Wednesday, August 22, 2012

Re: NGƯỜI HÙNG PHAN RANG

From: Chau Nguyen
Subject: [Daploisongnui] Re: NGƯỜI HÙNG PHAN RANG
Thưa quý vị,
Nếu nói đến “Người Hùng Phan Rang” phải kể thêm hai Tiểu Đòan Địa Phương Quân Thần Long và Thân Hổ của Tiểu Khu Ninh Thuận.
Và nếu tôi nhớ không lầm là một vị Tiểu Đòan Trưởng là Thiếu Tá Kiệt và một Thiếu Tá Tiểu Đòan Trưởng nữa mà tôi không nhớ tên đã anh dũng chiến đấu, không chịu đầu hàng. Vì không thể đơn độc chiến đấu khi đòan quân Bắc Việt đã tràn ngập Phan Rang nên hai vị Tiểu Đòan Trưởng này đã rút đơn vị về hướng biển Thanh Hải tiếp tục chiến đấu. Cộng quân đã treo giá 1 triệu đồng cho mỗi “cái đầu” của hai vị Tiểu Đòan Trưởng này.
Chi tiết về nguồn tin về hai Tiểu Đòan này là do một số quân nhân (Nguyễn Trung,…) tại Tiểu Khu Ninh Thuận kể lại cũng như theo tôi ghi nhận trong chức vụ là sĩ quan Sưu Tập Tình Báo HQ/TK/NT (trong những ngày của trận chiến tại Phan Rang từ 1 tháng 4 đến ngày 17 tháng 4 năm 1975.)
Trân trọng,
nguyenvinhchau

--- On Sun, 8/19/12, LY LAI <


NGƯỜI HÙNG PHAN RANG

Date: Sunday, August 19, 2012, 3:56 PM
Tháng Tư 1975
NGƯỜI HÙNG PHAN RANG
Lực lượng Hải quân gồm:
Duyên đoàn 27 (Gần nhà Lại Văn Lý)
- Tuần dương hạm HQ 2 - Trần Quang Khải
- Tuần dương hạm HQ 3 - Trần Nhật Duật
- Tuần dương hạm HQ 17 - Ngô Quyền
- Hộ Tống Hạm HQ 07 - Đống Đa II
- Trợ chiến hạm HQ 228 - Đoàn Ngọc Tăng
- Hải vận hạm HQ 403 - Ninh Giang
- Hải vận hạm HQ 406 - Hậu Giang
Dương vận hạm HQ 503 - Vũng Tàu
- Dương vận hạm HQ 505 - Nha Trang
- Một số LCU và nhiều PGM
Tuần dương hạm HQ 2 - Trần Quang Khải
Hải vận hạm HQ 406 - Hậu Giang
Ngày 5 tháng 4/1975, Hộ Tống Hạm HQ 07 - Đống Đa II vào sát bờ trong vịnh Phan Rang, bắn vào những vị trí trên quốc lộ 1 ngăn chận xe tăng Cộng quân.
Ngày 12 tháng 4 HQ 403 nhận lệnh về Sài Gòn. Từ Cát Lỡ, HQ 406 đưa hai đại đội Cảnh sát Dã chiến ra tăng cường.
Ngày 13 tháng 4/1975, HQ 17 và HQ 503 nhận lệnh ra Vùng 2 Duyên hải. HQ 505 cũng được lệnh tiếp tế cho chiến trường Phan Rang 800 tấn đạn 105 và 155 ly. (Số đạn này sau đó được trả lại cho Thành Tuy Hạ khi Phan Rang thất thủ, HQ 505 nhận nhiệm vụ di chuyển nhân viên và gia đình Đài Mẹ Việt Nam ra Phú Quốc).
Ngày 15 tháng 4/1975 Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt thoát ra Tuần dương hạm Trần Nhật Duật HQ 3 trong vịnh Ninh Chữkhi phòng tuyến Phan Rang tan vỡ.
Ngày 15 tháng 4/1975 từ sáng sớm, CSBV liên tục pháo từng chập vào căn cứ.
Từ chiều trở đi, Tướng Nghi liên tiếp nhận được tin địch sẽ tập trung tấn công trong đêm sắp tới. Một trong những công điện gởi từ bộ chỉ huy Cộng quân tại Ba Râu, cho hay bộ binh địch cùng nhiều chiến xa sẽ tấn công vào Phan Rang lúc 5 giờ sáng dọc đường rầy xe lửa, theo quốc lộ 1 phát xuất từ Rừng Dừa ở Ba Ngòi. Biết ý định của Cộng quân, Trung tướng Nghi báo động mọi nơi đề phòng, đặc biệt là LD 31 BDQ có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long.
Một phiên họp tại phi trường Phan Rang do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi triệu tập gồm Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang và Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh. Chưa bàn thảo được gì thì ngoài bãi đậu nhiều phi công lấy trực thăng bay đi, tạo nên tình trạng hốt hoảng, rối loạn, mọi người đành phải phân tán.
Tướng Trần Văn Nhựt và Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh được trực thăng đưa ra HQ 3. Từ đài chỉ huy HQ 3, Tướng Nhựt báo cáo trung ương là Phan Rang thất thủ!
Trong ngày 16 tháng 4/1975, HQ 505 được lệnh rời vịnh Phan Rang và HQ 406 đem hai đại đội CSDC về lại Cát Lỡ. HQ 3 đưa Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh về Sài Gòn. HQ 2 và những chiến hạm khác thả neo ngoài khơi chờ lệnh. Sau đó, HQ 503 đã vớt được khoảng 200 quân và dân thuộc quận Tuy Phong, Bình Thuận, khi nhóm này rút ra biển bằng ghe.
... old soldiers never die ...
● Đại tá Nguyễn Đình Giao
Chỉ huy trưởng Căn cứ KQ Phan Rang (1971)
● Đại tá Nguyễn Văn Bá
Chỉ huy trưởng Căn cứ KQ Phan Rang (Căn cứ 20 Chiến thuật Không quân) (1972)
● Trung tá Phạm Bính
Liên đoàn trưởng Liên đoàn 92 Chiến thuật phi trường Phan Rang (1973)
● Thiếu tá Trương Khương
Liên đoàn trưởng Liên đoàn Phòng thủ phi trường Phan Rang (1973)
● Trung tá Trần Ðình Giao
Không đoàn trưởng Không đoàn Yểm cứ Căn cứ KQ Phan Rang (1975)
● Thiếu tá Nguyễn Văn Hội
Chỉ huy Chi đoàn 3/3 KB, đặc cách thăng cấp Thiếu tá khi triệt thoái đưa 12 thiết vận xa M-113 về đến Phan Rang (3/1975)
● Thiếu tá Lã Quí Trang
Trấn giữ phòng tuyến Phan Rang (4/1975)
Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt
thoát ra
Tuần dương hạm Trần Nhật Duật HQ 3 trong vịnh Ninh Chữ khi phòng tuyến Phan Rang tan vỡ (4/1975)
● Trung úy Lý Tống
Phi công khu trục cơ A-37 thuộc biệt đội của Phi đoàn 548 (Ó Đen), bị bắn rơi trong phi vụ cầu Ba Ngòi, Phan Rang (5/4/1975)

● Đại tá Lê Văn Phát
Thăng Đại tá, đảm nhận chức vụ Tham mưu phó Hành quân SĐ ND sau khi cùng LĐ 3 ND rời Phan Rang về hậu cứ tái bổ sung (6/4/1975)
● Đại úy Vũ Chí Công
Phi công khu trục cơ A-37 thuộc KĐ 92 CT bị bắn rơi tại Phan Rang (15/4/1975)
● Trung tá Nguyễn Văn Thiệt
Không đoàn phó Không đoàn Yểm cứ Căn cứ KQ Phan Rang bị bắt khi Phan Rang thất thủ (16/4/1975)
● Trung tá Trần Văn Sơn
Bị bắt tại mặt trận Phan Rang (16/4/1975)
● Đại úy Trần Sĩ Công
Bị phòng không địch bắn hạ vào sáng ngày 16 tháng 4/1975 trong phi vụ yểm trợ chiến trường Phan Rang
● Thiếu tá Nguyễn Văn Thành (Râu)
Khi phòng tuyến Phan Rang tan vỡ bị bắt giải về Bộ Chỉ huy Sư đoàn 968 CSBV (19/4/1975)
● Đại tá Nguyễn Thu Lương
Bị bắt tại mặt trận Phan Rang (20/4/1975)
● KĐ 92 CT
Thành lập tại Phan Rang (1972)
● PĐ 534
Nickname Kim Ngưu, thành lập vào giữa năm 1972 tại Phan Rang, trang bị phi cơ Skyraider A-1H
● PĐ 548
Nickname Ó Đen, thành lập vào cuối năm 1972 tại Phan Rang, trang bị phi cơ Skyraider A-1H, sau thay bởi phản lực cơ A-37
● SĐ 22 BB
Di tản về Vũng Tàu tái bổ sung tăng cường cho phòng tuyến Phan Rang (4/1975)
Phan Rang nằm phía nam của một thung lủng hẹp bao bọc bởi các dãy núi về hướng tây, bắc và đông bắc, có các cao điểm và đèo Du Long rất thuận tiện cho việc phòng ngự. Muốn tấn công Phan Rang, chỉ có thể từ hai hướng: Hướng một từ phía bắc, theo quốc lộ 1 tiến qua đèo Du Long thẳng vào thị xã và hướng thứ hai từ phía tây tấn công từ Khrông Pha qua Tân Mỹ hướng về thị xã Phan Rang.
Ngoài ra còn có một ít đường mòn từ Vườn Dừa, Ba Ngòi chạy theo hướng nam tây nam sát căn cứ Không quân hướng về Tân Mỹ cũng có thể chọn để xâm nhập được (See map).
Thị xã và phi trường Phan Rang nằm về phía nam của thung lũng. Quốc lộ 1 và đường xe lửa chạy song song xuyên qua đèo Du Long về thị xã, tách ra tại thôn Ba Râu, chạy sát tới phi trường rồi tiến về nam, không đi ngang qua thị xã. Từ thị xã Phan Rang tới Du Long khoảng 15km, tới Ba Râu khoảng 9km và tới Cà Đú khoảng 4km. Đoạn đường từ Cà Đú đến Phan Rang mặt đất bằng phẳng.

Phi trường Phan Rang hình vuông, mỗi cạnh trên dưới 6km, nằm giữa quốc lộ 1 và 11, sát với đường xe lửa về hướng đông, cách thị xã 5km về hướng bắc-tây bắc và Nha Trang khoảng 80km. Phi trường trước đây là một phi trường dân sự, nay là căn cứ của SD 6 KQ. Khi lực lượng Đồng minh vào tham chiến tại Việt Nam, phi trường đã được quân đội Hoa Kỳ trú đóng và mở rộng ra rất nhiều.
Sau Hiệp định Paris 1973, người Mỹ bàn giao phi trường Phan Rang lại cho Không quân VNCH thì phi trường này đã trở thành một trong những phi trường quân sự rộng lớn nhất VN thời bấy giờ.
Phi trường có hai phi đạo song song, một bằng xi măng cốt sắt và một bằng vĩ nhôm dài khoảng 3500m, rộng 50m. Phi trường có đầy đủ cơ sở kỹ thuật, tiếp liệu với các bồn xăng và kho bom theo tiêu chuẩn an ninh tối tân. Việc phòng thủ bao gồm 60 chòi gác, với 2 cổng chung quanh căn cứ do 7 đại đội Địa phương quân phụ trách.
4/1975 - Chiến trường Phan Rang có thể chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhứt từ ngày 1 đến 3 tháng 4/1975, là giai đoạn hình thành tuyến phòng thủ, với SD 6 KQ và LD 3 ND cùng một số đơn vị Địa phương quân.

Sư đoàn 6 Không quân do Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang chỉ huy gồm:
- 3 Phi đoàn 524, 534, 548 Khu trục cơ A-37
- Phi đoàn 530 Khu trục cơ Skyraider A-1H (1 phi đội)
- 2 Phi đội Tản thuơng 259B và 259C
- 2 Phi đoàn Trực thăng 229 và 235

Lữ đoàn 3 Nhảy dù của Trung tá Lê Văn Phát gồm:
- Bộ Chỉ huy Lữ đoàn
- Tiểu đoàn 5 ND (một phần)
Giai đoạn thứ hai từ ngày 4 đến 12 tháng 4/1975
, là giai đoạn củng cố tuyến phòng thủ, với sự thành lập Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3, với LD 2 ND. Đây là thời gian đem đến ít nhiều lạc quan trong việc ổn định tình hình sau nhiều ngày xáo trộn. Một số đơn vị nhỏ của địch đã hoàn toàn bị đẩy lui khỏi đèo Du Long rút về ém quân tại khu Vườn Dừa, Cam Lâm đợi tăng viện.

Lử đoàn 2 Nhảy dù của Đại tá Nguyễn Thu Lương gồm:
- 3 tiểu đoàn TD 3 ND, TD 7 ND, TD 11 ND
- Tiểu đoàn TD 1 PB/ND
- Đại đội Trinh sát DD 2 TS/ND và các đại đội yểm trợ
Giai đoạn thứ ba
từ 13 đến 16 tháng 4/1975, là giai đoạn của trận chiến quyết định, với các đơn vị gồm:

- LD 31 BDQ do Đại tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy gồm 3 tiểu đoàn TD 31 BDQ, TD 36 BDQ và TD 52 BDQ
- Toán Thám sát/Nha Kỹ thuật Phòng 7 BTTM

SD 2 BB của Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt gồm:
- 2 trung đoàn TRD 4 BB và TRD 5 BB
- 2 pháo đội gồm 10 khẩu 105 ly
- 2 chi đội Thiết vận xa gồm 10 chiếc
Lực lượng Hải quân gồm:

- Duyên đoàn 27 (Gần nhà Lại Văn Lý)
- Tuần dương hạm HQ 2 - Trần Quang Khải
- Tuần dương hạm HQ 3 - Trần Nhật Duật
- Tuần dương hạm HQ 17 - Ngô Quyền - Hộ Tống Hạm HQ 07 - Đống Đa II - Trợ chiến hạm HQ 228 - Đoàn Ngọc Tăng
- Hải vận hạm HQ 403 - Ninh Giang
- Hải vận hạm HQ 406 - Hậu Giang - Dương vận hạm HQ 503 - Vũng Tàu
- Dương vận hạm HQ 505 - Nha Trang
- Một số LCU và nhiều PGM
● 4/1975 - Kể từ ngày 1 tháng 4/1975, sau khi Nha Trang bỏ ngỏ, Phan Rang trở thành tuyến đầu của VNCH. Buổi tối cùng ngày, LD 3 ND rút từ Khánh Dương xin vào phi trường để chờ phi cơ về Sài Gòn. Đại đội Trinh sát DD 3 TS/ND được bung ra kiểm tra nội vi căn cứ và đánh đuổi các du kích mon men vào đồn Đại Hàn gần cổng số 2 của căn cứ. Về phần Không quân, các cấp phi hành và kỷ thuật đã am hiểu tình hình mới, chấp nhận thực trạng và hết mình nổ lực chiến đấu vì nhu cầu phòng thủ.
Căn cứ phòng thủ phi trường Phan Rang bấy giờ rất là trống trải vì một số lớn quân nhân Địa phương quân canh gác vòng đai đã bỏ nhiệm vụ. Trong căn cứ, một số quân nhân nổ súng loạn xạ vu vơ. Ngoài thị xã, dân chúng thì phân vân. Đại tá Tỉnh trưởng Trần Văn Tự đã rời nhiệm sở tá túc trong phi trường. Trên quốc lộ 1 và 11 hướng về Sài Gòn, từng đoàn xe dân sự và quân sự chật nứt người rầm rộ tiếp nối nhau chạy giặc.
Tệ hại hơn nửa là đoàn xe của quân dân thị xã Đà Lạt và của trường Võ bị Đà Lạt theo quốc lộ 11 trên đường đi Bình Tuy cũng chạy ngang căn cứ. Lúc này, Phan Rang đang trở thành tiền đồn và trong tình trạng hết sức cô đơn. Vào buổi chiều, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2, ghé căn cứ thăm hỏi tình hình. Sáng hôm sau, ông rời căn cứ bay về Sài Gòn.

Ngày 2 tháng 4/1975, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3, đến Phan Thiết thị sát tình hình, tuyên bố Phan Rang chánh thức sát nhập vào lãnh thổ Quân khu 3.

Ngày 4 tháng 4/1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đến Phan Rang và thiết lập Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 với trách nhiệm phòng thủ thị xã. Ông rất vui lòng đảm nhận nhiệm vụ mới vì được cấp trên chấp thuận gởi ra một số đơn vị chưa bị ảnh hưởng của việc rút quân để giữ Phan Rang.
Do địa thế của Phan Rang có nhiều thuận lợi cho việc phòng thủ, nên Trung tướng Nghi quan niệm phải chống giữ mặt bắc từ quận Du Long, mặt tây từ quận Tân Mỹ, bảo vệ căn cứ Không quân, cũng như phối hợp với một số đơn vị Địa phương quân còn lại giữ an ninh cho thị xã.

Theo quan niệm đó, Tướng Nghi thảo ra kế hoạch phòng thủ Phan Rang với một lực lượng cở hai sư đoàn. Đó là:

◦ Mặt bắc, trên quốc lộ 1 trấn giữ các điểm cao tại đèo Du long với một dải chiến tuyến hùng hậu tại Du Long cùng các tuyến phụ tại Ba Râu và Ba Tháp để ngăn chận mọi cuộc tấn công hướng vào thị xã hoặc vào căn cứ.

◦ Mặt phía tây, trên quốc lộ 11, án ngữ tại vùng Tân Mỹ, một chiến tuyến để chận địch và bảo vệ mặt tây và nam của phi trường.

◦ Bảo vệ an ninh cho thị xã và phi trường do các đơn vị chính quy phối hợp với Địa phương quân phụ trách.
● 4/1975 - Ngày 5 tháng 4/1975, vài phi cơ A-37 của Phi đoàn 548 bay dội bom dọc triền núi Cam Ranh. Đồng thời, HQ 7 vào sát bờ trong vịnh Phan Rang, bắn vào những vị trí trên quốc lộ 1 ngăn chận xe tăng Cộng quân. Ngày 6 tháng 4, sinh hoạt trong căn cứ Không quân đã như trở lại bình thường và các phi vụ đều được thi hành như thông lệ.
Thêm một số quân nhân của 7 đại đội Địa phương quân phụ trách canh gác vòng ngoài phi trường tiếp tục trở về. CSBV sau khi chiếm Nha Trang, liền vội vã đến tiếp thu Cam Ranh và tiến về Phan Rang.
Các toán viễn thám của Sư đoàn F10 hoặc 968 đã xâm nhập lẻ tẻ từ Vườn Dừa, Ba Ngòi, qua đồi Du Long, xuống phía nam. Một phần TD 5 ND của LD 3 ND hiện có mặt tại căn cứ, được giao nhiệm vụ giữ an ninh tại phía tây, trấn ngữ đầu cầu hướng về Tân Mỹ, ngừa được sự tấn chiếm từ hướng nầy.
Trong căn cứ, toán Trinh sát Nhảy dù cũng đẩy lui khỏi đồn Đại Hàn một số địch quân vừa lén lút xâm nhập. TD 7 ND trừ bị giám sát việc giữ an ninh trong căn cứ. Kết quả là trong ngày nầy, Phan Rang đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình vốn bị trì trệ từ khi Nha Trang và Cam Ranh tháo chạy.
Ngày 7 tháng 4/1975 là ngày đáng ghi nhớ. Đại tá Trần Văn Tự, Tỉnh trưởng Ninh Thuận, vừa trở về với một số công chức, và đang tập họp các lính Địa phương quân và Nghĩa quân. LD 2 ND được giao cho nhiệm vụ chiếm các cao điểm và tổ chức tuyến phòng thủ tại mặt bắc Du Long và mặt tây Tân Mỹ. Tướng Nghi cho tập trung lực lượng để chận không cho địch vượt qua Du Long.

Ngày 8 tháng 4/1975, khi đơn vị cuối cùng của Lữ đoàn 2 ND đến căn cứ, Đại tá Lương liền điều dộng hai tiểu đoàn TD 11 ND và TD 3 ND giải tỏa đoạn quốc lộ 1, từ thị xã đến Du Long, qua các thôn Cá Đú, Ba Tháp, Ba Râu và Du Long. Trên đường tiến quân, TD 3 ND đuổi địch ra khỏi Ba Tháp và Ba Râu.
TD 11 ND được trực thăng vận đến chiếm Du Long, và các cao địa trọng yếu kiểm soát đường đi Du Long. Tại đèo Du Long, 7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần địch cùng một số quân lính CSBV bị bắt sống, vì ngở Phan Rang đã bị chiếm, nên chúng cứ ngang nhiên di chuyển.
Đồng thời, lính Nhảy dù tìm thấy được bộ đồ bay của Trung úy Lý Tống, phi công Không đoàn 92 Chiến thuật thuộc SD 6 KQ, còn để tại vùng đèo Du Long, khi phi cơ A-37 của ông bị bắn rơi, lúc cùng phi đội oanh tạc khu Vườn Dừa.

Ngày 9 tháng 4/1975, Trung tá Lê Văn Bút, Không đoàn trưởng Không đoàn 72 Chiến Thuật, bay chỉ huy 40 trực thăng UH-1 và 8 Chinook CH-47, cùng 12 trực thăng võ trang, từ Biên Hòa biệt phái đến Phan Rang. Mục đích là để lên Khánh Dương tìm kiếm các quân nhân thất lạc của LD 3 ND. Cùng đi có Trung tá Trần Đăng Khôi, Lữ đoàn phó LD 3 ND, phụ giúp tìm kiếm và chọn bãi đáp.
Đoàn trực thăng 60 chiếc đã phải bay qua vùng địch chiếm với mọi hiểm nguy và bất trắc khôn lường vì bấy giờ khu vực Khánh Dương đã trở thành vùng địch kiểm soát, nên hai phi đội A-37 bay theo yểm trợ.
Kết quả cuộc hành quân trực thăng vận thành công tốt đẹp, đoàn trực thăng đã mang về đến căn cứ Phan Rang hơn 600 người mà phần lớn là quân nhân của các tiểu đoàn TD 2 ND và TD 6 ND, cùng một số ít của TD 5 ND đi theo. Vào buổi chiều, toàn bộ quân nhân của LD 3 ND được chở về hậu cứ (trại Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn).
● 4/1975 - Tại thị xã cuộc sống đã có dấu hiệu trở lại bình thường. Đại tá Tự tiếp tục chấn chỉnh guồng máy hành chánh, đồng thời lo chỉnh đốn hàng ngũ các đơn vị Địa phương quân. Dân chúng tuy hãy còn e dè ở lại, nhưng không bỏ chạy nhiều như những ngày trước.
Theo tù binh thuộc Đoàn Hậu cần 57 bị bắt tại đèo Du Long, các cấp chỉ huy địch ngở Phan Rang đã bỏ chạy, nên an tâm cho các bộ phận truy đuổi, tiến vào tiếp thu. Bị đánh đuổi, chúng lui về lẫn trốn tại vùng Vườn Dừa, Ba Ngòi chờ đại quân của hai Sư đoàn 3 Sao Vàng và 325 Trị Thiên từ phía bắc đến.
Trong hai ngày 10 và 11 tháng 4/1975, toàn bộ vùng Phan Rang vẫn yên tĩnh. Bộ Tư lệnh Tiền phương QD 3 đang trù tính kế hoạch chiếm lại Cam Ranh để sau đó lấy lại Nha Trang. Địch quân sau khi bị đuổi khỏi các địa điểm xâm nhập, bắt đầu tập trung quân tại vùng Vườn Dừa ở Cam Lâm. Các nhóm du kích vẫn hoạt động gần phi trường.

Ngày 12 tháng 4 bắt đầu có những trúc trắc trong việc phòng thủ Phan Rang. HQ 403 nhận lệnh về Sài Gòn. Từ Cát Lỡ, HQ 406 đưa hai đại đội Cảnh sát Dã chiến ra tăng cường. Lệnh từ Quân đoàn 3 cho biết sẽ rút LD 2 ND vào ngày hôm sau, thay bằng LD 31 BDQ và hai trung đoàn của SD 2 BB cùng hai chi đội Pháo binh và Thiết giáp.
Liên đoàn 31 BDQ vừa rút khỏi Chơn Thành, sau nhiều ngày tác chiến gian khổ với nhiều tổn thất, chưa kịp nghĩ dưỡng quân, thì được tung ra tiền tuyến với quân số thiếu thốn trầm trọng. Sư đoàn 2 BB cũng vừa tháo chạy từ Quảng Ngãi, vừa tập trung tại Bình Tuy và đang được bổ sung quân số thì được lịnh phải ra Phan Rang, trong khi cả đơn vị hảy còn hoang mang, giao động.
Vì chưa kịp bổ sung thiết bị, các đơn vị nầy phải thu lượm một số pháo và thiết vận xa để mang theo ra Phan Rang bằng đường bộ. Phòng 7 Bộ Tổng Tham mưu cũng cho bổ sung một toán Thám sát, vì kiểm thính phát hiện nhiều liên lạc vô tuyến của các đơn vị địch xung quanh Phan Rang.

Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân, và Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng, Tư lệnh SD Nhảy dù, cùng đến thám sát công cuộc phòng thủ. Cả hai vị đều tỏ ý bất đồng về việc điều quân này. Trung tướng Minh cho rằng để căn cứ Không quân làm tiền đồn là sai lầm, vì khi hữu sự dưới lằn đạn pháo thì không thể sửa chửa, trang bị cho phi cơ có khả năng hành quân như yêu cầu được.
Theo Chuẩn tướng Lưỡng, muốn giữ Phan Rang làm bàn đạp để lấy lại Cam Ranh và Nha Trang, tại sao lại rút đơn vị đang chiến đấu tốt mà thay bằng hai đơn vị còn đang chờ đợi bổ sung quân số. Trung tướng Nghi cũng bất ngờ vì không có được những đơn vị như đã hứa trước khi ra nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang.

Ngày 13 tháng 4/1975, HQ 17 và HQ 503 nhận lệnh ra Vùng 2 Duyên hải. HQ 505 cũng được lệnh tiếp tế cho chiến trường Phan Rang 800 tấn đạn 105 và 155 ly. (Số đạn này sau đó được trả lại cho Thành Tuy Hạ khi Phan Rang thất thủ, HQ 505 nhận nhiệm vụ di chuyển nhân viên và gia đình Đài Mẹ Việt Nam ra Phú Quốc).
● 4/1975 - Trong ngày 13 tháng 4/1975, toán Kiểm thính Phòng 7 BTTM liên tục báo cáo có sự hoạt động bất thường của hai Sư đoàn 325 và 3 CSBV. Sau mấy ngày yên tĩnh, Cộng quân bắt đầu di chuyển quân và khởi sự pháo kích vào căn cứ. Các đơn vị địch tìm cách tấn công các cao điểm ở vùng đồi Du Long và phía đông Ba Râu. Phối hợp với từng đợt pháo kích, Sư đoàn 968 CSBV cũng bắt đầu xâm nhập lẻ tẻ từ phía tây của căn cứ.
Trong khi phần lớn Lữ đoàn 2 ND, gồm TD 7 ND với các bộ phận nặng rời căn cứ (TD 11 ND đóng chờ ở phi trường, TD 3 ND vẫn còn trú đóng tại Ba Râu), thì Liên đoàn 31 BDQ, gồm khoảng 1000 người cũng vừa từ Biên Hòa tới bằng phi cơ C-130.
Các đơn vị BDQ liền vội vã đến trám vào các địa điểm đóng quân của TD 11 ND tại Du Long và Ba Râu. TD 31 BDQ trám tại Du long, TD 36 BDQ trám từ Ba Râu đến Cá Đú và TD 52 BDQ làm trừ bị.
Đang thay quân thì chạm súng với các toán thăm dò của địch. Cùng lúc, TRD 4 BB của Sư đoàn 2 Bộ binh, quân số khoảng 450 người, từ Bình Tuy theo đường bộ cũng vừa tới, và được giao trách nhiệm trấn giữ mặt tây căn cứ và bảo vệ phi trường Phan Rang thay cho TD 5 ND.
Theo khuyến cáo của Bộ Tư lệnh Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Giao, Tham mưu trưởng SD 6 KQ, được chỉ định nhiệm vụ cùng các chuyên viên về Tân Sơn Nhất để phụ lo việc quân số và tiếp liệu cho sư đoàn.

Ngày 14 tháng 4/1975, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh SD 2 BB, cùng TRD 5 BB vừa đến Phan Rang, được giao nhiệm vụ bảo vệ mặt nam căn cứ và phi trường mà LD 2 ND đã bàn giao cho TRD 4 BB. Lực lượng Pháo binh yểm trợ chỉ có một pháo đội 105 ly tăng phái, trong đó có một trung đội đóng tại An Phước, 10km về phía nam phi trường.
Thị xã được phòng vệ bởi một tiểu đoàn Địa phương quân. Cùng lúc, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt theo lệnh đề cử Đại tá Trương Đăng Liêm, Trung đoàn trưởng TRD 4 BB, giử chức vụ Tỉnh trưởng thay Đại tá Trần Văn Tự. Cũng để tăng cường phương tiện hành quân cho những ngày sắp tới, Bộ Tư lệnh Không quân cũng vừa gởi đến một phi cơ C-47.

Bên ngoài căn cứ, từ sáng sớm, địch lần lượt tung vài đơn vị cấp đại đội đánh thăm dò cơ cấu phòng thủ tại Du Long và Ba Râu. Một trong các đơn vị này đã xâm nhập được vào cổng số 2 phi trường về phía bắc, lúc mờ sáng. Phi cơ trực thăng tuần tiễu phát hiện được, và cùng với trực thăng võ trang, yểm trợ cho một bộ phận của TD 11 ND lúc đó đang chờ phi cơ về hậu tuyến, được gởi ra tiêu diệt toán xâm nhập nầy.
Kết quả địch rút chạy, bỏ lại nhiều xác chết. Khoảng trưa, Trung tướng Nghi và Chuẩn tướng Sang cùng Đại tá Lương chạy xe từ phi trường đến Ba Tháp, Ba Râu và Du Long thị sát công việc phòng thủ. Tại Du Long, Tướng Nghi có tập họp và trấn an số Nghĩa quân có mặt tại đây.

Ngày 15 tháng 4/1975 từ sáng sớm, CSBV liên tục pháo từng chập vào căn cứ. Từ chiều trở đi, Tướng Nghi liên tiếp nhận được tin địch sẽ tập trung tấn công trong đêm sắp tới. Một trong những công điện gởi từ bộ chỉ huy Cộng quân tại Ba Râu, cho hay bộ binh địch cùng nhiều chiến xa sẽ tấn công vào Phan Rang lúc 5 giờ sáng dọc đường rầy xe lửa, theo quốc lộ 1 phát xuất từ Rừng Dừa ở Ba Ngòi. Biết ý định của Cộng quân, Trung tướng Nghi báo động mọi nơi đề phòng, đặc biệt là LD 31 BDQ có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long.
Một phiên họp tại phi trường Phan Rang do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi triệu tập gồm Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang và Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh. Chưa bàn thảo được gì thì ngoài bãi đậu nhiều phi công lấy trực thăng bay đi, tạo nên tình trạng hốt hoảng, rối loạn, mọi người đành phải phân tán. Tướng Trần Văn Nhựt và Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh được trực thăng đưa ra HQ 3. Từ đài chỉ huy HQ 3, Tướng Nhựt báo cáo trung ương là Phan Rang thất thủ!
● 4/1975 - Quả nhiên, sau 8 giờ tối địch gia tăng cường độ pháo vào phi trường. Đồng thời, nhiều đoàn xe ồ ạt chở bộ binh, thiết giáp, pháo binh suốt đêm di chuyển vượt đồi Du Long, chủ yếu mau lẹ đi qua tuyến phòng thủ của TD 31 BDQ tiến nhanh về hướng nam.
TD 31 BDQ vẫn ở tại chổ chiến đấu gan dạ mặc dầu đoàn xe địch đã vượt được qua. Từ 2 giờ sáng, ở Ba Râu, Ba Tháp và Cà Đú, tại địa điểm đóng quân để chờ di chuyển về hậu cứ, TD 3 ND và đơn vị còn lại của TD 11 ND, cùng với TD 36 BDQ, chạm địch ác liệt, làm chậm sức tấn công của đoàn cơ giới địch. Liên tục bị oanh kích, chúng tẻ xuống đường, tắt đèn và lại tiến tới. Phi cơ A-37 không ngớt tung xuống nhiều đợt oanh kích ngăn chận, nhưng vì không đủ phương tiện soi sáng và Hỏa Long, nên chúng vẫn tràn qua, sau khi bị tổn thất khá nặng nề.
Bên ta có bốn A-37 bị bắn bể bình xăng phải bay về. Trận nầy Không đoàn 92 Chiến thuật đã tung toàn lực phi cơ cơ hữu kể cả bốn khu trục cơ Skyraider A-1H của Phi đoàn 530. Cuối cùng, thị xã Ba Râu bị mất lúc 7 giờ sáng ngày 16 tháng 4/1975.
Tại Bộ Tư lệnh Tiền phương, Trung tướng Nghi cũng theo dỏi trận chiến suốt đêm và không nhận được tin gì từ Du Long của Liên đoàn 31 BDQ sau 3 giờ sáng. Sau này, Thiếu tá Đào Kim Minh, Tiểu đoàn trưởng TD 36 BDQ, và Thiếu tá Nguyễn Văn Tú, Tiểu đoàn trưởng TD 31 BDQ, có nhiệm vụ trấn giữ Ba Râu và Du Long cho biết không hiểu vì lý do gì mà từ 2 giờ sáng không liên lạc được với Bộ Tư lệnh Tiền phương. Sở dỉ cần liên lạc khẩn cấp là vì đã 3 ngày, từ lúc thay quân cứ liên miên đụng địch nên cấp số đạn dược mang theo đã gần cạn. Cho đến sáng, khu vực trách nhiệm Du Long vẫn an toàn sau những lần chạm súng.

Trong ngày 16 tháng 4/1975, HQ 505 được lệnh rời vịnh Phan Rang và HQ 406 đem hai đại đội CSDC về lại Cát Lỡ. HQ 3 đưa Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh về Sài Gòn. HQ 2 và những chiến hạm khác thả neo ngoài khơi chờ lệnh. Sau đó, HQ 503 đã vớt được khoảng 200 quân và dân thuộc quận Tuy Phong, Bình Thuận, khi nhóm này rút ra biển bằng ghe.
● 4/1975 - Ngày 16 tháng 4/1975, trời vừa hừng sáng, Cộng quân lại lẻ tẻ xâm nhập vào cổng số 2 của phi trường về hướng bắc và kho bom ở hướng tây.
Khi một chiếc phi cơ quan sát O-1 vừa cất cánh bị trúng phòng không của địch phải khẩn cấp đáp trở lại, địch khởi sự gia tăng pháo kích. Khoảng gần 8 giờ sáng, Đại tá Biết, Liên đoàn trưởng LD 31 BDQ, báo cáo là Du long bị mất và địch đã tiến vào thị xã khiến Trung tướng Nghi phải tìm phương thế thích nghi.
Trong khi TRD 4 BB đang án ngữ bên ngoài phía tây của phi trường và TRD 5 BB đang phòng ngự địch tràn lên từ thị xã, thì tình hình bên trong căn cứ bắt đầu có chiều hướng bất lợi. Địch vẫn giữ mức độ pháo kích quấy rối từng chập. Giữa những đợt pháo kích, một số lớn phi cơ đã rời căn cứ.
Còn lại chỉ có một số rất ít trực thăng võ trang và tản thương.
Khoảng hơn 9 giờ sáng, khi một trực thăng võ trang bị hỏa tiển SA-7 bắn tại ngọn đồi gần phi trường thì tình hình đã khá nguy ngập. TRD 4 BB báo cáo đang chạm địch. Đơn vị Nhảy dù bảo vệ Bộ Tư lệnh Tiền phương đang thanh toán các toán Cộng quân lẻ tẻ gần khu vực Bộ Tư lệnh.
Đến lúc nầy, Trung tướng Nghi vẫn tin tưởng vào khả năng chiến đấu của TRD 4 BB bảo vệ phi trường và TRD 5 BB án ngữ ngăn chận địch tràn vào cổng số 1 của căn cứ.

Đến khoảng gần 10 giờ sáng, khi tiếng súng càng lúc càng dồn dập, Tướng Nghi liền họp cùng Chuẩn tướng Sang, Chuẩn tướng Nhựt và Đại tá Lương để tái duyệt xét tình hình. Vì lẽ phòng tuyến Du Long đã bị thủng và địch đang hăm dọa phòng tuyến bảo vệ phi trường nên Tướng Nghi dự tính sẽ dời Bộ Tư lệnh Tiền phương về Cà Ná để lập tuyến phòng thủ mới tại đó. Theo kế hoạch Bộ Tư lệnh Tiền phương sẽ rời phi trường từ cổng số 1 để cùng đi Chuẩn tướng Nhựt và TRD 5 BB.

Khoảng 11 giờ sáng, mãi đến khi các toán địch quân sắp tiến vào Bộ Tư lệnh Tiền phương thì Tướng Nghi mới ra lệnh rời căn cứ bằng đường bộ, từng đơn vị theo đơn vị trưởng trực chỉ hướng nam rút về Cà Ná.
Trung tướng Nghi, Đại tá Lương, ông Lewis (chuyên viên Tòa Đại sứ Mỹ) cùng các quân nhân của Bộ Tư lệnh Tiền phương, SD 6 KQ, LD 2 ND cùng các toán quân lẻ tẻ của LD 31 BDQ lối 400 người rời căn cứ tiến ra cổng số 1 về hướng nam.
● 4/1975 - Đoàn quân di chuyển trật tự đến cổng số 1 khoảng 11 giờ, để cùng đi với TRD 5 BB về Cà Ná như dự định. Tại đây, vì không liên lạc được với Chuẩn tướng Nhựt, nên Trung tướng Nghi quyết định theo đường rào phía nam, đi dọc theo đường từ Tour Cham đến ngã ba An Phước. Đoàn quân an toàn đến thôn Mỹ Đức lúc 12 giờ trưa. Trên đường rút khỏi Ba Tháp, TD 3 ND lần xuống bãi biển, tẻ sâu về hướng nam và không còn thấy Giang đoàn 27 hay bất cứ chiếc tàu nào khác tại cảng Ninh Chử. Đến một bãi cát xa hơn về hướng nam của thị xã, đơn vị Nhảy dù nầy bị địch quân bao vây.
Sau khi thoát vòng vây với ít nhiều tổn thất, TD 3 ND được một đoàn trực thăng, bốc về an toàn. (Đoàn trực thăng cấp cứu này dự trù đón Bộ Tư lệnh Tiền phương, nhưng vì Trung tướng Nghi không thuận cho đáp vì lý do an toàn bãi đáp, nên trên đường trở về mới bốc được toán Nhảy dù trên). TD 11 ND còn lại rút được qua sông, phối hợp với toán quân vừa thoát khỏi trận phục kích ở thôn Phú Quý về được an toàn.
Một số đơn vị của LD 31 BDQ và SD 2 BB cố gắng di chuyển về phía nam, chịu thêm tổn thất trên đường rút lui. Đại tá Lê Thương, Chỉ huy trưởng Pháo binh SD 2 BB, trên đường rút về An Phước nơi có trung đội Pháo binh đang trú đóng, cũng gặp nút chận của địch. Riêng Chuẩn tướng Nhựt được trực thăng đáp xuống ngoài hàng rào phi trường Phan Rang bốc đưa ra Tuần dương hạm Trần Nhật Duật HQ 3.
Khi đoàn quân của Trung tướng Nghi đã di chuyển khá xa, thì Sư đoàn 325 CSBV phối họp với Sư đoàn 3 và 968 tấn công và chiếm phi trường lúc 12 giờ trưa. Thiệt hại của SD 6 KQ rất đáng kể vì mất toàn bộ kho bom đạn và các trang thiết bị phụ thuộc, với lối 10 phi cơ đủ loại không bay được. Tuy nhiên tổn thất hành quân tương đối là nhẹ. Về phía Hải quân chỉ có một số ít giang thuyền bị chìm và một chiến hạm bị pháo.
Tại thôn Mỹ Đức lúc khoảng 4 giờ chiều, Trung tướng Nghi được toán truyền tin của Đại tá Lương cho hay có một đoàn trực thăng xin xác nhận vị trí để xuống bốc. Lúc bấy giờ, đoàn người với gần 700 quân nhân và gia đình nên khó bốc hết được, vả lại khi trực thăng đến, chắc chắn sẽ tạo hỗn loạn làm lộ mục tiêu. Vì vậy Trung tướng Nghi quyết định vì sự an toàn nên đã ra lệnh toán cứu cấp đó chỉ nên đến ngày hôm sau, tại một địa điểm xa hơn về phía nam.
Lúc 9 giờ tối, dưới sự hướng dẫn của Đại tá Lương, đoàn người bắt đầu rời thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì bị phục kích. Trung tướng Nghi, Chuẩn tướng Sang, ông Lewis và cùng một số quân nhân bị địch bắt. Sáng hôm sau chúng dẫn 3 người ngược về Nha Trang rồi ra Đà Nẵng.
● 4/1975 - Bốn ngày sau, 20 tháng 4/1975, khi Đại tá Lương theo lệnh của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh QD 3, dẫn một toán binh sĩ Nhảy dù đi tìm Tướng Nghi thì cũng bị bắt.
Kết luận trận chiến Phan Rang:

Phòng tuyến Phan Rang bị tràn ngập vào trưa ngày 16 tháng 4/1975 bởi hai Sư đoàn 325 và 3 CSBV, cùng với các đơn vị của Đoàn 968. Vừa thay quân vừa chiến đấu, các đơn vị phòng thủ đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Phan Rang cho đến giờ phút cuối cùng.

◦ Sư đoàn 6 Không quân rời Pleiku ngày 16 tháng 3/1975 đến tạm trú tại Nha Trang. Ngày 22 tháng 3/1975 được lệnh đến căn cứ Phan Rang đồn trú. Chưa kịp thích nghi với sanh hoạt địa phương thì phải đương đầu với tình hình chiến trường mới kể từ lúc Nha Trang rút bỏ. Liên tiếp trong 16 ngày, toàn thể quân nhân SD 6 KQ đã khắc phục bao khó khăn, trong một hoàn cảnh khác thường của một căn cứ Không quân bổng trở thành một tiền đồn, vừa thi hành các phi vụ, vừa tham gia chiến đấu như bộ binh.

◦ Địa phương quân và Nghĩa quân Tiểu khu Ninh Thuận (Phan Rang) có những đơn vị hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đáng khen, như việc bảo vệ giáo xứ Hồ Diêm được an toàn là một thí dụ.

◦ Sư đoàn 2 BB với 2 Trung đoàn 4 và 5, tuy có một số lớn quân nhân hảy còn hoang mang, giao động vì lo lắng cho thân nhân còn kẹt lại khi đơn vị vội vả rút lui, nhưng cũng đã cố gắng tham dự.

◦ Liên đoàn 31 BDQ với 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52, chứng minh được tinh thần của người chiến sĩ Mũ Nâu, mặc dầu sau những trận đánh ác liệt tại Chơn Thành được điều động thẳng ra Phan Rang, không có một ngày nghĩ dưỡng quân, cũng như không được bổ sung quân số, tái trang bị đầy đủ.

◦ Lữ đoàn 2 Nhảy dù với các Tiểu đoàn 3, 7 và 11 đã chiến đấu rất tích cực và tạo được sự tin tưởng của nhiều người, quả xứng đáng là những đơn vị thiện chiến của QLVNCH.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-15/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link