Wednesday, November 13, 2013

VN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền


 

VN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền


Cập nhật: 17:02 GMT - thứ ba, 12 tháng 11, 2013



Việc bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền diễn ra tại Đại hội đồng LHQ trong thứ Ba 12/11

Việt Nam lần đầu tiên có ghế trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sau cuộc bỏ phiếu hôm 12/11.

Việt Nam nhận được 184 trên 192 phiếu bầu.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Phát biểu sau khi có kết quả, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói Việt Nam sẽ "thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liên Hiệp Quốc".

Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Cuba cũng được bỏ phiếu bất chấp chỉ trích của các nhóm nhân quyền.

Đại hội đồng Liên hiệp quốc trong hôm thứ Ba đã bầu 14 thành viên mới vào cơ quan gồm 47 đại diện đặt tại Geneva, là cơ quan theo dõi về tình trạng nhân quyền bằng cách ra các nghị quyết, nếu cần.

Hội đồng Nhân quyền cũng có các giám sát viên đặc biệt chuyên theo dõi tình hình và các vấn đề lớn tại các nước, từ việc thi hành án tử hình tới việc tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, có trụ sở chính tại New York, chỉ ra rằng năm ứng viên, gồm Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Việt Nam và Algeria, đã khước từ việc để các giám sát viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc tới thăm và điều tra về các vụ bị cho là có tình trạng lạm dụng.

Đây là lần đầu tiên Hà Nội có chân trong Hội đồng Nhân quyền kể từ khi cơ quan này được thành lập năm 2006.

Đại diện theo khu vực


Các vị trí trong Hội đồng được phân bổ theo khu vực, và các nước trong những khu vực đó chọn lựa ứng viên vào vị trí đại diện cho vùng. Có khi việc bầu chọn có tính cạnh tranh cao, có khi không.

Toàn bộ 193 thành viên Đại hội đồng sẽ bỏ phiếu trong hôm thứ Ba.

Khối châu Á có các ứng viên không bị phản đối cho bốn ghế, là Trung Quốc, Maldives, Ả rập Saudi, và Việt Nam.

14 thành viên mới


  •  
  • Việt Nam
  •  
  • Algeria
  •  
  • Anh
  •  
  • Ả rập Saudi
  •  
  • Cuba
  •  
  • Maldives
  •  
  • Macedonia
  •  
  • Mexico
  •  
  • Morocco
  •  
  • Namibia
  •  
  • Nam Phi
  •  
  • Nga
  •  
  • Pháp
  •  
  • Trung Quốc
  •  

Ả rập Saudi có lúc được cho là sẽ gặp khó khăn trong quá trình bỏ phiếu tại Đại hội đồng sau khi đã được bỏ phiếu thuận, nhưng một ngày sau lại khước từ vị trí trong Hội đồng Bảo an cho nhiệm kỳ 2014-2015, một diễn biến chưa từng xảy ra trước đây.

Cho tới cuối tuần trước, Jordan vẫn là một ứng viên đại diện cho khối Á châu, nhưng sau bị rớt khỏi cuộc đua vào Hội đồng Nhân quyền, mở đường cho Ả rập Saudi vào vị thế không bị phản đối.

Jordan nay đang muốn hướng tới việc thế chỗ Ả rập Saudi tại Hội đồng Bảo an.

"Việc Jordan rời khỏi nhóm ứng viên Á châu là một cú đánh lớn, bởi việc thiếu cạnh tranh cũng có nghĩa là các nước như Ả rập Saudi có thể được bầu chọn vào hội đồng mà không bị sờ tới hồ sơ nhân quyền," bà Peggy Hicks từ Human Rights Watch nói.

"Các nước như Trung Quốc và Việt Nam cần phải bị đặt câu hỏi về tình trạng vi phạm nhân quyền, bắt giữ các nhà hoạt động, và cần bị áp lực phải đưa ra cam kết có tiến trình cải thiện rõ ràng nếu khi muốn được bầu chọn vào hội đồng."

"Không có cạnh tranh thì các mục tiêu cao quý của nghị quyết thành lập Hội đồng Nhân quyền, theo đó nói các thành viên sẽ duy trì 'những tiêu chuẩn cao nhất' về nhân quyền sẽ trở thành những lời hùng biện không khả thi," bà nói.

Bên cạnh các ứng viên đại diện cho châu Á là các ứng viên đại diện các khu vực khác, gồm:

  • Nhóm châu Phi có năm ứng viên cho bốn ghế: Algeria, Morocco, Namibia, Nam Phi, và Nam Sudan.
  • Nhóm Đông Âu, gồm Nga và Macedonia, không vấp phải phản đối nào cho hai ghế.
  • Nhóm Tây Âu và các nhóm khác, gồm Pháp và Nga, không vấp phải phản đối nào cho hai ghế.

Hiện Hoa Kỳ đang là thành viên của hội đồng này, với nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào năm 2015.

 

 


 


 

alt

 

 


Anh nằm đó...

Anh nằm đó...

Mắt trân trân nhìn bọn họ

Không một lời, uất ức nghẹn khô!

Chỉ vì anh đã lớn tiếng gào hô:

"Đả đảo Trung Quốc xâm lược!

Phản đối Đường Lưỡi Bò!"

Chỉ có thế, chỉ vì lòng yêu nước bị bác bỏ!

Mà có người đỡ lưng cho kẻ côn đồ

Đạp vào mặt dân, không xấu hổ!

Mỗi vòng quay chân

Lại giáng một đạp

Vào giữa mặt người dân!

Bộ mặt của người dân

Nhà nước phải nâng niu quý trọng muôn phần,

Vì mặt dân tức là bộ mặt của nước!

Sao có chuyện hài hước

Công an đạp mặt dân - tức Nhà nước tự đạp chính mặt mình!

Xấu hổ thay, truyền thông loan tin khắp thế giới văn minh

Chỉ vì một con sâu lưu manh

Mồn một thấy rõ trên màn hình

Uất hận, nhưng không thể khóc!

Không thể làm thơ được nữa!

Phải kêu lên, gào lên:

Chính quyền ơi! Quốc Hội ơi!

Có nước nào như thế?

Khắp năm châu bốn bể

Mặt ngườì dân bị đạp dày như thế?

Tang chứng là quá rõ,

Tội danh khỏi phải bàn

Sao không làm ngay việc truy tố ?

Để nghiêm minh trị tội kẻ côn đồ!

Muốn bảo vệ chế độ

Phải làm ngay việc đó!

Hãy chấm dứt đàn áp dùng côn đồ!

Hãy chấm dứt người biểu tình yêu nước bị bắt bớ!

 

Ngạn Xuyên NGÔ ĐỨC THỌ

 

Ghi chú:

-Người đi biểu tình chống TQ xâm lược tên là Nguyễn Chí Đức.

-Người mặc thường phục áo carô vàng đang giơ chân đạp anh Đức là đại uý tên là Minh

 

CÚ ĐẠP BỐN NGHÌN NĂM


Phạm Minh

 

Gửi người thanh niên yêu nước Nguyễn Chí Đức

Bốn nghìn năm Lạc Long Quân – Âu Cơ dựng nước

Được vua Hùng rèn đúc giang sơn

Lịch sử chống ngoại xâm như sấm rền

vang vọng mãi….

Bạch Đằng Giang máu đỏ vẫn chưa phai

 

Ngô Quyền – Lý Thường Kiệt - Giặc vỡ mật chạy dài

Trần Hưng Đạo – Lê Lợi – Quang Trung

Những anh hùng đã đi vào huyền thoại

Để đến hôm nay, ta mới có đất nước này

Với tay không, đi biểu tình ta vì biển đảo

Chống giặc xâm lăng vào lấn đất quê hương

 

Thế mà nó nhân danh “Đầy tớ”

Đạp mặt Anh – Người thanh niên yêu nước đi đầu

Đau, đau quá! không phải đau thể xác

Tâm hồn ta đau đớn gấp vạn lần

Cú đạp đó, nó đạp vào lịch sử

Đạp vào bốn nghìn năm dân tộc đã đi qua!

 

Bốn nghìn măm ông cha ta vượt khó

Đuổi giặc Tầu đến mãi hôm nay

Cú đạp đó làm đau hồn sông núi

Đau cho bốn nghìn năm, đau cho mỗi chúng ta

Đau cho cả một dân tộc - đã sinh ra từ máu lửa!

 

Ông già miền sơn cước

25/7/2011

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link