Thursday, January 22, 2015

Một người Tàu làm Phó Chủ tịch Quốc hội VN

Một người Tàu làm Phó Chủ tịch Quốc hội VN

image
Vừa qua, nhân lục lọi tìm tin tức trên các trang Web ở trong nước, luôn cả trang Web của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Bá Thanh, chúng tôi tình cờ bắt gặp tin người Phó Chủ tịch Quốc Hội CS Hà Nội hiện nay tên UÔNG CHU LƯU, vốn là một người Tàu chánh hiệu con nai 100%  do Thiên triều phái tới.

Chúng tôi còn nhớ, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh Cấm Vận chế độ CS Hà Nội ít lâu (năm 1995), CS Hà Nội có cử một phái đoàn cấp “Thứ Trưởng” sang Hoa Kỳ để đàm phán những vấn đề có liên quan giữa 2 nước, do Thứ trưởng UÔNG CHU LƯU cầm đầu sẽ gặp người đồng nhiệm là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tại thủ đô Washington.

image
Attorney General Mr. John Ashcroft, Minister of Justice Mr. Uong Chu Luu
Trong khi 2 phái đoàn đối diện đàm phán, cả phiá VN và Hoa Kỳ đều có mang theo thông dịch viên riêng. Và trong khi đàm phán, mỗi bên cứ xử dụng tiếng mẹ đẻ của mình (tiếng Anh hay tiếng Việt), để cho các thông dịch viên 2 bên dịch lại. Điều nầy có nghĩa là, phía Mỹ nói tiếng Anh; còn phía CS Hà Nội thì cứ nói tiếng Việt. Đây cũng là nguyên tắc chung trong các cuộc đàm phán quốc tế.

Thế nhưng, khi gặp Thứ truởng Bộ TP Hoa Kỳ, ông Uông Chu Lưu không dùng tiếng Việt, mà nói bằng tiếng Anh. Có điều “ngài” Uông Chu Lưu nói tiếng Anh ẹ quá, nói sai cả chánh tả, làm phía Hoa Kỳ không hiểu ông ta muốn nói cái gì, cứ luôn miệng hỏi “what”… “what”…  lia lịa !...

Thấy vậy, người nữ thông dịch viên phía Mỹ liền nhìn thẳng vào ngài Uông Chu Lưu nói bằng tiếng Việt : “Xin Ông vui lòng nói tiếng Việt để cho thông dịch viên của ông dịch lại. Ông nói tiếng Anh khiến ông Thứ trưởng của tôi không hiểu chi cả”.

Ngài Uông Chu Lưu nhìn nữ thông dịch viên phía Mỹ với bộ mặt ngơ ngác như không hiểu cô nói gì ?Và rồi ông ta quay sang người thông dịch viên của mình, bất ngờ xổ ra một tràng bằng tiếng… Tàu !

image
Té ra Uông Chu Lưu là một người Tàu chánh cống không biết nói tiếng Việt !

Trên đây là câu chuyện có thật 100% mà báo chí tiếng Việt ngữ vùng Thủ Đô Washington hồi đó đã tường thuật lại.

Sau đó ít lâu, chúng tôi lại thấy Uông Chu Lưu trở thành “Phó Chủ Tịch” Quốc Hội của chế độ CS Hà Nội cho tới bây giờ. Xem đó đủ thấy, một anh Tàu chánh cống không nói được tiếng Việt lại được cử làm “Thứ trưởng” Bộ Tư Pháp, rồi Phó Chủ tịch Quốc Hội (Lập Pháp), như vậy rõ ràng Hiến pháp và Luật pháp của CS Hà Nội hiện nay là “bản sao” của Tàu khựa.

image
Xin lưu ý : dưới chế độ CS Hà Nội, các chức “phó” mới là quan trọng hơn chức “Chủ tịch” hay chức “Trưởng” các ngành, vì phụ trách vai trò “chủ đạo về chánh trị” như các “Chính Uỷ”.

Với trường hợp “UÔNG CHU LƯU”, chúng ta hiểu ngay, tập đoàn lãnh đạo CS Hà Nội đã bị tên Uông Chu Lưu --đại diện của Thiên triều-- phối hợp với tên Đại sứ của Tàu khựa ở Hà Nội, nắm đầu bọn chóp bu CS Hà Nội trong lòng bàn tay.


Chả trách, trước tình hình đất nước lâm nguy như hiện nay, tập đoàn CS Hà Nội cứ chạy loanh quanh như gà mắc đẻ: về mặt chánh quyền thì Thủ tướng Ba Dũng nói “chống Tàu”; nhưng bọn Công an VC do Tàu nắm đầu, thì cứ bắt nhốt tất cả những ai dám… chống Tàu ! Còn tên đầu sỏ Trọng Lú thì cứ ngậm miệng húp xì dầu… cúi đầu vâng lệnh Thiên triều… Tàu khựa muôn năm...



Bảo vệ các giá trị của nền cộng hòa

Phan Thành Đạt

Les intellectuels et les politiciens réformateurs ont établi la démocratie mais c’est le peuple qui a fait la République 
(Các trí thức và các nhà chính trị ủng hộ cải cách đã có công thiết lập chế độ dân chủ, nhưng chính nhân dân mới là người tạo ra nền cộng hòa) 
Người dân Pháp trong tuần vừa qua đã bị sốc vì hai vụ khủng bố tại Paris, nhiều người hoang mang lo lắng và không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tuy nhiên, họ đã có những hoạt động thiết thực để thể hiến chính kiến của mình. Chưa bao giờ tinh thần đoàn kết và quyết tâm bảo vệ nền dân chủ lại mạnh mẽ như lúc này ở Pháp. 3,7 triệu người đã xuống đường để ủng hộ tự do ngôn luận. Họ bày tỏ tình cảm đối với các nhà báo của Charlie Hebdo và với các nạn nhân Do Thái. Các cuộc tuần hành diễn ra ở khắc các thành phố ở Pháp, người dân ở nhiều nước trên thế giới cũng xuống đường ủng hộ người dân Pháp. Nhiều người giơ cao biểu ngữ tôi là Charlie, chúng ta cùng bảo vệ các giá trị của nền cộng hòa, Tự do ngôn luận… 
50 nguyên thủ quốc gia đã có mặt tại Paris vào chủ nhật ngày 11 tháng 01 để tuần hành thể hiện quyết tâm chống lại chủ nghĩa khủng bố và bảo vệ các giá trị tự do. Không có nghi lễ đón tiếp các nhà lãnh đạo như thường thấy tại điện Elysée, không có cảnh tượng những đoàn xe hộ tống như trong các hội nghị quốc tế, vì chuyến viếng thăm của họ hoàn toàn bất ngờ và không được chuẩn bị từ trước. Các nhà lãnh đạo đứng xếp hàng để lên xe bus đi từ điện Elysée đến quảng trường cộng hòa. Thủ tướng Israel Netanyahu đã nhỡ bus và phải đợi chuyến sau. 50 nhà lãnh đạo đợi xe bus giống như những học sinh đợi xe để đến trường, là hình ảnh hiếm thấy. Tổng thống François Hollande đã phát biểu: “Paris hôm nay trở thành thủ đô của thế giới“. Tổ chức Phóng viên không biên giới và một số nhà báo độc lập đã lên tiếng chỉ trích sự có mặt của nhiều nhà lãnh đạo đến từ các nước mà ở đó tự do ngôn luận không được tôn trọng.
3,7 triệu người Pháp xuống đường tuần hành là sự kiện hiếm thấy kể từ ngày giải phóng, thời kì chiến tranh thế giới thứ 2. Khi đó, hàng triệu người Pháp đã xuống đường đón chào quân đồng minh, họ mang theo rượu vang, phô mai và hoa để tặng những người lính đến giải phóng châu Âu. Một số lính Mỹ nhận những chai rượu vang và họ uống như uống coca cola.
Trong đoàn người diễu hành ngày chủ nhật, có nhiều gương mặt quen thuộc trong giới chính khách Pháp, Martine Aubry thị trưởng Lille, Eric Woerth cựu bộ trưởng ngân sách, Valérie Pécresse cựu bộ trưởng giáo dục và nghiên cứu, cùng với tất cả các cựu thủ tướng dưới thời François Mitterand, Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy. Không phân biệt đảng phái chính trị, không cần lời kêu gọi, họ đã xuống đường để bảo vệ tự do ngôn luận, một giá trị cơ bản của nền cộng hòa Pháp. Cựu tổng thống Jacques Chirac vì lí do sức khỏe đã không tham gia tuần hành nhưng ông đã phát biểu: “Nền cộng hòa là đúng đắn nhưng không được khoan nhượng với những kẻ khủng bố làm bẩn những giá trị của nó và kích động những người Pháp chống lại lẫn nhau“. Cựu bộ trưởng tư pháp Robert Badinter khẳng định với báo chí “cần phải khẳng định mạnh mẽ các giá trị của nền cộng hòa“. Chính phủ của thủ tướng Manuel Valls đã họp với các đại diện của ngành giáo dục để bàn về giảng dạy các giá trị của nền cộng hòa cho học sinh. Theo các chính khách Pháp, sẽ không thể chấp nhận khi có những thiếu niên coi việc tàn sát người Do thái là chiến thắng, hay việc một số học sinh tại Saint-Denis sur Seine đã từ chối tưởng niệm các nạn nhân trong các vụ khủng bố ở Paris.
Các nguyên tắc của nền cộng hòa cần được người Pháp tôn trọng (I) vì đó là một bản khế ước xã hội để đảm bảo sự tồn tại của chế độ dân chủ. Người Pháp được hưởng các quyền lợi của nền cộng hòa nhưng họ phải thực hiện những nghĩa vụ vì quyền và nghĩa vụ luôn đi kèm với nhau. Trong từng giai đoạn lịch sử và từng hoàn cảnh cụ thể, nước Pháp luôn có những thuận lợi cũng như khó khăn để bảo vệ các giá trị của nền cộng hòa (II).
I. Các nguyên tắc của nền cộng hòa Pháp
Nền cộng hòa là chế độ chính trị quy định quyền lực không được truyền ngôi từ tay người này sang tay người khác. Nền cộng hòa đảm bảo một số quy định chung và trở thành những giá trị chuẩn mực, phổ quát cho các công dân. Chế độ cộng hòa trở thành mô hình chính trị phổ biến trên thế giới. 131 quốc gia xây dựng nền cộng hòa. Nhưng không có nghĩa cứ chọn nền cộng hòa là trở thành nước dân chủ. Nước Pháp theo chế độ cộng hòa và là nước dân chủ. Khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái trở thành các điều kiện cơ bản của nền cộng hòa (A). Các giá trị như thống nhất, dân chủ, thế tục đảm bảo cơ chế vận hành của thể chế chính trị ở Pháp (B).
A. Đề cao khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái
Khẩu hiệu này đã xuất hiện dưới thời nền cộng hòa đệ nhất năm 1792, sau cách mạng Pháp 1789. Các giá trị tiến bộ này đã trở thành nền tảng của chế độ cộng hòa. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789, lời tựa của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1958 đề nhằm bảo vệ ba nguyên tắc này. Các giá trị này đã trở thành biểu tượng của nước Pháp, từ các cơ quan công quyền như tòa thị chính, Quốc hội, Thượng viện đến các trường học đều có khẩu hiệu này… 
Tự do là có thể làm tất cả những gì không hại đến người khác. Tự do là quyền tự nhiên của mỗi người, quyền này cũng có giới hạn là làm sao quyền tự do của mình không làm hại đến quyền tự do của người khác. Nghĩa là mình có tự do nhưng cũng phải bảo đảm cho người khác có tự do. Giới hạn ấy chỉ có thể quy định bằng luật pháp (Điều 4, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789). Condorcet cho rằng quyền tự do của của mỗi người sẽ dừng lại khi chạm đến quyền tự do của người khác. Nghĩa là tự do cũng cần tôn trọng những điều kiện do luật pháp đặt ra. Tự do là quyền được làm những gì luật pháp cho phép. Tuy nhiên luật pháp phải có cơ sở nhằm đảo bảo tốt hơn các quyền và lợi ích của công dân, luật pháp không phải là sự áp đặt ý muốn của nhà cầm quyền nhằm duy trì quyền lực lâu dài của họ. Luật pháp phải dựa theo ý muốn của đa số nhân dân. Đây chính là tự do đích thực trong Nhà nước có kỉ cương. Nếu tự do không có giới hạn sẽ là tự do trong môi trường tự nhiên hay trong một quốc gia vô chính phủ, ở đó sức mạnh bạo lực và tính hoang dã thay thế cho luật pháp.
Các quyền cơ bản của con người được nền cộng hòa đảm bảo như tự do đi lại, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do bầu cử và thành lập các đảng phái chính trị theo quy định của pháp luật. Nếu ngăn cấm các quyền này là trái với quy luật tự nhiên hoặc Nhà nước đó không phải là thể chế dân chủ.
Bình đẳng là nguyên tắc được đề cao và phổ biến nhất trong xã hội Pháp. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789, lời tựa của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp năm 1958 nhiều lần khẳng định giá trị bình đẳng. Trước cách mạng 1789, xã hội Pháp chia ra thành ba giai tầng khác nhau : Quý tộc, tăng lữ và tầng lớp bình dân. Sau cách mạng, các đặc quyền của hai giai tầng là quý tộc và tăng lữ bị bãi bỏ, mọi người trong xã hội đều có quyền và trách nhiệm như nhau vì không còn hai tầng lớp ăn trên ngồi trốc nữa. Bình đẳng trở thành giá trị tiêu biểu nhất của nền cộng hòa. Điều này tạo ra điểm khác biệt giữa nền dân chủ Mỹ luôn đề cao tự do và nền dân chủ Pháp đề cao bình đẳng. Con người sinh ra luôn tự do và bình đẳng trước pháp luật (điều 1, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789), công dân đều bình đẳng về cơ hội, mỗi người đều có quyền có vị trí và được tiếp cận với các chức vụ cũng như công việc trong các cơ quan nhà nước. Sự phân biệt chỉ có thể dựa theo đức hạnh và tài năng của mỗi người (điều 6, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789). Luật pháp đảm bảo phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng cho trẻ em và người lớn trong các điều kiện được hưởng chế độ giáo dục và các thành quả về văn hóa (lời tựa của Hiến pháp năm 1946). Nhà nước đảm bảo cho mỗi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nguồn gốc, dân tộc hay tôn giáo (điều 1, Hiến pháp năm 1958). Bình đẳng tạo sự công bằng và cơ hội cho mọi người trong xã hội. Nếu mỗi người  cố gắng và có năng lực trong một lĩnh vực riêng biệt sẽ có may mắn thành công nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước, bình đẳng sẽ hạn chế bất công và góp phần cho xã hội tốt đẹp hơn.
Bác ái thể hiện sự chia sẻ và giúp đỡ của Nhà nước đối với công dân trong các vấn đề an sinh xã hội. Nhà nước bảo đảm cho trẻ em, phụ nữ, người già được hưởng bảo hiểm xã hội, được chăm sóc y tế khi đau ốm. Những người tàn tật được chăm sóc sức khỏe và được trợ cấp suốt đời. Bác ái thể hiện tính nhân đạo cũng như tinh thần đoàn kết của người dân theo nguyên tắc “Mình vì mọi người và mọi người vì mình” vì những chi phí của Nhà nước cho an sinh xã hội đều xuất phát từ các khoản đóng thuế của công dân.
Các công dân có quyền tham gia các tổ chức công đoàn, các hoạt động xã hội, có quyền lao động và bảo vệ lợi ích của mình nhờ các tổ chức công đoàn tự do và các tổ chức xã hội dân sự. Bác ái thể hiện tinh thần đoàn kết của công dân trong các hoạt động chính trị xã hội vì hạnh phúc của mình và mọi người.
Tự do, Bình đẳng, Bác ái trở thành ba nguyên tắc cơ bản của nền cộng hòa. Ba yếu tố này được bổ sung thêm nhờ một số các quy định khác
B. Xây dựng nền cộng hòa thống nhất, dân chủ và thế tục 
Điều 1, Hiến pháp năm 1958 ghi nhận nước Pháp là một nước cộng hòa thống nhất và không thể phân chia. Nước Pháp theo nguyên tắc thế tục, tôn trọng các giá trị dân chủ và xã hội. Theo nguyên tắc không thể phân chia, nước Pháp không phải là Nhà nước liên bang, quyền lực tập trung ở các cơ quan trung ương, các vùng miền chỉ có quyền lực giới hạn. Luật pháp được thực thi trên toàn bộ lãnh thổ Pháp tại chính quốc và các vùng hải ngoại. Dân tộc và quốc gia là một thể thống nhất, chỉ có dân tộc Pháp, không có các dân tộc khác, các quan điểm li khai và cực đoan đều trái với nguyên tắc không thể phân chia do Hiến pháp quy định. Hội đồng Hiến pháp đã bác bỏ quan điểm gọi người dân xứ Corse là dân tộc Corse, chỉ có duy nhất dân tộc Pháp, không có dân tộc Basque hay Breton nhưng có văn hóa Basque và Breton. Nguyên tắc này bảo vệ tốt hơn các giá trị của nền cộng hòa.
Dân chủ là Nhà nước của dân do dân và vì dân theo định nghĩa về dân chủ của Abraham Lincoln trong bài diễn văn Gettysburg năm 1863. Quan điểm này được khẳng định lại trong điều 2, Hiến pháp Pháp năm 1958. Trong chế độ dân chủ, quyền lực chỉ có thể đạt được nhờ bầu cử tự do minh bạch, kết quả bỏ phiếu chỉ có giá trị nếu được đa số nhân dân chấp nhận. Các cơ chế đảm bảo dân chủ ở Pháp luôn được tôn trọng và được Hội đồng Hiến pháp giám sát chặt chẽ trong mỗi dịp bầu cử. Cơ chế bầu cử tự do chỉ có được khi mỗi cử tri có quyền chọn lựa ứng cử viên theo ý mình, các đảng phái được cử người tranh cử, báo chí được phép tường thuật trực tiếp về quy trình bầu cử. Ngoài ra, công dân còn có quyền bày tỏ quan điểm chính trị thông qua hình thức trưng cầu dân ý. Tôn trọng quyền bầu cử sẽ đảm bảo chủ quyền của nhân dân. Báo chí cùng các phương tiện thông tin khác không chịu sự độc quyền của Nhà nước sẽ là cơ hội cho công dân được tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, giúp cho trình độ nhận thức của họ cao hơn, vì người dân không bị nhồi nhét thông tin theo định hướng của nhà cầm quyền. Điều kiện này rất quan trọng ở các nước theo chế độ dân chủ. Tất cả những yêu cầu khắt khe về dân chủ đều được thực hiện khá tốt ở Pháp.
Các nguyên tắc dân chủ của Pháp giống với các đặc điểm dân chủ trong chế độ quân chủ ở Anh, Đan Mạch, Thụy Điển hay Tây Ban Nha. Các quốc gia này không theo chế độ cộng hòa, nhưng thể chế chính trị lại vận hành theo phương thức dân chủ, về một mức độ nào đó, có thể khẳng định những nước này có chế độ chính trị hoạt động tốt hơn so với chế độ cộng hòa ở Pháp. Như vậy, nền cộng hòa không nhất thiết gắn liền với dân chủ vì thực tế nhiều quốc gia có tên cộng hòa nhưng lại theo chế độ độc tài toàn trị, ví dụ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Cuba, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa hồi giáo Iran…

Thế tục là nguyên tắc riêng của nền cộng hòa ở Pháp, các nước khác không quy định điều này, có duy nhất trường hợp của Thổ Nhĩ Kì học theo nguyên tắc thế tục của Pháp. Điều này công nhận chính trị và tôn giáo luôn tách rời nhau. Nhà nước không can thiệp vào các vấn đề tôn giáo nhưng tôn trọng tất cả các tôn giáo và tạo điều kiện cho các tín đồ được thực hành tôn giáo của mình vì Nhà nước đảm bảo tự do tôn giáo tín ngưỡng, không coi trọng tôn giáo này hơn tôn giáo khác. Về phía các chức sắc tôn giáo, họ có quyền bày tỏ ý kiến của mình đến các chính sách của Nhà nước nhưng không được phép tạo ảnh hưởng đến chính trị. Luật tách rời vị trí của tôn giáo và chính trị đã được ban hành từ 1905 đến nay vẫn có hiệu lực. 

Theo nguyên tắc thế tục, Nghị viện Pháp đã ban hành một số đạo luật cấm các biểu hiện tôn giáo thái quá tại các cơ quan công sở và nơi công cộng. Ví dụ luật năm 2004 cấm học sinh không được mặc trang phục hay mang theo biểu tượng có tính tôn giáo đến trường phổ thông công lập, vì trường học là cơ sở giáo dục, không phải là nơi thực hành tôn giáo. Luật năm 2010 cấm phụ nữ hồi giáo không được phép đeo mạng che kín mặt ở những nơi công cộng, (la burqa và la niqad, là trang phục của một số phụ nữ hồi giáo, khi mặc la burqa, người phụ nữ che kín toàn thân, hai con mắt cũng bị che bằng một tấm lưới, nhưng vẫn nhìn được, còn khi mặc la niqad, người phụ nữ cũng che kín toàn thân, chỉ để hở hai con mắt. Trước đây lực lượng hồi giáo Taliban ban hành luật bắt buộc phụ nữ ở Afganistan phải mặc trang phục này).

Chế độ cộng hòa góp phần làm cho xã hội Pháp công bằng và dân chủ. Thực hiện tốt các nguyên tắc của nền cộng hòa thể hiện sự hòa nhập của công dân vào các hoạt động xã hội, nhất là đối với các công dân nhập cư. Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản, đặc biệt là với cộng đồng hồi giáo đến từ các nước Ả Rập do các điều kiện về tôn giáo và văn hóa khác biệt quá lớn khiến sự hòa nhập khó hơn. Dù hòa nhập nhưng nhiều cộng đồng khác nhau vẫn luôn mong muốn giữ gìn bản sắc và ngôn ngữ riêng của mình, điều này không dễ nhất là đối với thế hệ thứ hai và thứ ba sinh ra tại Pháp, sống xa quê hương của ông bà cha mẹ, đối với họ, các giá trị của nền cộng hòa vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức trong quá trình hội nhập. Giữ gìn bản sắc văn hóa và ngôn ngữ riêng của mình luôn là khó khăn lớn nhất.

II. Những thuận lợi và khó khăn để củng cố và bảo vệ nền cộng hòa ở Pháp
Các chính khách Pháp, các nhà văn hóa hay các nhà luật học từ lâu đã rất chú ý đến việc giảng dạy các giá trị của nền cộng hòa. Họ coi đó là những thành tựu lớn về dân chủ, tự do. Những thành quả này có được sau một quá trình đấu tranh lâu dài, phải trả giá bằng máu và nước mắt. Họ trân trọng các biểu tượng của nền cộng hòa (A) và mong muốn duy trì lâu bền các giá trị đó (B).

A. Các biểu tượng của nền cộng hòa 
Từ hơn 2000 năm nay, nước Pháp luôn là quốc gia của những người nhập cư, các nhóm người Germain, Celte, Romain, Viking, Tsigane, Do Thái… đã đến xứ Gaule sinh sống. Người Gaulois đã học được nhiều điều từ họ. Trong suốt thời kì Trung cổ, châu Âu là một quốc gia bao gồm nhiều tỉnh dưới quyền kiểm soát của giáo hội La Mã. Châu Âu gần như không có biên giới, các nhóm người di chuyển khắp nơi để sinh sống. Trong thế kỉ XX, nước Pháp đã đón nhận nhiều cộng đồng người đến đây lập nghiệp. Để tất cả các cộng đồng này thống nhất, đoàn kết nhằm tạo nên sức mạnh cho nước Pháp, cần có những biểu tượng chung để kết nối họ với nhau, các biểu tượng của nền cộng hòa trở thành phương tiện cần thiết để người dân Pháp gắn bó với nhau, đó chính là bản khế ước xã hội nhằm duy trì một nước Pháp ổn định và phát triển. Nhà nước tạo mọi điều kiện để con người phát huy tài năng, tham gia đóng góp nhiều hơn cho xã hội, đổi lại, mỗi công dân cần biết tôn trọng các nguyên tắc của nền cộng hòa thông các các biểu tượng:

Các biểu tượng của nền cộng hòa Pháp 

Lá cờ ba màu và quốc ca Pháp: Lá cờ ba màu trắng xanh đỏ xuất hiện lần đầu tiên sau cách mạng Pháp 1789. Màu trắng tượng trưng cho chế độ quân chủ, màu xanh và đỏ là màu trên tấm gia huy, biểu tượng của Paris. Năm 1792, những người đại diện chính quyền Paris đã trao phù hiệu cờ ba màu cho nhà vua. Ông đã chấp nhận và cài lên mũ. Trước cách mạng 1789, nước Pháp chỉ có lá cờ trắng có hình những bông huệ vàng biểu tượng cho chế độ quân chủ.

Quốc ca Pháp do Rouget de Lisle, một sĩ quan trong quân đội sông Rhin sáng tác ở Strasbourg. Năm 1792 khi Pháp tuyên chiến với Áo, những người lính ở Marseille đã lên đường đến giải cứu Paris. Họ hát bài của Rouget de Lisle để cổ động tinh thần chiến đấu cho nhau, từ đó bài hát có tên hành khúc của người Marseille, la Marseillaise. Năm 1795, bài hát chính thức trở thành quốc ca Pháp. Dưới thời đế chế thứ nhất 1804-1815, bài hát Tiếng ca lên đường, le chant du départ trở thành quốc ca của đế chế Napoléon. Từ thời nền cộng hòa thứ 3, năm 1870, bài hát la Marseillaise lại được chọn là quốc ca cho đến hôm nay. Dưới thời thống chế Pétain (1940-1944), nước Pháp hợp tác với Đức quốc xã, bài hát phổ biến khi đó là bàiMaréchal, nous voilà (Thưa thống chế, có chúng tôi), thay thế cho la Marseillaise. Từ lâu, quốc ca Pháp và lá cờ ba màu đã trở thành hai biểu tượng quan trọng của nền cộng hòa.

Tượng Marianne (Marie-Anne), là bức tượng người phụ nữ đầu đội mũ đỏ có từ năm 1792. Ở mỗi tòa thị chính đều có tượng bán thân Marianne, có nơi, Marianne đội trên đầu cành nguyệt quế. Marianne là người phụ nữ đại diện cho tầng lớp bình dân sau cách mạng 1789. Vào thời kì đó, nhiều phụ nữ có tên là Marianne, có người đã nhận mình là hình tượng Marianne. Marianne cũng là biểu tượng của tính phồn thực. Có người cho rằng Marianne chính là chân dung của một người phụ nữ Paris làm nghề thợ giặt… Sau năm 1945, chân dung Marianne được lấy hình mẫu từ các diễn viên điện ảnh nổi tiếng như Brigitte Bardot, Catherine Deneuve hay Sophie Marceau…

Hình tượng con gà trống cũng trở thành biểu tượng của nước Pháp, vì những đồng tiền cổ thời xưa có in hình con gà trống. Gallus trong tiếng latinh có nghĩa là gà trống và Gaulois. Ngày phá ngục Bastille 14 tháng 07 cũng trở thành ngày biểu trưng cho tự do và là ngày có nhiều ý nghĩa đối với người Pháp. Các giá trị cũng như những biểu tượng của nền cộng hòa được nhiều người nhắc đến mỗi khi nước Pháp phải trải qua thời kì khó khăn, đặc biệt là giai đoạn hiện nay do khủng hoảng kinh tế và bất ổn xã hội, nhất là hai vụ khủng bố mới đây. Bảo vệ các giá trị của nền cộng hòa, cũng chính là bảo vệ các quyền cơ bản của con người như tự do bầu cử, ứng cử, tự do hội họp và thành lập các đảng phái chính trị… 

Trong các giá trị cơ bản của nền cộng hòa, tự do ngôn luận được nhắc đến nhiều nhất vì đây là quyền quan trọng bậc nhất trong chế độ dân chủ, ở đó con người được nói ra những gì mình nghĩ vì tự do ngôn luận là tối thượng, hay chẳng là gì cả (Luc Ferry).

Bảo vệ các quyền tự do gắn với việc duy trì lâu dài nền cộng hòa, tuy nhiên điều này không hề đơn giản.

B. Những trở ngại để thiết lập và duy trì lâu dài nền cộng hòa 
Các nền dân chủ lớn trên thế giới như Anh và Mỹ được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận hay chuyển giao quyền lực theo cách ôn hòa. Chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh đã chuyển thành chế độ nghị viện theo cách này. Hoàng gia Anh chỉ giữ lại các quyền lực mang tính tượng trưng. Chế độ tổng thống ở Mỹ lại tuân theo các quy định nghiêm ngặt của Hiến pháp 1787. Các xung đột quyền lực được giải quyết theo tinh thần của Hiến pháp. Bối cảnh chính trị ở Pháp khác biệt với Anh và Mỹ, kể từ các mạng 1789, nền chính trị Pháp luôn có các biến cố. Pháp đã trải qua 5 nền cộng hòa: Nền cộng hòa thứ nhất (1792-1804) diễn ra trong bạo lực, không khí khủng bố và sợ hãi bao trùm khắp nơi, nhiều người tài năng đã bị đưa lên máy chém. Một trong những người sáng lập nền cộng hòa đầu tiên cho nước Pháp là Saint-Just đã tuyên bố

: “Không thể đem tự do cho những tên là kẻ thủ của tự do“. Nền cộng hòa đầu tiên kết thúc khi Napoléon Bonaparte trở thành hoàng đế và thiết lập đế chế năm 1804. Nền cộng hòa thứ 2 tồn tại từ 1848 đến 1852, chấm dứt bằng một cú đảo chính của Napoléon III. Nền cộng hòa thứ ba được xây dụng từ năm 1875 đến 1940 sau chiến thắng khó khăn của những người cộng hòa trước phe bảo hoàng và phe theo quan điểm chính trị của Napoléon. Nghị viện lấn át quyền lực của cơ quan hành pháp, cứ 10 tháng, Nghị viện lại bỏ phiếu bất tín nhiệm để loại bỏ chính phủ mới. Nền cộng hòa thứ 3 kết thúc khi các nghị sĩ trao quyền lãnh đạo tuyệt đối cho thống chế Pétain bằng luật hiến pháp năm 1940. 

Nền cộng hòa thứ 4 kéo dài từ 1945 đến 1958, do mất cân bằng quyền lực, chính phủ thường xuyên bị giải tán dưới sức ép của Nghị viện. Nước Pháp, trong giai đoạn này, có nhiều bất ổn chính trị. Nền cộng hòa thứ 5 được xây dựng từ 1958 đến nay có phần ổn định hơn, quyền lực của các cơ quan được bố trí hợp lí theo Hiến pháp 1958, tuy nhiên có ý kiến cho rằng cần thiết lập nền cộng hòa thứ 6 để đổi mới chính trị đem lại sức mạnh mới cho nước Pháp.

Các đặc điểm cơ bản của chế độ cộng hòa ở Pháp chỉ có thể được duy trì trong một cơ chế chính trị ổn định. Điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế xã hội. Hiện nay nước Pháp đang trải qua giai đoạn rất khó khăn. Nếu thời kì này tiếp tục kéo dài, trong khi các nhà lãnh đạo không có những giải pháp thích hợp, những tác động về kinh tế xã hội sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chính trị, vì vậy, không có gì đảm bảo là những biến động chính trị sẽ không thể xảy ra trong tương lai. Ví dụ như đảng mặt trận dân tộc của Marine Le Pen có thể cầm quyền trong thời gian tới, khi đó các giá trị của nền cộng hòa sẽ buộc phải xem xét lại đối với mỗi cộng đồng người trong xã hội Pháp.

Một thách thức khác là quá trình hội nhập của một số người trong xã hội Pháp về cơ bản không đạt được do những khác biệt quá lớn về văn hóa và tôn giáo cộng thêm rào cản về ngôn ngữ. Hơn nữa, nền cộng hòa vẫn chưa đảm bảo tốt nguyên tắc bình đẳng giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội. Tự do, Bình đẳng, Bác ái là những giá trị rất hay, nhưng trong thực tế, không phải lúc nào cũng thực hiện được.

Paris, ngày 16 tháng 01 năm 2015
P.T.Đ.


14 hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Nguyễn Thanh Phượng, Con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ.  Lại thêm 1 khúc ruột ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Like ·  · Share

Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác chết thối rữa?

Đỗ Đăng Liêu

Các bài liên hệ

Cùng tác giả:

Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch".

 Ông viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc cách mạng XHCN".

Và tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?

Còn nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."

Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.

Nhưng có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!

Làm sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. 

Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.

Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.

Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.

Làm sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. 

Các quan chức với số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao lại cho giai cấp tư bản đỏ.

Làm sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay "tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm tiền từ độ tuổi 20.

Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.

Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước "tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.

Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link