Thursday, November 14, 2013

VN làm gì khi vào Hội đồng Nhân quyền?


 

VN làm gì khi vào Hội đồng Nhân quyền?


Cập nhật: 16:27 GMT - thứ tư, 13 tháng 11, 2013


Hội đồng Nhân quyền LHQ

Hội đồng Nhân quyền LHQ được lập từ tháng 3/2006

Có nhiều phản ứng khác nhau sau khi Việt Nam lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam tự hào nói Việt Nam "đã hội nhập quốc tế rất sâu rộng".

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Ông Trần Văn Hằng nói: "Khi thế giới hiểu rõ hơn, từ đó họ sẽ có nhận thức, cách nhìn về vấn đề quyền con người ở Việt Nam."

"Trước đây khi chúng ta không là thành viên, họ nói thậm chí họ ra các nghị quyết mà chúng ta không được tham gia. Còn giờ chúng ta đã có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, bằng điều kiện thực tế cụ thể để cho họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam."

Ông Hằng cũng tuyên bố đây là "đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta".

Trong khi đó, một nhà quan sát trong nước nói Việt Nam có nhiều việc cấp thiết phải làm để đáp ứng kỳ vọng trong nước cũng như của cộng đồng quốc tế.

Khi đã trở thành thành viên của Hội đồng này, Việt Nam không thể đưa ra những luật riêng của mình quá khác so với chuẩn mực chung LHQ đưa ra, bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói với BBC hôm 13/11/2013.

Theo nhà quan sát này, tuy chiếc ghế mới là một tin vui, Việt Nam phải làm ngay các bước để cải thiện tình hình nhân quyền:

"Trước hết, Hiến pháp của Việt Nam phải làm rõ hơn các quyền về con người, cũng như các vấn đề về nhân quyền đã được nêu ở trong Hiến pháp.

"Sau đó, Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống luật pháp của mình để làm rõ hơn các quyền của công dân, quyền con người được quy định trong Hiến pháp sẽ thực hiện như thế nào.

"Và thứ ba, về cơ chế thi hành từ luật đến thực hiện như thế nào, đây cũng là việc Việt Nam cũng phải tập trung nhiều nỗ lực."

Một số quyền của công dân Việt Nam mà lâu nay chưa có đủ các cơ sở, điều kiện pháp lý để thực hiện tốt như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, hay quyền biểu tình v.v..., theo bà, phải được luật hóa tốt hơn.

'Thanh sát quốc tế'


"Việt Nam phải chấp nhận cho tất cả các tổ chức hoạt động về vấn đề nhân quyền, bảo vệ con người được phép thành lập văn phòng ở Việt Nam"

Blogger Nguyễn Lân Thắng

Cũng hôm thứ Tư, một blogger vận động cho dân chủ, nhân quyền của Việt Nam, ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng với chiếc ghế mới, Việt Nam phải mở cửa cho thanh tra của quốc tế về nhân quyền.

Blogger này nói: "Việt Nam phải chấp nhận cho LHQ cử các đoàn thanh sát về các vấn đề nhân quyền vào Việt Nam thanh sát về nhân quyền bất cứ lúc nào.

"Thứ hai, Việt Nam phải chấp nhận cho tất cả các tổ chức hoạt động về vấn đề nhân quyền, bảo vệ con người được phép thành lập văn phòng ở Việt Nam.

"Và điều thứ ba là Việt Nam phải ngưng ngay các điều về sách nhiễu, theo dõi, cũng như bắt bớ những người hoạt động liên quan đến nhân quyền, tự do ngôn luận."

Nhìn nhận chiếc ghế mới của Việt Nam như một cơ hội "đáng mừng" cho phong trào dân chủ trong nước, ông Lân Thắng nhắc lại đòi hỏi của các nhà vận động yêu cầu chính quyền phải bãi bỏ ngay điều luật 258 để "xứng đáng" với chiếc ghế.

Điều 258 trong bộ luật hình sự của Việt Nam quy định hình phạt về tội mà nhà cầm quyền cho là "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".

Ông Thắng nói chiếc ghế là cơ hội cho những người hoạt động về nhân quyền trong nước "có thêm các khả năng đưa ra những hình thức đấu tranh khác" gây áp lực với chính quyền từ bỏ điều luật này, đồng thời có những hành động khác cải thiện hồ sơ nhân quyền đang gặp nhiều chỉ trích.

Biểu tình ở Việt Nam

Các tổ chức nhân quyền phê Việt Nam nhưng chính phủ nhiều nước bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam tại LHQ

Hôm 13/11, ông Võ Văn Ái, từ Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris nói với BBC ông coi việc nhận được ghế của Việt Nam là thắng lợi của Đảng Cộng sản, chứ không phải nhân dân, Việt Nam.

Theo ông Ái, nhà cầm quyền Việt Nam trước hết phải hủy bỏ điều mà ông gọi là sự "bóp họng" tự do ngôn luận tại Việt Nam, cũng như các quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng và đặc biệt là tự do báo chí.

Hôm thứ Ba, 12/11, Việt Nam lần đầu tiên giành ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền của LHQ với kết quả 184 trên 192 phiếu bầu, xếp cao nhất về số phiếu trong số 14 thành viên mới, trong đó có Cuba, Trung Quốc.

Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói: "Việc Trung Quốc được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ với đa số chứng tỏ cộng đồng quốc tế đánh giá cao tiến bộ của Trung Quốc trong sự nghiệp nhân quyền cũng như việc Trung Quốc chủ động tham gia và xúc tiến hợp tác nhân quyền quốc tế."

 

 

Đảng CSVN bình luận về sự kiện Kim Yong Un xử tử 8 người vì xem phim Hàn Quốc




 

 

Lãnh đạo mù và những tiên đoán về thiên đường XHCN




 

 

Nguyễn Sinh Hùng, đảng thiên tài




__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link