Quốc tế bất bình với bản án của LS Lê Quốc Quân
Thanh
Trúc, phóng viên RFA
2013-10-02
2013-10-02
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Luật sư Lê Quốc Quân tại
TAND Hà Nội sáng 02/10/2013
RFA files
Ba mươi tháng tù giam về
tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và yêu nước Lê Quốc Quân, mà tòa Việt
Nam phán quyết hôm qua, làm dấy lên sự bất bình và những lời chỉ trích nghiêm
khắc nặng nề từ người thường cho đến các vị lãnh đạo tinh thần, giới ngoại giao
cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền bên ngoài.
Thanh Trúc thu thập
những phản ứng và cảm nghĩ liên quan đến trường hợp xét xử luật sư bất đồng
chính kiến Lê Quốc Quân đang lôi kéo sự chú ý của công luận khắp nơi:
Bản án bất công
Ngay khi phiên tòa sơ
thẩm, xét xử luật sư Lê Quốc Quân bị giam 9 tháng qua về tội trốn thuế, kết
thúc xế trưa hôm qua với phán quyết 30 tháng tù giam, trên trang web của đại sứ
quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã xuất hiện bản tuyên bố nội dung như sau:
Chúng tôi quan ngại sâu
sắc trước việc chính phủ Việt nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội
trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Sự kiện chính phủ
Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ
hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là một điều đáng lo
ngại.
Vẫn theo bản tuyên bố
của đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, trong đó có lời kêu gọi chính phủ Việt Nam thả hết
tù nhân lương tâm cũng như cho phép người dân bày tỏ chính kiến, việc kết
án ông Lê Quốc Quân là không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những
nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính
Trị, bên cạnh những cam kết thể hiện qua bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế.
Ân Xá Quốc Tế có lý cớ
để tin rằng đằng sau vụ xử này là động lực chính trị, hệt như trường hợp
blogger Điếu Cày trước đó.
- Bà Janice Beanland
- Bà Janice Beanland
Tại London, Anh Quốc,
vài giờ sau khi bản án 30 tháng tù cho luật sư Lê Quốc Quân được loan ra, Ân Xá
Quốc Tế Amnesty International công bố thông cáo báo chí , gọi đây là vụ trấn áp
đối lập mới nhất vô lý nhất và bất công nhất mà Việt Nam vừa hoàn tất.
Bà Janice Beanland,
người đảm trách vận động nhân quyền cho Việt Nam trong Ân Xá Quốc Tế, nói rằng
đây là bản án khiến mọi người kinh ngạc và vô cùng thất vọng:
Thật là điều đáng buồn
khi những người đáng lẽ có thể cống hiến tất cả những gì ích lợi cho đất nước
mà lại bị chính quyền của nước đó đố ky thù nghịch, tìm mọi cách bịt miệng và
cầm tù bằng bản án dài như vậy.
Bởi vì Ân Xá Quốc Tế quá
sửng sốt trước phán quyết hai năm rưỡi tù giam dành cho luật sư Quân. Ân Xá
Quốc Tế có lý cớ để tin rằng đằng sau vụ xử này là động lực chính trị, hệt như
trường hợp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cũng bị truy tố và giam cầm vì tội
trốn thuế trước đó. Những chuyện như vậy khiến Ân Xá Quốc Tế không thể không
quan tâm.
Tưởng cần biết khi chưa
bị bắt thì blogger Điếu Cày trước kia và luật sư Lê Quốc Quân sau này đều là
những người thường có mặt trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Bà Janice Beanland,
người đảm trách vận động nhân quyền cho VN trong Ân Xá Quốc Tế.
Bà Isabelle Arradon, phó
giám đốc Châu Á Thái Bình Dương Sự Vụ trong Ân Xá Quốc Tế, nhấn mạnh trong
thông cáo báo chí rằng không thể chối cãi chuyện luật sư Lê Quốc Quân bị bắt
giữ và bị giam cầm bởi chính quyền Hà Nội chỉ vì ông tích cực tranh đấu quyền
làm người cho chính mình và cho mọi người khác. Vì lý do đó, Amnesty International
khẳng định, Việt Nam phải bãi tố và trả tự do ngay tức khắc cho luật sư
Lê Quốc Quân.
Khi luật sư kiêm blogger
Lê Quốc Quân bị bắt chín tháng trước cho đến ngày xét xử hôm qua, thân nhân,
bạn bè và cả những người không quen biết nhưng chú ý đến vụ việc, đều chẳng ai
tin nhà nước truy tố và xử phạt ông chỉ vì tội trốn thuế.
Từ thành phố Hồ Chí
Minh, anh Anthony Lê, phóng viên của truyền thông Giòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn,
bày tỏ rằng phiên tòa hôm thứ Tư đã có sẵn bản án bỏ túi:
Với một lực lượng công
an hùng hậu chặn hết không cho ai tiến gần khu vực tòa án là một điều cho thấy
nhà cầm quyền rất sợ công luận. Một điều đáng mừng và đáng tự hào là số lượng
nhân dân nói chung và thân nhân, bạn bè, gia đình của luật sư Quân đến bằng con
số rất đông, cụ thể trên 1.000 người. Điều này cho thấy hình ảnh của anh
Quân khắc sâu trong lòng nhiều người, anh Quân được số người mến mộ rất cao, từ
Bắc tới Nam đều có.
Còn nói về bản án thì đó
là bản án nặng nề và thật sự là bất công. Đưa tội trốn thuế với mức thuế sáu
trăm triệu đồng ra so sánh với những phiên tòa xét xử những viên chức tham
nhũng hoặc trốn thuế của Việt Nam lên tới con số hàng mấy tỷ đồng, thì
bản án 30 tháng tù giam cộng với sáu trăm triệu và phạt 1 tỷ 2 là bản án rất
nặng nề và mơ hồ, không căn cứ vào điều luật hoặc cơ sở pháp lý nào cụ thể để
ra được mức án như vậy.
Công an ngăn chặn
Từ Hà Nội, giáo dân và
người quan sát độc lập J.B. Nguyễn Hữu Vinh, có mặt trong đoàn người của Thái
Hà kéo đến phiên tòa xử luật sư Quân hôm qua, cũng có nhận xét như anh Anthony
Lê là số người kéo về tòa án không ít hơn một nghìn người:
Công an, an ninh mặc
thường phục làm hàng rào ngăn cản người dân đến tòa án. Photo courtesy of VRNs.
Đoàn người là giáo dân
và những người quan tâm đi từ nhà thờ Thái Hà, mỗi người cầm trên tay một
cành thiên tuế, mang chiếc áo trắng có hình vẽ netizen Lê Quốc Quân với khẩu
hiệu “Free Lê Quốc Quân”, cũng như các băng rôn “Trả Tự Do Cho Lê Quốc Quân” và
“Xét Xử Công Bằng Công Lý”. Theo tôi nắm được thì con số khá lớn, không
dưới một nghìn người, khi đi thì có linh mục Lưu Ngọc Quỳnh và linh mục Nguyễn
Ngọc Nam Phong.
Từ chỗ nhà thờ Thái Hà
đến nơi xét xử khoảng 4 hay 5 ki lô mét, khi đi khoảng hơn 1 ki lô mét
thì công an, cảnh sát cơ động vũ trang chặn lại, mặc dù phiên tòa được
báo chí của nhà nước tuyên bố là xử công khai. Cảnh sát muốn đẩy tất cả
trở lại để giải phóng con đường, mà quay lại thì cũng bị chặn nốt, có những lúc
người giáo dân phải nằm xuống đường để ngăn cản việc bị đẩy trở lại hoặc đẩy
đi theo ý của họ.
Theo tôi thì nhà nước Việt Nam nên lưu ý đến sự quan tâm, sự bất bình, sự không đồng ý mà người dân bày tỏ một cách ôn hòa như tình huống vừa qua, để từ đó thay đổi chính sách và cách xử sự sao cho hợp lòng dân hơn.
- Bà Janice Beanland
Còn tại tòa chỉ mỗi vợ
anh Lê Quốc Quân vào được, còn mẹ thì ngồi ở vệ đường từ sáng đến chiều. Những
giáo dân ở các vùng xa bị chặn xe bị đuổi về. Có những giáo dân đến tận 2 giờ
chiều vẫn bị nhốt vào trong vùng công an, không được đi ra khỏi.
Đặc biệt khi bị chận lại
và không đi được thì người ta tập trung lại, hát những bài hát”Dậy Mà Đi Hỡi
Đồng Bào Ơi”, bài hát “Lên Đàng” , đặc biệt có bài hát của Việt Khang “Việt Nam
Tôi Đâu”, đã được những người thanh niên hát lên giữa đường phố một cách hoành
tráng và rất là xúc động.
Linh mục Nguyễn Ngọc Nam
Phong:
Thật sự bầu khí ấy làm
chúng tôi hết sức xúc động, nó khó tả lắm, không biết diễn tả làm sao khi chứng
kiến người dân đồng lòng hát hoặc là hô những câu khẩu hiệu ôn hòa như là “Lê
Quốc Quân Vô Tội”, ai cũng cảm thấy rất là xúc động.
Dưới mắt bà Janice
Beanland, người vận động nhân quyền cho Việt Nam trong Amnesty International Ân
Xá Quốc Tế:
Thật là tốt khi người
dân cảm thấy cần thiết phải bày tỏ được và nói lên được suy nghĩ của mình bên
ngoài tòa án như trường hợp phiên xử luật sư Lê Quốc Quân. Theo tôi thì nhà
nước Việt Nam nên lưu ý đến sự quan tâm, sự bất bình, sự không đồng ý mà người
dân bày tỏ một cách ôn hòa như tình huống vừa qua, để từ đó thay đổi chính sách
và cách xử sự sao cho hợp lòng dân hơn.
Và nếu luật sư Lê Quốc
Quân quyết định kháng cáo, bà Janice Beanland nói bà hy vọng như thế, thì Ân Xá
Quốc Tế Tế sẽ hết lòng vận động, ủng hộ và đứng đằng sau một người dám cất
tiếng chống lại bất công, áp bức trong công cuộc đòi hỏi nhân quyền cho người
dân của mình.
Tin, bài liên quan
- Không
thể lấy tòa án làm công cụ bảo vệ chế độ
- Không
thể lấy tòa án làm công cụ bảo vệ chế độ
- Hoa
Kỳ quan ngại về việc VN kết án tù LS Lê Quốc Quân
- Hoa
Kỳ quan ngại về việc VN kết án tù LS Lê Quốc Quân
- Tường
thuật phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân
- Công
an ngăn cản người dân đến theo dõi phiên xử LS Lê Quốc Quân
- Dư
luận trước phiên xử LS Lê Quốc Quân
- Vì
sao phải khống chế, cô lập LS Lê Quốc Quân?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment