Vì
sao Quốc hội Việt nam không làm gì được cho dân?
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-11-14
2013-11-14
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Quốc hội Viêt Nam, kỳ họp thứ 6, khóa 13
chinhphu.gov
Để đất nước chìm ngập trong cơn khủng hoảng toàn diện, nạn tham nhũng
tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng... Vậy mà các Đại biểu Quốc hội
Việt nam vẫn hầu như bó tay và không có bất kỳ giải pháp nào, nhằm tránh
thoát thảm cảnh xuống cấp ghê gớm của đất nước. Vì sao lại có tình trạng như
vậy?
Quốc hội vì dân hay vì đảng
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan đại diện cho ý
chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân. Tuy vậy, trước thực tế có đến 90% các Đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CSVN. Cho nên phải chăng Quốc hội Việt nam
không thể hiện được ý chí của người dân.
Theo Hiến pháp quy định, thì Quốc hội có nhiệm vụ quyết định những
vấn đề lớn, các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh … và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội
và hoạt động của công dân. Đồng thời, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao
đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Nhưng trên thực tế không như vậy, người
ta cảm thấy vai trò của Quốc hội bị lu mờ so với thực quyền của họ. Một thực
tế, nếu các đại biểu quốc hội thực hiện đầy đủ chức năng của họ thì cỗ máy nhà
nước Việt nam có lẽ không đến nỗi chạy ngược lại với xu thế thời đại như hiện
nay.
Quốc hội Việt nam được đạo diễn bởi Đảng CSVN theo cơ chế Đảng cử
dân bầu. Điều đó đã làm cho Quốc hội phụ thuộc. Đó là lý do vì sao mà Quốc hội
Việt nam chưa làm tốt được cái vai trò theo sự hiến định của Hiến pháp
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh
Đánh giá về vai trò của Quốc hội hiện nay, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh
ở Đà nẵng cho chúng tôi biết “Quốc hội Việt nam được đạo diễn bởi Đảng CSVN theo cơ chế Đảng
cử dân bầu. Điều đó đã làm cho Quốc hội phụ thuộc. Đó là lý do vì sao mà Quốc hội Việt nam chưa
làm tốt được cái vai trò theo sự hiến định của Hiến pháp. Và đó cũng là lý do
vì sao trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa rồi cho thấy vai trò hết sức mờ nhạt,
hết sức lung túng của Quốc hội Việt nam trong việc giải quyết các bài toán do
tình hình cuộc sống của đất nước đặt ra”
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các nữ đại biểu Quốc
hội khóa XIII - (minh họa) bienphong.com.vn
Vì thế, các đại biểu Quốc hội đã không hành động theo nguyện vọng
của cử tri hay tinh thần vì dân, vì nước mà ho hoàn toàn chịu sự chi phối của
đảng. Dẫn tới Quốc hội trở thành
một cơ quan mang tính chất hình thức để hợp thức hóa các chủ trương chính sách
của đảng CSVN. Vì thế, đa số đại biểu
hầu như không cho phép mình phát biểu theo những gì họ nghĩ, mà chỉ bấm nút theo chỉ đạo của đảng và đặt cương
lĩnh của đảng lên trên hết.
Nhận xét về cách tổ chức của Quốc Hội Việt Nam, ông Bùi Kiến Thành
một doanh nhân Việt kiều đã về làm việc tại Việt nam nhiều năm cho biết:
"Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh
vực với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc hội như mấy
ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bắt buộc
phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ. Nó độc đáo ở chỗ phần lớn là
nghiệp dư, cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này
luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là
xong!"
Tuy nhiên, khi nói về sự hoài nghi về vấn đề “Có phải về thực
chất cử tri Việt nam hoàn toàn không có vai trò trong việc lựa chọn các đại biểu
của họ vào Quốc hội hay không?”. Ông Hoàng Hữu Phước đại biểu Quốc hội TP.
Hồ Chí minh cho biết
Ở Việt Nam mấy người vào Quốc hội như mấy ông sư hay tướng tá là
một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bắt buộc phải hiểu biết về chính
trị hay lập pháp, luật lệ... cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những
dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút
thế là xong!
ông Bùi Kiến Thành
“Tôi nghĩ rằng không, bởi vì người dân hiện nay có sự chọn lựa rất
là kỹ lưỡng. Cho nên là mỗi một người, dù có đã từng làm đại biểu khóa trước đó
hoặc là người mới ứng cử bi giờ thì người nào cũng phải có sự hành động cụ thể
rõ ràng. Và nhất là bây giờ người dân rất là quan tâm. Cho nên tôi nghĩ rằng,
trước đây hoặc bây giờ có sự hoài nghi đó, thì những hoài nghi đó có thể được
giải quyết sau Quốc hội khóa này. Và bắt đầu từ khóa sau, mọi hoài nghi,
những dư luận từ bên ngoài nói về bầu cử ở Việt nam dần dần sẽ hết.”
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua...(xaluan.com)
Trách nhiệm, quyền hành và trình độ của Đại biểu
Nói về nhược điểm trong khâu nhân sự của Quốc hội, ông Lê Hiếu
Đằng nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP. Hồ Chí Minh cho rằng ” Tôi nghĩ là quốc
hội Việt Nam có một nhược điểm là không phải toàn đại biểu chuyên nghiệp. Do đó
với thời gian 1 tháng không thể nào giải quyết rốt ráo các vấn đề quan trọng đã
đặt ra. Vì vậy tôi nghĩ đó là hạn chế. Đại biểu quốc hội ở Việt Nam không phải
là những người chuyên trách, những nhà hoạt động chính trị thực sự. Và trong
đó, đại bộ phận là đảng viên, đại bộ phận là các đại diện của các cơ quan quản
lý nhà nước.“
Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống
theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai. Điều đáng lưu ý là không
chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác
TS Nguyễn Sĩ Dũng
Gần đây, theo báo Tuổi trẻ đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến
trong phiên thảo luận của Ủy Ban Văn Hóa-Giáo Dục-Thanh Thiếu Niên Nhi Ðồng của
Quốc Hội cho biết. Mỗi lần ông ra Hà Nội họp Quốc Hội, lãnh đạo địa phương dặn
dò rất kỹ rằng “phát biểu gì cũng
được, trừ tham nhũng, vì nếu còn cơ chế 'xin - cho' thì mình xin, ai cho.” Với lý do, theo ông “Nói về tham nhũng ở địa
phương chẳng khác nào dại dột vạch áo cho người xem lưng.” Bình luận về việc
này, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh cho rằng “Đây là sự dũng cảm của người Đại biểu
Quốc hội, phát biểu như thế tôi thấy nói hài hước, nó hơi buồn cười. Nhưng mà
tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng và đúng với thực trạng của Quốc hội Việt nam.
Bây giờ một đảng người ta lãnh đạo cho nên chắc chắn họ phải giữ gìn cái tiếng
của họ, bởi vì xấu chàng thì hổ ai? Cho nên tôi nghĩ thực trạng đó là có và
hoàn toàn là tồn tại lâu rồi. Nhưng mà tôi nghĩ bất cứ ai quan sát nghị trường
ở Việt nam lâu năm cũng không có gì là bất ngờ”
Tuyên bố trên của ông Lê Như Tiến đã gây sốc cho dư luận xã hội,
qua đó người dân được biết rằng các đại biểu Quốc hội, cho dù chưa hẳn họ đã được
dân bầu một cách dân chủ, nhưng họ vẫn còn chịu sự kiểm soát gắt gao của những
người có trách nhiệm.
Còn nhớ, cho dù các đại biểu Quốc hội dù bị khống chế, song cũng
có những lần họ đã bẻ gãy được các chủ trương lớn của đảng. Mà việc Quốc hội
không thông qua dự án đường sắt cao tốc - một dự án khuất tất với mức đầu tư
hơn 56 tỷ USD là một điển hình. Điều đó cho thấy, nếu các đại biểu Quốc hội hết
lòng vì nước vì dân, cộng với long dũng cảm thì bằng lá phiếu của mình họ cũng
có thể phủ quyết những chủ trương không đúng. Tiếc rằng số các đại biểu như thế
còn quá ít trong Quốc hội.
TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, gần đây có
nói rằng “Chúng
ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì
vậy sẽ không có tương lai. Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã
rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác."
Điều đó không hiểu các vị Đại biểu Quốc hội có biết không?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment