Sunday, June 26, 2016

VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

 
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó chém cha sự đời


Begin forwarded message:
From: Nghiem Nguyen <>
Date: June 23, 2016 at 9:41:04 AM PDT
To: tien nguyen <
Subject: Fwd: VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

---------- Forwarded message ----------
From: Vang Tho HUA <>
Date: 2016-06-23 9:34 GMT-07:00
Subject: VÌ ĐÂU NÊN NỖI?
To:

Kính mi  đc:
Trân Trng




VÌ ĐÂU NÊN NỖI?
-LÃO MÓC-

*
*  *
Dẫn nhập: Theo tin báo chí thì có khoảng 100 cô dâu Việt Nam lấy chồng Trung Cộng ở tỉnh Hà Bắc đột nhiên biến mất. Cũng theo tin báo chí thì “Mã Giám Sinh” tân thời là mụ Ngô Mỹ Ngọc (Wu Meiyu), một người Việt lấy chồng Tàu đã cư ngụ tại đây trên 20 năm là đầu dây mối nhợ của dịch vụ buôn cô dâu VN có hệ thống này. Vì đâu nên nỗi?

-Theo tin báo chí, một cô dâu Việt lấy chồng Nam Hàn bị chồng bỏ vì không thể sinh sản đã bị một người đàn ông Nam Hàn khác siết cổ đến chết trong một quán trọ. Vì đâu nên nỗi?
-Cách đây khá lâu, trên một tờ báo mạng của TC có quảng cáo chỉ cần 6,000 đô la có thể cưới một cô gái VN còn “gin”, xài thử nếu không đúng như lời quảng cáo sẽ được thay cô dâu khác … miễn phí! Vì đâu nên nỗi?

Bài viết sau đây hy vọng sẽ giúp độc giả thấy rõ nguyên do vì sao sau 41 năm cưỡng chiếm miền Nam và cai trị toàn đất nước, CSVN đã dìm phụ nữ VN xuống ngang hàng với súc vật! 
*
Sử viết:
Công chúa Huyền Trân là con của vua Trần Nhân tông, năm Tân Sửu (1301) được vua cha hứa gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân, khi Chế Mân sai người đem sính lễ  đến cưới thì triều thần không thuận. Năm Bính Ngọ (1306) Chế Mân tình nguyện dâng hai châu Ô và Rí làm lễ sính, vua Trần Anh tông (anh công chúa) thuận gả để lấy hai châu ấy sau đổi tên là Thuận Châu và Hoá Châu. Năm 1307, Chế Mân chết, vua Anh tông sai Trần Khắc Chung giả mượn tiếng đến thăm, tìm cách đem công chúa về nước để tránh nạn hỏa thiêu theo phong tục Chiêm Thành.

Về chuyện này, người đời sau khen vua Trần Anh tông biết dùng nhan sắc của em gái mình mà… mở mang bờ cõi; nhưng cũng có người mỉa mai vua Chế Mân của Chiêm Thành vì mê nữ sắc đã đem đất đai của tổ quốc mà dâng hiến cho ngoại bang qua hai câu thơ:
“Hai châu Ô, Rí vuông nghìn dặm
Một gái Huyền Trân giá mấy mươi?”
Ca dao có câu mỉa mai chuyện này một cách rất ý nhị như như sau:
“Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng mán, thằng mường nó leo!”
Và người đời cũng tỏ ý thông cảm với số phận hẩm hiu của công chúa Huyền Trân:
“Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục, lại vần lửa rơm!”
Đó là số phận của một phụ nữ phải đi lấy chồng xa thời phong kiến.
*
Thời những người miền Bắc “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, nhà thơ Tố Hữu, con chim đầu đàn của “nền văn chương cũi sắt” đã làm bài thơ “Cô gái sông Hương”
“Trên dòng Hương giang
Em buông mái chèo
Trăng lên,
Trăng đứng,
Trăng tàn.
Đời em với chiếc thuyền nan xuôi dòng
Bao giờ hết nhục dày vò năm canh

Bao giờ vào bến rời dòng dâm ô?
*
Răng không! Cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa dòng
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân.”

Trên đây là một trích đoạn trong bài thơ “Cô gái sông Hương” được in trong tập thơ “Từ ấy” của nhà thơ VC Tố Hữu. Ông này cũng cao ngạo giống như cái cao ngạo của ông Hồ Chí Minh khi đề thơ ở đền thờ anh hùng Trần Hưng Đạo: “Bác tôi, tôi bác…”
“Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dẫn năm châu tới đại đồng…”
Ông cai thầu văn nghệ Tố Hữu lại đòi “so dây” cùng với Tố Như tiên sinh:
“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều…

Ngẫm người xưa của ta nay
Khúc xưa xin lại so dây cùng Người”.
Nhưng nếu thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du quả là một nhà  tiên tri với đức khiêm cung khi hạ bút hai câu thơ:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?!”
(Tạm dịch:
“Ba trăm năm nữa. Sau cùng
Biết ai thiên hạ khóc dùm Tố Như?!
Và quả tình là ba trăm năm sau đã ứng nghiệm: nhiều người đã cùng khóc với Tố Như tiên sinh và khóc dùm cho thân phận của nàng Kiều!

Nhưng, cuộc đời của “cô gái sông Hương” mà ông cai thầu văn nghệ của “nền văn chương cũi sắt” Tố Hữu tiên đoán thì đã không thể “rời dòng dâm ô” thì làm cách nào mà đến được “một vườn đầy xuân” – như ông ta đã đoan chắc.

Thân phận của những bé gái, những cô gái, những thiếu phụ… trên đất nước Việt Nam thời xã nghĩa còn bi đát hơn thời “cô gái sông Hương”, thời mà những người lãnh đạo miền Bắc Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Việt Nam, thời mà những văn nghệ sĩ và chiến sĩ của chế độ hãnh diện là những người:
“Một thuở mang gươm đi mở nước
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cùng với số phận miền Nam, số phận của cả dân tộc đã không “hiện thực” như lời hứa năm nào của ông Hồ Chí Minh: “Đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng gấp mười ngày nay!”. “Lời hứa” của ông Hồ Chí Minh chỉ đúng cho những người lãnh đạo đảng VC mà hiện nay họ đã trở thành “giai cấp tư bản đỏ”.
*
“Cánh đồng bất tận” là một truyện ngắn của nhà văn miền Nam Nguyễn Ngọc Tư. Nhân vật truyện là một người làm-đàn-bà-để-sống. Khác với thời “sa đoạ” của Mỹ, Ngụy, là những cô thôn nữ lên thành thị vì sa cơ, lỡ bước phải làm-đàn-bà-để-sống. Người thiếu phụ làm-đàn-bà-để-sống trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư lại là người từ thành phố về miệt ruộng với những “cánh đồng bất tận” để hành nghề. 

Tình địch của người đàn bà đã trả thù một cách vô cùng ác độc bằng cách đổ keo vào “dụng cụ để hành nghề” của người đàn bà. Người đàn bà được chị em cô gái là nhân vật chính của câu chuyện đem về ghe để cứu chữa. 

Cha của hai chị em cô gái là một người đàn ông bị mặc cảm vì bị vợ bỏ. Chuyện éo le là cậu con trai của ông ta lại yêu người đàn bà làm-đàn-bà-để-sống. Sau cùng, người đàn bà đã bỏ đi cùng cậu con trai. Và, trên “cánh đồng bất tận” đầy bùn, nước và rơm rạ, người đàn ông đã cay đắng, thúc thủ nhìn con gái của mình bị những kẻ xấu hãm hiếp.
*
Từ bài  thơ  “Cô gái sông Hương” của nhà thơ Tố Hữu đến người-làm-đàn-bà-để-sống trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, số phận của những đàn bà, con gái Việt Nam càng bi đát và thê thảm hơn nhiều.
Có những bé gái 5, 10 tuổi đã được bán qua Kampuchea để hành nghề… khẩu dâm. 

Có những phụ nữ đã phải trần truồng sắp hàng để các đàn ông Đài Loan, Nam Hàn lựa chọn như mua heo, mua gà. Có những phụ nữ đã phải đến Đài Bắc để “cung phụng tình dục” cho cả gia đình kẻ đã “cưới” mình. Vì quá ô nhục, có người đã phải mượn cái chết để kết liễu đời mình. Có những thiếu nữ đã phải khỏa thân trong tủ kính để khách hàng chọn lựa.

Thời Việt Nam Cộng Hoà, bà luật sư Ngô Bá Thành đã hãnh diện tuyên bố: “Tôi là thành phần thứ ba” sau 57 tháng tù và lập ra Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống giữa lòng chế độ Sàigòn. 

Bà này rất nổi tiếng với câu tuyên bố để đời: “Bọn sĩ quan Ngụy đáng lẽ phải đem ra xử bắn, Cách Mạng cho đi cải tạo là nhân đạo lắm rồi!”.  Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Thành, sau khi VC chiếm cả nước ra sao thì đồng bào đã thấy rõ.

Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, sau khi “cách mạng” thành công đã được “cách mạng” lợi dụng trong “vụ kiện chất độc màu da cam” , đã xin ra khỏi Đảng cũng đã thấy rõ hơn ai hết chuyện “xuống cấp thê thảm” của phụ nữ trong “chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa!”
*
Thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du đã để nàng Kiều trầm mình ở sông Tiền Đường để sau đó được cứu thoát để cùng Kim Trọng ngâm nga câu thơ:
“Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững, lại vầy cho tan”
để rồi “thì tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ” và cùng nhau cám ơn
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời”.
*
Sau 41 năm cưỡng chiếm miền Nam., VC đã thành công trong công cuộc “hạ giá” phụ nữ xuống ngang hàng súc vật!
*
-Năm 2009, cô Thanh Lan, một cô gái miền Nam, qua “môi giới hôn nhân” đã lấy chồng Đại Hàn với hy vọng giúp đỡ cha mẹ già yếu bệnh tật. Không ngờ lại bị gạt vào động mãi dâm. 

Trước khi tự tử đã để lại “Bức thư tuyệt mệnh” và được nhà thơ Nguyễn Đình Hoài Việt chuyển thành thơ lục bát và được nhạc sĩ Lê Huy Phong phổ nhạc. Nội dung như sau:
“Chấp tay lạy mẹ con đi
Lấy chồng Hàn Quốc ra đi không về
Ngày mai con phải xa quê
Mẹ ơi có biết con tê tái lòng
Mùa Xuân chết giữa mùa Đông
Vu quy phó thác theo dòng thời gian
Tưởng rằng làm vợ Đại Hàn
Thoát vòng nô lệ sướng hơn quê nhà
Kiếm tiền giúp đỡ mẹ cha
Qua cơn bệnh hoạn tuổi già khó khăn
Đâu ngờ môi giới hôn nhân
Bán con vào động Đại Hàn mại dâm
Ngày làm vú ở giữ em
Tối trời là phải đi đêm với người
Thân con là món đồ chơi
Trời ơi thân xác rã rời lá hoa
Muốn tìm cơ hội trốn xa
Làm sao thoát khỏi tú bà ác ôn
Thôi đành liều chết là hơn
Nhảy lầu tự vận mong còn thoát thân
Cúi xin cha mẹ ban ân
Thứ tha tội lỗi cho con được nhờ
Khẩn cầu Trời Phật hải hà
Rước con vào cõi ông bà Thiên Thai”.

– Tháng 7 năm 2010, ông Lee Myung-bak, Tổng Thống Nam Hàn đã bày tỏ “sự tiếc nuối sâu xa” về trường hợp cô dâu Việt Thái Thị Hồng Ngọc mới 20 tuổi, chỉ mới đặt chân lên Nam Hàn có 8 ngày thì bị người chồng người Nam Hàn 47 tuổi bị bệnh tâm thần đánh và đâm đến chết. Cũng theo tin báo chí thì thân nhân của cô dâu bất hạnh này sẽ được bồi thường một số tiền.

-Trong lúc Đảng và Nhà Nước ta hân hoan chào mừng thắng lợi cuộc Bầu cử Quốc Hội lần thứ 13, thì một phụ nữ VN bị người chồng Hàn quốc đâm 53 nhát dao chết ngay tại nhà. Người chồng họ Im, 37 tuổi đã dùng dao giết chết vợ VN Hoàng Thị Nam 23 tuổi. Vụ việc xảy ra tại huyện Jeongto, tỉnh Kyeongsang Bắc lúc gần 2 giờ sáng địa phương. Người chồng khai nhiều lần vợ đòi ly hôn và muốn bế con ra khỏi nhà trong đêm 23 tháng 5 đã dưa đến chuyện thảm sát. Vụ án đang tiến hành.
*
Bao nhiêu phụ nữ Việt Nam vì hoàn cảnh phải đi lấy chồng xa đã được “may mắn” như cô Hồng Ngọc?

Bao nhiêu phụ nữ Việt Nam đã phải làm nô lệ tình dục cho cả gia đình nhà chồng và đã bị đưa vào động mãi dâm  đã phải nhảy lầu tự tử?

Bao nhiêu bé gái vị thành niên bị gia đình “bán” phải hành nghề “khẩu dâm” và cuộc sống đang chết dần mòn trong những ổ mãi dâm ở Kampuchea?…

Hỡi các phụ nữ Việt Nam hãy vùng lên để GIÀNH LẠI QUYỀN SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH.
*
Ai đó đã vô cùng chí lý khi cho rằng: “Chế độ VC không thể THAY ĐỔI mà phải THAY THẾ!”

LÃO MÓC

__._,_.___

Posted by: Nang 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link