để bất ngờ, theo dõi sát tình hình Trung Quốc và phản ứng của những người cầm đầu chế độ toàn trị ở VN để chuẩn bị các sách lược cần thiết có lợi nhất nhằm chấm dứt chế độ toàn trị thần phục Bắc Kinh ở VN.

Mỹ và EU: Ở vị trí của một siêu cường quốc, nên Mỹ ý thức rõ vai trò rất quan trọng cả trong an ninh lẫn thương mại của đường giao thông hàng hải quốc tế xuyên qua biển Đông. Mỹ cũng thấy vị thế địa lý chính trị rất quan trọng của VN trong chiến lược an ninh ở biển Đông như cái yết hầu trong việc kiềm chế chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bành trướng của Bắc Kinh.

Mặc dầu kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh, nhưng trong Thông điệp Liên bang đầu năm, ngày 21.1. 2015, TT Obama đã xác định sách lược đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ là không hành động đơn phương, nhưng sẽ kết hợp sức mạnh siêu cường của Mỹ với các đồng minh và thân hữu ở Âu-, Phi- và Á Châu để ngăn chặn hữu hiệu các chủ trương khủng bố, phiêu lưu và "những nước lớn không được phép bắt nạt các nước nhỏ."

Mức độ dấn thân của sách lược quay trục sang Thái Bình Dương và biển Đông của Mỹ như thế nào còn tùy thuộc thái độ của nhà cầm quyền Hà Nội với Bắc Kinh có rõ ràng và dứt khoát hay không, có thấy các hành động bành trướng của Bắc Kinh là cực kỳ nguy hiểm hay vẫn coi Bắc Kinh là "Bạn" và gân cổ ca "16 chữ vàng" cùng "bốn tốt"!!!. Chuyện của mình mà không biết tự cứu thì người ngoài không dại gì còng lưng ra cõng!!! Ngoài ra việc quay trục sang Thái Bình Dương cũng còn tùy mức độ giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và tình hình Trung đông có trong vòng kiểm soát không. Cộng đồng người Việt ở Mỹ có thể tạo những áp lực trong các mùa bầu cử để chính giới Mỹ ủng hộ các cuộc vận động dân chủ ở VN. EU có thể ủng hộ về ngoại giao, nhân quyền và kinh tế hỗ trợ tích cực kế hoạch của Mỹ đối với VN và biển Đông.

Đại hội 12 đầu 2016 và các ngày lễ tròn trong 2015:

Đại hội 12 của ĐCSVN sẽ được tổ chức vào quí 1/2016 và diễn ra trong giai đoạn suy đồi rất mạnh với những tranh chấp phe nhóm rất tàn bạo của chế độ toàn trị trong cả nội trị, kinh tế lẫn ngoại giao. Những người cầm đầu mới chắc chắn cũng không thể làm thay đổi được tình hình, cũng vẫn cá mè một lứa như "tứ trụ" hiện nay và có chiều hướng còn xấu hơn nữa. Vì thế cuộc chạy đua giành giựt ghế đang diễn ra rất khốc liệt với mọi phương tiện và thủ đoạn tàn bạo và tồi tệ giữa các "đồng chí". 

Trong năm 2015 là năm tròn của một số kỷ niệm quan trọng cả cho chế độ toàn trị lẫn người dân chủ: 40 năm sau 30.4.75, 70 năm cướp chính quyền của CSVN (2.9.45-2.9.2015), 85 năm ĐCSVN ra đời (3.2.1930-3.2.2015), 65 năm bang giao Việt-Trung (18.1.1950-18.1.2015), 20 năm bang giao Việt-Mĩ (12.7.95-12.7.2015)...

Mục tiêu 2015 của phía dân chủ: Cương quyết đẩy mạnh thêm cuộc vận động dân chủ để tạo ra những hoàn cảnh mới thuận lợi cho phía dân chủ. Nếu điều kiện trong nước và quốc tế thuận lợi thì cần biết khai thác theo thế "xé rào" để đưa cuộc vận động dân chủ vững mạnh và tiến nhanh hơn.

Các hoạt động:

ĐH 12: Đòi dân chủ hóa nội bộ đảng bằng:

Các Đại hội đảng bộ tỉnh-thành phố chuẩn bị cử đại biểu dự ĐH 12 và bầu ban chấp hành mới ở địa phương phải do các đảng bộ địa phương toàn quyền phụ trách, chấm dứt sự chỉ thị và ra lệnh của Bộ chính trị về các quyết định nhân sự của địa phương và việc cử đại biểu tham dự ĐH 12.

Chức Tổng bí thư: Phải có ít nhất 3 ứng cử viên (UCV), các UCV được công khai trình bày mục tiêu, đường lối và chương trình hoạt động của mình. Nếu không có UCV nào đạt đa số quá bán thì 2 UCV có số phiếu cao nhất tranh cử chung kết, UCV nào có trên 50% phiếu đồng ý sẽ trúng cử TBT. Bầu cử, kiểm phiếu và tuyên bố kết quả công khai trước ĐH.

Mỗi UCV vào Bộ chính trị phải được sự giới thiệu của ít nhất 1/3 đại biểu tham dự ĐH…

Kỷ niệm 30.4.2015: Ngày Hòa giải dân tộc. Tổ chức tập thể cả Nam-Bắc thăm viếng các nghĩa trang binh sĩ và thường dân hai miền đã hy sinh trong cuộc nội chiến. Các tôn giáo tổ chức các lễ cầu siêu. Tổ chức các cuộc gặp gỡ chung giữa các thương binh, gia đình tử sĩ cả hai miền. Không viết bài trên báo, đài ca tụng bên này, đả phá bên kia liên quan tới cuộc nội chiến.

Kỷ niệm 19.1, 17.2….: Tổ chức thăm viếng các nghĩa trang, thương binh, gia đình tử sĩ đã hi sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc 2. 1979, trận hải chiến chiếm Hoàng Sa 1.1974 và trận hải chiến Gạc-Ma đầu 3.1988... Mở Hội thảo Quốc tế ở trong nước về biển Đông. Tùy theo tình hình có thể tổ chức biểu tình chống xâm lược của Bắc Kinh và sự ươn hèn của Hà Nội, đòi kiện Trung Quốc công khai trước các tòa án quốc tế về vi phạm chủ quyền trên biển Đông của VN và các nước Asean...

Những hoạt động đặc biệt: Nếu xảy ra những cuộc đàn áp, khủng bố và giam giữ nhiều người dân chủ thì cùng nhau lên tiếng kêu gọi Mỹ EU, LHQ... không cấp chiếu khán xuất ngoại và khóa trương mục ngân hàng ở nước ngoài của những người phụ trách công tác an ninh trong Bộ chính trị và Chính phủ, một số tướng lãnh Công an đã nổi tiếng đàn áp những người dân chủ và nhân dân.

Nếu nhiều báo chí lề dân bị đàn áp và báo chí lề đảng bị bịt miệng thì đồng loạt lên tiếng yêu cầu Mỹ, EU, LHQ... không cấp chiếu khán xuất ngoại và khóa trương mục ngân hàng ở nước ngoài của một số nhân vật trong Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ thông tin tuyên truyền đã cấm báo chí mạng và bẻ cong ngòi bút các nhà báo lề đảng.

Khi xảy ra những hành động xâm lấn mới của Bắc Kinh hay khi có những biến động lớn ở Trung Quốc cần kết hợp các hoạt động báo chí, biểu tình, vận động dư luận quốc tế áp lực với chế độ toàn trị CSVN trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.

Tùy theo tình hình có thể mở các cuộc vận động cả trong nước lẫn quốc tế đòi trả tự do cho từng người dân chủ hay cho tất cả những người khác chính kiến đã bị bắt giam. Kết hợp đòi hỏi những sự tham gia mới của VN vào các quan hệ kinh tế với phương Tây và nhân quyền (như TPP và Hội đồng Nhân quyền LHQ...) với những cải thiện kinh tế, lao động, luật pháp và nhân quyền theo hướng tự đo, dân chủ, chống bất công và bóc lột và công nhận các tổ chức của một xã hội dân sự. Những sự thỏa thuận này phải mang tính cách công khai và được kiểm nhận quốc tế.

Sự suy đồi của chế độ toàn trị đang chuyển sang mức độ ngày càng xấu hơn, với sự nghi kị và đối nghịch giữa các phe nhóm ở trung ương càng gia tăng, và sự kình chống kể cả thanh toán lẫn nhau giữa một vài người trong Bộ chính trị. Đây là những điều kiện có thể bộc phát mở ra những cuộc "xé rào" theo thế chẻ tre cả trong nhân dân lẫn trong nội bộ đảng.

Các tổ chức và những người dân chủ cần chủ động và tỉnh táo, khi thời cơ mở ra thì chuyển thế đấu tranh bằng cách xé rào của phong trào quần chúng để mở rộng lực lượng. Từ đó mở ra thế và lực mới mạnh hơn làm đà mở ra những cuộc vận động mới để quyết đưa cuộc tranh đấu theo đúng hướng, giải quyết nhanh, gọn, chấm dứt chế độ toàn trị độc tài thối nát, để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên của một nước Việt Nam Mới!

Những ngày đầu 2015






Tôi không thích đảng CSVN















Đại Nghĩa (Danlambao) - Cách đây 7 năm, khi trả lời phỏng vấn của tuần báo Viet Tide ở Nam California, Đại tá công an Lê Hồng Hà, nguyên Chánh văn phòng Bộ công an đã phán rằng: “Dân đang thắng, đảng đang thua”. (Viet Tide số 238 ngày 3-2-2006)

Đầu năm 2015 một luồng sinh khí mới đang tràn về Việt Nam khiến hy vọng cho hoa lài trổ nụ, những hứa hẹn nở hoa tươi do tuổi trẻ “Họ không còn sợ hãi”.

Trên Đài RFA Biên tập viên Mặc Lâm đưa lên hình ảnh nhiều người thanh niên trẻ cầm bảng viết hàng chữ “Tôi không thích đảng CSVN” với gương mặt hiên ngang đầy tự tin. Blogger Nguyễn Chí Tuyến trả lời phỏng vấn rất rõ ràng.

“Đối với cá nhân tôi, tôi đâu có gì phải sợ họ? Tôi không sợ họ từ rất lâu rồi chứ không phải đến bây giờ. Tại sao tôi phải sợ họ? Tôi và các anh em khác đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Bởi vì xã hội này dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng CSVN mấy chục năm nay nó quá khốn nạn phải có những người quét những rác rưởi ấy đi”. 

“Một người khác nữa là anh Trương Văn Dũng, anh nổi tiếng bị công an, côn đồ nhiều lần tấn công nhất chia sẻ: ‘Từ trước đến nay khi đi tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam chỗ nào khi chúng tôi ngồi hàn huyên hiện tình đất nước thì hầu như người ta không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị này. Người dân ở đâu bất kể từ Nam ra Bắc ngay cả vùng sâu vùng xa họ đều có quan điểm như vậy nên vì thế chúng tôi mới có chương trình gọi là ‘Tôi không thích đảng cộng sản”. (RFA online ngày 16-1-2015)

Từ đó vươn lên, nhà báo Mạc Việt Hồng đưa lên trang mạng Đàn Chim Việt một bài viết với đầy đủ hình ảnh của nhiều người bạn trẻ thể hiện lòng can đảm vì không còn sợ hãi nữa họ đã mạnh dạn nói lên tiếng nói từ con tim bị đè nén từ bao lâu nay đó là: “Tôi không thích đảng đảng Cộng sản Việt Nam” mà điển hình là blogger Huỳnh Thục Vy, cô tâm sự:

“Lâu nay viết bài chỉ trích chế độ độc tài này như rứa mà ít nhận tin nhắn chửi bới. Hôm qua mới đưa một tấm hình nói Không thích đảng cộng sản đã bị gởi tin nhắn mạ lỵ quá chừng. Họ còn đòi giết cả nhà mình luôn kia. Hóa ra hình ảnh tác động nhiều hơn chữ viết và lý luận…

“Tôi không thích đảng CSVN Độc tài-Toàn trị, Tham nhũng. Để mất chủ quyền: Đất, Biển, Đảo. Thất bại trong quản lý đất nước”. (ĐanChimViet online ngày 10-1-2015)

Khi người dân không còn sợ hãi nữa thì nhà cầm quyền cộng sản bắt đầu phải “xét lại”, nhưng khổ nỗi họ đang vướng sâu vào tội lỗi, tăm tối, lúng túng không biết ngỏ ra nên Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thấy rằng đã đến lúc phải thay đổi chính trị nhưng vãn còn ngoan cố nên tuyên bố một cách lú lẩn rằng:

“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của đảng nhà nước. Mà chỉ đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, lề lối làm việc, cải cách hành chính v.v...”

Ông Lê Công Giàu, cựu Phó bí thư thường trực Thành đoàn nói:

“Cái đó từ sức ép của toàn xã hội và toàn thể nhân dân, và cái sức ép đó đến lúc này tôi nghĩ là nó khá mạnh, buộc đảng phải nghĩ đến việc có những bước thay đổi để có những bước phát triển nhanh và mạnh hơn. Vì so với các nước xung quanh thì sẽ thấy Việt Nam phát triển rất chậm”. (RFA online ngày 17-1-2015)

Nhà báo Lê Phú Khải, nguyên phóng viên đài truyền hình trung ương cho biết kinh nghiệm của ông sau nhiều chục năm làm việc trong hệ thống thông tin nhà nước như sau:

“Trước đây người ta đọc báo lề phải thì chỉ mới nói phân nữa sự thật thôi mà các trang mạng thì thường nói hết sự thật nên người ta theo trang mạng...

Tôi là người làm truyền hình, làm báo chí rất lâu ở Việt Nam thì tôi thấy rằng bắt đầu từ Đài tiếng nói Việt Nam, đài phát thanh đã chiếm lĩnh thông tin. Sau đó là đài truyền hình chiếm lĩnh nhưng chỉ nói những điều không gần với sự thật mà sai hay chỉ với phân nửa sự thật thôi cho nên trang mạng nó có vai trò nhất định trong xã hội bây giờ”. (RFA online ngày 7-1-2015)

Đứng trước xu thế trang mạng thông tin càng ngày càng phát triển mạnh với uy tín của nó được nhiều người đón nhận, nhà cầm quyền CSVN không còn cách nào ngăn cấm được. Ông Trọng Lú vẫn cố lội ngược dòng, đòi “định hướng thông tin theo lề đảng”, đòi không cho ra báo tư nhân điều mà bảy tám chục năm trước dưới thời Pháp thuộc người dân đã có quyền làm. Đồng chí X cũng muốn định hướng nhưng mà ma giáo hơn nên đã biết... “bó tay, núp lùm”.

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên yêu cầu văn phòng phải làm sao để tổ chức, định hướng thông tin trên mạng xã hội như Facebook một cách nhanh chóng, chính xác khi không thể ngăn cấm người dân...

Người đứng đầu chính phủ đặc biệt lưu ý, hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng trang mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm... Vậy làm sao để thông tin đó đứng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí”. (ThanhNien online ngày 15-1-2015)

Những người đảng viên cộng sản lão thành đã từ lâu nói lên cái nguyện vọng không thích đảng bằng cách từ bỏ đảng như Đại tá Phạm Quế Dương, Đại tá Phạm Đình Trọng, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, còn nhiều và nhiều nữa…

Tình trạng tinh thần đảng viên ngày càng sa sút khiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trong ngày 2-9 “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” ông than phiền:

“Xuất hiện những có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để ‘chọc gậy bánh xe’, thậm chí để ‘cỏng rắn cắn gà nhà”. (NguoiLaoĐong online ngày 23-8-2012)

Tổng bí thư Trọng cũng đồng thanh với chủ tịch Sang: 

“Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người ‘sám hối’, ‘trở cờ”. (BBC online ngày 20-8-2013)

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập đã hành động không thích đảng bằng cách “ra khỏi đảng” và ông báo tử cái đảng cộng sản Việt Nam vì nó đã “Tan rã từ bên trong”.

“Theo một báo cáo năm 2012 của một cơ quan đảng có tới 36-40% các đảng viên không sinh hoạt đảng. Đó là thực trạng mà đảng phải đối phó. Bị mất lòng tin và có dấu hiệu tan rã từ bên trong”. (BBC online ngày 26-12-2013)

Thể hiện việc không thích đảng một cách tích cực hơn là “giải tán đảng” chớ không phải chỉ bỏ đảng, theo Tiến sĩ địa chất Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội là:

“Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán đảng cộng sản biến chất để xây dựng đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu”.(ĐanChimViet online ngày 11-1-2011)

Như vậy phong trào “Tôi không thích đảng CSVN” có cơ phát triển và nó thành hiện thực vùng lên như vũ bão khi tất cả người Việt Nam đồng thanh hô to “Tôi không sợ hãi” trước ngày tàn của bạo chúa.

“Dân đang thắng, đảng đang thua” Đại tá Lê Hồng Hà đã nói rồi, vậy còn chờ gì nữa, hãy thừa thắng xông lên!!!

Với tư cách là một công dân Việt Nam (Đã cải tạo tốt và đã “được” trả quyền công dân của nước XHCNVN) tôi xin nói lên nguyện vọng của mình cũng như nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên là:

“Đi chết đi đảng cộng sản Việt Nam bán nước”.






Đảng không sáng sao dân hết tối?













Phạm Trần (Danlambao) - Quyết định bưng bít sự thật của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng  sau Hội nghị Trung ương 10 (từ ngày 05 đến 12/01/2015) đã gây  hoang mang trong xã hội và làm yếu thêm  sức đề kháng của dân tộc trước hiểm họa xâm lăng mới của Trung Quốc.

 

Bằng chứng này không đến từ điều được gọi là “những phần tử xấu”, “các thế lực thù địch”, hay “những kẻ cơ hội” mà  từ sự thất vọng của nhiều người, kể cả ông Vũ Mão - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá V, VI, VII, VIII, IX, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội.

 

Trong cuộc phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam ngày 16/01/2015, ông Vũ Mão không giấu sự ngạc nhiên của ông khi thấy 20 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư  không phải nạp bản “kê khai tài sản”  để kiểm chứng sự trong sạch trước cuộc bỏ phiếu ngày 10/01/2015.

 

Ông nói: “Tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề kê khai tài sản, lâu nay chúng ta đã làm nhưng vẫn mang tính hình thức. Kê khai thì cứ kê khai, chưa có sự xem xét, kiểm tra đích đáng. Đó là chưa nói tới việc công bố cho nhân dân biết. Trong khi chúng ta đề nhận thức đây là vấn đề mấu chốt của việc có tham nhũng hay không?”

 

Phân tích của ông Vũ Mão đưa ra vào lúc mạng xã hội Chân Dung Quyền Lực công bố nhiều văn bản, tài liệu khả tin và hình ảnh về khỏan tài sản khổng lồ không thể do đồng lương mà có của gia đình 2 Ủy viên Bộ Chính trị là Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh và ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng.

 

Tuy nhiên, đảng đã không cho mở cuộc điều tra cũng như Ủy ban Trung ương đảng và cả Quốc hội cũng không dám hé răng trước Hội nghị Trung ương 10 khai mạc khiến dư luận quần chúng và cán bộ, đảng viên xầm xì râm ran khắp làng khắp xóm. 

 

Dư luận xấu với hai Ủy viên Bộ Chính trị còn được bổ sung bởi những văn kiện có chữ ký và con dấu đỏ kèm theo hình ảnh chứng minh của mạng Chân Dung Quyền Lực về khối lượng tài sản trị giá hàng ngàn tỷ bạc của gia đình hai ông Thanh và Phúc. Việc này  đã khiến mọi người quên đi nhanh chóng những lời nói tự khen Hội nghị Trung ương 10 “đã thành công tốt đẹp” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 

Ông Vũ Mão cũng băn khoăn: “Khi nào Trung ương công bố phiếu tín nhiệm cho nhân dân biết? Chúng ta thấy đây là việc làm mới rất cần ủng hộ, có lẽ vì còn mới nên các đồng chí lãnh đạo Đảng đang tính toán cẩn trọng, nhưng theo tôi tiến tới nên công bố cho nhân dân biết kết quả. Nhân dân mong muốn được biết kết quả lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, qua đó thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo Đảng đối với vận mệnh của đất nước, đối với sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước.

 

Hơn nữa, chúng ta nói Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, vậy thì nhân dân rất cần biết Đảng lãnh đạo thế nào, chịu trách nhiệm thế nào và nhân dân được giám sát ra sao? Chính Điều 4 của Hiến pháp đã quy định như thế! Một xã hội dân chủ, văn minh thì đó là chuyện rất bình thường.”

 

Tuy nhiên, đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì không “rất bình thường” chút nào vì, theo mạng báo Chân Dung Quyền Lực ngày 16/01/2015 thì ông Trọng chỉ được 135 phiếu “tín nhiệm cao” và 40 phiếu “tín nhiệm”, đứng hàng thứ 8 trong số 20 người lấy phiếu.

 

Trong khi đó thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại  đứng đầu bảng tín nhiệm cao với 152 phiếu và 22 tín nhiệm. Ông Dũng là người từng bị Bộ Chính trị do ông Trọng đứng đầu đề nghị phải chịu một hình thức kỷ luật, nhưng bất thành, tại Hội nghị Trung ương 6 (từ 01-10 đến ngày 15-10-2012).

 

Tiếp ngay sau đó là Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang được 149 phiếu tín nhiệm cao và 30 tín nhiệm. Người thứ 3 là Bà Nguyễn Thị Kim Ngân với 145 phiếu tín nhiệm cao và 41 phiếu tín nhiệm.

 

Đáng chú ý là ông Trọng đứng dưới cả những Ủy viên, đáng lẽ phài đứng sau ông gồm Đại tướng Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng); Thượng tướng Ngô Xuân Lịch (Bí thư Trung uơng đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân); ông Ngô Xuân Dụ (Chủ nhiệm Ủy ban Kiềm tra Trung ương) và Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

 

Như vậy, lý do ông Trọng quyết định  không công khai kết qủa bỏ phiếu cho dân biết đã được dư luận đồng thuận  là nhằm  bảo vệ thanh danh cho cá nhân ông mà thôi.

 

Nhưng càng che đậy, càng không thành thật với dân và với đảng viên vào thời đại không ai ngăn cấm được các tin đồn đóan lan nhanh trên mạng lưới thông tin điện tử  thì uy tín của ông Trọng nói riêng và của Ban Chấp hành Trung ương nói chung chỉ chuốc thêm nghi ngờ của dư luận.

 

Biết như thế nhưng các viên chức đảng có trách nhiệm thông tin lại cố lái những lỗi lầm và che đậy sự thật bằng các bài viết và lời tuyên bố  lên án cái gọi là “các thế lực thù địch cũng như kẻ xấu đã lợi dụng để tấn công vào nước ta”, như  tuyên bố của Thứ trường Thông tin &Truyền thông Trương Minh Tuấn với VietNamNet ngày 15/01/2015.

 

Ông Tuấn nói rằng: “Hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm - xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân, giảm sút niềm tin của dân với Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết, tạo sự ngờ vực trong xã hội… Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Như ở Anh tội phạm này bị xếp ngang hàng tội phạm tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân…”

 

Nếu đảng làm tòan việc tốt, cán bộ đảng viên biết  thực hành nghiêm chỉnh lời ông Hồ Chí Minh dậy cán bộ từ buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951 rằng đảng viên  phải “nói  đi đôi với làm, phải gần gũi và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân, thật sự làm người đầy tớ trung thành của nhân dân” thì làm gì có chuyện đảng bị chỉ trích mà ông Tuấn nói ngược đi là “xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo…” ?

 

Ông Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nên mạnh dạn hỏi ngay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xem đảng đã “nói đi đôi với làm” được mấy phần trăm đối với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, ban hành ngày 16/01/2012?

 

Nếu ông Tuấn không dám hỏi thì đừng mơ sảng để vu họa cho các thông tin trên mạng báo xã hội là thuộc loại  “tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN” .

 

Nếu đảng trong sạch, những người bị nêu tên tham nhũng, có những hành vi bất chính, xâm phạm quyền làm chủ và tài sản của nhân dân chứng minh được mình liêm chính, chí công vô tư thì hãy truy tố kẻ tố cáo, vu oan cho mình ra trước luật pháp. Dư luận và công chính sẽ đứng về phiá những cán bộ, đảng viên gương mẫu để sẵn sàng lên án những kẻ mà đảng gọi là “thế lực thù địch” hay” những kẻ xấu”.

 

Rất tiếc, đảng chưa bao giờ dám làm như thế mà người dân chỉ được nghe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đi nói lại từ năm 2013 rằng: “Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng.”

 

Đó là câu nói “đúng”, nhưng chưa “trúng” vì tình trạng tham nhũng, lãng phí lúc nào cũng bị  đảng cảnh giác là “vẫn còn nghiêm trọng” hay “mỗi ngày một tinh vi, phức tạp” nhưng lại chưa tìm ra những kẻ “tay đã nhúng chàm”  thì dân phải thắc mắc và đảng có nhiệm vụ đáp ứng “quyền được thông tin” của dân theo quy định của  Luật Báo chí.

 

Ngược lại, dân lại được ông Thứ trưởng Trương Minh Tuấn kêu gọị “cần phải cảnh giác, tẩy chay thông tin độc hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo lan truyền thông tin.”

 

Hành động của ông Tuấn là phủi tay để trốn trách nhiệm cho Bộ Thông tin & Truyền Thông. Người dân chỉ tin vào những việc làm trong sáng và có tính thuyết phục của đảng và nhà nước. Người dân không có khả năng ngăn cản thông tin trên mạng điện tử tòan cầu, và tất nhiên đó không phải là nhiệm vụ của dân.

 

KHÔNG THỂ CẤM MẠNG XÃ HỘI

 

Vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới nói: “Hiện nay có khoảng hơn 30 triệu người Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội, đây là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm. Điều quan trọng phải thông tin chính xác, kịp thời mới định hướng tốt dư luận, nhất là trên mạng xã hội. Đây cũng là một nhiệm vụ mới mà Văn phòng Chính phủ cần phải làm tốt trong năm nay.” (Thành Chung, đài Tiếng nói Việt Nam/ Voice of Vietnam, VOV)

 

Cổng thông tin của Chính phủ cũng viết ngày 16/01/2015: “Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt lưu ý, hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu không thể ngăn cấm. Điều quan trọng phải chủ động đưa thông tin cho chính xác trên mạng xã hội. “Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin. Trên mạng ai nói gì thì nói nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân tin. Đây là nhiệm vụ mới, cần phải làm tốt hơn.”

 

Báo Sàigòn Giải phóng: “Chúng ta lên facebook là có thể xem được hết. Tôi được thông báo có hơn 30 triệu người dùng facebook. Thông tin không thể cấm được, vì đó nhu cầu thiết yếu, chính vì thế rất cần cung cấp các thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời. Ai nói gì thì nói nhưng có thông tin chính thống từ Chính phủ thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt”

Ông Dũng đã đưa ra lời tuyến bố mới mẻ này tại  tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, tổ chức tại Hà Nội ngày 15/01/2015.

 

Ông là người lãnh đạo cao cấp đầu tiên trong đảng nhìn nhận nhà nước  “không thể ngăn cấm” hoạt động của các mạng xã hội ở Việt Nam, ngược lại với họat động chống các Bloggers (Nhà báo xã hội)  và Tổ chức Xã hội Dân sự của hai bộ Thông tin&Truyền Thông và Bộ Công an.

 

Tuy nhiên, lời tuyên bố “biết nhìn vào sự thật” và công nhận “quyền được thông tin” của người dân của người đứng đầu Chính phủ đã không được đăng trên các báo diện tử của Trung ương đảng, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân và các cơ quan báo chí, truyền thông của Ban Tuyên giáo Trung ương.

 

Tường thuật về Hội nghị của Văn phòng Chính phủ, TTXVN viết: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo Văn phòng tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ đạo, đồng thời thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật, trong đó đặc biệt lưu ý tập trung đưa công nghệ thông tin, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin vào hoạt động chỉ đạo điều hành để đảm bảo tính kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí. 

 

Một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh là lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị, các cấp chuyên viên cần phát huy trách nhiệm của mình và đều có trách nhiệm trong thực hiện công tác thông tin truyền thông; kịp thời cung cấp các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý điều hành để toàn dân biết, toàn dân thực hiện, tạo sự đồng thuận, đồng lòng triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội thông qua hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành bằng các quyết định của Chính phủ và đây cũng là quyền được cung cấp thông tin của người dân.” 

 

Tin của TTXVN cũng được báo Quân đội Nhân dân đăng lại.

 

Và báo Nhân Dân chỉ  dẫn chỉ thị của ông Dũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phải: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, đẩy nhanh việc thực hiện Chính phủ điện tử đi đôi với chú trọng công tác bảo mật, coi đây là một công tác trọng tâm; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính. Ðồng thời, phát huy tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác thông tin truyền thông để tạo đồng thuận trong dư luận xã hội về sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

 

Những vấn đề bức xúc nổi lên trong xã hội, thông qua các kênh thông tin, Văn phòng Chính phủ phải chủ động đề xuất để có hướng xử lý ngay.”

 

Vậy sự  khác biệt giữa “đăng” và “không đăng” lời tuyên bố “không thể cấm được” mạng xã hội của người đứng đầu Chính phủ đã nói lên điều gì trong nội bộ Lãnh đạo của đảng  ?

 

Thứ nhất, nó thể hiện sự thiếu thống nhất trong đường lối lãnh đạo thông tin.

 

Thứ hai, một tình trạng kình chống nhau giữa các lãnh đạo hàng đầu của đảng và Chính phủ đã xẩy ra ở vào thời kỳ “nhạy cảm” nhất trước Hội nghị đảng XII, tiếp theo sau kết qủa bỏ phiếu Bộ Chính trị và Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 10.

 

Thứ ba, sự thể các cơ quan báo chí, truyền thông “ruột” của Ban Tuyên giáo Trung ương  do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, người đứng thứ 13 với 122 phiếu tín nhiệm cao và 50 phiếu tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu ngày 10/01/2015 (theo Chân dung Quyền Lực) cũng có thể suy diễn như một phản ứng cá nhân đối với uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu bảng phiếu tín nhiệm cao trong Bộ Chính trị.

 

Thứ tư, phản ảnh một tình trạng lúng túng không biết phải xử lý ra sao đối với lời tuyên bố “qúa mới” và “vượt ra ngoài vòng kiềm tỏa” của  Ban Tuyến giáo và Bộ Thông tin & Truyền thông, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị và được Trung ương 10 đồng ý phải “đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng.”

 

Nhưng  ai cũng thấy chỉ khi nào đảng trong sáng trong mọi lời nói và việc làm thì dân mới tin, một tình trạng đảng đang phải đối phó vất vả sau Hội nghị Trung ương 10.

 

Thật nguy nan là quyết định bưng bít chuyện nội bộ, dù có lợi nhất thời cho vị trí cầm quyền của một số lãnh đạo sẽ không tránh khỏi lợi dụng của nước láng giềng nhưng không thật lòng Trung Quốc. Vì sự mất đòan kết trong đảng và giữa đảng và nhân dân chỉ làm tiêu hao tiềm năng đề kháng của dân tộc trước tham vọng bá quyền ở  Biển Đông của Bắc Kinh.

 

Bằng chứng xây dựng các căn cứ quân sự, trạm tiếp vận, sân bay và mở mang các đảo và bãi đá chiếm của Việt Nam và Phi Luật Tân ở Biển Đông trong  4 năm qua là mối nguy cơ Việt Nam sẽ mất quyền kiểm soát nguồn tài nguyên của mình ở khu vực Trường Sa.

 

Trước viễn ảnh như thế mà chỉ thấy lãnh đạo đảng và Quân đội nhân dân loay hoay lo chống đỡ và ăn nói hòa hoãn theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và nhất trí cùng nhau trở thành"láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", theo chỉ dẫn của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân năm 1991.

 

Một bài viết đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 17/01/2015 của Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh đã phản ảnh sự hòa hoãn này:“Năm 2015 - năm kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước-là dịp tốt để hai bên cùng nhìn lại chặng đường đã qua và cùng hướng tới một chặng đường mới cho quan hệ hai nước. Trước sau như một, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Trung Quốc, chân thành mong muốn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, trong bối cảnh nhiều khu vực trên thế giới đang đầy rẫy các bất ổn, mọi con mắt đang hướng và đặt nhiều kỳ vọng vào châu Á”.

 

Ông Minh nói tiếp: “Trên tinh thần đó, trong năm kỷ niệm 2015 và các năm tiếp theo, hai bên cần thúc đẩy hợp tác thực chất, tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước. Các bộ, ngành và địa phương hai nước cần cùng nhau cố gắng thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng và đem lại lợi ích cho nhân dân hai bên. Để củng cố nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước, hai bên cần tích cực có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường tình cảm hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, đặc biệt giữa thế hệ trẻ hai nước.”

 

Nhưng lời nói ngọai giao “mềm như con giun” của ông Phạm Bình Minh không phản ảnh những gì Trung Quốc đang đối xử với Việt Nam ở Biển Đông, trên Vịnh Bắc Bộ và đất liền.

 

Vì vậy giữa tình hình chính trị nội bộ rối ren, bè phái của đảng và chính sách ngoại giao e dè, sợ bị Trung Quốc đánh úp của lãnh đạo Việt Nam không làm  dân an lòng trước âm mưu chiếm đóng lãnh thổ ở Biển Đông ngày càng rõ ràng của Bắc Kinh.

 

Do đó, lời khuyên các cơ quan Chính phủ phải  sử dụng  mạng xã hội để thông tin nhanh đến dân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị báo “chính thống của đảng” chận  lại cần được Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng xử lý nếu  ông không ra lệnh cho Ban Tuyên giáo cứ giữ  kín mọi chuyện trước dân, kể cả chuyện Biển Đông, để  cho ông  được sáng đến hết nhiệm kỳ.

 

1/2015

 

Phạm Trần

danlambaovn.blogspot.com

 


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link