Xuân Ất Mùi 2015: Chúc Mừng Năm Mới - Happy New Year
Lê Thiên (Danlambao) - Năm Ất Mùi 2015 đang đến. Người Việt trong nước cũng như
hải ngoại rộn rịp chuẩn bị đón chào Xuân Con Dê. Năm nào cũng vậy, cứ mỗi lần
vào Tết Nguyên Đán, báo chí Việt Nam khắp nơi lại đưa ra hình ảnh một trong 12
Con Giáp (Chuột, Trâu, Cọp, Mẹo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Heo
- Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) kể
nhiều chuyện liên quan đến con Giáp liên quan.
Năm nay, năm Ất Mùi, mừng Tết Con Dê, thiên hạ
lại ồ ạt múa bút, tán chuyện CON DÊ. Con Dê trong lịch sử. Con Dê trong
ẩm thực. Con Dê trong đời sống. Và cả con Dê trong tiếu lâm, trong câu đối… Rồi
thì xem tử vi, tính tuổi Mùi – tuổi Con Dê làm ăn ra sao, vận
mạnh đi về đâu? Thậm chí có người chịu khó lục lọi cả Kinh Thánh để tìm cho
được Con Dê!
Một nét văn hóa Xuân đặc thù có lâu đời tại
Việt Nam là sáng tác câu đối Tết. Nhưng dường như ngày nay tại Việt Nam, hình
ảnh các cụ đồ mài miệt viết câu đối trên mấy vỉa phố đông người có phần thưa
thớt hơn nhiều so với thời xa xưa. Ở hải ngoại, hình ảnh ấy càng hiếm hoi hơn
(hầu như không còn thấy diễn ra nữa). Tuy nhiên, trên báo chí, câu đối Tết vẫn
không thiếu.
“MÙI
mẽ chi mà vểnh sợi râu DÊ”?
Tại Việt Nam có ông Hà Sĩ Phu chuyên sáng tác
nhiều câu đối Tết đặc sắc, trong đó tác giả “khéo léo vận dụng các đặc
trưng của ngôn ngữ như từ láy, từ đồng âm dị nghĩa kết hợp với tên mười hai con
giáp, tạo một món quà xuân mang phong vị châm biếm, hài hước sâu sắc” tặng
độc giả khắp nơi. Chẳng hạn để kết thúc năm CON NGỰA chuyển sang năm CON DÊ, Hà
Sĩ Phu đã ra câu đối:
Hết khoe MÃ một
thời,
NGỌ ngoạy lắm cũng ra
vành móng NGỰA!
Còn xuất DƯƠNG mấy
độ,
MÙI mẽ chi mà vểnh sợi
râu DÊ?
Mã, ngựa, ngọ (đều là NGỌ), rồi dương, dê, mùi (đều là
MÙI), và cả móng ngựa, râu dê... đều được triệt để khai thác ngữ nghĩa. Chỉ với
hai mươi sáu chữ trong 4 câu mà tác giả “tạo được đôi liễn vừa thâm
thúy, vừa hoạt kê, làm cho không khí tết như ấm lên cho dù thiếu hẳn tràng pháo
truyền thống” và dù nó tiềm ẩn chút hương vị đắng đót.
Hai vế đối trên rõ ràng gói gọn cái kết thúc
dở khóc dở cười đầy mai mỉa của bọn quan lại VN tham nhũng hống hánh tác oai
tác quái cùng đám “đại gia” dựa vào thế lực đảng quan làm giàu bất chính và phô
trương sự giàu có của mình trên mồ hôi, nước mắt và máu của người dân thấp cổ
bé miệng: Cả quan chức lẫn “đại gia” dựa vào nhau chỉ cốt vắt máu dân trên
nguyên tắc “hai bên cùng có lợi”. Họ có biết đâu rằng “NGỌ ngoạy lắm
cũng ra vành móng NGỰA! MÙI mẽ chi mà vểnh sợi râu DÊ”? NGỌ ngoạy –
Móng NGỰA! Rồi MÙI mẽ - Râu DÊ! Một lối chơi chữ tượng thanh, tượng hình tuyệt
diệu kết thành lối ví von đầy mai mỉa khiến cả lũ quan lại gian ác lẫn bọn trọc
phú bất lương đều đau hơn hoạn! Ôi! “Rằng hay thì thật là hay, Nghe ra ngậm
đắng nuốt cay thế nào!”
Ngoài những nét vui Xuân, thưởng Xuân nhộn
nhịp nêu trên, những ngày đầu Xuân còn sáng rực hoa Xuân, nào đào, nào mai, nào
cúc cùng hằng hà các loài hoa xuân muôn màu bên cạnh những mâm ngũ quả hấp dẫn.
Từ đó, tiếng cười, tiếng hát càng làm nức lòng người thưởng Xuân! Vô số những
khúc hát mừng Xuân rộn rã vang lên, thấm sâu vào lòng người mà những bài Đón
Xuân và Ly Rượu Mừngcủa Phạm Đình Chương là những nhạc phẩm kiệt tác tiêu
biểu, đặc biệt trong những ngày đầu Xuân Âm Lịch.
Về
bài Happy New Year
Riêng mỗi dịp đầu năm dương lịch, người ta ai
cũng thấy lòng mình rộn lên niềm phấn chấn khi nghe đâu đó vang lên bài
ca Happy New Year của ban nhạc ABBA. Bài Happy New
Year không ngời nhanh chóng trở thành bài ca bất hủ, chẳng phải chỉ
vào dịp đầu năm dương lịch, mà còn thâm nhập vào cả Tết Âm Lịch, khiến nó nhanh
chóng trở thành bài ca Mừng Xuân thấm vào lòng người dân Việt, để rồi nó không
thể thiếu trong các Tết Âm Lịch hòa chung với các bài hát Xuân Việt Nam khác,
cả ở hải ngoại lẫn trong nước.
Trong bài báo ngày áp Tết Ất Mùi 2015
(18/02/2015) dưới nhan đề “5 bài hát về Tết được giới trẻ yêu thích
nhất”, báo Kiến Thức (từ Việt Nam) nhìn nhận bàiHappy New Year của
ban ABBA được xếp hàng đầu (số 1) trong 5 bài hát về
Tết được giới trẻ yêu thích nhất. (4 bài sau là các bài hát Tết của Việt Nam).
Tờ Kiến Thức nhìn nhận: “Ca khúc ‘bất
hủ’ của nhóm nhạc Thụy Điển - ABBA không chỉ được người dân, giới trẻ Việt mà
gần như tất cả mọi người trên thế giới đều biết đến. Dù là một ca khúc có phần
lời rất buồn nhưng ‘Happy New Year’ vẫn là ca khúc không thiếu không
nghe trong dịp Tết đến, xuân về.”
Tác giả bài báo nhận xét: “Lắng nghe
‘Happy New Year’ của ABBA là thấy Tết, dù thực chất là một bài hát buồn nhưng
phần giai điệu của ‘siêu phẩm’ này vẫn khiến người người cảm nhận được không
khí rộn ràng của năm mới. Dễ hiểu vì đây lại là ca khúc được nghe và yêu thích
nhất dịp Tết”.
Chúng tôi không nghĩ bài Happy New Year
là “một bài hát buồn” như Báo Kiến Thức nhận xét. Nếu buồn thì
làm sao “giai điệu của ‘siêu phẩm’ này vẫn khiến người người
cảm nhận được không khí rộn ràng của năm mới”?
Nội
dung, ý nghĩa và giai điệu của bài Happy New Year
Happy New Year của ban nhạc ABBA có một điệp khúc đơn sơ nhưng thấm thía:
Happy new year
Happy new year
May we all have a
vision now and then
Of a world where every
neighbor is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our
hopes, our will to try
If we don't we might
as well lay down and die
You and I.
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc cho chúng ta có
một viễn ảnh
Về một thế giới mà
hàng xóm là thân hữu
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc tất cả chúng ta
có nhiều hi vọng, ý chí nỗ lực
Nếu chúng ta không thế
thì sẽ gục ngã và diệt vong
Anh và em.
Giai điệu bài hát làm rung động con tim mỗi
người chúng ta. Ý nghĩa thâm thúy của Lời Chúc Tân Xuân càng làm cho cõi lòng
chúng ta thêm rạo rực, háo hức, để chúng ta sẵn sàng mở rộng vòng tay nhân ái
với tha nhân. Lời cầu chúc nói lên nỗi ước mơ hơn hẳn một giấc
mơ (dream). Chính xác nó là một viễn ảnh (vision), kêu gọi cùng xây
dựng một thế giới hòa bình hạnh phúc trong đó người lân cận
là bạn hữu.
Câu chúc trong bài ca phản ánh phần nào Lời
Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Luca “yêu mến người lân cận như chính
mình” (Lc.10, 27). Lời ca trong Happy New Year chỉ
mong “người lân cận” được coi là “bạn hữu”, chứ
chưa đạt tới mức coi nhau như “chính mình” theo lời Chúa
truyền dạy. Dù sao ít ra, nếu con người trên trái đất này không đối xử với nhau
được như với chính mình thì cũng phải coi nhau là bằng
hữu thì thế giới mới mong thoát khỏi hận thù, ganh ghét, đố kỵ, chia
rẽ, giết hại lẫn nhau.
Vì vậy, lời chúc Happy New Year - Chúc
Mừng Năm Mới hay Năm Mới Hạnh Phúc được lặp đi lặp lại trong bài ca là
một lời chúc chân thật và cũng rất thực tế, lời chúc mang cho con người âm
hưởng của niềm hy vọng, mà nếu con người không “sẵn lòng cố gắng”
đón nhận, e không tránh khỏi “gục ngã và diệt vong”.(1)
Đây không phải là một biểu thị của tâm lý bi
quan, mà chính là một lời nhắc nhớ mỗi dịp đầu năm rằng, nếu con người mỗi năm
không vượt qua chính mình để xích lại gần gũi hơn với người lân cận, để coi
nhau là bạn thay vì là đối xử với nhau như thù địch, là kẻ xa lạ, thì con người
sẽ gục ngã và thế giới sẽ rơi vào họa diệt vong.
Năm mới, một cơ hội cảnh tỉnh, một dịp để lên
tiếng báo động nếu con người cầu chúc cho nhau “Năm Mới hạnh phúc” mà
không thật lòng mang niềm hạnh phúc bền lâu đến cho nhau, thì lời cầu chúc chỉ
là những lời môi miệng dối trá mà thôi.
Báo
Cộng Sản Việt Nam xuyên tạc
Ngoài nhận xét của báo Kiến Thức mới ngày
18/02/2015 đã nêu trên, chúng ta còn nhớ tới lời phê phán của 2 báo khác thuộc
luồng báo đảng trong nước. Đó báo Giáo Dục Việt Nam (28/01/2014) và tờ VN
Express ngày 10/02/2013.
+ Báo Giáo Dục Việt
Nam
Happy New Year! Một lời chúc Năm Mới đầy tình người như vậy, thế nhưng có
người lại cho đó là lời chúc đầy bi quan. Cụ thể, năm ngoái, ngày 28/01/14, tờGiáo
Dục Việt Nam đã có bài viết dưới nhan đề “Nếu dịch nghĩa toàn bộ ca
khúc, sẽ không thấy ‘bóng dáng’ của năm mới” để “cảnh giác” giới trẻ trong
nước về bàiChúc Mừng Năm Mới – Happy New Year của nhóm ABBA, dù bài
này tồn tại và lưu truyền khắp hoàn vũ đã trên dưới 40 năm qua, từ trước năm
1979 khi mà bài ca được “lọt” vào trong nước Việt Nam, lưu hành chui trong giới
trẻ, qua mặt sự kiểm soát và kiểm duyệt nghiêm nhặt của Ban Tư tưởng
đảng.
Mặc dầu nhìn nhận "Happy New Year
từ lâu đã trở thành ca khúc bất hủ và trở thành bài hát được người Việt Nam
nghe nhiều nhất mỗi dịp năm mới”, tác giả bài báo đã viện dẫn ý kiến của ai
đó (vô danh) “cho rằng nếu dịch nghĩa toàn bộ ca khúc, sẽ không
thấy ‘bóng dáng’ của năm mới. Có chăng, nó chỉ là những lời tự an
ủi, động viên tạm bợ rằng những điều tồi tệ có lẽ sẽ qua để nhường chỗ
cho mọi thứ tốt đẹp.”
Một lối diễn dịch ấu trĩ đầy thiên kiến và
hoàn toàn vô căn cứ! Đâu có lời lẽ nào trong ca khúc Happy New Year cho
thấy đó là “những lời tự an ủi”, hay “động viên tạm bợ”. Toàn là
những lời chúc chân thành – cầu mong rằng sau niềm vui mừng đầu Năm Mới, con
người đừng quên trao cho nhau lời chúc “Hạnh phúc”, đừng để lời chúc ấy
mất ý nghĩa, mất sức sống vì hận thù, chia rẽ và chiến tranh như đã từng xảy ra
trong quá khứ: Thập niên 1970 trở về trước, Miền Nam Việt Nam gánh chịu một
cuộc chiến cốt nhục tương tàn do CS Miền Bắc phát động, theo chỉ thị và với vũ
khí của Cộng sản quốc tế, cụ thể là chỉ thị của Stalin và Mao Trạch Đông cùng
súng ống, đạn dược và đủ thứ chiến cụ từ Liên Xô và Trung Cộng!?
Còn bảo rằng không thấy ‘bóng dáng’
của năm mới trong bài Happy New Year thì đó là nói ngoa, nói bừa, hoặc
là nói do dốt nát ấy thôi: Bóng dáng của năm mới nổi bật rõ ràng trong tiếng
nhạc, tiếng hát và lời ca, giai điệu đến nỗi mỗi khi bài hát vừa cất lên là
trái tim con người cũng rộn ràng mừng vui, ngập tràn nguồn hứng khởi Happy
New Year. Nếu không vậy thì thử hỏi cái gì làm cho "Happy
New Year từ lâu đã trở thành ca khúc bất hủ và trở thành bài hát được người
Việt Nam nghe nhiều nhất mỗi dịp năm mới”, như chính tác giả bài báo thừa
nhận???
+ Báo VN Express.
Trước đó một năm, vào ngày 10/02/2013, trên tờ
VN Express cũng đã xuất hiện bài viết của Hoàng Trọng Thảo dưới nhan đề “'Happy
New Year' (ABBA) là bài hát đen đủi ngày Tết”. Tác giả phán chắc
nịch: “Giai điệu thì cũng tươi vui đấy, nhưng thật ra lời
bài hát thì khá buồn, đặc biệt có những ca từ mang tính xúi quẩy, đen
đủi cho năm mới, ví dụ như "tôi và bạn cảm thấy thất bại và
buồn chán" (me and you, feeling lost and feeling blue), hay "bạn
và tôi, chúng ta có thể nằm xuống và chết" (we might as well lay down
and die You and I). Đây là lối trích dẫn gian trá hết sức vô liêm sỉ
và ngu xuẩn.
Hãy đặt câu ca vào đúng ngữ cảnh (mạch văn)
của nó, sẽ hiểu được ý lời ca không phải như Hoàng Trọng Thảo diễn dịch:
Here we are, me and
you
Feeling lost and
feeling blue
It's the end of the
party
…
Now's the time for us
to say...
Anh và em
Chúng ta ngồi đây,
Cảm thấy lạc lõng và
buồn bã
Khi bữa tiệc đã tàn
Nhưng đây là thời khắc
để chúng ta nói...
Chúng tôi lặp lại: “Nhưng đây là thời
khắc để chúng ta nói...” – Nói gì nếu không phải nói lại lời
chúc “Happy new year/Happy new year…. You and I. Năm mới hạnh phúc Năm
mới hạnh phúc... Anh và em.” Rõ ràng, lời ca có ý khích lệ chúng ta
dù “chúng ta ngồi đây, cảm thấy lạc lõng và buồn bã” vì thế
giới vẫn chưa hết hận thù, chưa hết giết nhau, nhưng đây vẫn là thời khắc tốt
đẹp nhất, thuận lợi nhất để chúng ta cùng hát lên lời chúc lẫn nhau thân tình
và vui tươi: “HappyNew Year, Happy New Year….” Năm mới hạnh phúc! Năm
mới hạnh phúc!
Hãy thôi chia rẽ, thôi hận thù, thôi giết hại
nhau! Cầu chúc và ước vọng! Một ước vọng hết sức chính đáng và cấp bách, chứ
đâu là một tỏ lộ bi quan!
Gợi
nhắc lời chúc Merry Christmas (Mừng Lễ Giáng Sinh)
Một tuần lễ trước ngày đầu Năm Mới, Giáo Hội
Công Giáo Hoàn Vũ (và cả thế giới không có đức tin Kitô giáo) hoan hỉ mừng Lễ
Giáng Sinh 2014. Đâu đâu cũng vang lên những ca khúc Mừng “Merry Christmas”.
Tiếng đàn hòa chung tiếng hát, tiếng chuông rộn rã. Ngay tại Vatican, Thủ đô
của Giáo Hội, bầu khí Lễ Chúa Giáng Sinh càng tưng bừng.
Vậy mà, trong Thông Điệp mừng Chúa Giáng trần,
thông điệp Urbi et Orbi (Thông điệp cho Thành phố và cho Thế Giới) vừa rồi
(25/12/2014), trong khi “Chúc mừng Giáng sinh cho mọi người”, Đức
Giáo Hoàng Phanxicô đã không ngần ngại kêu lên: “Thế giới có quá nhiều
nước mắt trong mùa Giáng Sinh này, cùng với những giọt nước mắt của Chúa Giêsu
Hài Đồng.”
Rồi ngài “Cầu xin quyền năng của Chúa
Kitô, mang đến tự do và sự phục vụ lẫn nhau, được cảm nhận trong nhiều con tim
đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, khủng bố và chế độ nô lệ.” ĐTC cũng
cầu “xin cho sự hiền lành trong quyền năng chí thánh này lấy đi sự chai
cứng của con tim rất nhiều người nam nữ đang đắm mình trong những sự thế gian và
trong sự thờ ơ.” Cuối cùng ĐTC tiếp tục tha thiết“cầu xin cho quyền
năng cứu độ của Chúa biến vũ khí thành lưỡi cày, biến hủy diệt thành sáng tạo,
biến lòng thù hận thành tình yêu và sự dịu dàng.” Để rồi chúng ta có
thể kêu lên trong hân hoan “Chính mắt con đã được thấy ơn cứu độ của
Chúa.”
Ai bảo đó là bi quan? Là đen đủi? Là xúi quẩy?
Không! Đó là lời mời gọi khẩn thiết gởi đến tất cả những người thiện tâm!
Là
cộng sản, làm sao có được thiện tâm?
Người cộng sản chỉ có thể trở thành người
thiện tâm khi nào họ đủ can đảm từ bỏ cái đảng quái ác của họ mà thôi! Bao lâu
chưa là người thiện tâm, bấy lâu đám chóp bu cầm quyền CSVN còn ác tâm với dân
mình, với những người thiện tâm đấu tranh cho quyền con người, cho chính nghĩa
dân tộc, cho chủ quyền quốc gia, cho tự do dân chủ.
Hoàng Trọng Thảo có đọc kỹ và nghe rõ không
lời ca trong bài Happy New Yearrằng: “May we all have
our hopes, ourwill to try/ If we don't we might as well lay down and die/
You and I - Chúc tất cả chúng ta có nhiều hi vọng, ý chí nỗ lực/Nếu chúng ta
không thế thì sẽ gục ngã và diệt vong/Anh và em.” Tại sao lại chơi trò
lưu manh cắt xén đi những vế chính, từ chính của lời ca (chúng tôi in đậm trên
đây) để làm lệch đi ý nghĩa sâu sắc của câu ca? Đích thị là một hành vi gian
trá bộc lộ thủ thuật tuyên truyền xuyên tạc cố hữu của cái gọi là “phẩm chất
đạo đức cách mạng” nơi con người Cộng sản! Chỉ với mục đích lôi giới trẻ Việt
Nam ra khỏi bầu khí tưng bừng Happy New Year, bởi lẽ Happy New Year là một nhạc
phẩm ngoại lai, nó không là thiên tài của ta, nó không ngợi ca “ơn bác, ơn
đảng” và nhất là nó không “Mừng đảng” trước rồi hãy “Mừng Xuân” sau như đảng
dạy!
Xuân Ất Mùi 2015, hòa chung niềm vui xuân cùng
bà con đồng hương xa quê, chúng tôi xin nói lên đây lời “Happy NewYear
– Chúc Mừng Năm Mới” cho mọi người, mọi nhà và cùng đồng thanh vang
lên lời ca Happy New Year, cầu xin Thượng Đế ban hạnh phúc cho
mọi người, mọi nhà.
Tại hải ngoại, chúng ta đang sống và trải
nghiệm “sự thịnh vượng” của thế giới tự do, chúng ta không quên cầu chúc
bà con chúng ta trong nước sớm thoát khỏi nanh vuốt của “lũ si ngốc” tự cho
mình là đỉnh cao, thỏa mãn với những bước đi chệch choạc và thụt lùi của chúng
trước sự thăng hoa của nền văn minh nhân loại.
Chúng ta cầu nguyện cho mọi người cùng hưởng
một Năm Mới Hạnh Phúc và cùng bà con trong nước tiếp tục mạnh mẽ kiên trì đấu
tranh cho một Việt Nam văn minh, tự do, dân chủ và phú cường. Ở đó nhân phẩm,
nhân quyền và công bằng xã hội phải được tôn trọng một cách triệt để! Từ đó,
bài ca Happy New Year sẽ thật sự đầy ý nghĩa và làm cho cõi
lòng người Việt Nam trên quê hương thật sự hạnh phúc./.
(Ngày áp Tết Ất Mùi)
From: Holly Ngo <ntbh99@gmail.com>
Date: Thu, Feb 19, 2015 at 3:28 AM
Subject: [VN-SHARE-NEWS] Fwd: Phong Trào ĐM Đảng Cộng Sản in VN
To: "vn-share-news@googlegroups.com" <vn-share-news@googlegroups.com>
Date: Thu, Feb 19, 2015 at 3:28 AM
Subject: [VN-SHARE-NEWS] Fwd: Phong Trào ĐM Đảng Cộng Sản in VN
To: "vn-share-news@googlegroups.com" <vn-share-news@googlegroups.com>
Phong Trào ĐM Đảng Cộng Sản in VN
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment