---------- Forwarded message ----------
From: dinhthong
From: dinhthong
Rất nên đọc cho biết tình hình nội bộ CSVN lâu nay
----- Original Message -----
From: Tran Ho
Subject: Cái nhìn lạc quan về Đất nước trong năm 2015
(Phần I)
Cái nhìn lạc quan về Đất nước trong năm 2015 (Phần I)
Lê Quế Lâm
Năm 2015 đánh dấu 40 năm biến cố 30/4/1975. Từ ngày đó, hai miền
đất nước sống dưới gông cùm Cộng sản, và có nhiều dấu hiệu cho thấy đất nước
đang dần dần bị Hán hóa. Vì thế, chuyển đổi chế độ từ độc tài cộng sản sang dân
chủ tự do là khát vọng nóng bỏng của toàn dân. Ước mơ này sớm muộn gì cũng sẽ
xảy ra, vì đó là xu thế phát triển tất yếu của xã hội…Nhưng đồng bào đã mòn mõi
trông chờ quá lâu rồi, nên có vẻ bi quan. Tôi tin tưởng năm 2015, thời điểm đã
chín muồi để ước mơ trở thành sự thật. Tôi xin được chia sẻ cái nhìn lạc quan
về Đất nước với bằng hữu và bạn đọc, coi như lời Chúc Mừng Năm Mới Lạc quan và
Hy vọng. Đất nước chuyển mình, Hoa Tự Do nổ rộ trên quê hương thân yêu.
Chế độ Cộng sản ở Liên Sô có thời rất hùng mạnh,
đã góp phần với Đồng Minh đánh bại Đức Ý trong Thế chiến II, sau đó đối đầu với
Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến tranh lạnh (1947-1990)…Nhưng chỉ kéo dài 74 năm từ
Cách mạng tháng Mười 1917 đến cuối năm 1991 thì tự động cáo chung, cùng sự tan
rã của khối Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Vào thời điểm này, cựu bí thư Cộng sản
Thành ủy Moscow và là Tổng thống nước Cộng hòa Nga -Boris Yelsin đã
tuyên bố với thế giới: “Chủ
nghĩa CS là một thảm kịch cho dân tộc chúng tôi. Kinh nghiệm lịch sử cho phép
chúng tôi kết luận một cách quả quyết rằng mô thức xã hội chủ nghĩa đã thất
bại. Tôi tin rằng đây không chỉ là một bài học đối với riêng chúng tôi mà còn
cho các dân tộc khác nữa”.
Trước khi sụp đổ, năm 1987 báo Pravda -cơ quan
ngôn luận của Đảng CSLS đã nói thẳng
“70 năm Cộng sản cầm quyền ở Liên Sô là thời kỳ chuyên chính phá hoại”.
Đó là tiền đề để Tổng bí thư Mikhail Gorbachev kêu gọi 5 ngàn đại biểu tham dự
Đại hội Đặc biệt toàn Đảng Cộng sản Liên Sô từ 28 đến 30/6/1988, hãy ủng hộ
chính sách cải cách của ông. Sau khi nắm quyền lãnh đạo tối cao từ năm 1985,
Gorbachev đề ra chủ trương perestroika (tái cơ cấu) nhằm thay đổi thể chế chính
trị và kinh tế một cách triệt để; đồng thời kết hợp với chính sách glassnot
(cởi mở) nhằm dân chủ hóa chế độ. Ông cho rằng hệ thống Sô Viết sẽ sụp đổ nếu
họ không kịp thời nhận thức bài học của lịch sử và nhìn nhận những sai lầm trầm
trọng của các lãnh tụ đảng đã theo đuổi trong mấy chục năm qua.
Gorbachev nhấn mạnh trong phiên họp cuối cùng
của Đại hội Đảng Đặc biệt, lần đầu tiên được triệu tập kể từ năm 1941: “sự sống còn của chủ nghĩa xã
hội đang nằm trong tay của đảng. Nó sẽ chết nếu chúng ta không trao quyền cho
nhân dân”. Một năm rưởi sau, ngày 7/2/1990 Ban Chấp hành Trung
Ương Đảng CSLS chấp nhận đề nghị của Gorbachev biểu quyết từ bỏ quyền độc tôn chính
trị, chấp nhận chế độ đa đảng. Hai tháng sau, Quốc hội LS xóa bỏ điều 6 trong
Hiến pháp: Đảng CS không còn độc quyền lãnh đạo đất nước. Chế độ tổng thống
được thành lập. Ngày 15/3/1990 Gorbachev được bầu làm tổng thống LS. Năm sau
Yelsin đắc cử tổng thống Cộng hòa Nga (12/6/1991)
Kế hoạch cải cách của Gorbachev bị một số Ủy
viên Bộ chính trị cực đoan bảo thủ chống đối. Ngày 19/8/1991, họ tổ chức đảo chính,
quản thúc Gorbachev và ra lịnh quân đội, công an, mật vụ KGB bao vây trụ sở
Quốc hội Nga nhằm triệt hạ Boris Yelsin và các phần tử cấp tiến…Nhưng quân đội
và lực lượng công an mật vụ bảo vệ nền chuyên chính vô sản không tuân lịnh
thượng cấp, không nổ súng để trấn áp người dân đang kéo nhau đến bảo vệ Tòa nhà
Quốc hội. Cuộc đảo chính bất thành, ngay sau đó Gorbachev đặt Đảng CSLS ra
ngoài vòng pháp luật, giải tán Ban chấp hành Trung ương và từ chức Tổng bí thư
Đảng.
Để biện minh cho hành động mà ông cho là “khó khăn nhưng trung thực này”,
Gorbachev nêu lý do là “có
nhiều cán bộ lãnh đạo Đảng lại là những kẻ chủ chốt trong âm mưu đảo chánh. Ban
bí thư, Bộ chính trị và Ban chấp hành TƯ Đảng thì hèn nhát, không lên tiếng
chống lại cuộc đảo chánh, cũng không bày tỏ lập trường cứng rắn chống lại tập
đoàn chủ mưu và không huy động đảng viên tham gia phản kháng hành động vi phạm
hiến pháp. Còn các ủy ban và cơ quan truyền thông của Đảng lại ủng hộ các hành
động phản quốc”.
*
Đảng CSVN nếu tính từ năm 1945 khi Nhật đầu hàng
Đồng minh, ông Hồ Chí Minh cùng 5 ngàn đảng viên CSVN thực hiện cuộc Cách mạng
tháng Tám, cướp được chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim. Từ ngày đó,
lá cờ đỏ sao vàng đã hiện diện ở VN đến nay vừa tròn 70 năm. Đảng CSVN tổ chức
bộ máy nhà nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa theo đúng mô hình của Liên Sô.
Vào những năm cuối của thập niên 1980, chủ nghĩa
CS đã thoái trào, Gorbachev lo cải tổ để cứu Đảng CSLS, ông tuyên bố tại
Helsinki ngày 25/10/1989: “Chủ
thuyết Brezhnev đã cáo chung” (LS không còn giữ các nước
Đông Âu trong quỹ đạo của LS như chủ trưong của Brezhnev) và “bất cứ quốc gia nào cũng có
quyền quyết định vận mạng riêng của họ”. Các nước Đông Âu
lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội, tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ tự do, xây
dựng chế độ đa đảng. VN cũng nằm trong hệ thống XHCN, đáng lẽ VN cũng phải theo
gương các nước Đông Âu từ bỏ xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi thể chế từ độc tài
cộng sản sang dân chủ tự do khi chủ nghĩa CS đã tàn rụi…Nhưng giới lãnh đạo
CSVN đã trở cờ, quay về thần phục TQ ở Thành Đô.
Đặng Tiểu Bình từng lên án CSVN là phường vong
bội nghĩa khi Hà Nội theo LS chống TQ, nay lại quay về với TQ nên ngay bước đầu
Bắc Kinh đã tỏ rõ thái độ khinh miệt. Họ mời giới lãnh đạo cao cấp CSVN từ Tổng
bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tưóng Đỗ Mười và Cố vấn
Bộ chính trị Phạm Văn Đồng phải rời Hà Nội đến họp với họ vào những ngày lễ
trọng đại của CSVN: ngày Quốc khánh 2/9 và kỷ niệm ngày chết của HCM 3/9. Địa
điểm họp không phải là thủ đô Bắc Kinh, mà là thành phố Thành Đô của tỉnh Tứ
Xuyên. Sau đó, TQ công bố cho thế giới biết CSVN đã thỏa thuận toàn bộ 8 điểm
của TQ để chấm dứt cuộc chiến ở Campuchia. Điều đó cho thấy CSVN đã bị TQ khuất
phục.Thỏa hiệp Thành Đô như nhận xét của Nguyễn Cơ Thạch, lúc bấy giờ là Ủy
viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao: “Một thời kỳ Bắc thuộc mới
rất nguy hiểm đã khởi sự”.
GS.TS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 - 1997)
Vào thời điểm này, quyển sách tiếng Pháp tựa đề Un
Excommunié - Hanoi 1954-1991: Procès d’un intellectual (Kẻ bị khai trừ -
Hànội 1954-1991: Bản án một người trí thức) của Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường được
Quê Mẹ xuất bản ở Paris năm 1992. Trong trang chót của tác phẩm, người trí thức
bị CS khai trừ NMT đã chất vấn Đảng CSVN: “Nhân dân có thể đặt một số câu hỏi với Đảng: Trong
khi phong trào dân chủ và tự do dâng lên như sóng cồn, tại sao các ông ngoan cố
không chịu nhìn nhận sự thực, và bám víu một cách tuyệt vọng vào một tín điều
đã lỗi thời không thể sửa chữa được? Giữa chủ nghĩa của các ông và quyền lợi
của nhân dân, các ông thiêng về bên nào? Những bông hoa các ông nhập cảng và
cắm vào trong bình, đã héo tàn. Các ông ngoan cố sùng bái cái xác ướp không thể
sống lại ấy cho đến bao giờ? Và nhất là các ông hãy cho nhân dân biết những lý
do thực sự các ông thù ghét chế độ đa đảng? …Dư luận nhận xét rằng các
ông đã đi bước đầu trên con đường đổi mới. Như vậy các ông bắt đầu thú nhận các
sai lầm. Nhưng các ông và cả nhân dân nữa, có thể nào bằng lòng với những biện
pháp nửa chừng không, khi mà các biện pháp ấy chỉ có thể chữa trị một vài lãnh
vực đã được nêu rõ, nhưng bệnh tật đã lan ra khắp toàn thân thể của quốc gia và
các cấu trúc của quốc gia? Các ông thích tự hào về những hy sinh to lớn, kể cả
mạng sống, để cống hiến cho Đảng. Các ông không đủ anh hùng tính để hy sinh
Đảng của các ông cho tổ quốc và nhân dân hay sao? Nước Việt Nam và lịch sử Việt
Nam đang chờ đợi câu trả lời của các ông”. (hết trích dẫn)
Từ đó đến nay, đã tròn một phần tư thế kỷ
(1990-2015), đồng bào vẫn còn chờ đợi câu trả lời của Đảng CSVN. Trong mấy năm
gần đây, nội tình Đảng CSVN cũng có những mâu thuẫn tương tự như Đảng CS Liên
Sô trước khi cáo chung. Ở VN có sự xung đột giữa một bên là Đảng với Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng và những phần tử cực đoan bảo thủ. Một bên là Chính phủ
với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có khuynh hướng cải cách với chủ trương thực hiện
quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân để thay đổi thể chế chính trị.
Ông Dũng được Đảng bố trí làm thủ tướng từ năm
2006 đến nay. Ông xuất thân từ MTGPMN, là Việt Cộng miền Nam nhưng ông chứng tỏ
có tinh thần cộng sản còn hơn cộng sản chính gốc ở miền Bắc và Trung. Để xây
dựng xã hội chủ nghĩa, ông thúc đẩy sự lớn mạnh các cơ sở quốc doanh bằng cách
thành lập nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoạt động đa ngành, đa
lĩnh vực. Việc phát triển doanh nghiệp nhà nước theo qui mô lớn của NTD đã làm
vừa lòng Đỗ Mười, Lê Đức Anh và nhóm lãnh tụ bảo thủ. Đây là cơ hội giúp TT
Nguyễn Tấn Dũng tạo được uy thế lớn trong đảng. Các cán bộ cao cấp điều hành
các cơ sở quốc doanh cũng như lãnh đạo ở địa phương hưởng rất nhiều đặc quyền
đặc lợi nhờ thực hiện các chính sách lớn của Đảng do Nguyễn Tấn Dũng đề ra.
Trước đây, ông Võ Văn Kiệt cố đả phá việc xây
dựng XHCN, nhưng bất thành. Trong sách Bên Thắng Cuộc, chương 19: Đại hội VIII,
nhà báo Huy Đức có đề cập đến việc này. Trong thời gian làm thủ tướng ông Kiệt
đã lập nên 3 thành tích ngoại giao, đáp ứng với chủ trương đổi mới đất nước.
Tháng 7/1995: HK giải tỏa cấm vận và bình thường hóa bang giao với VN; Hà Nội
gia nhập khối ASEAN và ký hiệp định hợp tác với Cộng đồng Châu Âu (EU). Trong
thư gởi Bộ chính trị tháng 8/1995, ông Kiệt cảnh báo là “thảm họa cho đất nước”
nếu Đại hội Đảng VIII “rụt rè bỏ lỡ hội xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh”. Ông nhấn mạnh “nếu không đáp ứng được đòi hỏi
phát triển đất nước, Đảng sẽ đứng trước nguy cơ bị tước quyền lãnh đạo”. Trong
dịp chuẩn bị nhân sự cho Đại hội VIII năm sau (1996), nhiều uỷ viên TƯ Đảng lão
thành đề nghị Bộ chính trị để ông Kiệt làm Tổng bí thư “nhằm tiếp tục giữ và
phát triển được cái đà của nền kinh tế”. Ông Phan Văn Khải nhận xét “Nếu ông Kiệt làm Tổng bí thư,
Việt Nam sẽ đổi mới nhanh hơn. Tuy không được đào tạo hệ thống, nhưng ông Kiệt
luôn nhất quán ủng hộ cái mới. Ông chán đến tận cổ mô hình xã hội chủ nghĩa
miền Bắc và ông làm tất cả để phá bỏ nó”.
Kiến nghị đưa ông Võ Văn Kiệt làm Tổng bí thư
Đảng trong Đại hội VIII gặp sự phản kháng quyết liệt của Cố vấn Nguyễn Văn
Linh, Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh…Một số thành viên trong Bộ
chính trị chỉ trích kịch liệt các quan điểm của ông Kiệt trong lá thư gởi Bộ
Chính trị như: không còn đấu tranh giai cấp; Mỹ không phải là đối tượng thù
nghịch của VN; cần hợp tác với thế giới, đến lúc cạnh tranh kinh tế chớ không
phải coi nhau như thù địch. Ông Kiệt còn đề nghị xóa bỏ các cơ cấu kinh tế đoàn
thể, kinh tế đảng, kinh tế của các lực lượng vũ trang. Trần Trọng Tân -Trưởng
ban Tư tưởng & Văn hóa TƯ chỉ trích “Sáu Dân (tức Võ Văn Kiệt) phát biểu
nhiều cái ẩu, ví dụ như ông đề xuất dẹp Quốc doanh, tư nhân hóa nền kinh tế”.
Thượng tướng Lê Khả Phiêu -Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội cho đó là “âm
mưu phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang”. Các sĩ quan chính trị Quân
đội coi chủ trương của ông Kiệt là “chệch hướng” và “khuynh hướng xã
hội chủ nghĩa dân chủ đang hình thành trong Đảng”.
Để chận đường ông Kiệt trở thành Tổng bí thư
trong Đại hội VIII, Bộ chính trị quyết định duy trì “ba đồng chí chủ chốt thêm
một nhiệm kỳ nữa dù tuổi đã cao”. Lúc đó Tổng bí thư Đỗ Mười 79 tuổi, Chủ tịch
nước Lê Đức Anh 76 và Thủ tướng Võ Văn Kiệt 73. Đến cuối năm 1977 trong Hội
nghị TƯ 4 (khoá VIII) cả ba ông cũng vì cao tuổi, đều bị loại khỏi Bộ chính
trị. Trước đó ông Kiệt đã bị áp lực từ chức thủ tướng. Ông đã bị loại khỏi
chính trường đúng bài bản do Đảng sắp đặt. Lê Khả Phiêu được cử làm Tổng bí thư
Đảng. Tháng 2/1999, Phiêu đến Bắc Kinh, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đưa ra hai
“phương châm” làm nền tảng cho mối quan hệ hai nước thể hiện trong “16 chữ” và
“4 tốt” (Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt). Phương châm 16
chữ được Phiêu đề cao là “16 chữ vàng” (Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai,
láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện).
Đây là nổi bất hạnh lớn của dân tộc. Đảng CS
giành quyền độc tôn lãnh đạo, nhưng kiềm hãm sự phát triển của đất nước của xã
hội. Họ sợ ông Võ Văn Kiệt đưa đất nước hội nhập, giao tiếp với thế giới văn
minh bên ngoài, nên ông Đỗ Mười dù đã bước vào tuổi 80, vẫn được bố trí tiếp tục
lãnh đạo để lót đường đưa Thượng tướng Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư Đảng, không
phải do Đại hội Đảng mà do một Hội nghị của TƯ Đảng quyết định. Thượng tướng
Quân đội lên nắm quyền lãnh đạo tối cao, để Quân đội Nhân dân bảo vệ Đảng. Và
hậu quả như mọi người đã thấy trong giai đoạn Thượng tướng Lê Khả Phiêu nắm quyền
lãnh đạo tối cao, Đảng CSVN đã ký với TQ hai hiệp ước lãnh thổ trên bộ và vịnh
Bắc Việt hồi cuối năm 1999 và 2000. So với các hiệp ước mà thực dân Pháp ký với
triều đình Mãn Thanh năm 1887, thì VN đã mất một phần đất và biển vào tay TQ,
điển hình là ãi Nam Quan và Thác Bản Giốc. Có thể nói, đây là hai hiệp ước bán
nước cho TQ, để Đảng CSVN giữ tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với TQ. Đó là
thành tích QĐNDVN bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước! Giờ đây, QĐNDVN sẽ nghĩ gì khi
TBT Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trong bài viết đăng trên báo Quân đội Nhân
dân ngày 18/12/2014: “Chỉ có Đảng CSVN là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân đội
Nhân dân Việt Nam. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá
nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác”.
Năm 1997, vì đả phá xã hội chủ nghĩa, ông Võ Văn
Kiệt bị loại khỏi chính trường sau 6 năm làm thủ tướng (1991-1997) Nay đệ tử
của ông là Nguyễn Tấn Dũng, cố công xây dựng XHCN, sử dụng các đảng viên CS cao
cấp là những người XHCN để xây dựng CNXH. Chính số người này đã góp phần phá
hoại việc xây dựng XHCN, vì hầu hết doanh nghiệp, công trình lớn của nhà nước
đều thất bại thì làm sao xây dựng được XHCN! Ông NTD đã “lấy độc trị độc” và
thành công trong việc đả phá XHCN, lại được đa số ủy viên Ban chấp hành TƯ Đảng
ủng hộ, giúp ông khỏi bị loại trong Hội nghị TƯ 6 khóa XI hồi giữa tháng
10/2012.
Trước đó, trong tháng 7/2012, TBT Nguyễn Phú
Trọng dùng chiêu bài “kiểm điểm, phê và tự phê” trong nội bộ Bộ chính trị nhằm
hạ bệ TT Nguyễn Tấn Dũng vì các sai phạm nghiêm trọng trong việc điều hành các
tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, nhưng bất thành. TT Dũng biện minh
cơ chế của Đảng là “Tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách”, các tập đoàn kinh tế
và tổng công ty nhà nước là những chủ trương lớn của Đảng và ông được Bộ Chính
trị giao phó việc thực hiện. Ông đã báo cáo định kỳ và xin chỉ thị của Bộ CT.
Đây là sai phạm chung của Bộ CT chớ không riêng cá nhân ông. Cuối cùng Bộ CT và
“đồng chí X” (ám chỉ TT Nguyễn Tấn Dũng) trình bày sự viện trong một hội nghị
của Ban Chấp hành TƯ Đảng và xin nhận một hình thức kỷ luật. Đây là bài bản mà
15 năm trước Đảng đã dùng để loại ông Võ Văn Kiệt khỏi chính trường.
Lần này, Đảng CSVN lâm vào một tình huống khó
xử. Chả lẽ BCH/TƯ Đảng áp dụng kỷ luật và loại bỏ toàn thể Bộ CT hay sao? Bộ CT
là đầu não của Đảng đã phạm khuyết điểm, tất nhiên Đảng CSVN đã phạm khuyết
điểm. Trong tờ trình để BCH/TƯ Đảng kỷ luật “Đồng chí X” Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang đã thuyết phục TBT Nguyễn Phú Trọng phải ghi khuyết điểm số một của
Dũng là đã để một bộ phận lớn cán bộ đảng viên tha hóa, biến chất. Đây cũng
không phải là khuyết điểm của riêng ông Dũng mà là khuyết điểm do cái sai có hệ
thống, từ cơ chế của Đảng. Như vậy BCH/TƯ hoặc Tổng bí thư Đảng phải tuyên bố
vai trò của Đảng phải chấm dứt. Thời điểm này chưa chín muồi, nên chưa thể thực
hiện được, BCH/TƯ Đảng đành phải miễn thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ CT và
“đồng chí X”.
BCH/TƯ Đảng không hạ bệ được Dũng, nhóm cực đoan
bảo thủ lại nhờ Quốc hội chất vấn thủ tướng về những khuyết điểm của chính phủ.
Trong phiên họp ngày 14/11/2012, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đề nghị ông
Dũng thể hiện “văn hóa từ chức”. Nguyễn Tấn Dũng trả lời, suốt 51 năm theo
Đảng, ông không bao giờ xin xỏ hoặc khước từ những nhiệm vụ do Đảng giao phó,
vì thế ông không có quyền từ chức.
Trước đây, nghe nói trong Bộ chính trị, nhóm
chống NTD chỉ thiếu một phiếu là đủ túc số quá bán để kỷ luật ông ta. Vì thế
trong Hội nghị TƯ 7 khóa XI (đầu tháng 5/2013) TBT Nguyễn Phú Trọng đề cử
Nguyễn Bá Thanh -Trưởng ban Nội chính TƯ và Vương Đình Huệ -Trưởng ban Kinh tế
TƯ bổ sung vào Bộ CT. Cả hai đều bị bác, TƯ Đảng chọn hai người khác là Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân. Hai tân
ủy viên Bộ CT đều thuộc phe cánh của NTD, cho thấy thế lực Chính phủ đã thắng
Đảng. Với tư thế đó, ngày 31/5/2013 TT Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn như là diễn giã
chính ở hội nghị An ninh châu Á tại Diễn đàn đối thoại Shangri-La (Singapore).
Tại diễn đàn này, TT Nguyễn Tấn Dũng cổ vũ việc
hợp tác quốc tế, xây dựng khu vực Á châu/Thái Bình Dương hoà bình, ổn định và
phát triển, dựa vào ASEAN và vai trò lớn của hai cường quốc. Đó là Trung Hoa
đang trổi dậy mạnh mẽ và Hoa Kỳ một cường quốc Thái Bình Dương. Ông Dũng tế
nhị, không nêu đích danh TQ là thủ phạm gây sự ở Biển Đông làm cho khu vực mất
ổn định, ông chỉ nói “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn
phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang
tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Rõ ràng, TT Dũng muốn ám chỉ TQ, nên
ông coi trọng vai trò của Mỹ khi cường quốc này xoay trục về châu Á để duy trì
hòa bình và ổn định. Người viết có cảm tưởng bài phát biểu của ông Dũng là chỉ
dấu cho thấy CSVN đã có chuyển hướng chiến lược. Từ hợp tác toàn diện với TQ có
nguy cơ làm mất nước, chuyển sang hợp tác với quốc tế để bảo vệ toàn vẹn lãnh
thổ. Hồi tháng 11/2011, ông Dũng đã gây ngạc nhiên lớn cho mọi người khi tuyên
bố trước Quốc hội về chủ quyền của VN trên hai dảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng
thời đề xuất đất nước cần có một bộ luật biểu tình.
Sau chỉ dấu đổi mới trong đường lối đối ngoại,
TT Nguyễn Tấn Dũng có bài viết được coi là thông điệp đầu năm 2014, trong đó đề
cập đến việc Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân,
mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ cấu bầu cử quốc hội, xây dựng
nhà nước pháp quyền. Sau đó trong website của TT Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang ngày 5/3/2014 xuất hiện bài viết tựa đề “Việt Nam có cần
một nguyên thủ như Putin? Khởi đầu bài viết là câu hỏi và câu trả lời ngắn gọn:
“Vì sao từ một quốc gia nghèo đói, chỉ cần khoảng 30 năm, Nhận Bản, Hàn
Quốc, Singapore đã trở thành những quốc gia hưng thịnh hàng đầu thế giới, còn
Việt Nam thì không? Câu trả lời ở ngay trong cơ chế của chúng ta”. Bài viết
trình bày như sau:
“Nhà nước được phân tán ra làm ba nơi:
Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là cơ chế rất tốt cho tất cả các quốc gia
trong thời đại ngày nay nhưng mô hình nhà nước ta và thể chế còn nhiều bất cập.
Hiến pháp quy định: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Vậy thì không có một
con người cụ thể nào lãnh đạo, không thể tự quyết và cuối cùng không có cá nhân
nào chịu trách nhiệm!
Những người lãnh đạo có tài và có tâm muốn đóng
góp cho đất nước thì không thể tự quyết vì quyền lực thuộc về tập thể. Thật là
tai hại cho đất nước mà không ai chịu trách nhiệm. Khi người dân đã thực sự làm
chủ đất nước của mình. Khi ấy nhân dân sẽ chọn người lãnh đạo xuất sắc nhất của
mình. Các nhà lãnh đạo đưa ra các chiến lược, các chính sách để được dân chúng
chọn lựa một người lãnh đạo vừa có tài, vừa có đức và đặc biệt là đủ quyền lực
và tự chịu trách nhiệm để đưa đất nước đi lên” (hết trích)
Bài viết trên cho thấy, thủ tướng và chủ tịch
nước đã nhận thức sở dĩ đất nước trì trệ là do cơ chế và mô hình cộng sản tạo
ra. Vì thế cần phải thay đổi thể chế, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tổ
chức các cuộc bầu cử viết dân chủ tự do để người dân trực tiếp chọn lựa người
lãnh đạo có tài đức, có quyền lực và chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự hưng
thịnh của đất nước. Nhân dân trực tiếp bầu một Quốc hội thảo ra Hiến pháp, xây
dựng nhà nước pháp quyền với ba quyền phân lập minh bạch. Như vậy, thể chế mới
của đất nước phủ nhận vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Có thể nói thông điệp đầu năm 2014 của TT Nguyễn
Tấn Dũng và bài viết nói trên cho thấy những người lãnh đạo nhà nước và chính
phủ đã có quyết tâm thay đổi thể chế đất nước trong tương lai. Sự thay đổi này
cộng với đường lối đối ngoại mới là hai điều kiện thiết yếu để VN hội nhập với
thế giới sau thời gian dài chỉ biết hợp tác toàn diện với LS và sau đó là TQ,
mang lại biết bao thảm họa cho dân tộc. Nhân vật để xuất ý kiến này hiện nay là
người có nhiều quyền lực nhất, được Đảng và Quốc hội tín nhiệm, vì thế có nhiều
khả năng trở thành hiện thực.
Với sự tin tưởng đó, nhân kỷ niệm lần thứ 39
biến cố 30/4 (2014) tôi có viết loạt bài tựa đề “Từ buổi hoàng hôn của Đất
nước đến buổi bình minh của Dân tộc”. Một vài thân hữu nhận xét, đó là nhận
định chủ quan đầy lạc quan, chớ chưa thể khẳng định buổi bình minh của Dân tộc
đã gần kề. Hiểm họa đất nước bị Hán hóa đang hiện ra trước mắt. Quả thật, đó là
ước tính lạc quan của tôi về đất nước, của một người luôn theo dõi các bước
thăng trầm của dân tộc xảy ra trong cuộc đời của mình, có những sự kiện giúp
tôi vững tin ở tương lai tươi sáng của Dân tộc. (Còn tiếp Phần II)
_
• Privacy • Unsubscribe
• Terms of Use
.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment