Nhân
quyền, chủ quyền hay đảng quyền?
GS Trần Phương nói: CNXH được đưa ra chỉ để bịp
thiên hạ
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Trần Hoàng Lan (Danlambao) - Hôm nọ vào "Dân Luận" thấy bài "Bản
chất của thuyết nhân quyền cao hơn chủ quyền" của tác
giả "Mõ Làng" bèn "gu gồ" tiêu đề thì được biết ngoài trang
blog "Mõ Làng", "Dân Luận" thì "Tạp chí Cộng sản"
và một số trang mạng khác cũng đăng bài viết này. Trang "Tạp chí Cộng
sản" vốn ít người đọc có vẻ là xuất xứ đồng thời cũng là nơi đã trả nhuận
bút của bài viết vì ở đây có ghi rõ họ tên tác giả. Bài đăng trên "Tạp chí
Cộng sản" nên chưa cần đọc đã biết đây là tiếng nói của đảng đả phá lại
thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền"do phương Tây đứng
đầu là Mỹ khởi xướng.
Cơ sở để khởi xướng thuyết "nhân
quyền cao hơn chủ quyền" của phương Tây là công ước về quyền con
người của LHQ đặc biệt là điều 30 của Tuyên ngôn Nhân quyền:
"Không một điều
nào trong bản tuyên ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay
một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động hủy diệt nhân quyền
và tự do được thừa nhân trong bản tuyên bố này"
Và điều 2 trong công ước quốc
tế về quyền dân sự và chính trị:
"Các quốc gia
thành viên công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi
lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong công
ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn
giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội,
tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác".
Các điều trên làm cho nhân quyền mang tính phổ
biến, có nghĩa "nhân quyền không có biên giới quốc gia",
"nhân quyền toàn cầu", "nhân quyền không phải là công việc nội
bộ của một nước" không phải là hoang đường đối với các nước nhất
là những nước đã ký kết công ước nhân quyền của LHQ như Việt Nam.
Từ "nhân quyền" trong thuyết chỉ tất
cả các quyền con người đã ghi trong công ước quốc tế về nhân quyền. Chủ quyền
là quyền của nước thể hiện trong quan hệ quốc tế mà chủ yếu được thực thi bởi
chính quyền của nước ấy. Nếu chính quyền là của dân thì chủ quyền đó thực sự là
quyền của tập thể nhân dân có thể gọi nhắn gọn là "chủ quyền thực
sự". Nếu chính quyền không phải là của dân thì chủ quyền đó chỉ là quyền
của một nhóm người. Để có được một chính quyền thực sự là của dân thì người dân
phải được quyền tự do chọn lựa một cách chính xác, công bằng mà điều đó thì chỉ
có được khi họ có đầy đủ các quyền của con người như công ước nhân quyền của
LHQ đã quy định. Từ "chủ quyền" trong thuyết chỉ "chủ quyền thực
sự", "cao hơn" với nghĩa "nhân quyền" là cái quyết
định để có "chủ quyền thực sự". Cũng chính vì thế các nước dân chủ tự
do phương Tây đã coi những nước phi dân chủ, tự do là không có chủ quyền.
Thuyết "nhân quyền cao hơn chủ
quyền" còn là cơ sở để LHQ tổ chức những hoạt động cứu trợ nhân đạo ở
những nơi mà những quyền sống của con người bị vi phạm nghiêm trọng bất chấp
thái độ của quốc gia đó. Như vậy thuyết " nhân quyền cao hơn chủ
quyền" sinh ra không ngoài mục đích thúc đẩy các nước nhất là các nước đã
ký kết công ước quốc tế về nhân quyền thực thi đầy đủ các quyền con người. Tiếc
rằng vì quyền lợi kinh tế hoặc một quyền lợi nào đó đôi khi những nước khởi
xướng này đã xao lãng kiểm tra, khuyến cáo hoặc bỏ qua tình trạng nhân quyền
tồi tệ ở một số nước trong đó có Việt Nam.
Vì cổ xúy cho tự do, dân chủ nên thuyết
"nhân quyền cao hơn chủ quyền" bị báo "lề đảng" đả phá
quyết liệt là lẽ đương nhiên. Ngay từ đầu bài viết nó đã bị hằn học gắn cho các
"nhãn, mác": "hoang đường", "cực kỳ phản
động", "nhằm những mục đích xấu xa của các thế lực thù địch" bởi
nó trái với nguyên tắc "không can thiệp nội bộ" mà đảng rất tôn
trọng, ưa chuông, quen dùng từ xưa tới nay. Sau phần "chụp mũ" là
phần lập luận, dẫn chứng cụ thể để dẫn tới các khẳng định:
- Các quốc gia được quyền giải thích nhân
quyền theo cách của mình.
- Nhân quyền và chủ quyền không thể so sánh.
- Phương Tây không được áp đặt giá trị nhân
quyền chung cho các quốc gia.
- Mục đích của thuyết " nhân quyền cao
hơn chủ quyền" là xấu xa.
- Các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ vi phạm
nhân quyền nhiều nhất.
Đây mới chính là những khẳng định hoang đường
thu được từ những lập luận hội đủ các tính chất dập khuôn, ngây ngô, xảo trá,
tức cười mà thường chỉ thấy ở các cây bút chính luận "lề đảng". Chẳng
hạn:
"Chúng ta biết
rằng, nhân quyền là giá trị cao quý chung được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận
và chia sẻ, không phải là tài sản độc quyền của riêng một nước, một châu lục
hay của riêng các nước phương Tây. Cho nên, không ai có thể độc quyền giải
thích về nhân quyền của thế giới theo quan niệm của riêng họ và cũng không được
tùy tiện áp đặt cách giải thích đó cho khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ
khác nhau có chu quyền, có quyền bình đẳng như nhau cùng tồn tại trên trái
đất"là suy luận coi nhân
quyền là giá trị chung, tài sản chung để rồi các nước có quyền được chia sẻ
nghĩa là giải thích theo cách của mình. Vẫn nhằm tới khẳng định trên nhân quyền
còn được gắn thêm cho rất nhiều thuộc tính, phụ thuộc rất nhiều các yếu tố của
quốc gia "Nhân quyền vừa có tính phổ biến và tính đặc thù, có sự
thống nhất biện chứng giữa tính giai cấp và tính nhân loại. Tuy nhiên, nhân
quyền bao giờ cũng hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử - xã
hội, một điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, dân tộc nhất định chịu sự quy
định của các yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội của quốc gia đó".
Lý do nhân quyền và chủ quyền không thể so
sánh thì được biện bạch như sau "hai mối quan hệ nhân quyền và chủ
quyền quốc gia không cùng một bậc, không cùng một tuyến tiếp cận do đó không
thể đem so sánh cái này cao hoặc thấp hơn cái kia". Kiểu biện bạch đưa
người đọc vào ma trận của từ ngữ này phải chăng được đúc kết từ thực tế nhân
quyền, chủ quyền ở Việt Nam hiện nay? Đó là chủ quyền là của đảng, nhân quyền
là của dân. Đảng giành lấy chủ quyền, còn nhân quyền của dân phải đợi đảng ban
phát. Dân muốn tiếp cận nhân quyền phải được đảng cho phép, cho quyền nào thì
được hưởng quyền đó, đòi hỏi thêm là vi phạm luật pháp. Chủ quyền là của riêng
đảng nên đảng tha hồ nhượng đất, nhượng biển, bán rừng đầu nguồn, cho Trung
Quốc khai thác bauxite ở địa bàn chiến lược Tây Nguyên,.. cấm dân không được
xía vào với luận điệu "chủ quyền biển đảo để đảng nhà nước lo". Thực
trạng nhân quyền tồi tệ và không hề muốn cải thiện nên cứ mỗi lần bị quốc tế
phê phán đảng lại "giãy nảy lên như đỉa phải vôi" rồi bù lu bù loa là
"can thiệp vào công việc nội bộ".
Còn đây thì đích thực là những dòng quảng cáo
cho mục đích tốt đẹp của thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền": "Thuyết
"nhân quyền cao hơn chủ quyền" mà phương Tây do Mỹ cầm đầu thực thi
trong chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá nước ta, thực chất
chỉ là biến tướng của chế độ thực dân mới. Bởi vì, trước đây để mở rộng thuộc
địa, các nước thực dân, đế quốc thường sử dụng phương thức cổ điển là đánh thành
và chiếm đất. Còn ngày nay, phương Tây trắng trợn can thiệp vào công việc nội
bộ của Việt Nam - một quốc gia có độc lập chủ quyền, bằng nhiều âm mưu, thủ
đoạn khác nhau. Không phải vì mục đích xâm chiếm lãnh thổ, mà vì phương Tây
muốn áp đặt quan niệm và giá trị nhân quyền đối với dân tộc ta". Bởi
lẽ khi đọc xong những dòng này trừ đảng ra, hẳn có không dưới 99% dân Việt Nam
giơ cả hai tay đồng ý sống dưới chế độ "thực dân mới biến tướng" để
được hưởng đầy đủ các quyền con người như dân phương Tây.
Mặc dù khẳng định "thuyết" nhân
quyền cao hơn chủ quyền "đi ngược lại với những nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế" nhưng tác giả chịu chết không đưa ra nổi
một dẫn chứng nào.
Áp dụng kiểu tranh luận "thay vì dùng lý
lẽ lại moi móc các điểm xấu của đối phương" mà các cây chính luận của
"lề đảng" vẫn thường dùng xưa nay, bài viết dành ra khá nhiều lời tố
cáo Mỹ và phương Tây vi phạm nhân quyền. Nhưng tiếc thay nhiều trong số đó lại
không rõ ràng hoặc sai sự thật. Chẳng hạn nói cuộc chiến tranh Việt Nam do Mỹ
gây ra với mục đích trừng phạt Việt Nam vì không theo quan niệm "giá trị
nhân quyền" là không đúng. Đây là cuộc nội chiến do cộng sản miền Bắc phát
động nhằm thôn tính miền Nam có sự giúp đỡ về vũ khí của Liên Xô, Trung Quốc và
Mỹ. Cuộc nội chiến này cũng thực chất là cuộc chiến giữa hai phe không cùng ý
thức hệ với vũ khí ngoại bang và máu người Việt như TBT Lê Duẩn từng thú nhận "ta
đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc".Những dẫn chứng về tác hại
của chất độc màu da cam đưa ra chưa thuyết phục vì vụ kiện Mỹ sử dụng chất độc
màu da cam mà nhà nước cộng sản Việt Nam tiến hành đã không có kết quả. Hơn nữa
tác hại của chất độc này còn kém xa tác hại của môi trường ô nhiễm, hóa chất
độc hại trong thực phẩm mà nhà nước cộng sản bỏ mặc hoặc không quản lý nổi
trong những năm gần đây.
Thấy đảng đả phá thuyết "nhân quyền cao
hơn chủ quyền" quyết liệt, nhất là thấy câu hỏi "Vậy nếu một
quốc gia bị tước mất quyền cơ bản nhất là độc lập, chủ quyền, thì thực hiện
nhân quyền của người dân nước đó sẽ ra sao?" có thể nhiều độc giả
sẽ cho rằng họ rất coi trọng chủ quyền. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy!
Điểm lại 70 năm cầm quyền, ngoài bạo tàn, dối trá có truyền thống đảng còn có
cả truyền thống không giữ được chủ quyền.
Năm 1954 chịu áp lực của Liên Xô, Trung Quốc
buộc phải chia cắt đất nước trong hiệp định Giơ ne vơ tiếp theo là tàn sát
chính đồng bào mình trong cải cách ruộng đất.
Từ năm 1958 đến 1975 công nhận Hoàng Sa,
Trường Sa là của Trung Quốc, thực hiện cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn theo
chủ trương của Trung Quốc, Liên Xô.
Năm 1988 bỏ mặc cho Trung Quốc tàn sát 64
chiến sĩ hải quân và chiếm đảo Gạc Ma ở Trường Sa.
Từ sau thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ở
Thành Đô năm 1991 đến nay đã liên tục nhượng đất, nhượng biển, bán rừng đầu
nguồn cho Trung Quốc, bỏ mặc ngư dân đánh cá ở Hoàng Sa bị Trung Quốc bắt bớ
bắn giết, đàn áp những người yêu nước đòi Hoàng Sa, Trường Sa.
Gần đây nhất khi Trung Quốc đặt giàn khoan tại
thềm lục địa của Việt Nam, xây cất trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa các lãnh đạo
cấp cao nhất không dám hé răng lấy nửa lời để phản đối.
Ngoài ra, cơ cấu lãnh đạo đảng, nhà nước
thường xuyên có sự can thiệp của Trung Quốc.
Coi nhân quyền như cỏ rác, chủ quyền thì chỉ
biết quỵ lụy trước kẻ thù, cấu kết với ngoại bang để giữ vững địa vị lãnh đạo
và hạn chế nhân quyền của dân. Phải chăng thứ mà đảng trọng nhất là đảng quyền?
2/2015
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment