Tâm
trạng một nhà văn bên trong trại Lộc Hà
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-06-08
2013-06-08
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Trại Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, ảnh chụp hôm 02/06/2013.
Courtesy
NguyenHuuVinhBlog
Cuộc biểu tình ngày 2 tháng Sáu chống Trung
Quốc nhanh chóng bị dẹp tan. Gần 30 người bị bắt vào trại Phục hồi nhân phẩm
Lộc Hà trong đó có nhà văn Thùy Linh, một ngòi viết phản biện thường tập trung
vào các cuộc biểu tình tại Hà Nội trong thời gian qua.
Nhà văn Thùy Linh có
nhã ý giúp chúng tôi bài phỏng vấn này để quý thính giả biết rõ hơn tâm trạng
một nhà văn khi quyết định tìm hiểu bên trong trại Lộc Hà bằng trải nghiệm trực
tiếp của mình để viết lại những xúc cảm, trăn trở trước vở kịch mà tác giả thủ
một vai trong đó.
Không sợ hãi
Trước tiên nhà văn
Thùy Linh cho biết cảm giác của chị khi thật sự bước chân vào bên trong căn
trại này:
Thùy Linh: Nói thật với anh Thùy Linh không có một chút cảm giác gì hết.
Mình đã chấp nhận làm một việc mà tình huống đó mình đã biết nên không có gì
bất ngờ cũng như không có gì phải sợ hãi cả. Nó giống như tham gia một cuộc
chơi mà luật chơi mình không được phép đặt ra và luật chơi này bị áp đặt. Mình
đã tự nguyện tham gia thì phải chấp nhận mọi tình huống vì vậy nó cũng rất bình
thường. Hơn nữa bên cạnh mình còn có rất nhiều đồng đội, những người cùng chí
hướng với mình, họ cũng đã từng vào trại Lộc Hà rất nhiều lần rồi vậy mà họ vẫn
còn đi và đầy khí thế như thế. Bên cạnh đó còn rất nhiều người an ủi cho nên
vào đó cũng không có gì đâu anh.
Mặc Lâm: Thưa chị, chúng tôi cũng biết chị có rất nhiều bài viết phản ứng
lại việc Trung Quốc đối với dân tộc. Chị cảm thấy viết vẫn chưa đủ hay sao mà
còn phải dấn thân làm những việc có thể có hại cho sự an nguy của cá nhân chị
như vậy?
Tuyệt nhiên không có
bất kỳ ai lo sợ, gần như họ đã quá quen với sự đàn áp này. Cái mà tôi thấy lo
ngại hơn hết là hiện nay chính quyền không có cách gì để tháo gỡ.
-Nhà văn Thùy Linh
-Nhà văn Thùy Linh
Thùy Linh: Nếu mình không đi, không cùng với đồng bào mình, không hít thở
không khí đấy, sự kiện đấy, không được nhìn tận mắt, không được chứng kiến từng
sự kiện nho nhỏ thì làm sao viết được anh? Mình còn nhìn được cả ánh mắt của
chú bé 5 tháng tuổi bị bắt hôm qua cùng với mẹ ở trong Lộc Hà. Chứng kiến hai
mẹ con khi mẹ cho con bú và người mẹ nói với con bất cứ điều gì cậu bé cũng
ngoan ngoãn nghe và chịu đựng cảnh nóng nực ở trong Lộc Hà như thế nào, cậu
được mọi người yêu thương ra sao. Điều đó hạnh phúc lắm anh ạ, chính những điều
đó làm cho mình tiếp tục dấn thân và viết tiếp những bài sau này.
Mặc Lâm: Vâng, chị vừa kể lại câu chuyện của bà mẹ và đứa con 5 tháng
tuổi đó được mọi người rất là yêu quí.Về phần công an trong trại Lộc Hà có
nhìn thấy cảnh đó hay không và thái độ của họ đối với trường hợp này
như thế nào, thưa chị?
Thùy Linh: Họ không có một biểu cảm gì, chỉ có mấy chú công an trẻ canh gác
bên ngoài thì lúc tôi bế cậu bé ra thì mấy cậu cũng đùa đùa với chú bé một tí
chứ còn những người chỉ huy chịu trách nhiệm thì họ không có một biểu cảm gì
hết.
Thật ra mẹ con chị Nga
đã bị bắt nhiều rồi. Thậm chí có lần đi lên Hà Nội trú ở nhà người quen còn bị
an ninh đến bắt chủ nhà đuổi ra lúc giữa đêm. Anh em bạn bè nửa đêm phải đến để
cứu mẹ con chị Nga đưa về nhà một người khác để tá túc. Những chuyện đó xảy ra
rất nhiều rồi cho nên họ gần như không quan tâm đến cậu bé này nữa mà quan tâm
đến bà mẹ trẻ. Người mẹ trẻ rất quyết tâm và dấn thân. Tôi nghĩ là tôi học được
ở họ rất nhiều
Những người biểu tình bị
bắt bên trong Trại Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, ảnh chụp hôm 02/06/2013. Courtesy
LeHienDucBlog.
Mặc Lâm: Vâng, chị vừa nói là có vào được Lộc Hà thì mới nhìn
được thái độ của đồng bào và mới cảm nhận được suy nghĩ của họ.Chị có thể cho
biết những người khác khi họ vào trại Lộc Hà, thái độ của họ chị thấy
là dửng dưng, lo sợ hay là có một biểu lộ nào khác? Theo nhận xét của một nhà văn
thì chị thấy nó ra sao, thưa chị?
Thùy Linh: Tuyệt nhiên không có bất kỳ ai lo sợ, gần như họ đã quá quen với
sự đàn áp này. Cái mà tôi thấy lo ngại hơn hết là hiện nay chính quyền không có
cách gì để tháo gỡ cái ngòi nổ thì xung đột không phải với Trung Quốc mà nó sẽ
chuyển thành những xung đột trong nội bộ nhân dân.
Việc đó sẽ dẫn đến
những đối kháng không thể lường trước được bởi vì hiện nay tất cả những bạo lực
và đàn áp từ chính quyền gần như không còn tác dụng. Không những vậy mà nó càng
thổi bùng vào nỗi căm hận của người dân. Bằng chứng là khi ra khỏi trại Lộc Hà
có một vụ xô xát; Những người đứng đón thân nhân, bạn bè đã bị đánh rất tàn
nhẫn. Việc này đã lập lại rất nhiều lần. Tôi nghĩ như thế bạo lực giữa chính
quyền và nhân dân sẽ càng ngày càng bị đẩy cao lên. Nếu đã bị đẩy cao lên đến
mức không có cách nào tháo ngòi nổ thì hậu quả sẽ không lường trước được.
Hôm qua ở trại Lộc Hà
những gì tôi được chứng kiến hoàn toàn không phải là chuyện thuyết phục nhau,
đối thoại với nhau nữa mà là sự chống đối. Người dân người ta chống đối có lý
do và chính quyền gần như hoàn toàn bế tắc trong phương pháp đối thoại và tháo
gỡ với nhân dân. Điều này cực kỳ nguy hiểm.
Chính quyền đã bất
lực
Mặc Lâm: Vâng, chúng tôi cũng biết là chị rất quan tâm đến vấn
đề này. Chị đã dấn thân, viết bài cũng như có những phản biện xã hội rất mạnh
mẽ. Tuy nhiên, khi người ngoài nhìn vào cách hành xử của chính quyền khi
người dân đi biểu tình để chống Trung Quốc chứ không phải là chống chính quyền
nhưng vẫn ngăn cản một cách rất thô bạo làm cho người ta tưởng tượng là chính
quyền đang bênh vực cho Trung Quốc. Điều này sẽ gây hậu quả như thế nào trong
người dân theo chị biết, thưa chị?
Người ta sẽ chuyển cái
lòng căm hận với giặc ngoại xâm thành lòng căm hận với chính quyền! Đó là điều
chắc chắn và hiện nay đang là như thế.
-Nhà văn Thùy Linh
-Nhà văn Thùy Linh
Thùy Linh: Người ta sẽ chuyển cái lòng căm hận với giặc ngoại xâm thành
lòng căm hận với chính quyền! Đó là điều chắc chắn và hiện nay đang là như thế.
Khi người dân và chính quyền không còn đối thoại được nữa mà chỉ có lòng căm
thù, theo anh thì anh sẽ hình dung hậu quả sẽ như thế nào? Người dân đã không
bằng lòng với thái độ của chính quyền trong việc ứng xử với Trung Quốc, cộng
vào đó là cách hành xử gọi là đề phòng của chính quyền trong việc dân đi biểu
tình vì sợ từ biểu tình chống Trung Quốc trở thành biểu tình chống chế độ và
sang các vấn đề khác.
Tôi thấy trên mạng các
dư luận viên hoặc những người bảo vệ chế độ họ luôn khẳng định rằng đây là
những người hoàn toàn ăn tiền của nước ngoài để chống chế độ. Đây là bọn phản
động chứ chẳng chống Trung Quốc gì cả. Hầu như là họ có một luận điệu như thế.
Hôm qua, ngay ở bên
ngoài của trại Lộc Hà khi ông xã tôi đi lên đón thì có nghe thấy mấy cậu an
ninh trẻ, hình như đang học ở trường An ninh, đều nói rằng là chúng cháu ăn
lương nhà nước để đi làm việc này chứ còn những người đi biểu tình họ ăn lương
nước ngoài họ đi chống đối chế độ nên bọn cháu phải làm thôi, tức là họ đã được
nhồi sọ như thế. Bây giờ mà vẫn tiếp tục cái luận điệu đó, tiếp tục hành xử như
thế thì cái mâu thuẫn này được tích tụ sẽ dần dần, một thời điểm nào đó bị đẩy
đến cao trào hay một cái mức nào đó thì nó sẽ bùng nổ thành cái gì, tôi không
dám nói.
Công an, an ninh đứng
trước trại Lộc Hà ngăn cản những người đến đón người bị bắt. File photo.
Tôi không dám tiên
đoán một điều gì nhưng chắc chắn là sẽ rất khủng khiếp. Chính quyền gần như bất
lực và không những vậy mà còn bảo thủ trong cách hành xử. Anh thấy ngay gần
đây, luật biểu tình vẫn còn treo lại sau 38 năm giải phóng miền Nam, cứ gọi là
thống nhất đất nước đi. Thêm nữa là từ năm 46 trở lại đây, luật biểu tình vẫn
bị treo. Cho đến giờ phút này, mấy chục năm trôi qua, luật biểu tình vẫn bị
treo và họ lấy đó làm cái vòng kim cô áp đặt lên tất cả những người biểu tình
rằng là vi phạm pháp luật.
Hôm qua tôi có tranh
luận với cậu an ninh khi cậu bảo tôi rẳng việc chị làm là vi phạm pháp luật,
tôi bảo trong Hiến pháp quy định là được phép biểu tình. Cậu ta bảo “Nhưng biểu
tình phải trong khuôn khổ pháp luật”. Tôi bảo cậu ta rằng em chỉ cho chị khuôn
khổ pháp luật là khuôn khổ nào để sau này chị biết và tất cả đồng đội của chị
được biết và bọn chị sẽ làm đúng theo khuôn khổ đó. Cậu ta bảo là phải viết đơn
xin biểu tình thì mới được biểu tình. Tôi bảo nếu có luật biểu tình thì bọn chị
sẽ viết đơn xin biểu tình. Hiện nay chưa có luật, vậy thì việc bất tuân dân sự
hiện nay là chống lại tất cả những gì rất phi lý hiện nay. Cậu ta bảo tôi nói
ngang nên cậu dỗi cậu không nói chuyện nữa.
Mặc Lâm: Vâng, có sự mâu thuẫn rất lớn trong cách hành xử của nhà nước,
họ không đưa ra điều gì rõ ràng cả. Không có một cấp chính quyền cao cấp nào
đứng ra để mà giải thích việc người biểu tình không đúng với qui định hiện thời
của chế độ. Như vậy theo chị, phải chăng nhà nước đang vi phạm một cách nghiêm
trọng cái quyền của công dân khi họ nói lên tiếng nói yêu nước của mình mà nhà
nước cứ vin vào điều này, điều kia để mà cấm đoán, thưa chị?
Thùy Linh: Cái đó thì rõ ràng rồi anh. Bởi vì Hiến pháp ra đời tư năm 46
đến giờ, có qui định người dân được biểu tình mà lại không thành được luật hóa
thì đâu phải lỗi của người dân. Cái quyền biểu tình là hơi thở của cuộc sống.
Vậy mà họ tước đoạt cái hơi thở của cuộc sống này, cái quyền lợi của người dân.
Chính vì điều đó càng làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền ngày càng
thêm sâu sắc. Nguy hiểm nhất là nhà nước dù có kết tội, kết án, bắt bớ vẫn
không ngăn cản được chuyện biểu tình. Dù là qui mô nhỏ thôi nhưng người dân vẫn
đi khiếu kiện, vẫn đi biểu tình đất đai, chủ quyền biển đảo; Họ vẫn đang đòi
hỏi điều đó.
Nhà nước mà không kịp
thời ra luật, không có những biện pháp chế tài kèm theo luật thì nó sẽ trở
thành một sự tự phát mà tự phát kèm theo những bức xúc của người dân cùng với
kích động của đám đông và tâm lý của đám đông thì nó nguy hiểm cho chính quyền
chứ không phải cho người dân nữa
Mặc Lâm: Bên cạnh việc nhà nước cấm đoán thì họ còn khuyến khích hay
nói đúng ra là họ tổ chức những đám tội phạm côn đồ để đánh những người biểu
tình như chị thấy đó. Họ đánh rất nhiều người trong đó có anh Nguyễn Văn
Phương, Trương Văn Dũng và Nguyễn Chí Đức... những người chưa hề nhận một đồng
bạc nào của ngoại bang hết. Như vậy theo chị, sự đánh đập này có dẫn tới sự
chống đối quyết liệt hơn của người dân khi họ cảm thấy bị đẩy vào đường cùng
hay không? Và đây có phải là một chính sách sai lầm không?
Thùy Linh: Chắc chắn là sai lầm, điều đó là chắc chắn bởi vì thực tế cuộc
sống hiện nay có nhiều vụ việc không trên báo chí mà nó chỉ xảy ra trong cuộc
sống để thấy rằng người dân người ta càng ngày càng không sợ chính quyền mà
người ta còn chống đối rất quyết liệt và chống đối kể cả bằng bạo lực.
Họ lấy bạo lực đáp lại
bạo lực. Khi mà bạo lực cứ leo thang tiếp tục trong nội bộ nhân dân và giữa
nhân dân và chính quyền thì sự ổn định chính trị như chính quyền mong muốn là
điều không thể
Mặc Lâm: Vâng, một lần nữa xin cảm ơn chị về những chia sẻ này và cũng
chúc chị sớm viết những bài viết hay về các kinh nghiệm của mình.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment