Về một hiện tượng đáng suy nghĩ
Đào Tiến Thi
Vào những dịp cuối năm và đầu năm, tôi thường có những việc phải
về quê, nhân đó mà chứng kiến hoặc nghe kể biết bao cảnh “xuống” (theo cách nói
của Tản Đà) của xã hội làng quê truyền thống.
Ngoài những sự tranh giành, chém
giết mà báo chí thường nêu, tôi thấy hiện tượng này mới thực sự đáng lo ngại:
ĂN NHẬU và VUI VẺ TRẺ TRUNG (tạm gọi như vậy) đến phát sợ.
Có thể kể một số
biểu hiện sau:
1.
Đám ma, đám cưới, khao
thọ, giỗ chạp mỗi ngày một to, thủ tục mỗi ngày một rườm rà và thêm những biến
tướng mới: đám ma kéo dài thời gian quàn thi thể người chết để làm nhiều các
trò cúng tế; làm đám cưới hai lần cho những người “năm tuổi” để tránh phải đi
“hai lần đò”…
2.
Bày thêm các các cuộc
gặp gỡ để ăn nhậu: hội đồng niên, hội đồng ngũ, hội những gia đình ba con, năm
con,…
3.
Lượng rượu, bia uống mỗi
ngày một nhiều. Kiểu uống “nhâm nhi” của các cụ xưa gần như không còn nữa. Thay
vào đó là kiểu “nốc” rượu: lần lượt mỗi người cầm cái chén đi chúc các mâm.
Chúc một vòng, rồi lại vòng nữa, vòng nữa…
4.
Số người bệnh ung thư và
bệnh tâm thần mỗi ngày một nhiều. Cũng có một số người cảm thấy nguyên nhân từ
rượu nhưng điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến các cuộc vui tràn cung mây.
5.
Trong mâm rượu người ta
gần như không nói chuyện chính trị – xã hội như ngày trước, mà chỉ nói những
chuyện lên chức lên “lon”, chuyện về các “con” xe, “con” di động,… Rồi thì thơ
phú tuôn ra rào rào trong các cuộc gặp gỡ.
Những hiện tượng trên diễn ra trước mắt mọi người như là sự tự
phát; chính quyền, đoàn thể làm ngơ, coi là “bình thường”. Nhưng bề sâu của vấn
đề có thể hoàn toàn khác. Phải chăng người ta cố tình thả lỏng như vậy?
Để
trước mắt người dân không quan tâm gì vấn đề độc lập, chủ quyền cùng muôn vàn
chuyện bức xúc khác; về lâu dài, làm cho con người Việt Nam dần dần MẤT GỐC và
BẠI HOẠI cả thể xác lẫn tinh thần. Tiến trình “trở về tổ quốc Trung Hoa” do đó
diễn ra “suôn sẻ”. Đến thời điểm nào đó thì chỉ cần một trò chơi “trưng cầu dân
ý” là xong.
Mới đây trong một cuộc nhậu với một vị sếp cũ của tôi, người ta
hỏi sao ông sao ngoài 70 mà trông lại tráng kiện hơn trước, thì ông ấy nói rằng,
do ông tập pháp luân công (PLC). Khi ngà ngà say, ông ấy tiết lộ: “Các vị biết
vì sao Trung Quốc nó cấm PLC không?
Là vì PLC làm cho con người khoẻ mạnh,
cường tráng; Khoẻ mạnh, cường tráng thì tinh thần minh mẫn, tinh thần minh mẫn
thì người ta sẽ không nghe Đảng nữa. Tập Cận Bình có lần nói rằng “PLC tranh
hết quần chúng của Đảng” là vì thế.
Trong một cuộc gặp gỡ một nhóm trí thức Hà Nội, có một bác cho
biết sự kiện sau đây: vừa rồi nhà nước tổ chức cho 100 phóng viên các báo
quốc doanh đi Trường Sa, danh nghĩa là thăm hỏi, động viên chiến sỹ giữ gìn
biển đảo, nhưng các PV lại chủ yếu được chứng kiến cảnh thiếu thốn, nhếch nhác
của hải quân ta. Phải chăng để từ đó ngầm đưa đến một thông điệp là: không thể
chiến đấu với Trung Cộng được!
Các triều đại phong kiến xưa cũng như các nước đế quốc trong thời
kỳ tìm đất thực dân, nhìn chung, họ khuất phục các dân tộc khác bằng vũ lực,
sau đó mới nô dịch bằng văn hoá, tinh thần; tuy nhiên lịch sử cũng cho thấy nó
có thể diễn ra bằng một số con đường khác.
Nhà thơ Insarasa (Việt Nam nhìn từ huyền thoại ít được
biết đến, TC Nghiên cứu và phát triển số 3 – 4/2015) cho rằng quá
trình mở cõi của người Việt về phía Nam được tiến hành bằng cả hai phương thức:
bằng gươm và
bằng
mỹ nhân (ngoài Huyền Trân công chúa còn có các công chúa khác như
Ngọc Khoa, Ngọc Vạn tiếp bước về sau để hoàn tất quá trình Nam tiến của người Việt).
Liệu có thể nhà cầm quyền Bắc Kinh phối hợp với các thế lực tay sai ngầm thực
thi một con đường ngược lại với cách làm truyền thống: làm đồi bại về văn hoá,
tinh thần trước để rồi chiếm lấy mà không cần bom đạn?
Để kết luận về các hiện tượng trên cần có sự khảo sát, nghiên cứu
kĩ hơn. Tôi chưa có điều kiện làm, chỉ dám nêu lên để quý vị quan tâm. Dù gì
thì sự băng hoại văn hoá và đạo đức nhìn chung là có lợi cho nhà cầm quyền
trong một thể chế toàn trị.
Đ.T.T
Tác giả gửi BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment