Wednesday, June 12, 2013

Lương Tri và sự Sám Hối!


 

 

Lương Tri và sự Sám Hối!

 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

Gần sáu mươi năm trước, khi cuộc chiến xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt nhằm thôn tính nước Việt Nam Cộng Hòa, với sự trang bị vũ khí, đạn dược cùng quân trang quân dụng của cả hai nước quan thầy, là Nga sô và Tầu cộng, cùng các nước chư hầu Cộng sản Đông Âu ngay sau khi cộng sản Bắc Việt cam kết ký trong bản Hiệp định Genève, 20/7/1954, về Việt Nam cho tới ngày 30/4/1975.

 

Người dân Việt Nam Cộng Hòa đã lần lượt chứng kiến sự gian trá, lật lọng, của cả đối phương lẫn phe người bạn “đồng minh thân quý” của mình. Ngoài những chính sách ngoại giao của Mỹ chỉ nhắm mục tiêu cho quyền lợi của nước Mỹ, nói đúng ra là quyền lợi của nhóm tài phiệt Mỹ gốc Do Thái, mà chính quyền Mỹ đã và đang thực hiện trong chính sách ngoại giao của họ đối với các quốc gia “đồng minh” đang phát triển. cũng như những thập niên gần đây trong các cuộc tường thuật bằng phương tiện truyền thông của ngoại quốc, nhất là của phe thân Mỹ và phản chiến vào thời bấy giờ.

 

Người viết cũng không thấy làm lạ, ngay như hai Tổng Thống của Mỹ là Georger W Bush, Bill Clinton cũng nằm trong số những thanh niên Mỹ không hoàn tất nhiệm vụ quân dịch của họ theo luật pháp của quốc gia này ấn định. Với lý do: trong thời chiến tranh giúp nước Việt Nam Cộng Hòa chống lại cuộc chiến xâm lăng của Cộng sản quốc tế, mà chính Mỹ đã dùng những thủ đoạn chính trị… phi quân tử trước những lời hứa… với nước đồng minh được gán cho là “tiền đồn” chống Cộng ở Đông Nam Á của cả thế giới, mà một thời Mỹ đã nhảy ra tự nhận vai trò cầm chịch.

 


 

Vợ chồng Bill Clinton


 

Quay ngược lại thời gian, những tháng cuối cùng của nước Việt Nam Cộng Hòa, trước kế hoạch bức tử Việt Nam Cộng Hòa vào tháng Tư 1975. Người dân Việt, đa số chỉ tin và đón nghe tin tức từ các cơ quan truyền thông ngoại quốc, nhất là hai đài phát thanh BBC và VOA.

 

Nhưng thực tế phũ phàng đã diễn ra, là cả hai cơ quan truyền thông này đã loan những tin thất thiệt về sự di tản của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa để tạo cảnh hỗn loạn, hoang mang cho người dân lẫn binh sĩ của miền Nam.

 

Thế nhưng, 50 năm sau, kể từ ngày “Khối Ấn Quang”  đã đem Thượng tọa Thích Quảng Đức, ra đốt chết, thì đài VOA được mệnh danh: Tiếng nói của chính thức chính phủ Hoa Kỳ, đã không hề có lấy nửa lời để được gọi là “Sám Hối”, để cho mọi người thấy được cái Lương Tri của “đồng minh” về những hậu quả tang thương, đầy máu và nước mắt của đồng bào miền Nam: Việt Nam Cộng Hòa đã gánh chịu, mà một thời cũng do chính “đồng minh” đã thật sự góp tay vào. Đó là, ngày 30/4/1975, mà lại có một bài viết về TT Thích Quảng Đức, nhưng chỉ nói ra một nửa của sự thật!!!

 

Phải công nhận rằng:

 

Một tấm ảnh chụp Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử tử tên Bảy Lốp, so sánh với hàng trên 5,000 hài cốt người dân vô tội bị cán binh cộng sản Bắc Việt và tay sai chôn sống tại Huế, vào Tết Mậu Thân, 1968, thì báo chí, truyền thông của Mỹ, của Anh và của các nước khác, đã không đem ra để chứng minh cho sự dã man, phi nhân, tàn ác của phía cộng sản Bắc Việt, là đội quân vi phạm hiệp định Quốc tế, xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa.

 

Ngược lại, làng Mỹ Lai, do một toán du kích chạy vào lẩn trốn, sau đó, mọi sự đã xảy ra;  một cô bé Kim Phúc ở một vùng mất an ninh, đã bị nạn trong chiến tranh, thì trên các mặt báo “phản chiến một chiều” của Mỹ, của Anh, của Pháp… đã thổi phồng lên; để rồi sau này, khi trưởng thành, Phan Kim Phúc đã được Việt cộng cho ra đi khỏi nước, và được làm “Đại sứ…” gì đó tại Liên Hiệp Quốc!

 

Hôm nay, đúng 50 năm sau, ngày TT Thích Quảng Đức bị đồng đạo lôi ra giữa đường, rồi một tên giả sư đã tự tay cầm cả can xăng, đem tưới thẳng  từ đấu xuống  thân, đến quanh vạt áo cà sa của TT Thích Quảng Đức, rồi bật lửa đốt chết, chứ TT Thích Quảng Đức không hề tự thiêu, như những người thiếu sự hiểu biết, đã lầm tưởng.

 


 

Xin hãy so sánh với bao nhiêu ngọn đuốc sống của các nhà sư, của các thanh niên Tây Tạng, mà cho tới nay đã đếm lên hàng trăm, chứ không phải chỉ một tấm hình trong loạt hình chụp được từ đầu đến cuối. Những thanh niên này, họ đã tự tay tưới xăng lên người, tự tay bật lửa, tự tay đốt cháy thân xác họ ngay trên đường phố, những ngọn đuốc sống ấy, đã bốc cao giữa thanh thiên bạch nhật, trước cả thế giới nhân loại. Thế nhưng, đài VOA, cũng như cường quốc Hoa Kỳ,và cả các quốc gia khác trên thế giới, họ có làm gì để cứu giúp những người dân, cũng như đất nước Tây Tạng đã và đang nằm trong bàn tay sắt máu của Tầu Cộng hay không ???

 


 


 


 


 

 

Có phải chăng, vì Tây Tạng không nằm trong địa thế chiến lược như Việt Nam, và phải chăng cứ bỏ rơi Tây Tạng và cả Tân Cương, mặc họ sống, chết trong tay của Tầu Cộng, thì sẽ có lợi cho các cường quốc hơn?!

 

Xin hãy mở mắt thật lớn, để nhìn sang đất nước và người dân bất hạnh, khốn khổ của Tây Tạng, họ đã và đang tự đem thân mình, để biến thành những ngọn đuốc sống, với ước vọng, để cho cả thế giới nhân loại thấu hiểu được những nỗi đau thương của họ; nhưng những sự hy hiến của họ đã trở thành vô vọng. Cả thế giới đã làm ngơ trước những cảnh đời khốn khổ của người dân Tây Tạng!!!

 

Khi nói đến điều này, có lẽ, nhiều người sẽ cho rằng: Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng được các Tổng thống, các Thủ tướng của nhiều nước đón tiếp, là đã được sự ủng hộ… Người viết, cũng xin thưa rằng: Đó chỉ là những hình thức ngoại giao, hay nói đúng hơn là chỉ xã giao mà thôi. Bởi vì, nếu thật sự ủng hộ người dân và đất nước Tây Tạng, ủng hộ vị lãnh dạo tinh thần của họ là Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì các quốc gia ấy, phải chứng tỏ cho cả thế giới đều thấy được những hành động thực tiễn, chứ không phải chỉ “ủng hộ” trong những salon.

 

Nên nhớ, và nên biết: ngày xưa, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma cô thân, độc mã,  băng mình trong đêm tối, để chạy trốn Tầu Cộng, thì cả thế giới, và các cường quốc  đã nhắm mắt làm ngơ. Thế nhưng, duy nhất chỉ có Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã tìm mọi cách để giúp đỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma, mà ngay từ đầu khi liên lạc với Thủ tướng Nerhu của Ấn Độ, để chuyển số tiền này cho Ngài, nhưng vị Thủ tướng Ấn Độ đã  khước từ, có lẽ ông ngại mất lòng Tầu cộng. Vì thế, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phải nhờ qua ngã Cơ Quan Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, để chuyển số tiền này đến tay Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

Và khi trở lại với chuyện Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Phật giáo. Thực ra, không hề có cái gọi là “kỳ thị Phật giáo”. Bởi nếu thế, thì làm gì có chuyện Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gửi trọn số tiền 10.000 đô la, là Giải thưởng Leadership Magasaysay để giúp Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng??? Cũng như đã cung cấp tiền cho “Hòa thượng” Thích Trí Dũng để xây dựng chùa Nam Thiên Nhất Trụ, chùa Phổ Quang … và giao tiền cho Cư sĩ Mai Thọ Truyền để xây dựng chùa Xá Lợi, và nhiều chùa khác nữa???

 

Đến đây, thiết tưởng đã quá đủ, để sau 50 năm TT Thích Quảng Đức đã bị “Khối Ấn Quang” đem ra đốt chết, để cho những ai còn nghĩ Tổng Thống Ngô Đình Diệm “kỳ thị Phật giáo” họ sẽ có những suy nghĩ thấu đáo hơn.

 

Hãy trả công đạo cho Người đã có đại công nghiệp: Khai sáng Nền Cộng Hòa Việt Nam, và đã xây dựng được một nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ-tự do-thanh bình-no ấm cho người dân tại miền Nam, mà một thời đã được thế giới công nhận là Hòn Ngọc Viễn Đông.

 

Riêng đối với “Khối Ấn Quang” (là tên do chính HT Thích Quảng Độ đã xác định), thì theo người viết, nếu họ tự thấy được, họ đã bị lợi dụng, đã mê lầm, lạc hướng, làm hại cho dân tộc, gieo đau thương cho đồng bào vô tội, thì hơn lúc nào hết, là lúc này, sau 50 năm, ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức đã bị “Khối Ấn Quang” đem ra bức tử, bởi đã bằng cách này, hay cách khác, đã gián tiếp, hoặc trực tiếp cho một vụ án đốt chết Thượng tọa Thích Quảng Đức, thì hãy cùng nhau thành tâm tụng niệm bài “Kinh Sám Hối”. Và, cần phải lên tiếng Sám Hối công khai, bày tỏ sự mê lầm của mình trong quá khứ, để từ đó, sẽ đồng hành cùng Dân tộc, hướng tới tương lai, để xây dựng lại niềm tin trong tâm tư  của mọi người.

 

Con người vốn bất toàn, nên trên thế gian này, chẳng có một ai không mắc phải những sai lầm, chỉ khác nhau, ở mức độ lớn hay nhỏ. Nhưng điều quan trọng hơn hết, là biết đối diện với Lương Tri, và  ăn năn Sám Hối; đặc biệt, là những người Phật tử, thì đều phải biết vì:  ”Khổ hải vô biên; Hồi đầu thị ngạn”: Quay đầu lại, sẽ thấy, sẽ trở về  bờ Giác. Bằng không, thì “Bá thiên, vạn kiếp nan tao ngộ”!!!

 

Paris, 11/6/2013

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền   

 

-------------------------------------------------------

Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu: 50 năm nhìn lại

 

Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trước mắt hằng ngàn người tại một góc phố ở Sài Gòn, Việt Nam, ngày 11 tháng Sáu năm 1963 (AP).

VOA Tiếng Việt

10.06.2013

Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện sự phản đối đầy bi phẫn bằng việc tẩm xăng tự thiêu ngay giữa một giao lộ đông đúc ở Sài Gòn.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng sục sôi giữa Phật giáo miền Nam và chính quyền Ngô Đình Diệm, một người theo Công giáo và bị cho là có những hành động đàn áp Phật giáo.

Sự kiện này có thể đã không được cả thế giới biết tới nếu không nhờ ký giả Malcolm Browne của hãng tin AP.

Ông Malcome Browne khi đó đang là Trưởng văn phòng của AP tại Sài Gòn và đã tác nghiệp ở Việt Nam được 3 năm.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí TIME, ông Browne thuật lại rằng vào thời điểm đó quan hệ giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm trở nên xấu hơn, nhất là sau sự kiện cảnh sát ở Huế dùng vũ lực với Phật tử biểu tình phản đối việc chính quyền cấm treo Phật kỳ trong ngày Lễ Phật Đản.

Ông Browne nói lúc bấy giờ ông quan tâm nhiều hơn đến người theo Phật giáo ở Việt Nam vì ông dự cảm rằng họ sẽ là những người làm biến chuyển thế cuộc.

Mùa xuân năm 1963, giới tăng sư ngụ ý rằng họ sẽ thể hiện một sự phản kháng chưa từng có. Ông Browne nói họ còn gọi điện thoại đánh tiếng với báo giới nước ngoài vào đêm hôm trước rằng một “điều gì đó rất quan trọng” sắp sửa xảy ra.

Cảnh báo này bị hầu hết các nhà báo phớt lờ vì trước đây cũng đã có những lời đe dọa tương tự, nhưng ông Browne vẫn quyết định xách theo máy ảnh vào sáng hôm sau.

Nhận xét về quyết định này của ông Browne, Richard Pyle, Trưởng văn phòng AP ở Sài Gòn từ năm 1970 đến năm 1973, nói:

“Malcolm chụp ảnh với khả năng nhìn xa trông rộng xuất sắc. Tôi biết là Horst Fass, chủ biên nhiếp ảnh của Malcolm, từng nói với anh ấy rằng đi đâu cũng phải xách theo máy chụp ảnh và đó là lý do tại sao Malcolm xách máy theo vào hôm đó. Nếu Horst Fass mà biết Malcolm không mang máy, ông ta sẽ nhảy dựng lên mắng nhiếc. Và một phóng viên người Việt nữa tên Ha Van Tran đi cùng Malcolm cũng mang theo máy. Vậy là AP có 2 máy chụp ảnh ở đó và không hãng nào có máy ảnh cả.”

‘Ký ức kinh hoàng’

Khi ông Browne đến ngôi chùa nơi các tăng ni đang tề tựu, ông thấy mọi thứ có vẻ đang được tiến hành. Họ đang tụng kinh cầu siêu. Ông biết rằng lần này họ không nói suông.

Rồi theo hiệu lệnh của những người lãnh đạo, tất cả tăng ni đổ ra đường và tuần hành về trung tâm Sài Gòn.

Khi đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám), họ đứng thành vòng tròn vây quanh chiếc xe Austin Westminster màu xanh dẫn đầu đoàn tuần hành trong suốt chặng đường.

Ông Browne thuật lại chi tiết những diễn biến sau đó trong một cuộc phỏng vấn do AP thực hiện:




Phóng viên Malcolm Browne phỏng vấn hòa thượng Quảng Liên, phát ngôn viên chính của chùa Xá Lợi, ngày 27/6/1963.

“Và một vị cao tăng bước ra khỏi xe, người mà sau này tôi mới biết tên là Thích Quảng Đức, rồi thêm hai vị sư trẻ tuổi khác. Hai người họ dìu ông ấy ra giữa vòng tròn, đặt một cái gối xuống đường rải nhựa. Quả là ký ức kinh hoàng! Một người họ quay trở lại xe và lấy ra một can nhựa polyethylene đựng đầy xăng màu hồng, sau này tôi mới biết là có pha thêm nhiên liệu máy bay phản lực để cháy lâu hơn, rồi người này đổ xăng từ trên đầu xuống và lùi lại mấy bước.

“Ngay lúc đó, vị hòa thượng rút ra một hộp diêm, quẹt một que và thả nó rơi vào lòng. Ngọn lửa lập tức phừng lên trùm kín cả thân người. Mặt ông ấy nhăn nhúm lại. Nhìn nét mặt ấy là biết ông ấy đang đau đớn khôn xiết nhưng ông ấy không kêu lên một tiếng. Tôi nghĩ ông ấy tự thiêu khoảng 10 phút, có lẽ lâu hơn một chút, nhưng cảm thấy như kéo dài đến vô tận vậy. Tất nhiên, cả giao lộ nồng lên mùi thịt cháy và tăng ni thì khóc than kêu gào. Xe cứu hỏa tới và cố len qua vòng người, nhưng mấy vị sư lao tới chèn người dưới bánh xe trước và nằm ra giữa đường, nên thành ra xe muốn tiến lên chỉ có cách là cán qua người họ. Mọi thứ diễn ra khi tôi đang chụp ảnh.”

Lúc đó trong đầu ông Browne chỉ nghĩ đến việc phải chụp như thế nào để làm nổi bật đối tượng. Trả lời phỏng vấn của TIME, ông nói:

“Lúc đó tôi chỉ nghĩ đến việc đối tượng chụp là đối tượng tự phát sáng nên phải chỉnh khẩu độ ống kính về f10 hoặc đại loại thế. Tôi dùng máy chụp ảnh rẻ tiền của Nhật tên là Petri. Tôi dùng rất thạo máy này nên tôi muốn đoan chắc rằng không những phải chỉnh chế độ chụp cho đúng mỗi lần bấm máy mà còn phải canh cho chuẩn, rồi còn phải thao tác thật nhanh để theo kịp diễn tiến. Tôi xài khoảng 10 cuộn phim vì chụp luôn tay.”

Phản ứng và hệ quả

Biết mình đã chụp được những bức ảnh quan trọng, phóng viên Malcolm Browne tức tốc gửi phim qua văn phòng AP ở Manila, Philippines, nơi có thiết bị đánh điện bằng radio gửi về trụ sở AP ở Mỹ.

Và khi AP công bố bức ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức ngồi kiết già giữa ngọn lửa ngùn ngụt, cả thế giới choáng váng.

Được biết Tổng thống Mỹ Kennedy khi nhìn thấy bức ảnh đã nói: “Không bức ảnh thời sự nào trong lịch sử khơi lên nhiều cảm xúc khắp thế giới như bức ảnh đó.”

AP nói bức ảnh này đã khiến chính quyền Kennedy nghiêm túc xem xét lại chính sách ủng hộ của Mỹ đối với chế độ Ngô Đình Diệm.

Ông Hal Buell, Giám đốc Nhiếp ảnh của AP đánh giá:

“Bức ảnh của Malcolm đưa cuộc chiến ở Việt Nam lên trang nhất, và nó ở đó trong suốt hơn 10 năm. Bức ảnh đó gây sốc và khiến người ta chú ý đến mức người ta bắt đầu hỏi, ‘Việt Nam này là nước nào? Chuyện gì xảy ra ở đó? Bao nhiêu người Mỹ ở đó?’ Tất cả những câu hỏi kiểu như vậy.”

Đến tháng 11 năm 1963, ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị ám sát cùng với người em trai Ngô Đình Nhu trong một cuộc đảo chính khi cuộc khủng hoảng Phật giáo ngày càng trầm trọng.

Từ năm 1964, Mỹ can dự sâu hơn vào cuộc chiến ở Việt Nam và mãi cho đến năm 1975 mới rút đi hoàn toàn khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.

Bức ảnh mang về cho Malcolm Browne giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới của Năm năm 1963. Năm 1964, Browne giành luôn giải Pulitzer danh giá cho tường trình của ông về cuộc chiến ở Việt Nam và vụ lật đổ ông Diệm.

Malcolm Browne sau này rời AP về làm việc với báo The New York Times.

Ông qua đời vào ngày 27 tháng 8 tại Mỹ, thọ 81 tuổi.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link