Tạp ghi Thời sự:
1.
Phạm Đức Đồng Hùng
1.
Phạm Đức Đồng Hùng
Quân phiệt Trung Hoa: kiệt sức vì chạy
đua?
Dẫu quân đội
Trung Quốc thiếu hiệu năng với nạn tham nhũng như đã bàn kỳ trước, sức mạnh
quân sự của Trung Quốc đã đang và sẽ là đề tài gây quan ngại.
Trung Quốc xây dựng sức mạnh
quân sự là để chiếm lĩnh vị trí siêu cường của Mỹ. Mỹ mạnh hơn Trung Quốc, do
đó Trung Quốc còn dè chừng. Mỹ lép vế thì Trung Quốc tha hồ làm chủ, 80 phần
trăm Biển Đông sẽ thuộc về họ.
Trên thực tế, Trung Quốc
sẽ vượt qua những hạn chế hiện tại để xây dựng sức mạnh của mình như thế nào?
Theo một phân tích gia
người Mỹ là Scobell thì Trung Quốc tiến hành việc xây dựng sức mạnh của một
siêu cường quân sự theo 4 hướng:
1. Xây dựng một lực lượng
Hải quân mạnh mẽ, kiểm soát các vùng biển mở và từng bước thách thức sự thống
trị toàn cầu của Mỹ.
2. Tận dụng các nguồn
cung nước ngoài và dựa vào năng lực sản xuất nội địa để phát triển kỹ nghệ quốc
phòng với mục tiêu ít nhất là vượt Nga.
3. Phát triển chiến lược
theo hướng "nhà ai nấy rạng". Chấp nhận sự vượt trội kỹ thuật quân sự
Mỹ, chiến lược phòng thủ của Trung Quốc tập trung vào việc giảm bớt lợi thế của
Mỹ. Ví dụ như phát triển vũ khí chống vệ tinh, khai triển chiến tranh Internet.
4. Thực hiện ý nguyện của
Mao, xây dựng quân đội không chỉ để bảo vệ đất nước, mà còn là động lực phát
triển kinh tế, nâng cao uy tín của đất nước và là niềm tự hào của người Trung
Quốc.
Từ năm 2009 Bộ trưởng Quốc
phòng Lương Quang Liệt tiết lộ kế hoạch hiện đại hóa quân đội này rồi. Họ Lương
muốn nâng cao khả năng tác chiến xa bờ của hải quân để làm chủ 80 phần trăm biển
Đông. Song song, không quân cũng phải bay xa hơn để phối hợp với hải quân trong
tham vọng bành trướng này. Ngoài ra, họ Lương cũng đề cập đến việc tăng cường
năng lực của pháo binh bao gồm vũ khí nguyên tử lẫn vũ khí quy ước.
Nhưng muốn là một việc,
làm được hay không là một việc. Theo nhiều nhà quan sát thì sức mạnh của Trung
Quốc đang được phóng đại, không chỉ bởi các cường quốc mà còn bởi chính Bắc
Kinh.
Trên thực tế thì Trung Quốc
đã đạt được những bước phát triển mạnh về hải quân, không quân và lục quân, thí
dụ hải quân có lực lượng trong hạm đội hải quân lớn nhất tại châu Á. Trên Tạp chí
Foreign Affair nhà nghiên cứu chiến lược Drew Thomson cho rằng Quân đội Trung
Quốc (PLA) không đáng sợ như người ta vẫn tưởng.
Giống như một máy
computer muốn họat động tốt thì phải vừa tối về “hardware” là máy móc, các mạch
chip v.v.. và “software” là các nhu liệu lập trình. So sánh với tiêu chuẩn của
một siêu cường quân sự thì PLA vừa yếu về phần “cứng” là vũ khí và còn yếu về
“phần mềm” là tính chuyên nghiệp và tinh nhuệ của lực lượng và tinh thần chiến
đấu của người lính.
Về tính chuyên nghiệp và
tinh thần chiến đấu thì chúng ta đã bàn trong tuần trước, qua các yếu tố tham
nhũng, bè phái và tính “công tử” của đội quân tòan các đấng con trai duy nhất để
nối dõi tông đường. Bây giờ chúng ta bàn sang phần “cứng”.
Phần “cứng” của PLA
Cho tới nay kỹ nghệ quốc phòng của Trung Quốc còn phụ
thuộc vào kỹ thuật của nước ngoài, đặc biệt là của Nga.
Sau nhiều năm phát triển
Trung Quốc vẫn chưa thể tự chế tạo được động cơ cho các chiến đấu cơ mà phải
mua của Nga. Các máy bay do Trung Quốc tự chế tạo thì chỉ có phần vỏ, còn lại
nhập phần ruột và chỉ sử dụng trong thao diễn còn các máy bay quân sự cơ tối
tân nhất đều phải mua, từ chiến đấu cơ Sukhoi 35, vận tải cơ IL 476, máy bay tiếp
liệu trên không IL 478 và cả dàn phòng không S – 400 v.v.
Theo ông Ruslan Pukhov,
nguyên là Giám đốc Trung tâm phân tích kỹ thuật chiến lược, đồng thời là cố vấn
của bộ Quốc phòng Nga, cho rằng Trung Quốc cần phải mất ít nhất một thập niên nữa
để hoàn thiện động cơ máy bay trong số các kỹ thuật quân sự chủ chốt khác. Ông
nói: “Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc vào chúng tôi và sẽ tiếp tục phụ thuộc như vậy
trong thời gian tới“.
Trong khi đó thì giới
chuyên gia Mỹ cho rằng cần phải nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên nữa thì
Trung Quốc mới có thể chế tạo được loại hoả tiễn đạn đạo tấn công tàu chiến.
Đối với ông Vasily
Kashin, một chuyên gia chiến lược chuyên nghiên cứu kỹ nghệ quốc phòng Trung Quốc
cho rằng dù đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển kỹ nghệ vũ khí,
các bước tiến bộ này của Trung Quốc đang bị thổi phồng cùng với nỗ lực tuyên
truyền đánh bóng của Trung Quốc.
Đa số giới phân tích chiến
lược đều cho rằng Trung Quốc hiện không có khả năng thách đố tính ưu thế của Mỹ
trong vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Lực lượng trên bộ của
Trung Quốc được trang bị với kho vũ khí cũ kỹ của những năm 1980 và thiếu hụt
đáng kể về khả năng chỉ huy và kiểm soát, phòng không, tiếp liệu và thông tin
liên lạc.
Không quân của Trung Quốc
cũng vậy, lạc hậu so với không quân của các cường quốc Tây Âu, cho dù Trung Quốc
có khoảng 100 tiêm kích mới nhất Su – 27 của Nga và đã ký hợp đồng mua máy bay Su
– 33s, có thể tác chiến từ hàng không mẫu hạm. Tuy nhiên hàng không mẫu hạm của
họ chỉ mới sắp sửa hoàn tất và không thể sử dụng cho tác chiến, chỉ đế huấn luyện.
Theo nhận định thì Trung
Quốc còn phải mất nhiều thập niên nữa thì mới có thể thách thức được ưu thế
quân sự của Mỹ. Tuy nhiên đến lúc đó thì ai biết được Mỹ sẽ tiến xa đến mức
nào?
Để qua mặt Mỹ thì phải chạy
đua vũ trang. Liệu Trung Quốc có kiệt sức vì cuộc chạy đua này?
Kiệt sức trên đường
trường
Dù Trung Quốc hiện
có gối đệm tài chánh lớn hàng ngàn tỉ Mỹ kim dự trữ nhưng vẫn chưa đủ. Lý do là
nền kinh tế của Trung Quốc lớn nhưng không mạnh, lại có nhiều nhược điểm.
Mặt khác, sức mạnh kinh tế
tùy thuộc vào ổn định chính trị: liệu cuộc chạy đua này sẽ không gây ra tác động
nào đến ổn định chính trị?
Thứ nhất, các chi tiêu
quân sự khổng lồ sẽ tạo cảnh rối ren nội bộ về chiến lược vì không phải tòan bộ
giới cầm quyền Trung Quốc đều là diều hâu cả và hiện vẫn cò nhiều người muốn đầu
tư số vốn đã tích lũy vào các dự án xã hội hay phát triển nông thôn. Hiện hai
phe vẫn đang ngấm ngầm tranh chấp với con đường tiếp tục phát triển vũ trang mạnh
mẽ để thực hiện nhanh giấc mộng bá chủ thế giới hay tập trung tài nguyên để
phát triển thành một cường quốc kinh tế.
Cho đến nay giới diều hâu
đã tạm lấn lướt. Không kể vụ khủng hỏang quyền lực trong vụ Bạc Hy Lai đã cho
phe quân nhân nắm cán cân quyền lực khi đại hội tòan quốc sắp diễn ra vào cuối
năm nay, về lý luận thì phe nay nhấn mạnh đến tấm gương của Nhật: là cường quốc
kinh tế, Nhật phải trông cậy vào ô dù quân sự của Mỹ.
Theo họ thì Trung Quốc
không thể trông cậy vào ai và sức mạnh kinh tế phải đi đôi với sức mạnh quân sự.
Do đó phải chạy đua.
Thế nhưng cuộc chạy đua
vũ trang trong thập niên 80 của thế kỷ 20 là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến việc Liên Xô phá sản. Ông Bob Dole, nguyên là lãnh tụ của Cộng Hoà tại
Thượng viện Mỹ, từng là ứng cử viên tổng thống, tuyên bố trên tờ the New York
Times: “Bằng cách tăng cường lực lượng phòng vệ chứ không phải tấn công, Reagan
đã làm cho Liên Xô sụp đổ”.
Trong khi đó thì tài liệu
giải mật về biên bản các cuộc họp của Bộ Chính trị Liên Xô ghi nhận nỗi lo lắng
về việc xây dựng hoả tiễn phòng vệ trong chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao”,
lo lắng về sự cách biệt ngày càng gia tăng về quân sự và kỹ thuật giữa Mỹ với
Liên Xô.
Công lao này thuộc về tổng
thống thứ 40 của Mỹ, ông Ronald Reagean, được xem là người thúc đẩy cho sự tự hủy
diệt của Liên Xô. Từ khi nhậm chức tổng thống, ông Reagan đã buộc Liên Xô phải
căng sức chạy theo Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang này,
Bởi vậy, sau khi Ronald
Reagan tạ thế vào tháng Sáu năm 2004, tạp chí The Economist tại Anh đã đăng
hình ông lên trang bìa với dòng chữ: Người chiến thắng chủ nghĩa cộng sản.
Cuộc chạy đua vũ trang
này làm cho Liên Xô kiệt quệ và bộc lộ những yếu kém ngay trong bản chất của
nó. Năng lực của một chính quyền thể hiện khả năng phản ứng nhanh nhạy và hiệu
quả trong những cuộc khủng hoảng hay tình trạng khẩn cấp và nhà nước Liên Xô đã
hoàn toàn lúng túng trong vụ nổ lò phản ứng tại Ukerain hay vụ động đất tại
Armenia. Đến khi lên cầm quyền thì ông Mikhail Gorbachev nhận ra rằng Liên Xô
không thể tiếp tục tồn tại theo phương thức cũ.
Vì cạnh tranh với Mỹ
trong mưu toan bá chủ hoàn cầu nên Liên Xô đã tan rã sau khi không kham nổi
tham vọng này và bộc lộ những yếu kém và bất cập trong cơ chế chính trị - kinh
tế và xã hội của mình.
Trường hợp Trung Quốc
cũng tương tự. Nuôi tham vọng trở thành siêu cường số một nhưng tự thân nó thì
chứa đầy những mầm mống tan rã.
Sức mạnh kinh tế của
Trung Quốc dựa vào thị trường thế giới. Nhưng hiện chính cuộc chạy đua vũ trang
và thái độ bá quyền của nó đã khiến một phần lớn của thế giới là ASEAN, Nam
Hàn, Nhật, Mỹ và Úc liên hiệp lại nhau với nhau. Trung Quốc càng chạy đua, càng
diều hâu, sẽ bị thế giới xa lánh và bất lợi về kinh tế.
Đến lúc đó thì nước Trung
Quốc sẽ hụt đà, mất cân bằng có còn là Trung Quốc “ổn định” với ngân sách an
ninh nội địa còn cao hơn ngân sách quốc phòng của hôm nay?
Nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa không mang danh xưng liên bang nhưng lại là tập hợp của các sắc tộc bị
xâm lược chung quanh nước chủ nhà Đại Hán. Một khi chính quyền trung ương yếu
đi thì phong trào ly khai sẽ nổi lên, từ Tây Tạng, Tân Cương cho đến Mãn Châu.
Trong khi đó thì thể chế
chính trị của nó chỉ phục vụ một thiểu số đặc quyền và cái chính quyền xưng là
“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” chẳng dính dáng chút nào đến nhân dân Trung Hoa.
Chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời và Đảng cộng sản Trung Quốc đang bám vào tinh thần
ái quốc kiểu Đại Hán.
Với những bất cập này,
Trung Quốc sẽ chạy theo đối thủ của mình như thế nào?
Chạy theo đối thủ
Các thông tin cho
thấy còn lâu Trung Quốc mới qua mặt Mỹ về kinh tế. Kinh tế Trung Quốc lớn nhưng
không mạnh và nền kinh tế Mỹ mạnh gấp hai Trung Quốc.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế,
thu nhập đầu người (GDP per capita) của Trung Quốc trong năm 2010 là 4,82 USD,
so với của Mỹ là 47,84 USD. Cứ giữ nguyên tốc độ tăng trưởng này thì còn lâu
Trung Quốc mới bắt kịp Mỹ. Với quá nhiều mầm mống xung đột, bấp bênh về tài
nguyên cũng như đã đạt tới mức tăng trưởng bão hoà: tốc độ tăng trưởng trên sẽ
có lúc giảm xuống và theo các kinh tế gia cho rằng Trung Quốc phải mất gần 50
năm nữa mới kịp Nhật và 100 năm nữa mới kịp Mỹ.
Nhiều người cho rằng Mỹ
đã hết thời vì hàng Trung Quốc tràn ngập nước Mỹ: Trung Quốc bỏ tiền ra mau tiền
Mỹ để phá giá đồng tiền để xuất cảng hàng vào Mỹ.
Tuy nhiên trong bài
“‘Made in China,’ but Still Profiting Americans” (‘Chế tạo tại Trung Quốc’, tuy
nhiên người Mỹ vẫn hưởng lợi) đăng trên New York Time ngày 15.8.20121, ký giả Catherine
Rampell đã dẫn kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại chi nhánh
San Franscico, cho thấy:
-
Với mỗi Mỹ kim hàng “Made in China” bán được tại Mỹ, Trung Quốc chỉ mang về
nước cao tay là 45 xu. Với các sản phẩm bán lẻ, Trung Quốc chỉ mang về được 36
xu.
-
Cô số 55 hay 64 xu còn lại vào tay ngườ Mỹ gồm các dịch vụ vận chuyển, thuê
kho hàng, luơng cho người bán hàng, chi phí quảng cáo cho món hàng, lợi tức cho
các cổ đông của các siêu thị nhân bán các món hàng này.
-
Tuy nhiên số lượng hàng nhập cảng từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong
chi tiêu của người Mỹ.
-
Trong tổng số tiều chi tiêu của người Mỹ chỉ có 13.9 phần trăm dành cho hàng
nhập cảng, kể cả nhập cảng “nguyên hàng” hay “phụ tùng”. Và trong số này thì
hàng nhập cảng từ Trung Quốc chỉ chiếm có 1.9 phần trăm tổng số tiền chi tiêu của
người Mỹ.
Trung Quốc còn bỏ tiền ra
mua công khố phiểu để trở thành chủ nợ chính của Mỹ và đây cũng là điểm “hết thời”
của Mỹ. Ở đây chúng ta không thể không dẫn lại phát biểu nổi tiếng của nhà kinh
tế Pháp Paul R. La Monica: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng
là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là
ông chủ của ngân hàng.” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank
owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).
Trung Quốc đang là chủ nợ
lớn của Mỹ do đó phải o bế để bảo vệ, không cho nền kinh tế Mỹ bị sập. Chính
như thế nên chủ nợ Trung Quốc đã trở thành…con nợ của Mỹ.
Nếu đồng tiền bị giảm giá
thì hàng nhập cảng sẽ đắt hơn và hàng xuất cảng sẽ rẻ hơn: đây chính là yếu tố
kích thích kinh tế nội địa và tạo công ăn việc làm. Tiền giảm giá thì dân trong
nước sẽ ít du lịch nước ngoài hơn và do đó cũng chỉ tiêu pha trong nước, đây
cũng là yếu tố kích thích thị trường nội địa, nhất là ngành du lịch.
Để được như thế, từ hơn
10 năm nay Trung Quốc đã liên tục can thiệp để làm yếu đồng tiền của mình và hầu
như bỏ ngoài tai các lời phàn nàn hay đe doạ của Mỹ. Nay thì đã đến lúc Mỹ ra
tay, chơi trò dĩ độc trị độc bằng cách phá giá đồng tiền của mình.
Trung Quốc đã thao túng hối
suất nhân dân tệ (NDT) với Mỹ kim bằng cách mỗi ngày bỏ tiền ra để mua vào 1 tỷ
Mỹ kim và mua như thế trong gần 10 năm để giữ nhu cầu cao đối với tiền Mỹ, do đó
giữ giá tiền Mỹ cao lên và nhờ đó bảo vệ công ăn việc làm của người dân Trung
Quốc và bảo đảm sự ổn định chính trị khi ai cũng có công ăn việc làm. Số lượng
tiền Mỹ này không phải giữ nguyên một chỗ mà còn dùng vào việc khác, thí dụ
dùng để mua tiền Úc nhằm thanh toán các giao dịch khoáng sản. Cho đến qúy III của
năm 2010 số lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện tại đã lên tới hơn 2,500
tỷ Mỹ kim.
Chính vì thế nên cán cân
mậu dịch Mỹ - Trung đã nghiêng hẳn về phía Trung Quốc và trong khi Trung Quốc tận
hưởng tình trạng “xuất siêu” (xuất cảng nhiều hơn nhập cảng) thì Mỹ lâm tình trạng
“nhập siêu” (nhập nhiều hơn xuất). Từ lâu các nhà lập pháp Mỹ đã tranh cãi rất
nhiều về đề tài này cũng như gây áp lực lên giới hành pháp. Theo họ thì Mỹ có
thể tạo ra nửa triệu việc làm trong vòng 2 năm và làm hồi sinh các thành phố kỹ
nghệ vang bóng một thời tại các bang Michigan, Illinois, Indiana, Ohio và
Wisconsin mà không tốn một đồng xu nào cả: chỉ đơn giản buộc Trung Quốc ngừng hẳn
việc thao túng tiền tệ, ngừng việc làm cho đồng Nhân dân tệ yếu một cách giả tạo
để thúc đẩy xuất cảng và tăng trưởng kinh tế.
Đó là chiêu thức mà Trung
Quốc đã theo đuổi từ bao nhiêu năm nay, sau khi thực hiện việc mở cửa và cải
cách kinh tế. Để làm việc này, Trung Quốc không đơn thuần sử dụng độc quyền chính
trị và kinh tế để ấn định giá hối đoái ở mức nào đó, tương tự chính phủ Việt
Nam những năm trước, mà trên thực tế họ còn làm nhiều hơn thế bằng các biện
pháp thị trường: bỏ tiền ra để mua đồng Mỹ kim.
Nhưng càng làm như thế,
Trung Quốc càng trở thành con tin của Mỹ. Các quan sát viên ước tính rằng cho đến
qúy III của năm 2010 số lượng Mỹ kim dự trữ của Trung Quốc đã lên tới hơn 2,500
tỷ Mỹ kim. Sau đó Trung Quốc trích một số Mỹ kim này để mua các trái phiếu mà
chính phủ Mỹ phát hành.
Lấy thí dụ một công ty Mỹ
đầu tư vào Trung Quốc số tiền 5 tỷ Mỹ kim. Công ty này không đơn giản chuyển tiền
từ Mỹ vào Trung Quốc mà lấy ngay tiền của Trung Quốc qua các dịch vụ tài chính từ
khoản Trung Quốc cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu.
Các công ty này lấy tiền
của Trung Quốc, sử dụng nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, sản xuất ra sản phẩm
khoảng 100 Mỹ kim nhưng bán sang các thị trường khác với giá 500, 600 Mỹ kim và
tiền lời sẽ chảy hết về Mỹ. Xét xem ai lợi hơn ai?
Trong khi đó, nếu Trung
Quốc chơi trò phá để kinh tế Mỹ xuống, tiền Mỹ mất giá, kẻ lãnh hậu quả chính
là Trung Quốc, 2500 tỷ Mỹ kim chỉ mất giá 1 phần trăm thôi, họ sẽ thiệt hại bao
nhiêu. Do đó Trung Quốc phải làm sao để kinh tế Mỹ luôn vững mạnh.
Mà khi đồng tiền Mỹ mất
giá thì nước Trung Quốc với 1.2 tỷ dân sẽ sinh loạn. Lúc đó hàng không xuất cảng
được thì sản xuất đình đốn và do đó thất nghiệp lên cao, tỷ lệ bần cùng lên
cao. Bần cùng sinh đạo tặc, mấy trăm triệu dân không có việc làm thì chóng hay
chầy cũng vác dao hay súng đi ăn trộm và có thể quay lại chống chính quyền.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment