Không ai ưa lưu manh.
Trung Quốc 'khôn nhưng chưa ngoan'
Cập nhật: 12:40
GMT - thứ năm, 21 tháng 3, 2013
Trung
Quốc đổ hàng tỷ đô la mỗi năm vào các chiến dịch tuyên truyền quốc tế,
nhưng vẫn nhiều tai tiếng trên toàn cầu. BBC tiếng Việt xin được giới thiệu
bài phân tích về hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới của tác giả David
Shambaugh đăng trên New York Times.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Vào
lúc Trung Quốc trở thành cường quốc mới của thế giới, quốc gia này bắt đầu
nhận ra tầm quan trọng của hình ảnh của mình trên toàn cầu, và thấy mình
cần tăng cường “sức mạnh mềm”.
Trung
Quốc tìm hiểu dư luận trên khắp thế giới về mình và đầu tư lớn vào mở rộng
dấu ấn văn hóa, “củng cố tuyên truyền ra bên ngoài” và ngoại giao với
công chúng. Thật không may, như thế vẫn không đủ.
Trong
khi trên thế giới này chỉ có một nhúm người nhìn Trung Quốc một cách lạc
quan, thăm dò ý kiến từ Dự án Thái độ toàn cầu của Trung Tâm Nghiên cứu
Pew và BBC cho thấy, hình ảnh của Trung Quốc được liệt vào dạng nghèo nàn
và có điểm hay điểm dở.
Và
cách nhìn tiêu cực ngày càng rộng hơn: trong suốt gần một thập niên, thái
độ người dân châu Âu đối với Trung Quốc vẫn là tiêu cực nhất trên thế giới,
nhưng giờ đây cả châu Mỹ và châu Á cũng vậy.
Một số
dấu hiệu đang tăng dần ở Nga cho thấy: trên bề mặt, có mối quan tâm đáng
kể và khá tích cực đối với Trung Quốc, nhưng bên dưới đó vẫn có những
nghi ngờ do lịch sử, các mối va chạm trong thương mại, vấn đề trong buôn
bán vũ khí từ Nga sang Trung Quốc, rồi tranh cãi về nhập cư và ganh đua mới
nổi lên với vùng Trung Á.
"Kết quả của việc Trung Quốc dần
trở nên xấu xí là chủ tịch mới Tập Cận Bình và nhóm làm chính sách ngoại
giao mới của ông phải đối mặt với ngày càng nhiều thách thức và khó khăn
về chính sách ngoại giao, cả trên diện nhận thức và chính sách lâu dài."
Danh
tiếng của Trung Quốc cũng bị hoen ố dần ở Trung Đông trong khối Ả Rập, do
ủng hộ chế độ Syria và Iran và các hành động ngược đãi người thiểu số
theo Hồi giáo ở vùng viễn Tây Trung Quốc, chính sách này cũng khiến hình ảnh
của Trung Quốc bị hạ thấp ở Trung Á.
Thậm
chí ở châu Phi – nơi mối quan hệ nhìn chung vẫn tích cực – hình ảnh của
Trung Quốc bị xấu đi trong vòng ba năm qua, do sự đổ bộ ồ ạt của các
doanh nhân Trung Quốc, lòng tham khai thác dầu khí và tài nguyên tự nhiên
khác, cùng với những dự án cứu trợ mà có vẻ làm lợi cho các công ty xây dựng
Trung Quốc cũng như chính phủ các nước được nhận trợ giúp, và việc Trung
Quốc ủng hộ một số chính phủ không lấy gì làm tốt đẹp lắm. Với trường hợp
của châu Mỹ Latinh cũng tương tự.
Và cuối
cùng, mối quan hệ quan trọng nhất của Trung Quốc – với Hoa Kỳ - cũng khá
rắc rối. Nó kết hợp giữa sự phụ thuộc lẫn nhau, đôi khi có hợp tác, và
ganh đua tăng trưởng và mối quan hệ có nhiều nghi kỵ.
Với cả
hai bên, vấn đề cốt lõi là làm sao để quản lý một mối quan hệ thiếu tin
tưởng và cạnh tranh nhau cao độ, mà không để nói trở thành mối quan hệ
thù địch toàn diện.
Cả hai
bên đều chưa có kinh nghiệm xử lý cuộc cạnh tranh chiến lược nào mà phụ thuộc
lẫn nhau tới mức này, mặc dù chúng ta có thể hy vọng rằng thực trạng phụ
thuộc lẫn nhau sẽ làm giảm nhẹ việc cạnh tranh.
Vì sao Trung Quốc xấu đi
Trong
khi hình ảnh của Trung Quốc ngày càng sút giảm trên toàn cầu, lý do lại
khác nhau ở mỗi vùng.
"Việc Trung Quốc hiện đại hóa
quân đội và các động thái lên gân ở châu Á làm hoen ố tiếng tăm của họ với
láng giềng."
Thặng
dư mậu dịch khổng lồ của Trung Quốc đóng góp một cách trực tiếp và gián
tiếp vào tình trạng mất việc làm trên khắp thế giới, nhưng ảnh hưởng tới
hình ảnh của quốc gia này nổi trội nhất ở châu Âu, châu Mỹ Latinh và Hoa
Kỳ, nơi Trung Quốc nổi lên như là mối đe dọa về kinh tế.
Trong
khi đó, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và các động thái lên gân ở
châu Á làm hoen ố uy tín của Bắc Kinh với các nước láng giềng.
Các vụ
tấn công tin tặc chưa có tiền lệ đã được đưa vào nghị trình hội đàm
Trung-Mỹ trong những tuần gần đây, còn tình hình nhân quyền nội bộ từ lâu
vẫn là mối quan ngại của phương Tây.
Nổi bật
nhất trong những phàn nàn về Trung Quốc là việc người ta nói tới hệ thống
chính trị toàn trị và cách làm ăn kinh doanh của nước này, thể hiện ở thực
trạng mù mờ và tham nhũng hoành hành mọi nơi.
Trong khi
nỗ lực mở rộng kinh doanh, các công ty đa quốc gia của Trung Quốc thường
gặp phải những khó khăn cơ bản như thiết lập vị trí của mình ở nước ngoài
và chiếm thị phần.
Trung
Quốc không có bất kỳ tập đoàn nào có trong danh sách 100 tập đoàn nổi bật
nhất hàng năm của Businessweek/Interbrandglobal rankings.
Theo
như tốc độ tăng trưởng như của Trung Quốc hiện nay, thì hình ảnh không phải
là vấn đề quá lớn. Nhưng thực chất nó rất quan trọng.
Kết quả
của việc Trung Quốc dần trở nên xấu xí là việc tân chủ tịch Tập Cận Bình
và nhóm làm chính sách ngoại giao mới của ông, đang phải đối mặt với ngày
càng nhiều thách thức và khó khăn về chính sách ngoại giao, cả trên
phương diện nhận thức và chính sách lâu dài.
Giải pháp
"Về chính sách ngoại giao,
Trung Quốc nên đưa mình vào cuộc thương lượng đa quốc gia về Công ước Luật
Biển để giải quyết tranh chấp trên biển Đông, thương lượng với Nhật Bản về
vùng đảo tranh chấp."
Tạo ra
nghi ngại và gia tăng va chạm là cái giá trong gói sức mạnh mới nổi toàn
cầu. Nhưng Trung Quốc nên tìm cách đối thoại triệt để với các chỉ trích từ
nước ngoài thay vì lờ đi hoặc đối đáp bằng các chiến dịch quan hệ công
chúng thiếu thuyết phục.
Có rất
nhều cách mà Trung Quốc có thể thực hiện ngay lập tức. Họ phải nỗ lực ngừng
các vụ tấn công tin tặc.
Trung
Quốc nên mở rộng thị trường rộng và giảm mức thặng dư mậu dịch, trong khi
hạn chế trợ giá cho đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất khẩu.
Họ nên
bảo vệ quyền tác giả bằng cách thông qua và gắn với Công ước của Liên Hợp
Quốc về Quyền Con người và Quyền Chính trị, công ước bảo vệ tự do cá
nhân.
Về
chính sách ngoại giao, Trung Quốc nên đưa mình vào cuộc thương lượng đa
quốc gia về Công ước Luật Biển để giải quyết tranh chấp trên Biển Nam
Trung Hoa (Biển Đông), thương thuyết với Nhật Bản về vùng đảo có tranh chấp;
gây sức ép lên Bắc Hàn và Iran để ngưng chương trình hạt nhân.
Trung
Quốc nên cố gắng chứng tỏ sự minh bạch của mình trong các chương trình viện
trợ nước ngoài và ngân sách quân sự, và cũng nên tôn trọng hơn các nước
đang phát triển mà Trung Quốc đang khai thác tài nguyên ở đó.
Thực
hiện các bước này sẽ khiến hình ảnh Trung Quốc trên thế giới được cải thiện
rất nhiều, hơn là bơm hàng tỷ đô la vào các chiến dịch tuyên truyền thiếu
thuyết phục ở nước ngoài như hiện nay.
Tác
giả David Shambaugh hiện giảng dạy môn khoa học chính trị và ngoại giao
quốc tế ở trường Đại học George Washington, đồng thời đang làm nghiên cứu
tại viện Brookings. Ông cũng là tác giả cuốn sách “China Goes Global: The
Partial Power.”
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment