VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
CON NGƯỜI
VÀ QUỐC GIA, DÂN TỘC
« Nhờ có giáo dục tốt mà con người có thể
từ bỏ đời sống cầm thú, dã man, để trở thành
con người ngày hôm nay. » ( Vô danh)
LỚP BA TRƯỜNG LÀNG-Bảo Tố&Triệu
Phổ
Preview by Yahoo
|
|||||||
Ngày hôm nay
trước tình trạng tụt hậu của Việt Nam : với sản lượng tính theo đầu người
hàng năm là 1080$, vừa qua khỏi ngưỡng cửa của nghèo đói ; để theo kịp
Thái lan vời sản lượng 4280 $, Việt Nam phải mất 95 năm ; theo kịp Nam
Dương, với sản lượng 2130$, phải mất 51 năm ; theo kịp Nam Hàn và Đài loan
với sản lương khoảng 20 000$, phải mất 150 năm ; nhiều người cho rằng
sở dĩ có tình trạng đó là vì dân trí Việt Nam thấp ; mà quên đi vai trò
quan trọng của một thể chế chính trị và hệ thống giáo dục do thể chế này áp đặt
cho dân, trong việc phát triển con người và một quốc gia.
Thật vậy, thể chế chính trị và hệ thống giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng
trong việc phát triển một quốc gia, dân tộc. Chúng ta hãy xét từ lịch sử xa cho
tới lịch sử gần.
I ) Lịch sử phát triển Đông Tây
Ở
đây tôi không thể đi sâu vào lịch sử phát triển Đông Tây. Đông ở đây tôi muốn
chỉ không những các nước Á châu như Tàu, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam v.v.., mà cả
những nước Ả Rập. Ai cũng đồng ý là văn minh Đông phương phát hiện rất sớm,
trong khi những dân tộc khác còn ở nền văn minh trẩy hái hay du mục, thì những
dân tộc vùng Đông Nam Á đã bước sang nền văn minh định cư nông nghiệp, văn minh
lúa nước, đã biết trồng lúa. Những phát minh lớn như địa bàn, thuốc súng, giấy,
kỹ thuật in, chữ viết là đến từ Đông phương, đấy là chưa nói đến bốn tôn giáo
lớn. Nhiều người ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng chữ a, b, c, chữ La Tinh mà
người Tây phương dùng ngày hôm nay, chính là phát minh của người Ả rập. Người Ả
rập đã biết trái đất tròn từ lâu và đã tính được chu vi trái đát. Tỷ số PI=
3,1416 mà chúng ta dùng để tính chu vi hay diện tích của một vòng tròn, đó
chính là phát minh của người Ả rập.
Một câu hỏi được đặt ra cho mọi người : Đó là tại sao Đông phương văn minh
sớm như vậy mà nay lại khựng lại, tụt hậu so với Tây phương ?
- Một câu trả lời giản tiện đó là chế độ quân chủ đã kéo dài quá lâu
tại Đông phương, cho tới ngày hôm nay tại những nước Ả Rập, ở Tàu và Việt
Nam, vì chế độ cộng sản cũng chỉ là một chế độ quân chủ trá hình, nhưng lại
không có danh dự và liêm sỉ.
Chúng ta chỉ cần một vài quan sát và suy luận nhỏ, thì chúng ta sẽ thấy rõ vấn
đề : Tại những nước Ả Rập, người phụ nữ vẫn bị coi thường, không được đi
học và không được tham gia vào đời sống con người trong bất cứ lãnh vực nào,
ngoại trừ nội trợ. Chỉ vấn đề này ta cũng thấy một nửa nhân tài của quốc gia bị
pha phí. Ở những nước dân chủ tân tiến, người phụ nữ được trọng, họ được đi học
và tham gia vào tất cả mọi việc của đời sống con người. Nhiều khi họ giỏi hơn
nam giới, có không biết bao bà tổng thống, thủ tướng, bác học và kỹ sư.
Còn ở những nước cộng sản còn lại như Bắc Hàn, Cu Ba, Trung Cộng và Việt Nam,
thì vẫn là cha truyền con nối, theo quan niệm « Hồng hơn chuyên »,
những người không là đảng viên , thì không được nắm những vai trò quan trọng.
Đây cũng là một hình thức pha phí nhân tài. Một quốc gia mà không trọng dụng
nhân tài, nhân tài bỏ đi như ở Trung Cộng và Việt Nam, thì không thể tiến được,
nếu tiến, thì cũng không thể nào bằng một quốc gia biết trọng dụng nhân tài,
không những ở trong nước, mà còn ở ngoài nước (1).
I I ) Lịch sử phát triển của những nước cộng sản
Những
nước cộng sản, bắt đầu từ Liên sô cho tới những nước cộng sản còn rơi rớt lại
ngày hôm nay không phát triển được, một phần vì lý thuyết của Marx không tưởng,
chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, một động lực thúc đẩy con người làm việc, một
phần vì độc tài. Chính bà Rosa Luxembourg, người cùng đấu tranh với Lénine ở
trong Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, bây giờ đổi thành Quốc Tế Xã hội, là bạn thân
của Lénine, khi thấy Lénine cướp được chính quyền, dựng lên một đảng và nhà
nước độc tài, giải tán Quốc Hội Lập Hiến được dân chủ bầu lên ngày 18/1/1918,
nhưng người của Lénine bị rơi vào thiểu số, bà đã viết cho ông, trong nhật ký
của bà, trước khi bà chết như sau :
« Cái đảng và nhà nước độc tài mà Anh dựng lên, Anh bảo nó phục vụ thợ
thuyền và nhân dân ; nhưng trên thực tế, nó chẳng phục vị một ai cả. Tại
sao ? – Vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã
hội, đó là tôn trọng tự do và dân chủ. «
Nếu chúng ta nhìn vào bản chất của những chế độ cộng sản, từ ngày thành lập
nước cộng sản đầu tiên năm 1917 cho tới nay với những nước cộng sản còn rơi rớt
lại, thì những chế độ cộng sản chỉ là những chế độ quân chủ trá hình, nhưng còn
tồi tệ hơn : Cũng tôn thờ cá nhân, ngày xưa thì vua là con trời,
ngày nay thì lãnh tụ không bao giờ lầm ; ngày xưa thì triều đình không bao
giờ sai ; ngày nay thì đảng bao giờ cũng đúng ; ngày xưa cha truyền
con nối, ngày nay cũng vậy, như cha truyền con nối ở Bắc Hàn, anh truyền em nối
ở Cu Ba, đối với Trung Cộng và Cộng sản Việt Nam, thì kín đáo hơn ; nhưng
nếu chúng ta nhìn vào thành phần trong Trung ương Đảng cộng sản hiện nay, thì
đều là con ông cháu cha của lãnh đạo cộng sản trước kia. Đấy là chưa nói đến giả
thuyết mà nhiều người trong và ngoài nước đều tin rằng Nông đức Mạnh là con của
Hồ chí Minh.
Chế độ cộng sản không những là một chế độ quân chủ trá hình mà còn là một chế
độ ác ôn, côn đồ, ăn gian, nói dối. Chính Quốc hội Âu châu đã ra Nghị
Quyết 1481 kết án chế độ cộng sản là một chế độ giết người, diệt chủng. Chính
ông Gorbatchev, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên sô tuyên bố : « Tôi
đã bỏ hơn nửa đời người tranh đấu cho chủ nghĩa cộng sản ; nhưng ngày hôm
nay tôi phải đau buồn tuyên bố rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. »
Bà Angéla Merkel, đương kim Thủ Tướng Đức, người đã trưởng thành ở nước cộng
sản Đông Đức, nhân ngày kỷ niệm 20 năm sụp đổ cuả bức tường Bá linh cũng tuyên
bố : « Chế độ cộng sản là chế độ sản xuất những sự an gian và nói
dối. »
I I I ) Lịch sử phát triển của 2 nước Hoa Kỳ và Nam Hàn, nhờ vào thể chế dân
chủ và một nền giáo dục tốt
Tây phương, một cách tương đối là văn minh chậm hơn Đông phương, nhưng họ đã
biết từ bỏ sớm chế độ quân chủ, biết chấp nhận cái hay của người khác, xây dựng
chế độ dân chủ và nền giáo dục tốt, nên họ đã tiến rất mau lẹ. Nước đầu tiên
bước vào chế độ dân chủ, đó là nước Anh, với cuộc cách mạng của Cromwell (
1599-1658) vào giữa thế kỷ thứ 17, chính vì vậy mà nước Anh đã là nước làm cuộc
cách mạng kỹ nghệ đầu tiên trên thế giới. Sau đó là cuộc cách mạng độc lập cứu
quốc, dân chủ và giáo dục kiến quốc Hoa kỳ 1776 ; rồi cuộc cách mạng nhân
quyền, dân quyền Pháp 1789. Vào thế kỷ 20, một số quốc gia biết bỏ chế độ độc
tài, dù là tả cộng sản hay là độc tài hữu quân phiệt, đi theo chế độ dân chủ và
họ cũng đã tiến rất lẹ. Đặc biệt là Nam Hàn và Đài loan. Trong khuôn khổ bài
này, tôi chỉ nói đến 2 trường hợp, đó là Hoa kỳ và Nam Hàn.
Người ta có thể nói sự thành công của Hoa Kỳ ngày hôm nay là nhờ vào thể chế
chính trị dân chủ và một nền giáo dục tốt ngay từ lúc lập quốc.
Thật vậy, cuộc cách mạng Hoa kỳ mang 2 ý nghĩa chính : 1) Đó là một cuộc
cách mạng độc lập cứu quốc, nó đã giúp dân tộc Hoa Kỳ thoát khỏi ách đô hộ của
người Anh ; 2) Đó là một cuộc cách mạng dân chủ và giáo dục kiến quốc.
Một trong những người có công nhất trong việc tạo dựng nền dân chủ và giáo dục
Hoa Kỳ, đó là ông Thomas Jefferson.
Thomas Jefferson ( 1743-1826) : nhà văn chính trị, quốc khách, tổng thống
thứ 3 của Hoa Kỳ. Không những là tác giả của bản Tuyên Ngôn Độc lập Hoa Kỳ, ông
còn là một trong những người chính sáng lập ra nền Cộng Hòa và nền giáo dục Hoa
kỳ. (2)
Ông là bạn thân của ông Condorcet.
Condorcet : (1743-1794 ), triết gia, nhà toán học và chính trị gia, là bạn
của Turgot, Voltaire, d’Alembert và Jefferson. Ông thuộc dòng giõi quí tộc, hầu
tước, tên thật là Marie Jean Antoine de Caritat, trở thành nhà tóan học năm 25
tuổi, năm 32 tuổi ông được bầu làm thư ký vĩnh viễn của hàn lâm viện Khoa học
Pháp. Ông đam mê tìm hiểu về công bằng, chân lý và giáo dục. Ông chống án tử
hình, chế độ nô lệ và đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ.
Khi Cách mạng Pháp bùng nổ, ông theo Cách mạng. Trong Quốc hội Lập hiến, ông
chủ trương thành lập nền cộng hòa. Trong Quốc hội Lập Pháp, ông đề nghị chương
trình cải tổ giáo dục nổi tiếng sau này. Vào thời Hòa hợp ( Convention), ông đề
nghị một dự thảo hiến pháp dân chủ chưa từng thấy lúc bấy giờ. Vào thời Khủng
bố ( Terreur ), ông bị bỏ tù và bị đưa ra máy chém ; nhưng ông đã uống
thuốc độc tự vẫn trước đó. Chính trong tù, ông viết quyển Lược đồ những tiến bộ
của trí tuệ con người ( Esquisse d’un tableau de progrès de l’esprit humain ).
Ông tin tưởng ở tiến bộ không ngừng của khoa học. Ông tin rằng sự tiến bộ về
trí thức và đạo đức của nhân loại chỉ có thể có được nhờ một nền giáo dục tốt.
Nền giáo dục tốt theo ông :
1) Một nền giáo dục hướng thượng, hướng thực, hướng thiện, lấy sự
thật và điều thiện làm tiêu chuẩn ;
2) Một nền giáo dục nhân bản, lấy con người làm gốc ;
3) Một nền giáo dục khoa học tiến bộ
4) Một nền giáo dục đại chúng, phổ thông và cưỡng bách, có nghĩa là
bất cứ trẻ em nào đến tuổi thành niên đều được đi học, không phân biệt sang
giàu, nghèo hèn, đi học ít nhất cho tới bậc phổ thông ( trung học). Chính quyền
bắt buộc phải thi hành trách nhiệm này. (3)
Ông
chủ trương công bằng về quyền ( Egalité des droits). Một thí dụ cho dễ hiểu, đó
là ai cũng có quyền tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến của mình. Nhưng mỗi người
một ý kiến khác nhau, hay dở khác nhau ; chứ công bằng không có nghĩa là
ai cũng phát biểu cùng một ý kiến, đây là công bằng của nghĩa cào bằng, chỉ làm
cho xã hội trở nên nghèo nàn về tinh thần cũng như vật chất.
Condorcet muốn thực hiện một xã hội công bằng. Nhưng theo ý ông, xã hội này chỉ
thực hiện được từng bước một từ dưới lên trên, qua sự xây dựng giới trẻ và qua
một nền giáo dục tốt như vừa đề cập ở trên.. Chính vì vậy mà ông đề nghị đạo
luật cưỡng bách giáo dục, bắt buộc chính phủ phải làm thế nào để bất cứ trẻ em
tới tuổi vị thành niên, không phân biệt giầu nghèo, chủng tộc, đều được đi học
cho tới bậc phổ thông.Chương trình giáo dục phổ thông đại chúng và cưỡng bách
được áp dụng ở tất cả những nước tự do, dân chủ, tiến bộ là do ý kiến của
Condorcet.
Người áp dụng đầu tiên những nguyên tắc giáo dục này, chính là Thomas
Jefferson, bạn của ông.
Nam Hàn là một nước vùng Đông Nam Á, diện tích vào khoảng 99 274 km2 ;
dân số vào khoảng 50 triệu người ; tổng sản lượng quốc gia là 893 tỷ $ ;
sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 18070$, gấp 18 lần Việt Nam với 1 080$
( Theo Le Monde en 2009 – Courrier international). Mặc dầu trước đó vào năm
1963 và 1975, Nam Hàn thua miền Nam Việt Nam về sản lượng tính theo đầu người
hàng năm. Ngày hôm nay Nam Hàn là cường quốc kinh tế thứ 10 và đang tiến tới
thứ 7, thứ 8, theo chương trình tranh cử và lời hứa của ông tổng thống đương
kim.
Được
như vậy chính là nhờ Nam Hàn có một thể chế chính trị dân chủ, mặc dầu mới bắt
đầu vào thập niên 80 và một nền giáo dục tốt bắt đầu vào thập niên 60. Trong
vòng 30 năm qua, sản lượng tính theo đầu người hàng năm của Nam Hàn đã tăng gấp
45 lần. Một bằng chứng rõ ràng nhất để chứng tỏ giáo dục và thể chế chính trị
giữ một vai trò quan trọng việc phát triển con người và quốc gia, dân tộc, đó
là hình ảnh Nam Hàn và Bắc Hàn. Nam Hàn là cường quốc kinh tế thứ 10 trên thế
giới ; trong khi đó Bắc Hàn đang chết đói. Trẻ em Bắc Hàn đang phải nhận
một nền giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền, phản sự thật, phản thiện, hàng ngày vào
buổi sáng phải đứng trước hình Kim Dung Nhất, nói câu : « Ngài Kim
dung Nhất, nhà lãnh đạo vĩ đại, tài ba, sáng chói của dân tộc Hàn ; nhờ
Ngài mà chúng tôi có cơm ăn, áo mặc và được đi học. » Trong khi đó thì
thực tế hoàn toàn trái ngược lại. Đây là một con người rất tàn ác, lấy
làm thích thú khi tra tấn người khác vào thời ông làm Giám đốc cơ quan tình
báo, một người dâm dục đến bệnh hoạn, trong nhà có đến mấy ngàm bộ phim dâm dục
và ghê rợn. Không phải người ta nói xấu, bôi bác ông, mà chính là người thân,
một người vợ đã không sống với nhau, đang sống ở bên Pháp và một người bếp, gốc
Nhật, hiện nay đã về hưu tiết lộ. Cũng như chính con gái của Fidel Castro, hiện
đang tỵ nạn bên Hoa kỳ, tuyên bố trước báo chí : « Mỗi lần tôi thấy
mặt ông ta ( tức Fidel Castro) là tôi muốn lộn mửa. »
Cũng như ở Việt Nam hiện nay trẻ em phải học tư cách và đạo đức của Hồ chí
Minh, « Bác đã một đời hy sinh, không vợ, không con .« Thực tế thì họ Hồ
văng vãi vợ con ở khắp nơi.
Tỷ
số những trẻ em được vào đại học theo những cơ quan giáo dục quốc tế :
Việt Nam : 10% ; Trung Cộng : 15% ; Thái Lan 55% ; Nam
Hàn và Đài Loan : 89%.
Gần
đây tổ chức Hợp Tác kinh tế và phát triển (OCDE) có làm một cuộc thăm dò trình
độ kiến thức tổng quát của 1 000 người thợ chuyên môn (os= ouvriers
spécialisés ) của 20 nước phát triển trên thế giới, thì Nam Hàn đứng đầu. Số
thợ thuyền mà có bằng tú tài, Nam Hàn là một trong những nước đứng đầu thế
giới.
Thật
vậy, con người được ví như một hạt mầm, dù là da vàng, da đỏ, da đen hay da
trắng ; nếu nó được gieo vào một mảnh đất tốt, tức nó được sống dưới một
chế độ dân chủ, được hưởng một nền giáo dục tốt, chính quyền do chính tay nó
bầu ra ; và vì do nó bầu, chính quyền này bắt buộc ít hay nhiều phải lo
cho nó, không những về miếng cơm, manh áo, mà còn về sức khỏe và giáo dục ;
nếu họ muốn được bầu, hay tái đắc cử ; tất nhiên hạt mầm này sẽ nẩy mầm,
đơm hoa kết trái. Ngược lại, cũng hạt mầm đó, lại được gieo vào một mảnh đất
khô cằn, tức một chính quyền độc tài, không do dân bầu ra, mà là do đảng đoàn
chỉ định lẫn nhau ; nếu có bầu, thì là bầu cử giả dối, « Đảng cử, dân
bầu « ; chính quyền đó không lo cho dân, không lo cho giáo dục, hay chỉ là
một nền giáo dục nhồi sọ, phản chân, phản thiện, chỉ lo cho quyền lợi của đảng
đoàn, cán bộ ; hạt mầm đó sẽ thui chột. Hiện nay ở Việt Nam có cả triệu em
bé phải bán thân nuôi miệng ở Căm Bốt, đi bán vé số, bán báo, không được đi học ;
trong đó có biết bao hạt mầm bị thui chột ; nếu được đi học, thì là một
giáo dục phản chân, phản thiện, phản mỹ, một nền giáo dục nhồi sọ, tuyên
truyền.
Ngày nào còn
chế độ độc tài ; còn giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền ; ngày đó đất
nước và dân tộc còn thiếu phát triển và chậm tiến.
Paris ngày 07/06/2009
Chu chi Nam
CUỘC
ĐẤU TRANH CHỐNG CỘNG ĐỒNG THỜI
LÀ CUỘC ĐẤU TRANH CHO
CHÂN, THIỆN, MỸ
Có người nói rằng cuộc đấu
tranh chống cộng sản của chúng ta ngày hôm nay đồng thời là một cuộc đấu tranh
cho chân, thiện, mỹ. Vậy chân, thiện, mỹ là gì ? Và tại sao lại như vậy ?
I
) Chân, thiện, mỹ là gì ?
Chân là
sự thật, người dân thường nói : « anh chị ấy là người chân thật «
là trong nghĩa đó. Nó trái với cái gì gian manh, quỉ quyệt ; nó trái với
cái gì là ăn gian, nói dối. Thiện là cái tốt, cái nhân từ. Đó là lòng từ bi,
bác ái mà đạo Phật và Thiên Chúa giáo thường khuyên con người nên theo. Mỹ là
cái đẹp, là cao thượng nó trái lại với cái gì xấu xa, hèn hạ. Nó chính là cái
gì lý tưởng, là cái gì văn hóa, văn minh, tôn trọng con người, tôn trọng nhân
quyền, đi đúng với đà tiến bộ của văn minh nhân loại, trái với cái gì man dại,
phản lại tự do, dân chủ, nhân quyền.
I
I ) Tại sao cuộc đấu tranh chống cộng sản lại đồng nghĩa với cuộc
đấu tranh cho chận, thiện, mỹ
1) Cho chân và thiện
Ông
Gorbatchev, cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên sô, trong cuộc Hội thảo về vấn
đề phát triển kinh tế và xã hội, được tổ chức tại nước Tây Ban Nha, dưới sự chủ
tọa của vua Jean Carlos sứ này, đã tuyên bố : « Tôi đã bỏ hơn nửa
đời người đấu tranh cho lý tưởng cộng sản ; nhưng ngày hôm nay
tôi phải đau buồn mà nói rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. »
Bà
Angéla Merkell, đương kim Thủ tướng Đức, người đã từng trưởng thành tại nước
cộng sản Đông Đức, nhân ngày Kỷ niệm 20 năm Bức tường Bá linh sụp đổ, vừa mới
tuyên bố :
«
Chế độ cộng sản là chế độ chỉ biết sản sinh ra nói dối, gian manh và lừa đảo. »
Ngày
hôm nay chúng ta tranh đấu chống cộng sản có nghĩa là chúng ta tranh đấu chống
lại sự nói dối, tuyên truyền, ác ôn, côn đồ, gian manh và lừa đảo, đồng
thời cũng có nghĩa là chúng ta đấu tranh cho sự thật, cho điều thiện.
2) Đấu tranh cho cái đẹp
Bà
Dương thu Hương, người đã từng tự nguyện đi theo cộng sản, nay đã bỏ, là nhà
văn, khi được hỏi về giới lãnh đạo cộng sản, bà không ngần ngại nói :
«
Dân Việt Nam dầu có mù chữ chăng nữa cũng thấy mặt giới lãnh đạo cộng sản vừa tối
tăm, ngu dốt, vừa ác ôn, côn đồ và hèn hạ. »
Chúng
ta đấu tranh chống cộng sản có nghĩa là chúng ta đấu tranh chống lại sự tối
tăm, ngu dốt, hèn hạ, chính cũng là chúng ta đấu tranh cho cái gì sáng sửa,
trong sạch, đẹp đẽ, đấu tranh cho cái mỹ.
Cái
mỹ ở đây còn có nghĩa là cái gì lý tưởng, cao thượng như tình thương gia đình,
vợ chồng thương yêu lẫn nhau, con thương bố mẹ, bố mẹ thương con ; tình
thương trong tôn giáo, thương người như chính bản thân mình; tình yêu quốc gia,
dân tộc ; và cũng có nghĩa là chống lại cộng sản chủ trương vô gia đình,
vô tôn giáo, vô tổ quốc.
Cái
chân, thiện, mỹ ở đây còn có nghĩa là cái gì đi đúng với lương tâm, lương tri
của con người. Chúng ta chống cộng sản còn có nghĩa là chúng ta tranh đấu cho
lương tâm, lương tri. Chính ông Phạm quế Dương, cựu Đại tá, trí thức cộng sản,
cựu Tổng biên tập tờ báo Nghiên cứu Lịch sử Quân đội Nhân dân, đã nói :
« Cộng sản vừa bất tài, bất lực và bất lương. » Bất tài,
bất lực, thì ai cũng rõ. Bất lương đây chính là đi trái lại lương tâm, lương
tri sẵn có của con người.
Công
cuộc đấu tranh chống cộng sản của chúng ta ngày hôm nay quả thật là một cuộc
đấu tranh cho sự thật, cho điều thiện, cho cái đẹp, cho lương tâm và lương tri
của con người. Đó là cuộc đấu tranh đi hợp lòng người, hợp lòng dân, đi đúng
chiều hướng tiến bộ của văn minh nhân loại. Nói như thế không có nghĩa là chúng
ta khoanh tay ngồi chờ ; mà trái lại, phải đấu tranh mạnh mẽ hơn, để cho
sự thật, cái hay, cái đẹp, điều thiện, điều nhân từ, lòng từ bi, bác ái sớm
chiến thắng ở Việt Nam, dẹp bỏ những cái gì là gian manh, quỉ quyệt, ác ôn, côn
đồ của cộng sản. (1)
Paris
ngày 18/06/2009
Chu
chi Nam
PHẢI CHĂNG TRUNG CỘNG LÀ CHỖ DỰA
VỮNG CHẮC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Ngày hôm nay,
trước cảnh giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam và Trung cộng cụng ly, ăn mừng «
Tình hữu nghị Việt – Trung muôn đời thắm tươi « , » được ghi bằng
mười mấy chữ vàng » ; có người nghĩ rằng Trung cộng hiện nay là chỗ
dựa vững chắc cho cộng sản Việt Nam.
Có phải thế không ?
I ) Trung cộng là chỗ tựa vững chắc cho cộng sản Việt Nam, theo
kiểu « Môi hở răng lạnh «
Thật vậy, lịch sự cận đại đã chứng minh rõ rằng nếu không có Trung Cộng, thì
cộng sản Việt Nam không có quyền và giữ được chính quyền.
Chính Trung Cộng, qua tay của Chu Ân Lai, đã đưa Hồ chí Minh về Việt Nam để
cướp quyền trong đảng trước, rồi sau cướp chính quyền quốc gia sau.
Theo ông Hoàng minh Chính, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mác Lê, thì :
« Đảng cộng sản Việt Nam không biết học những cái hay đẹp của 2 đảng đàn
anh, mà chỉ biết học cái dở. »
Cái dở đó là độc đoán, độc tài và dâng đất nhượng biển để có quyền ; và
làm bất cứ cái gì để giữ quyền.
Thật vậy, Hồ chí Minh đã học được cái dở của Lénine, đó là làm bất cứ cái gì để
có quyền, ngay dù phải dâng đất, nhượng biển.
Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918) đại để gồm 2 phe : Phe Đức đứng đằng sau là
Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và Đế quốc Áo Hung ; Phe Pháp đứng đằng sau là Anh, Nga
và lúc gần kết thúc có thêm Hoa kỳ. Vào cuối cuộc chiến, bộ Tham mưu Đức thấy
không thể nào đương đầu một lúc với 2 mặt trận : Mặt trận phía đông bắc
với Nga, lúc đầu là Nga hoàng Nicolas I I, sau là chính quyền đảng Dân chủ Xã
hội Thợ thuyền Nga, cầm đầu bởi Kérenski. Biết đuợc ý này, Lénine lúc đó đang
sống ở Thụy sĩ, đã đưa ra khẩu hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào !
Chia đất cho dân và ngay cả nhượng đất để có quyền !« Chính vì thế mà Bộ Tham mưu Đức đã liên lạc với Lénine, đưa
Lénine về Nga trên một toa xe lửa bọc sắt, trong đó có Lénine, chân tay bộ hạ
và 4 người gián điệp Đức nói tiếng Nga rất giỏi ; rồi giúp tiến, phương
tiện để Lénine cướp chính quyền. Người làm cuộc đảo chánh thành công là
Trotski. Đây là một cuộc đảo chánh, chữ mà chính Trotski dùng lúc ban đầu, rồi
sau cộng sản đổi ra thành cách mạng, trước sự lãnh đạm của toàn dân, càng không
có sự tham gia của thợ thuyền, như tuyên truyền cộng sản sau này rêu rao.
Trotski viết trong Nhật ký của ông : « Sau một đêm ngủ, bừng mắt
dậy, dân Nga thấy bộ mặt nước Nga đã thay đổi. Cuộc đảo chính làm cho 7 người
chết và gần 50 người bị thương. «
Sau khi đảo chính cướp chính quyền thành công, Lénine đã tuyên bố ngừng chiến
với Đức, cử Trotski làm Trưởng phái đoàn thương thuyết với Bộ tham mưu Đức,
nhượng cho Đức 1/6 lãnh thổ gồm những vùng giáp giới với Đức, nếu nói là những
vùng kỹ nghệ thì 1/3 kỹ nghệ và 1/3 vùng sản xuất canh nông. Trong thời gian
họp, Lénine đã điện cho Trotski : « Nhượng bất cứ cái gì để giữ
quyền. »
Đây là điều mà Hồ chí Minh đã học thuộc lòng từ Lénine, thêm vào đó học cách
cướp chính quyền trong đảng của Chu ân Lai và Mao Trạch Đông.
Chúng ta nhớ rằng 2 Đảng cộng sản Tàu và Việt Nam lúc đầu thành lập là do Đệ
Tam Quốc tế Cộng sản, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Tàu từ Trần độc Tú,
Quí Bài ( Qu Qiubai), Văn Minh ( Wang Ming), cùng lãnh đạo cộng sản Việt Nam
với Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê hồng Phong, Nguyễn văn Cừ, tất cả đều là người
thân Liên Sô. Nhưng vì Đệ Tam Quốc Tế và giới lãnh đạo cộng sản Liên sô còn bị
ảnh hưởng quá nhiều bởi K. Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ có thể xảy ra ở
những nước kỹ nghệ, ở thành thị, chứ không phải ở nông thôn, như chiến lược «
Nông thôn bao vây thành thị « của Mao trạch Đông ; hơn thế nữa, Đệ
Tam còn cho rằng tư bản đang dãy chết, cấu xé lẫn nhau, như Đệ Nhất Thế Chiến
(1914-1918), Khủng hoảng Kinh tế (1929-1930), nên đã ra lệnh cho những đảng
cộng sản đàn em phải nổi dậy, chính vì vậy mà có sự nổi dậy của cộng sản Tàu
năm 1927, đi đến thất bại, cuộc nổi dậy của cộng sản Việt Nam năm 1930 ở Nghệ
An Hà Tĩnh, mặc dầu Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới thành lập, và cũng đi đến
thất bại.
Bởi lẽ đó, mà có một cuộc đảo chính trong Đảng Cộng sản Tàu, vào tháng
1/1935, đưa Mao trạch Đông lên làm Chủ tịch đảng với sự thông đồng của Chu ân
Lai.
Hồ chí Minh đã học được bài học này, và cũng với sự trợ giúp của Chu ân Lai,
sau vụ nổi lên của Cộng sản Việt nam ở Hóc môn – Bà Điểm thất bại vào năm 1939,
họ Hồ triệu tập Hội Nghị Trung Ương lần thứ 8, từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5/
1941 đưa phe thân Trung Cộng lên nắm quyền đảng với Trường Chinh, người tôn thờ
Mao trạch Đông, qua cuộc Vạn Lý Trường Chinh, nên lấy biệt hiệu này, lên làm
Tổng Bí Thư.
Đúng như lời ông Hoàng minh Chính : « Đảng cộng sản Việt Nam chỉ biết
học những cái xấu của 2 đảng đàn anh « , đó là sẵn sàng nhượng đất để có
quyền và giữ quyền. Hồ chí Minh đã nhượng đất cho Trung Cộng để có sự giúp đỡ
nhằm nắm quyền trong đảng, rồi cướp chính quyền vào ngày 19/8/1945. Sau khi họ
Hồ cướp được nửa nước qua Hiệp định Genève 1954, Trung Cộng đòi trả công :
ngày 4/9/1958, Chu ân Lai, Tổng Lý Vụ Viện Trung Cộng, tương đương với chức thủ
tướng, gửi thư cho Việt Nam, yêu sách về vấn đề hải lý ; thì chỉ có 10
ngày sau, Phạm văn Đồng, Thủ tướng cộng sản, theo lệnh của Hồ chí Minh và Bộ
Chính trị, vội vã trả lời, theo đó :
« Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ
chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12
hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa
trên mặt bể. «
Vì bức thư này mà Trung cộng có cớ làm khó dễ Việt Nam về mặt chủ quyền
trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường sa ; mặc dầu trên phương diện địa lý,
lịch sử và công pháp quốc tế, 2 quần đảo này không ai chối cãi được là thuộc
chủ quyền Việt Nam. Người ta còn nhớ vào năm 1951, tại Hội Nghị Francisco về
vấn đề biển Thái bình dương, thủ tướng nước Việt Nam đã tuyên bố 2 quyền đảo
này thuộc về Việt Nam, không có một quốc gia nào phản đối, trong đó có đại diện
của Tàu.
Trung cộng chỉ là chỗ dựa cho kẻ bán nước, không bao giớ là chỗ dựa cho nhân
dân Việt Nam.
Thực vậy, lịch sử Việt từ xưa tới nay đã chứng minh, những kẻ bán nước như Trần
ích Tắc, Mạc đăng Dung, Lê chiêu Thống, và ngày hôm nay, Hồ chí Minh, Lê khả
Phiêu và đồng bọn, dân Việt không bao giờ quên. Chính Lê khả Phiêu đã ký 2 Hiệp
ước với Trung cộng, hiệp ước 1999 dâng cả ngàn km2 biên giới trong đó có thác
Bản giốc và ải Nam quan, và hiệp ước 2 000 dâng cho Trung Cộng cả chục
ngàn cây số vuông vùng biển. Trong khi quân đội Trung Cộng giết ngư phủ Việt
Nam, cấm họ không được đánh cá, thì ở Hà Nội, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam
và Trung cộng cụng ly ăn mừng « Tình hữu nghị Việt Trung muôn đời thắm
tươi, được khắc bằng 16 chữ vàng . »
I I ) Chế độ độc tài cộng sản tại Tàu có thể bị sụp đổ, thay đổi trước
cộng sản Việt Nam. Vì vậy những người cộng sản Việt Nam nghĩ rằng Trung cộng là
chỗ dựa bền vững cho mình là sai lầm hoàn toàn
Không ai chối cãi rằng từ ngày đổi mới vào năm 1978 tới nay, Trung cộng đã có
nhiều thay đổi trên phương diện kinh tế.
Sản lượng tính theo đầu người hàng năm của Trung cộng là 3 600$, gần gấp 3
lần Việt Nam, với 1080$. Tổng sản lượng của Trung cộng là 4 818 tỷ $, chỉ
đứng sau Hoa kỳ với 14 839 tỷ $, và Nhật với 5 388 tỷ $, đã vượt qua
Đức với tổng sản lượng là 3450 tỷ $. Tuy nhiên, theo sản lương tính theo đầu
người hàng năm thì Trung cộng còn thua xa rất nhiều nước, của Hoa kỳ là
48 800$ ; Đức là 41 550$ ; Pháp là 43 910$ ; Anh
là 39 470$ ; Ý là 40 150$. Đấy là chưa nói đến những nước nhỏ
bắc Âu, sản lượng tính theo đầu người hàng năm của họ rất cao, như Đan mạch là
59 850 $ ; Phần lan, 50 540 $ ; Suède, 51 390$ ( Theo
Le Monde en 2 009 – Courrier international).
Trung cộng vì
dân đông, 1, 336 tỷ người, nên tổng sản lượng lớn. Tuy nhiên, nói như Chu dung
Cơ, cựu Thủ tướng Trung Cộng : « Trung cộng là một anh khổng lồ ;
nhưng chân bằng đất xét. «
Chân bằng đất xét ở chỗ nào ? Ở chỗ :
Xã hội Trung
cộng là một xã hội vô cùng bất công, sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, chênh
lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa những tỉnh ven biển và những tỉnh trong
lục địa. Người công nhân và nông dân Trung cộng, mặc dầu đảng cộng sản Trung
cộng nói là đảng của giai cấp công nông, nhưng trên thực tế họ là những người
bị đảng và nhà nước bóc lột nhiều nhất. Họ không những là nạn nhân bị bóc lột
bởi tư bản đỏ bản xứ, mà còn bị bởi tư bản trắng, tư bản xanh từ nước ngoài.
Hàng năm số tai nạn lao động, xập hầm, xập mỏ, của Trung cộng là một trong
những nước cao nhất trên thế giới.
Nông dân thì bị cướp đất đuổi nhà, không còn đất để trồng trọt ; nếu còn,
thì đất trở nên khô cằn vì chính sách kỹ nghệ hóa rừng rú, không tôn trọng môi
sinh, môi trường. Một thí dụ điển hình là tại Trung Cộng và Việt Nam 80% sông
ngòi bị ô nhiễm. Vì vậy có cả trăm triệu nông dân đi lên thành thị, trở thành
những công nhân, bị bóc lột tới xương tủy, sống cuộc đời cơ cực ở thành thị.
Người dân bất mãn nổi lên rất nhiều. Trung bình trong những năm gần đây, mỗi
năm có vào khoảng 90 000 vụ nổi dậy, có những vụ xô xát lớn với công an
cảnh sát đã đưa tới cả trăm người chết, cả ngàn người bị thương.
Không những đó là một xã hội bất công giữa dân với nhau, kẻ giàu thì tiêu tiền
vứt qua cửa sổ, kẻ nghèo thì khi bệnh không dám đi bác sĩ, không có tiền mua
thuốc, nhất là đi nhà thương, như ở Việt Nam, hệ thống y tế của Trung Cộng hiện
giờ còn tồi tệ hơn cả thời Mao ; mà còn là một xã hội bất công giữa những
chủng tộc với nhau. Vụ dân Hồi Giáo Di Ngô Nhĩ ( Urumqi ) , ở vùng Tân Cương vừa mới nổi dậy hôm qua đưa
đến 150 người chết, hơn 800 người bị thương, làm cho Hồ cẩm Đào phải rời gấp
rút Hội Nghị Thượng đỉnh G8 ở Ý, để trở về Bắc kinh, cho ta thấy sự
nghiêm trọng của vấn đề.
Trung cộng là anh khổng lồ chân bằng đất xét ở chỗ chất xám và tiền bạc chuyển
ra nước ngoài.
Thật vậy, 1/3 tổng sản lượng kinh tế của Trung cộng là nhờ vào ngoại thương,
trong đó 1/3 là buôn bán với Hoa kỳ, và chỉ có ngoại thương với Hoa Kỳ là có
thặng dư. Nhưng tiền thặng dư này lại không chuyển về nước, mà để ở Hoa Kỳ
Theo ông Jean Luc Domenach, một chuyên viên về Tàu, hiện là giáo sư hợp tác của
Trường Huấn luyện cán bộ cao cấp của Trung ương đảng Trung cộng, thì cán bộ, ai
cũng vậy, hễ có dịp chuyển tiền ra nước ngoài là họ làm. Trong lớp học năm cuối
của ông tương đương vào mức độ cao học, gồm có 30 sinh viện, thì khi ra trường,
15 sinh viên đầu tìm đủ mọi cách, nào là học bổng, tu nghiệp, để
qua
Hoa Kỳ và ở lại đó ; 10 người còn lại, tìm cách qua Úc, Nhật Bản hay Âu
châu. Chỉ có 5 người cuối lớp mới ở lại Trung Cộng. ( Theo Le Point, số đặc
biệt về Trung Cộng, số 1840-1841).
Không cần lý luận dài dòng, chúng ta chỉ cần lấy hình ảnh một cái cây, những
người đứng dưới gốc cây, được hưởng bóng mát ; nhưng thay vì mang đất bón
vào gốc cây, nay lại đào đất từ gốc cây bỏ ra ngoài, gửi tiền và gửi chất xám
ra ngoại quốc, thì cái cây sớm muộn gì cũng trốc gốc, bổ nhào.
Quả thật Trung cộng có phát triển kinh tế ; nhưng là một sự phát triển mất
công bằng và lệch thọt : người thì quá giàu, nhất là con ông cháu cha, kẻ
thì quá nghèo ; vùng thì quá phát triển, vùng thì không phát triển một tý
gì.
Ngay từ khi đưa ra chính sách 4 hiện đại hóa : hiện đại hóa kinh tế, hiện
đại hóa canh nông, hiện đại hóa giáo dục, khoa học và kỹ thuật, và hiện đại hóa
quân đội, thì đã có người phê bình, đó chính là ông Ngụy kinh Sinh, cho rằng
thiếu hiện đại hóa thứ 5, hiện đại hóa chính trị, để đưa đến một xã hội dân
chủ, công bằng và hài hòa. Những người này cho rằng chỉ hiện đại hóa kinh tế mà
không hiện đại hóa chính trị, thì chẳng khác nào như người đi khập khiểng một
chân, có ngày sẽ té ngã. (1)
Nếu không
hiện đại hóa chính trị, thì ngày té ngã của Trung cộng chắc chắn sẽ tới, không
còn là chỗ dựa cho ngay chính phe bảo thủ ở Trung Cộng, mà còn cho phe bảo thủ
của những nước độc tài theo Trung Cộng như Miến Điện và Việt Nam.
Paris ngày 09/07/2009
Chu chi Nam
CHỦ THUYẾT MÁC-LÊ CÒN CÓ GIÁ TRỊ
HIỆN ĐẠI HAY KHÔNG
Sau
khi áp dụng hoàn toàn thất bại trong gần 2/3 thế kỷ, tại những nước được coi là
cái nôi của nó như Đông Đức, quê của K. Marx, như ở Nga Sô, quê của Lénine, chủ
thuyết Mác Lê theo nguyên tắc là không còn giá trị gì nữa. Tuy nhiên vẫn còn có
những người mù quáng bám vào chủ thuyết này, cho rằng nó vẫn còn có giá trị
hiện đại, chúng ta cũng cần phải kiên nhẫn cắt nghĩa rõ hơn rằng lý
thuyết của Marx đã bị các nước Tây Âu chối bỏ từ đầu, lý thuyết của Lénine chủ
trương độc tài, độc đảng đã bị ngay những người bạn của mình chỉ trích khi
Lénine lập lên nhà nước cộng sản đầu tiên, để cho những người còn mù quáng trên
từ từ mở mắt ra.
Lý
thuyết của Marx bị giai tầng sĩ phu, trí thức Tây Âu chối bỏ, tiêu biểu là quê
hương của Marx, vùng Trèves, bị bạn của Marx chỉ trích, tiêu biểu là ông J.
Pierre Joseph Proudhon
Chủ
thuyết hay chủ nghĩa là những tư tưởng về xã hội, lịch sử, chính trị, tôn giáo,
dựa trên một nền tảng lý thuyết có tính cách hợp lý, nhưng không nhất thiết là
đúng.
Chữ
Pháp chủ nghĩa có nghĩa là « doctrine « , là toàn thể những ý niệm,
ý tưởng, tư tưởng, mà người ta cho rằng, giả thuyết rằng là đúng, nhưng đối với
người khác chưa chắc đã đúng, để hướng dẫn hành động và cắt nghĩa những sự kiện
lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, triết học.
Định
nghĩa như vậy, thì lý thuyết Mác Lê được coi như một chủ thuyết, một chủ nghĩa.
Tuy nhiên nó không nhất thiết là đúng ; vì lý thuyết của Marx đã bị những
người cùng thời chỉ trích nặng nề, chẳng hạn như Proudhon, Lassalle, Bernstein
và ngay cả những người cùng quê quán của ông chối bỏ.
Thật
vậy, Marx sinh trưởng trong một gia đình trí thức Do Thái, ở vùng Trèves, Đức,
gần biên giới với Pháp. Ông cố, ông kỉnh của Marx đã bao đời làm mục sư Do Thái
giáo. Ngay ở vùng này, người ta thấy có tượng của Marx, với hàng chữ ở dưới :
« Marx sinh trưởng ở đây, nhưng ở đây không chấp nhận tư tưởng của Marx « .
Thật vậy dân Đức nói chung không tôn thờ Marx, như những nước Nga Sô, trước đây
và Trung Cộng, Việt Nam hiện nay, mà họ tôn thờ những người như Kant, Goethe.
Chúng ta thấy ở Đức có 13 và khắp nơi trên thế giới có gần 100 trường dạy sinh
ngữ đức mang tên cuả Goethe ( Goethe Institut ) , Viện Goeth, chứ không
có Viện Marx.
Pierre
Joseph Proudhon ( 1809-1865), nhà xã hội Pháp, có thể nói là cùng
thời với Karl Marx ( 1818-1883), đã được Marx khen là người có những chỉ trích
về kinh tế và chủ nghĩa tư bản rất là sắc bén, đã cùng bút chiến với Marx, khi ông
viết quyển La Philosophie de la Misère ou Système des Contradictions
économiques ( Triết lý về sự Nghèo khổ hay Hệ thống của sự Mâu thuẫn kinh tế),
xuất bản năm 1846 ; và Marx đã trả lời thẳng lại bằng cách viết bằng tiếng
Pháp quyển Misère de la Philosophie ( Sự Nghèo nàn của Triết học ). Điều này
chứng tỏ hai người rất hiểu tư tưởng của nhau. Nhưng sau đó cuối đời Proudhon
có nói về lý thuyết của Marx : « Nếu lý thuyết này được thực hiện,
thì nó sẽ trở thành con sán lãi ( le ténia) của xã hộỉ « . Ai cũng biết
bệnh sán lãi là bệnh có những con giun ở trong bao tử và ruột, chúng hút hết
chất bổ của người bị bệnh, làm cho bệnh nhân to bụng, da vàng, không tăng
trưởng được. Không cần đi vào sâu xa, chi tiết, người ta chỉ cần quan sát ở
những nước cộng sản, áp dụng lý thuyết của Marx và Lénine, chúng ta thấy có 2
chính quyền ăn lương, từ thuế của dân, một chính thức, một là đảng cộng sản.
Điều này chứng tỏ lời tiên đoán của Proudhon là đúng.
Không
nói đâu xa, ngay chính một người con gái của Marx, ngày xưa đi theo tư tưởng
của cha, nhưng sau thấy không tưởng, sai lầm, nên đã bỏ và trở về đạo Do Thái
giáo, đạo gốc của gia đình.
Paul
Lafargue, con rể của Marx, người đã giúp ông rất nhiều trong việc quảng bá tư
tưởng của ông tại Pháp, sau đó cũng bỏ đi theo chủ nghĩa vô trị (
l’anarchisme), làm cho Marx phải than : « Tôi hy vọng rằng Lafargue
là người cuối cùng trên thế giới này đi theo chủ nghĩa vô trị « . Đây cũng
là lý do làm cho Marx chuyển trụ sở của của Đệ Nhất Quốc Tế Cộng sản, lúc đầu ở
Luân Đôn, về Thụy Sĩ, sau đó chuyển sang Hoa kỳ, rồi bị giải tán, vì tổ chức
này bị ảnh hưởng mạnh bởi những người theo chủ nghĩa Vô trị của Proudhon, Pháp,
và của Bakounine ( 1814-1876), Nga.
Ngay
cả đồ đệ của Marx, và chính Engels (1820-1895), « vào cuối
đời, năm 1895, nhận thấy tình trạng trưởng thành của những phong trào thợ
thuyền và xã hội, đã đưa ra giả thuyết, theo đó một chế độ cộng hòa và một cuộc
bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự tự do, chính là con đường tốt nhất để giúp
những người lao động, trong công cuộc đấu tranh của mình đi đến chỗ thoát khỏi
sự áp bức của tư bản. « ( Manifeste du Parti Communiste - dẫn nhập bởi
Lire le Manifeste của Claude Mazairic – trang 9 – nhà xuất bảnwww.Librio.net ).
Tuy
nhiên lý thuyết không tưởng, thiếu thực tế này, 34 năm sau khi Marx chết và chỉ
có 22 năm sau khi Engels chết, lại được Lénine lượm về, dùng quyền lực chính
trị áp dụng, cộng thêm tư tưởng độc đảng, độc tài của Lénine.
Quan
niệm độc đảng, độc tài của Lénine bị bạn của mình là bà Rosa Luxembourg và
những người như Kautski, Bernstein chỉ trích
Khi
Lénine được Bộ Tham Mưu Đức đưa từ Thụy Sĩ về Nga, giúp đỡ, cướp chính quyền,
thì những người trong Đệ Nhị Quốc Tế Cộng sản như Bernstein,
Kautski, bạn của Lénine, đã cho rằng cuộc cách mạng do Lénine làm là cuộc «
Cách mạng đẻ non, sớm muộn sẽ hoài thai « , vì nước Nga chưa đủ điều kiện
để làm cách mạng cộng sản.
Bà
Rosa Luxemboug, cũng là bạn của Lénine, mặc dầu ngồi trong tù, nhưng theo dõi
rất kỹ những hành động bên ngoài, trước khi chết, có viết thư cho Lénine trong
nhật ký của bà :
«
Cái đảng và nhà nước độc tài mà anh xây dựng lên, anh bảo là nó phục vụ cho thợ
thuyền và nhân dân. Nhưng trên thực tế nó chẳng phục vị một ai cả, vì nó đã đi
ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội đó là tôn trọng tự do
và dân chủ. »
Hậu
quả của 2/3 thế kỷ áp dụng chủ thuyết Mác-Lê : hơn 100 triệu người chết,
tất cả những nước cộng sản đều tụt hậu về đủ mọi mặt, là những nước vô cùng bất
công, hoàn toàn đi ngược lại chủ đích ban đầu. Bởi lẽ đó chủ thuyết Mác-Lê
không còn một chút gì là giá trị hiện tại.
Lý
thuyết Mác Lê ngày hôm nay không có một tý gì là giá trị thực tiễn, thời đại.
Ngay cả những đảng cộng sản ở những nước tân tiến như Ý, Pháp, Nhật cũng đã bỏ
ba nguyên tắc chính của lý thuyết này là bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp
và độc tài vô sản. Đảng cộng sản Nhật vừa mới họp Đại hội vừa qua đi đến chỗ
chấp nhận cả Nhật hoàng.
Tội
nghiệp cho đất nước và dân tộc Việt Nam đã từ lâu có một giai tầng lãnh đạo và
sĩ phu quá ngu dốt, bảo thủ và ích kỷ. Thời xưa cuối thời quân chủ triều
Nguyễn, vua quan và sĩ phu thay vì nghe lời những người như Nguyễn trường Tộ,
bắt chước Nhật canh tân xứ sở, thì nước Việt Nam chúng ta đâu đến nỗi tụt hậu.
Giới lãnh đạo và sĩ phu cộng sản ngày hôm nay, trong khi cả thế giới đã nhìn
thấy chủ thuyết Mác Lê không còn một tí gì là giá trị hiện đại, họ đã chối bỏ
từ lâu, từ 20 năm nay, ít nhất là từ ngày bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ, thế
mà hiến pháp hiện hành Việt Nam vẫn ghi : « Lý thuyết Mác Lê là ánh
sáng soi đường cho chế độ « ; Giới lãnh đạo và giới sĩ phu cộng sản vẫn
không ngừng tung hô vạn tuế Mác Lê, vẫn tiếp tục một chủ thuyết đã lỗi thời,
tiếp tục đàn áp dân. Hiện tượng này xảy ra vì một trong 2 trường hợp sau :
1) Vì giới lãnh đạo và sĩ phu cộng sản có nhìn ra bên ngoài, có biết
sự thật, chiề hướng tiến bộ của thế giới, nhưng vì chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng
tư của chính mình, của bè phái, đảng đoàn, bất chấp quyền lợi chung của quốc
gia dân tộc, nên vẫn bám vào lý thuyết lỗi thời Mác Lê ?
2) Hay vì quá ngu dốt, mù quáng, không thấy gì bên ngoài, không biết
gì đến đà tiến bộ vủa nhân loại là đi đến một mô hình tổ chức nhân xã dân chủ,
tự do và tôn trọng nhân quyền, và cho rằng những ai tranh đấu cho tự do dân chủ
là « Tìm cách lật đổ nhà nước, là phản quốc « bắt họ vào tù.
Ngày
nào mà còn giới lãnh đạo và sĩ phu cộng sản ngu muội, ích kỉ như vậy, thì ngày
đó nước Việt còn thua xa những nước chung quanh về mọi vấn đề.(1)
Paris
ngày 11/09/2009
Chu
chi Nam
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment