Friday, February 20, 2015

Chế độ Xã hội chủ nghĩa


VRNs (20.02.2015) – Baotoquoc – Chế độ Xã hội chủ nghĩa

Năm 1976, Tổng bí thư Lê Duẩn quyết định đổi tên nước là Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên đảng Lao động Việt Nam thành đảng Cộng sản Việt Nam. Tuyên bố tiếp tục áp dụng chế độ Cộng sản theo như Hiến pháp của CSVN năm 1959. Hiến pháp này rập khuôn hiến pháp của Stalin và hiến pháp của Mao Trạch Đông.

Thực ra Chế độ Xã hội chủ nghĩa là một tên gọi khác của Chế độ Cộng sản. Thoạt ban đầu chữ “Cộng sản” là tên gọi của một chế độ tưởng tượng do 3 triết gia Saint Simon, Fourier và Robert Owen nghĩ ra vào đầu thế kỷ 19. Theo đó thì mọi của cải trong xã hội đều là của chung ( Cộng sản ), mọi người cùng làm và cùng hưởng.

Tuy nhiên sau đó Robert Owen dùng tài sản của gia đình mình phân phát cho nông dân nghèo cùng nhau tự quản lý, nhưng kết quả thất bại vì “cha chung không ai khóc”. Vì vậy người ta đặt cho chế độ Cộng sản của 3 triết gia là “Chế độ Cộng sản không tưởng”.

Đến giữa thế kỷ 19 triết gia Karl Marx sửa đổi Chế độ Cộng sản không tưởng thành “chế độ Cộng sản hiện thực”. Theo chế độ này thì xã hội được quản trị bởi một chính quyền. Đặc biệt chính quyền này toàn là do những người lao động nghèo điều hành. Những người lao động nghèo được gọi là giai cấp vô sản. Và giai cấp vô sản nằm trong một tổ chức chặt chẻ gọi là Đảng Cộng sản. Tổ chức này coi những người có học, những người giàu, những người có đất đai nhiều, có thế lực mạnh… là kẻ thù ( Trí, Phú, Địa Hào ).

Cuối thế kỷ 19, một triết gia Cộng sản khác là Friedrich Engels nghĩ ra một chế độ chuyển tiếp trước khi đi đến chế độ Cộng sản, ông ta đặt tên cho chế độ đó là “Chế độ Xã hội chủ nghĩa khoa học”.

Như vậy, khi CSVN áp dụng “Chủ nghĩa xã hội khoa học” vào năm 1959 thì Miền Bắc Việt Nam được lãnh đạo bởi ĐCSVN ( Điều 4 hiến pháp ). Đảng này sẽ làm chủ đất nước, còn người dân là lực lượng lao động làm ra của cải cho đất nước; nghĩa là người dân cũng giống như trâu cày ngựa kéo ( nô lệ ) của ông chủ CSVN.
Số của cải có sẵn trong nước và số của cải do lực lượng lao động ( người và thú vật ) làm ra sẽ được quản lý bởi các cán bộ của ĐCSVN. Những cán bộ này nằm trong một cơ chế quản lý gọi là “nhà nước”.

Như vậy theo như hiến pháp 1959 của nước CSVN thì mọi đất đai tài sản có trong nước là do Đảng làm chủ và Đảng quản lý. Đảng muốn sử dụng đất đai tài sản trong nước ra sao là tùy Đảng. Thường thì Đảng giao đất cho người dân sử dụng để sinh sống, phát cho người dân một tờ giấy gọi là “quyền sử dụng đất” ( sổ đỏ ); khi nào Đảng muốn lấy lại đất để làm việc khác, thí dụ như để giao cho một công ty ngoại quốc, thì gởi cho người dân đó một tờ giấy “thu hồi quyền sử dụng đất” hay nói gọn là “thu hồi đất”.

Cái lối quản lý tài sản như vậy cuối cùng đưa tới sụp đổ “chế độ Xã hội chủ nghĩa” vì hai nguyên lý cơ bản :
 (1). Bất công : Của cải chung của toàn xã hội rơi vào tay một nhóm người và những người này phân phối quyền hưởng thụ tài sản cho cá nhân mình hay gia đình mình mà không có ai được quyền xoi mói hay can thiệp.

 (2). Cha chung không ai khóc: tài sản chung giống như một cái kho chung do một nhóm người quản lý. Nhưng những người này chuyên môn đục khoét cái kho để tuồn của cải về cho gia đình mình. Hoặc là thay vì đem của cải cất vào kho thì đem thẳng về nhà mình. Rốt cuộc kho chung như cái thùng lủng đáy.

Hai nguyện lý cơ bản trên đây trái ngược với chế độ Tư sản ( Tư bản). Trong chế độ Tư sản thì của cải trong nước là của cải riêng của từng người dân. Mỗi người dân tự quản lý lấy tài sản của mình. Cho nên không có bất công và không hề thất thoát. Hễ dân giàu thì nước mạnh.
 15022000
Chế độ “Xã hội chủ nghĩa, định hướng cơ chế thị trường”

Năm 1976 Mao Trạch Đông chết, năm 1978 Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền. Đến 1983 Đặng Tiểu Bình cho áp dụng chế độ Cộng sản cải cách, gọi là “Chế độ Xã hội chủ nghĩa, định hướng cơ chế kinh tế thị trường”.

Tại Việt Nam năm 1986 Lê Duẩn chết, Nguyễn Văn Linh lên nắm quyền. Mặc dầu không chuyển đổi chế độ như Đặng Tiểu Bình nhưng Nguyễn Văn Linh cũng cho dẹp bỏ một số quy định phi lý của cơ chế kinh tế Cộng sản và tuyên bố sẽ “đổi mới” chế độ.

Từ năm 1987 người Phó thủ tướng kinh tế của CSVN là Võ Văn Kiệt bắt đầu tìm cách tiếp xúc với thế giới tư bản. Ông nhờ người cố vấn kinh tế của ông là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh liên lạc với cựu Phó thủ tướng VNCH là Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo để vận động hành lang nối lại liên hệ Việt- Mỹ.

Đầu tháng 9 năm 1987 Tổng thống Mỹ Ronald Reagan cử người đại diện của ông là Tướng John Vessy đến Hà Nội. Sau 1 tuần làm việc, ngày 14-9-1987 Vessy ký với Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan một Hiệp ước giải quyết những gì còn tồn đọng sau chiến tranh Việt Mỹ.

Chủ yếu của Hiệp ước là Mỹ nới bỏ một phần lệnh cấm vận cho CSVN, bắt đầu cung cấp viện trợ nhân đạo cho CSVN nhưng không phải là viện trợ “Bồi thường chiến tranh” như đã ghi trong “Mật ước Nixon-Phạm Văn Đồng ký ngày 1-2-1973”. Ngoài ra còn có tìm kiếm người Mỹ mất tích, và đưa đi định cư tại Mỹ những nhân viên của VNCH đã từng bị giam trong tù cải tạo. ( Sưu tập báo chí của Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuyến, Lịch Sử Việt Nam 1975-2000, trang 83,84 ).

Sang năm 1988 ông Võ Văn Kiệt nối được đầu cầu giao lưu kinh tế với thế giới tư bản qua ông Võ Tá Hân, một thương gia tại Singapore ( Huy Đức, Bên Thắng Cuộc ). Trước đó ông Hân đang phụ trách quản trị trung tâm băng nhạc Asia thì nhận được lệnh đến Singapore với danh nghĩa “Chủ tịch hiệp hội thương mại Canada”.

Đến cuối năm 1989 chủ nghĩa Cộng sản đang trên đà sụp đổ. Tại Đông Đức, Tổng bí thư CSVN Nguyễn Văn Linh xin tiếp kiến Tổng bí thư Liên Xô Gorbachev nhưng ông này đối xử lạnh nhạt. Nguyễn Văn Linh trở về dẫn Đổ Mười và Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc để gặp Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân. Cuộc gặp này được gọi là Hội nghị Thành Đô.
Sau hội nghị Thành Đô, CSVN học theo Đặng Tiểu Bình sửa lại hiến pháp, tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng thể chế “Xã hội chủ nghĩa, định hướng cơ chế kinh tế thị trường”.

Thực ra đây chỉ là một cách chơi chữ của Đặng Tiểu Bình : “xã hội chủ nghĩa” có nghĩa là độc tài độc đảng (chuyên chính vô sản). Và “định hướng cơ chế kinh tế thị trường” có nghĩa là kinh tế tư bản. Vì vậy chế độ XHCNĐHCCTT tức là chế độ “Cộng sản” về cai trị nhưng “Tư bản” về kinh tế. Hoặc nói một cách bình dân là chế độ “Cộng sản lai tư bản”.

Chế độ Cộng sản lai tư bản vẫn giữ nguyên chuyên chính vô sản, nghĩa là ĐCS vẫn là chủ nhân ông của đất nước; quân đội và công an vẫn là công cụ bảo vệ chế độ, tức là được dùng để trấn áp dân chúng. Khi nào có đánh nhau với nước ngoài thì quân đội với nhân dân cùng nhau chống giặc, nhưng trong thời bình thì quân đội được dùng để chống lại sự nổi dậy của nhân dân.( Quân đội trung với Đảng chứ không phải trung với dân ).

Còn về kinh tế thì có sự đổi khác rõ rệt giữa “kinh tế Xã hội chủ nghĩa” và “kinh tế thị trường” : Kinh tế XHCN có 2 thành phần sở hữu là sở hữu nhà nước (quốc doanh) và sở hữu hợp tác xã, còn kinh tế thị trường có 5 thành phần sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân. Nghĩa là nhà nước làm chủ đất đai và tài sản lớn (công cộng) do cha ông để lại, còn người dân được quyền làm chủ tài sản nhỏ, tức là làm chủ những gì do công sức mình làm ra.

Thí dụ như có 1 công ruộng do một hộ nông dân cày cấy thì đương nhiên Đảng là chủ của công ruộng đó, còn người nông dân làm chủ tất cả sản phẩm được làm ra từ công ruộng đó. Đảng sẽ cấp cho người dân một quyển sổ màu đỏ gọi là “giao quyền sử dụng đất” (cho mượn). Khi nào Đảng muốn lấy lại công ruộng đó thì thông báo cho hộ nông dân biết là Đảng sẽ “thu hồi” miếng đất để làm chuyện khác. Điển hình của thí dụ này là vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hưng Yên. Hay vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn tại Quảng Ninh.

*( Đa số người dân đã hiểu lầm khi nhận được quyển sổ đỏ, họ cứ đinh ninh rằng quyển sổ đỏ là sổ “chủ quyền” bởi vì miếng đất đó do cha ông họ đã làm sở hữu chủ từ nhiều đời. Sự thực cái quyền sở hữu chủ đó đã bị mất vào tay ĐCS khi ĐCS dùng súng chiếm được toàn Miền Bắc năm 1954 và toàn Miền Nam năm 1975; sau đó Đảng giao cho mỗi người dân quyển sổ đỏ như là giấy chứng nhận cho mượn đất để sinh sống.

Đến năm 1993 thì CSVN cho ra đời luật đất đai, cho phép người được giao đất (sổ đỏ) có quyền sang nhượng, thừa kế hay thế chấp “quyền sử dụng” đất đó nếu như Đảng không “thu hồi”. Vì vậy mà quyển sổ “sử dụng đất” có vẻ như là sổ “chủ quyền” ).

Chế độ “Kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Mãi đến năm 2006 Nguyễn Tấn Dũng thống lĩnh quyền lực tại VN, ông ta vận động Trung ương ĐCSVN sửa đổi tên gọi của chế độ thành “Chế độ kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tức là chế độ tư bản về kinh tế nhưng không đa nguyên đa đảng. Hoặc nói một cách bình dân là “chế độ Tư bản lai Cộng sản”. Đến năm 2008 thì tên gọi này được viết thành Nghị quyết 21 của ĐCSVN.

Nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng làm ảo thuật, hoán đổi vị trí của hai vế tên gọi của chế độ. Biến đổi từ chế độ “Cộng sản lai Tư bản” thành chế độ “Tư bản lai Cộng sản”. Nhưng thoạt đầu chỉ là hoán đổi tên gọi, rồi sau mới dần dần cải sửa chế độ đúng như tên gọi.
Tuy nhiên quá trình cải sửa chế độ của Nguyễn Tấn Dũng gặp nhiều rắc rối. Cơ bản là do ông ta muốn chơi cờ vua trên bàn cờ tướng.

Nguyên tắc đầu tiên của chế đô Tư bản ( tư hữu ) là tài sản trong xã hội do mỗi người dân làm chủ. Cho nên người dân có quyền sống chết với những gì do công sức của họ làm ra, từ đời cha tới đời con, đời cháu. Họ có toàn quyền sang nhượng, thừa kế hay thế chấp những tài sản đó.
Nguyên tắc thứ hai là người làm chủ có quyền sang nhượng tài sản của họ với những điều kiện hoàn toàn do họ muốn, và với giá cả hoàn toàn do họ ấn định. Họ có quyền sang nhượng cho bất cứ người nào trả giá cao nhất, bất kể là người trong nước hay người ngoài nước.

Nguyên tắc thứ ba là họ có quyền làm chủ bất kể số lượng tài sản to lớn đến bao nhiêu. Họ có quyền làm chủ hằng vạn mẫu ruộng, hằng ngàn căn nhà.
Nguyên tắc thứ tư là nếu tài sản đó cần cho nhu cầu chung của quốc gia thì nhà nước có thể trưng thu nhưng đền bù ngang giá thị trường hoặc trên giá thị trường.
Nguyên tắc thứ năm là mọi tài sản được đánh giá và trao đổi trên căn bản tự do cạnh tranh và chống độc quyền.

Nguyên tắc thứ sáu là chính quyền có bổn phận bảo vệ quyền làm chủ tài sản của mỗi người dân, chính quyền sẽ khuyến cáo hoặc can thiệp nếu tài sản của người dân có nguy cơ bị xâm phạm hoặc bị xâm phạm.
Nếu có đủ 6 nguyên tắc cơ bản trên đây thì mới có thể hội nhập với thị trường của kinh tế tư bản, thiếu một trong 6 nguyên tắc đó thì không thể nào vận hành kinh tế tư bản. Cho nên dầu cho Nguyễn Tấn Dũng có làm ảo thuật tài giỏi như thế nào đi nữa thì cũng không thể hoàn thiện được chế độ “Tư bản lai Cộng sản”.

Đầu năm 2014 Nguyễn Tấn Dũng đã hăng hái tuyên bố sẽ hoàn thiện chế độ Tư bản lai Cộng sản ( Kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa ). Nhưng đầu năm nay không thấy ông báo cáo thành quả của công cuộc hoàn thiện chế độ. Nghĩa là không thành công.


Sát thủ kinh tế
Sở dĩ NTD không thành công bởi vì ông ta không đạt được một nguyên tắc nào trong 6 nguyên tắc trên. Trong khi đó các nhà tư vấn quốc tế quốc tế đã vẽ ra cho NTD quá nhiều hướng tiến đầy lạc quan, nhưng chỉ là lạc quan ảo.

Sự thực những nhà tư vấn kinh tế ngoại quốc ( Sát thủ kinh tế ) không hề muốn CSVN chuyển đổi thành chế độ Tư bản. Bởi vì chỉ có chế độ XHCN thì đất đai tài sản trong nước mới thuộc về Đảng Cộng sản. Mà chỉ có ĐCS mới dám bán đất đai, tài nguyên quốc gia với giá bèo, ngang giá với của cải ăn trộm ăn cướp. Còn một khi đất đai là tài sản của người dân thì họ sẽ bán đúng theo giá thị trường. Nhưng nếu đúng theo giá thị trường thì các nước tư bản còn gì nữa đâu mà kiếm một vốn bốn lời ?

Nguyễn Tấn Dũng thành công như ngày nay là nhờ tư vấn của các sát thủ kinh tế. Nhưng nếu cứ theo các sát thủ kinh tế thì chế độ “Tư bản lai Cộng sản” sẽ không bao giờ hoàn thiện được. Rồi đây NTD sẽ tiếp tục thu hồi đất đai mà người dân đang sinh sống để giao cho các công ty ngoại quốc ( Thuê dài hạn 90 năm và tái ký hợp đồng, tức là bán ) cho tới khi nào không còn đất để bán mới thôi.

Như vậy càng ngày nước mắt của dân oan càng nhiều chứ không thể nào giải quyết hết bằng cách bày trò ảo thuật hứa hẹn “Đổi mới thể chế”, “Phát huy quyền làm chủ thực sự của người dân”, “Phát huy quyền sở hữu tài sản”, “Tạo mội trường cạnh tranh bình đẳng”, “Xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp”, “Thúc đẩy tập trung ruộng đất”, “Tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới”,v.v … ( trích nguyên văn thông điệp đầu năm 2014 của Nguyễn Tấn Dũng ).
BÙI ANH TRINH


VRNs (18.02.2015) – Hải Phòng – Tôi không còn nhớ năm 2008 bước sang 2009 cái Tết cổ truyền đến vào ngày nào của Dương lịch, nhưng không khí tết thì nhớ rất rõ, bởi đó là cái tết đầu tiên tôi “hưởng” ở trong tù. Trại tạm giam B 14 bộ công an nằm trong địa phận xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội.

Nói là xã, huyện nhưng vùng này đang đô thị hóa rất nhanh và đã trở thành một quận sau khi Hà Nội được mở rộng. Trại tạm giam bé nhỏ, khuôn viên lại chật nên không khí sôi động của những ngày giáp Tết ngoài xã hội lọt vào các xà lim qua âm thanh từ tiếng còi xe, tiếng người nói ngoài con đường chạy qua nhà tù và thậm chí qua các khuôn mặt và cử chỉ của những viên cai tù mà tôi tiếp xúc.
150217004

Tôi nhớ từ ngày 22 Âm lịch các vụ án đã được tạm ngừng điều tra xét hỏi nên không còn tiếng cánh cửa sắt rít lên một cách thoảng thốt, đe dọa khi mở cho nghi can đi “làm việc” (lấy cung), và đóng đánh “sầm” khi nghi can trở về. Không còn lo lắng, thấp thỏm, và suy nghĩ để dự đoán câu hỏi của lũ công an điều tra và câu đáp trả của mình nên tất cả tâm trạng của tù nhân đều hướng về gia đình và cái Tết ngoài xã hội. Trại tạm giam chỉ có một dãy nhà 3 tầng, mỗi tầng có 30 xà lim, chia làm hai dãy lẻ và chẵn. Bên dưới, nối vào đầu hồi phải là dãy buồng giam một tầng, giam những tù nhân đã thành án, cải tạo tốt sắp được tự do.

Họ làm công việc phục vụ cho tù chưa có án (chúng tôi) như nấu cơm, đun nước, quét dọn, phát quà gia đình gửi đến và giúp cán bộ khám các buồng giam tìm vật cấm. Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, của tờ Thanh niên, cây bút hăng hái nhất trong làng báo viết về vụ PMU 18, sau khi thành án đã chuyển xuống khu xà lim này trong 6 tháng, trước khi được tự do. Tôi vẫn còn nhớ câu anh chào biệt tôi từ buồng giam 13, trước khi chuyển xuống làm tù có án: “Anh Nghĩa ơi! Cố lên nhé!”

Lúc bấy giờ tôi đang bị giam ở xà lim số 17, trên tầng 2 cùng một người đàn ông bằng tuổi, chủ một công ty TNHH “gia đình”; một loại công ty tư nhân những năm đầu chính quyền cộng sản cho mở cửa nền kinh tế. Công ty “gia đình” nghĩa là cái công ty có chồng làm giám đốc, vợ làm phó giám đốc kiêm thủ quỹ, kế toán; con làm nhân viên kiêm bảo vệ hay một chức danh gì đó đại loại. Ông này đang bị điều tra tội đưa người trốn đi nước ngoài và luôn kêu với tôi rằng bị lừa, bị sập bẫy… 

Chuyện là ông được mách có một thứ rượu vang bên Úc, một thương lái đã nhập về Sài Gòn phục vụ cho tết, đang bán rất chạy, rất có lãi. Tin lời, ông ta vội ký hợp đồng tuyển dụng với người môi giới, bỏ tiền làm hộ chiếu, xin viza nhập cảnh cho người đó với tư cách là đại diện công ty tư nhân có quan hệ thương mại quốc tế sau cái WTO. Sang đến nơi người đó trốn luôn. Khi bị cảnh sát Úc bắt được, trục xuất trở lại Việt Nam, bị cảnh sát Việt nam kết tội trốn ra nước ngoài trái phép, người đó khai ra “đường dây đưa người trốn ra nước ngoài” mà ông là “giám đốc”.

Câu chuyện về vụ án của ông liên quan đến chuyến nhập rượu tết từ Úc vào ngày giáp tết nên không gian trong xà lim phảng phất mùi rượu vang. Bắt đầu từ ngày 20, 21 gì đó, câu chuyện về phi vụ nhập rượu vang của ông kết thúc, hai gã tù già chúng tôi trở lại tâm trạng sầu não như ngày mới vào tù.
Để giải khuây, những ngày cận kề cái tết đầu tiên buồn thảm ấy, tôi thường đọc thơ của Huy Cận, Nguyễn Bính, rồi tôi chế biến bài “Xuân tha hương” của Nguyễn Bính cho hợp với tâm trạng của tôi
Tết này chắc chắn không về được.
Anh gửi về em một tấm lòng
Ơi vợ một chồng, chồng một vợ
Đảng làm xa cách mấy con song.
Tôi đọc oang oang những câu đầu, đến câu “đảng làm xa cách mấy con song” phải đọc nhỏ lại. Buồng liền kề giam hai phụ nữ. Họ lấy tay gõ vào vách, yêu cầu:
- Đọc lại câu cuối chú Nghĩa ơi

- Ai làm xa cách mấy con song hả chú Nghĩa?

Không khí tết náo nhiệt hẳn lên từ các ngày 24, 25. Ngoài hành lang rầm rập bước chân và tiếng gọi, tiếng nói của cán bộ và tù phục vụ, mang quà tết của thân nhân tù đến các buồng giam. Tiếng giày cồm cộp là của cán bộ, tiếng dép loẹt xoẹt là của tù. Hai chúng tôi thay nhau đứng cạnh chiếc cửa sổ bé tí, nơi làm chỗ đút cơm và nhận quà để dự đoán cho chính xác quà vào buồng nào? lấy thời gian đi qua và trở lại của cán bộ và tù phát quà để biết người tù nào đó nhận nhiều quà hay ít. Khi tiếng bước chân kia đi xa dần và không còn hy vọng nó trở lại, chúng tôi thường nói với nhau: “ Nhất định ngày mai mình sẽ có…”

Những ngày đó, người tù nào cũng được vui một lần. Sớm muộn cũng chỉ một lần vui, nhưng vui sớm vẫn hơn vui muộn. Gia đình gửi quà sớm giúp người bị tù giảm bớt được ngày chờ đợi, buồn bã và lo lắng. Vâng lo lắng!. Tại sao lại lo lắng? Tâm trạng của người tù rất phức tạp, niềm tin của họ không vững vàng. Người tù thường nghĩ quẩn trong đầu, nếu chưa thấy quà vợ con gửi vào khi đã cận kề ngày tết “ Vợ, con có ốm đau gì không? Vợ mình có còn nghĩ đến mình nữa không nếu án mình dài? Những câu hỏi này thường buột ra khỏi mồm dưới dạng một câu đùa. Một câu đùa thực sự đau xót, não nề.
Tôi nhận quà tết của vợ cách ngày ông Táo lên trời đúng hai ngày.

Cũng như những người tù khác, khi nghe tiếng những bước chân dừng lại trước cửa xà lim, đang nằm trên bệ xi măng, tôi đứng bật dậy. “Anh Nghĩa, có quà!”.Tiếng viên cán bộ làm công vụ nhận và phát quà cho tù gọn lỏn. Rồi những gói kẹo, bánh, mứt, trái cây, đồ ăn tười và khô, mì tôm từ bàn tay của anh tù phục vụ được ném một cách vội vàng, vô lễ lên miếng tôn nhỏ tựa hai quyển vở học sinh, khiến gói nằm nguyên gói rơi bịch xuống nền nhà, tôi không thể nào nhặt lại kịp.
Vui nhiều, ức đến tận cổ cũng nhiều khi nhìn đống quà tết nằm ngổn ngang trên nền xi măng.

Tất cả các hộp, các bao gói đã không còn nguyên vẹn. Tất cả bị rạch nát. Những chiếc kẹo, chiếc bánh bích-quy rơi vãi ra ngoài sàn, lẫn lộn vào nhau, không còn biết chiếc nào xếp vào gói nào. Nhiều gói mỳ tôm bị bóc há hoác cả miệng, sợi mỳ rơi vãi tung tóe,Nhiều quả cam bị dập nát do bị nắn bóp, khám xét.. Quà càng được gửi nhiều nỗi chán chường và uất nghẹn càng lớn. Khúc giò bị cắt hai đầu hai nhát sâu đến nửa chừng. Con gà luộc chín nhìn như một khúc thịt nham nhở, không rõ đầu, rõ cánh, bụng bị rạch toác, bị nắn bóp, vật lên vật xuống để tìm vật gì đó bên trong. Hai cái bánh chưng nom tệ hại hơn cả. Cái nào cũng bị cắt đôi. Nhát cắt do một con dao quá cùn và bẩn tạo ra những đường cắt cẩu thả, lá gói bị đùn vào tận vùng có nhân và nhân bị kéo theo rơi vãi ra ngoài sàn đất…Tôi đã nhìn thấy những anh tù kiểm tra lục soát đồ ăn chín dùng tay trần, khi xong chùi tay vào vạt áo, trong một lần đi cung trước đó.

Là một nhà văn hay suy nghĩ và liên tưởng, khi viết lại những dòng chữ này, tôi ứa nước mắt…

Tôi nhớ lại những cái tết cùng vợ con khi còn tự do. Từ một quả cam kiếm được cho đến một cái bánh chưng gói được… vợ tôi đều nhẹ nhàng, thận trọng đặt lên bàn thờ; những cử chỉ văn hóa ấy biểu hiện tấm lòng thành kính đối với tổ tiên, ông bà… Một sự cung kính đến linh thiêng và sang trọng đối với linh hồn người nhận vô hình từ người dâng hiến hữu hình. Đầu sàn nằm của tôi sẽ là ban thờ. 

Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá… Với hai cái bánh chưng và gói mứt, vài quả cam… tôi sẽ đặt lên “ban thờ” như vợ tôi ở nhà theo phong tục cổ truyền. Tôi cũng cầu mong cho tai qua nạn khỏi, vững chí bền gan… Vậy mà những thứ chúng tôi sẽ dâng hiến đã bị làm nhàu nát, bẩn thỉu, đã bị ma vọc…

Đêm giao thừa, chính viên phó giám thị trại giam, người đã lệnh cho cấp dưới làm nhầu nát, làm ô  uế đồ cúng của tôi đi chúc tết tù nhân và mời mỗi người một điếu thuốc lá…
Cái tết tù đầu tiên của tôi là như vậy!
Sau 6 tết xa chồng, Tết năm nay vợ tôi đã mua một cành đào
Nguyễn Xuân Nghĩa


VRNs (30.01.2015) – Nghệ An – Cha JB. Nguyễn Đình Thục và giáo dân vượt 200 cây số mang quà tết đến cho đồng bào dân tộc ở Con Cuông, nhưng chính quyền xã cấm dân nhận quà.
Với tinh thần bác ái, yêu thương và giúp đỡ người nghèo dân tộc ở vùng núi phía Tây xứ Nghệ, nhân dịp tết sắp đến, sáng ngày 28.01.2015, một đoàn từ thiện gồm có cha JB Nguyễn Đình Thục và khoảng 20 giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh đã vượt qua gần 200 cây số đến với bản Đan Lai thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Các thành viên trong đoàn tận mắt chứng kiến cuộc sống khổ cực, nghèo đói của người dân ở nơi đây và cùng xác nhận đây đúng là nơi đang cần sự giúp đỡ, chia sẻ của mọi người hơn cả.
Đây là vùng biên giới, nên đoàn đã qua đồn biên phòng Môn Sơn để xin phép và được ông Mạnh, trưởng đồn trực tiếp dẫn đoàn vào khu vực đó để phát quà. Tuy nhiên khi đoàn đến gặp người dân thì họ có ảnh mắt khác lạ đối với chúng tôi.
Đồn biên phòng
Đồn biên phòng Môn Sơn
Sau khi tìm hiểu, chúng tôi biết là dân nghèo đã bị cán bộ xã xuống nói trước, răn đe không được nhận quà với lý do có thể bị người khác lừa. Một người dân trong bản Đan Lai nói: “Từ sáng sớm đã có 4 hay 5 đoàn của xã đến và nói với chúng tôi là không được nhận quà người lạ, và muốn nhận quà thì phải được xã cho phép.”
Cha JB Nguyễn Đình Thục đã gọi trực tiếp cho bà Hà, chủ tịch xã Môn Sơn thì được bà trả lời: “Tôi đang cho phó chủ tịch xuống nói chuyện và làm việc trực tiếp với các anh”.
Cha Thục, ông Mạnh và giáo dân cùng đi với cha
Ông Mạnh và giáo dân đi làm từ thiện đợi lệnh cho phép
Khoảng một tiếng rưỡi sau, ông Tuấn, phó chủ tịch xã và ông Hiến, trưởng công an xã đến để gặp cha Thục. Hai ông cho biết rất đồng tình và ủng hộ việc đoàn phát quà.

Ông Hiến nói: “Làm việc thiện là cái tốt chúng tôi cám ơn”.

Sau khi bàn bạc thêm, hai ông đã đồng ý cho chúng tôi phát quà. Nhưng được một lúc thì theo chỉ đạo của cấp trên là chúng tôi phải chờ bên Mặt trận xã đến cùng phát quà cho dân. Ông phó chủ tịch xã nói: “Quà do Mặt trận nhận và phát quà cho dân”.

Sau đó, ông Đức, Mặt trận xã đến trực tiếp gặp cha Thục và đồng ý cho đoàn được phát quà cho người dân. Liền đó, chúng tôi chuẩn bị quà để phát vì dân cũng đã tập trung rất đông và lâu để chờ được nhận quà. Nhưng khi bắt đầu thì cấp trên lại cho lệnh ngừng việc phát quà, chờ Huyện xuống.

Dân trao đổi những bức xúc với các thành viên đoàn từ thiện.
Dân trao đổi những bức xúc với các thành viên đoàn từ thiện.

Cha JB Nguyễn Đình Thục hỏi “Tại sao lại ngừng việc phát quà?” Ông Đức nói đang chờ Huyện vào để giải quyết. Cha Thục lấy điện thoại gọi cho ông Hoài, huyện Con Cuông. Cha Thục hỏi “Lý do chúng tôi làm việc bác ái, phát quà là đúng hay sai và khó khăn là ở chỗ nào?” ông Hoài trả lời “Làm việc bác ái phải đăng ký”.

Sau đó ông Hoài chuyển máy cho ông Hùng, trưởng Công an huyện Con Cuông
Cha Thục trình bày sự việc với ông Hùng.

Ông Hùng, trưởng công an huyện Con Cuông trả lời: “Theo Nghị đinh 34, cụ muốn phát quà khu vực dân tộc biên giới thì phải đăng ký với chính quyền địa phương, và muốn phát quà phải đăng ký Mặt trận tổ quốc xã nếu chưa đăng ký thì trao cho mặt trận tổ quốc xã trao lại cho người dân”.

Cha Thục hỏi: “vậy chúng tôi có được phát quà tiếp hay không?” Ông Hùng trả lời: “Cụ muốn phát quà thì phải thông qua Mặt trận xã và giao cho Mặt trận xã phát cho người dân”. Cùng nghe cuộc đối đáp có đầy đủ các ban ngành, ông Chủ tịch mặt trận và đầy đủ người dân.

Cha Thục hỏi tiếp: “Bây giờ có ông Đức mặt trận, tôi muốn trực tiếp với Mặt trận xã phát quà trực tiếp và ghi vài tấm hình lưu niệm có được không? Ông Hùng trả lời: “Vậy cụ cứ giao quà cho Mặt trận, cụ không được trực tiếp phát để bảo đảm an toàn cho cụ”.

Liệu những quy định và quyết định này vì dân nghèo vùng núi ?

Sau đó, ông trưởng thôn gặp và trao đổi với cha JB Nguyễn Đình Thục. Ông nói: “Bây giờ chúng tôi nhận quà và phát cho bà con, các anh cứ về”. Cha Thục đồng ý và đề nghị: “Vậy cũng được, tuy nhiên các ông phát cho chúng tôi chụp một vài tấm ảnh làm kỷ niệm”.

Ông trưởng thôn nói rằng: “Cấp trên chỉ đạo Mặt trận nhận quà và khi phát quà không được quay phim chụp ảnh”.

Trước tình cảnh đó, cha JB Nguyễn Đình Thục và mọi người không chấp nhận. Cuối cùng chúng tôi phải đưa quà về trong khi người dân đang rất cần và chờ đợi để được phát quà.
Dân nghèo đợi ngoài nắng, quà đã sẵn, nhưng các quy định đã không cho người nghèo được nhận quà. Quy định này có vì ai, và vì cái gì?
Dân nghèo đợi ngoài nắng, quà đã sẵn, nhưng các quy định đã không cho người nghèo được nhận quà. Quy định này có vì ai, và vì cái gì?
Bà Lý giáo xứ Song Ngọc nói “Đây có phải chính sách vì dân của đảng hay không, khi muốn làm từ thiện mà phải khó khăn hơn cả đi xin ăn vậy? Anh Các giáo xứ Song Ngọc nhận xét: “Chính quyền thế này thì không biết bao giờ người dân ở đây mới hết nghèo khổ?”

Con Cuông là một huyện nằm ở phía Tây xứ Nghệ, ở đây có nhiều dân tộc sinh sống. Cuộc sống người dân ở đây hết sức khó khăn. Con Cuông là nơi tự do tôn giáo bị bóp nghẹt. Đỉnh điểm là vụ đàn áp tôn giáo năm 2012 tại đây và cha JB Nguyễn Đình Thục cũng là nạn nhân trong vụ việc đó. Chính quyền ở đây rất khắt khe với người dân, đặc biệt là người Công giáo.
Đến bao giờ chính sách mới thay đổi cho dân được nhờ?
Nguyễn Như Minh



VRNs (13.02.2015) – California, USA – Kính gửi quý Ông Bà Cô Bác, Bà Con Đồng Hương, quý Anh Chị Em Thanh Niên Sinh Viên, Văn Nghệ Sĩ và Bloggers tại Việt Nam
Trước thềm Năm Mới Ất Mùi 2015, Nguyệt Ánh trang trọng kính chúc quý vị và bửu quyến nhiều sức khoẻ, may mắn và hạnh phúc.

Xin cho phép Nguyệt Ánh được thay mặt người bạn quá cố Việt Dzũng để bày tỏ lòng tri ân đến quý Ông Bà Cô Bác, Bà Con Đồng Hương, quý Anh Chị Em Thanh Niên Sinh Viên, Văn Nghệ Sĩ và Bloggers đã dành cho Việt Dzũng và Nguyệt Ánh sự yêu thương, tin tưởng, yểm trợ và khích lệ tinh thần trong gần 40 năm qua. Dù Việt Dzũng không còn chung bước với Nguyệt Ánh nữa, nhưng ngọn lửa đấu tranh và tình yêu quê hương mà Việt Dzũng đã chia xẻ trên bước đường lưu lạc vẫn mãi mãi nồng nàn trong trái tim Nguyệt Ánh, vẫn tiếp tục sống trong từng lời ca tiếng nhạc.


150212004

Kính thưa quý vị, vào 2 tuần lễ cuối tháng 3-2015 tới đây, Nguyệt Ánh và một số văn nghệ sĩ thân hữu của Nguyệt Ánh sẽ cùng nhau thực hiện chuyến công tác tại một số quốc gia Âu Châu nhằm mở đầu chiến dịch “We March For Freedom”. 

Mục tiêu của chiến dịch này, qua các sinh hoạt văn nghệ và vận động dư luận quốc tế, là để góp thêm lửa đấu tranh, đòi Dân chủ và Nhân quyền cho quê hương Việt Nam, đòi Tự do cho các tù nhân lương tâm và Bloggers đang bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ đàn áp chỉ vì kiên cường bày tỏ lòng yêu nước và khát vọng Tự do Dân chủ. Chuyến đi này được cá nhân Nguyệt Ánh tổ chức, với sự tham dự của 14 văn nghệ sĩ thân hữu từ nhiều thành phố Bắc Mỹ, Âu Châu, Úc Châu, hoàn toàn độc lập với mọi đoàn thể, tổ chức và đảng phái chính trị. Tất cả chi phí từ di chuyển, ẩm thực cho đến cư trú và địa điểm sinh hoạt, đều do các anh chị em văn nghệ sĩ tự nguyện và tự túc.

Chuyến công tác đầu tiên của anh chị em chúng tôi sẽ kéo dài 14 ngày, từ 18 tháng 3-2015 đến 31 tháng 3-2015, tại 9 thành phố thuộc 8 quốc gia vùng Tây Âu và Đông Âu. Riêng tại Genève (Thụy Sĩ) và Bruxelles (Vương quốc Bỉ), anh chị em chúng tôi đã liên lạc và đã được các giới chức điều hành Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu đồng ý dành cho 2 cuộc tiếp xúc, để phái đoàn “We March For Freedom” đệ nạp kháng thư tố cáo các hành động vi phạm Nhân quyền trắng trợn của chế độ cộng sản Việt Nam, đồng thời chuyển giao danh sách và đơn thư khiếu tố của thân nhân những người tù lương tâm cũng như các Bloggers bị trấn áp, giam cầm. Bên cạnh đó, anh chị em văn nghệ sĩ chúng tôi sẽ đi đến một số thành phố của Pháp, Bỉ, Đức, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Ba Lan, Cộng Hòa Tiệp, Hung Gia Lợi, với hy vọng được gặp gỡ và tâm tình cùng Bà Con Đồng Hương tại địa phương qua các ca khúc đấu tranh.

Nguyệt Ánh xin thay mặt các anh chị em văn nghệ sĩ trong phái đoàn “We March For Freedom”, chân thành mong đợi sự hỗ trợ tinh thần của Bà Con Đồng Hương, quý Anh Chị Em Thanh Niên Sinh Viên, Văn Nghệ Sĩ và Bloggers cho chuyến công tác này, và thiết tha kêu gọi quý gia đình của các tù nhân lương tâm cũng như của các Bloggers bị trấn áp, giam cầm tại Việt Nam, hãy cung cấp thêm cho chúng tôi những đơn thư khiếu tố, để chúng tôi trực tiếp chuyển giao những Tiếng Nói Của Sự Thật đến các tổ chức quốc tế và các quốc gia cấp viện, hầu góp phần đẩy mạnh cuộc vận động đòi Tự do Dân chủ Nhân quyền cho đồng bào Việt Nam.

Một lần nữa, Nguyệt Ánh xin được bày tỏ lòng tri ân đến toàn thể quý vị, những người đã luôn yêu thương, tin tưởng và khích lệ tinh thần Nguyệt Ánh trên bước đường đấu tranh. Ân tình đó, Nguyệt Ánh sẽ vĩnh viễn ghi khắc trong lòng.
Trân trọng kính chào quý vị.
Nguyệt Ánh
E-mail liên lạc Nguyệt Ánh:
wemarch4freedom@aol.com
wemarch4freedom@gmail.com




VRNs (17.02.2015) – Sài Gòn – Trước khi bước sang năm mới Ất Mùi 2015, Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giáo mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc và là Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo trược thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã viết thư gửi cho các sinh viên, học sinh Công giáo. Trong lá thư viết ngày 15.02.2015 vừa qua, Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo nhắc nhở các sinh viên, học sinh Công giáo về truyền thống nhớ tới ông bà, cha mẹ trong dịp Tết cổ truyền của Dân tộc. Ngài cũng nhắc tới vấn đề an toàn giao thông trong những ngày Tết, và hãy đem niềm vui đến với những con người đang có hoàn cảnh khó khăn. VRNs gửi tới các bạn nguyên văn lá thư này.
ThuAtMui_UBGD_1
ThuAtMui_UBGD_2



VRNs (20.02.2015) – Sài Gòn – Mồng Hai Tết Nguyên Đán, ngày người Công giáo Việt Nam dành riêng để nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của các bậc làm cha làm mẹ, nhớ đến ông bà tổ tiên.

Trong ngày này, người Công giáo Việt Nam đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các bậc tổ tiên và xin các ngài cầu nguyện cho con cháu đang còn sống. Những người con, người cháu cũng đến nhà hài cốt hay ra nghĩa trang để viếng các ngài, lau chùi hũ tro cốt hay làm sạch ngôi mộ, thắp hương, cầu nguyện.

Tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn, sau thánh lễ 7 giờ, nhiều gia đình đến xin khấn Đức Mẹ, dâng gia đình cho Đức Mẹ và vào nhà hài cốt đọc kinh cầu nguyện cho những người thân đang có tro cốt để tại đây.

Chiều nay, lúc 16 giờ 30 sẽ có rước kiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và thánh lễ đồng tế tại lễ đài cầu nguyện cách đặc biệt cho ông bà tổ tiên. Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Sài Gòn sẽ chủ sự cuộc rước kiệu và thánh lễ.


Trước hang đá Đức Mẹ tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn sáng Mồng Hai Tết

Trước hang đá Đức Mẹ tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn sáng Mồng Hai Tết
Ghi lời tạ ơn và xin ơn. Dâng gia đình cho Đức Mẹ

Ghi lời tạ ơn và xin ơn. Dâng gia đình cho Đức Mẹ
Trịnh Ngọc Hiên, Giám đốc Học Viện DCCT đang hướng dẫn một gia đình cho Đức Mẹ

Trịnh Ngọc Hiên, Giám đốc Học Viện DCCT đang hướng dẫn một gia đình cho Đức Mẹ
Học viện trực ghi những ý nguyện và hướng dẫn gi tờ dâng gia đình cho Chúa và Đức Mẹ

Học viện trực ghi những ý nguyện và hướng dẫn gi tờ dâng gia đình cho Chúa và Đức Mẹ
đình đang xem tờ hướng dẫn, trong đó có Kinh Dâng Gia đình đầu năm mới, Tên cha mẹ, con cái và một số thông tin về các giờ hành hương hàng tuần tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn

đình đang xem tờ hướng dẫn, trong đó có Kinh Dâng Gia đình đầu năm mới, Tên cha mẹ, con cái và một số thông tin về các giờ hành hương hàng tuần tại Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn
Lộc Lời Chúa đầu năm


Lộc Lời Chúa đầu năm
Trong nhà hài cốt, nhiều người tới đọc kinh cầu nguyện cho những người thân đã qua đời


Trong nhà hài cốt, nhiều người tới đọc kinh cầu nguyện cho những người thân đã qua đời
Đưa hũ tro hài cốt của người thân ra bàn thờ cầu nguyện


Đưa hũ tro hài cốt của người thân ra bàn thờ cầu nguyện
Một đại gia đình đang cầu nguyện trước các hũ tro cốt của người thân. Có hơn 5000 hũ tro cốt trong nhà hài cốt trong khu vực sân Tu viện DCCT Sài Gòn
Một đại gia đình đang cầu nguyện trước các hũ tro cốt của người thân. Có hơn 5000 hũ tro cốt trong nhà hài cốt trong khu vực sân Tu viện DCCT Sài Gòn







No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts