Breaking news: Nhà cầm quyền csVN đã đàn áp đồng bào thiểu số một cách khốc liệt, xin quý vị tiếp tay phổ biến thật rộng rãi, kính cám ơn
Nguyên Dung
Việt
Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc: vui hay buồn?
Phạm Minh Hoàng Fri,
11/15/2013 - 05:26
Hãy cứ hình dung một tên
Chánh tổng trọc phú nhờ chạy chọt với đủ mặt quan trên vừa được cái hàm cửu
phẩm, mặt tươi hơn hớn, đi khắp tỉnh nhà bông dua me xừ các cụ, ra mặt mình
cũng là dân chơi có chút vốn liếng về “dân quyền dân sinh” đây. Trong khi đó
thì “đồng dân thượng hạ” trong những thôn ấp mà hắn là chủ thu tô đang đói rã
họng vì bị vắt kiệt sức, bị bịt mồm bịt miệng không cho kêu van, và ngày ngày
bị mấy tên dân phòng hàng tổng vác gậy đến từng nhà đe nẹt, lôi hàng chục người
ra đình làng gông lại đánh cho nát đít, để đòi lại ruộng và đất ở cho con cái
dâu rể hắn chia lô bán chác với giá cắt cổ, mà một đám doanh nhân ở đâu trên
tỉnh lâu nay đang phất lên với những mánh mung bất chính sẵn sàng kéo về thầu tất.
Và mỗi khi ngài Tổng từ
trên trên tổng cắp ô vác ba toong đến làng, hễ nghe thằng dân nào mở miệng nói
lên hai chữ "dân quyền" thì ngài vác ngay ba toong chỉ vào mặt kẻ lớn
lối ấy mà nói: "Quân thoái hóa! Dân quyền là dành để mua vui cho các quan
chức hàng tỉnh, chứ đâu phải cho chúng bay! Ông thì... thì... lôi cổ ra cho bàn
dân "đấu" cho một mẻ để cho mà biết cái "dân quyền" của dân
An Nam là như thế nào bây giờ" (Trích Việc làng tân truyện).
Ngày 12/11/2013 vừa qua, Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội
đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên Hiệp Quốc (LHQ) với một tỷ lệ rất cao. Thực tình mà
nói, căn cứ vào cơ cấu của HĐNQ cũng như các ứng viên cho kỳ này, giới đấu
tranh trong và ngoài nước không lấy làm ngạc nhiên lắm, nhưng dù gì đi chăng
nữa đây cũng là một “tin không vui” cho chúng ta, những người yêu chuộng và tôn
trọng những giá trị phổ quát của nhân loại. Tuy nhiên, sau những xúc động ban
đầu, chúng ta hãy bình tâm xem xét mọi khía cạnh của vấn đề - nhưng từ nhãn
quan của 184 nước đã bỏ phiếu cho VN để thấy rằng họ không hoàn toàn “bị lừa
bịp” và cũng để thấy rằng con đường chúng ta đang lựa chọn cho dù còn nhiều
chông gai nhưng vẫn có những cơ hội, những hy vọng nhất định.
Vài nét về các
định chế nhân quyền LHQ
Ít được nhắc đến như
HĐBA, nhưng Hội đồng Kinh tế xã hội (viết tắt là ECOSOC) là một cơ cấu cực kỳ
quan trọng của LHQ. ECOSOC có nhiệm vụ về các vấn đề liên quan đến kinh tế và
xã hội toàn cầu. Năm 1946, ECOSOC đã thành lập Ủy ban Nhân quyền (UBNQ) có
nhiệm vụ kiểm soát việc tôn trọng các điều khoản đã ghi trong Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền của LHQ.
UBNQ gồm 53 thành viên
chia thành: châu Âu: 15, châu Phi: 15: châu Mỹ: 11, châu Á: 12. UBNQ nhóm họp
hàng năm vào tháng 3, khóa họp kéo dài 6 tuần tại trụ sở ở Genève. Trong khóa
họp này, ngoài 3000 đại diện các nước thành viên còn có sự hiện diện của 200 tổ
chức phi chính phủ. Đây là điểm hết sức quan trọng, vì qua đó UBNQ muốn lắng
nghe tiếng nói khác với các tiếng nói "chính thống".
Khác với HĐBA, các quyết
nghị của UBNQ không mang tính ràng buộc nhưng vị thế của UBNQ quan trọng ở chỗ
là nó liên quan đến một vấn đề vồ cùng nhạy cảm với tất cả các quốc gia, cho dù
đó là thành viên hay không của HĐBA, cho dù đó là một cường quốc hay một nước
kém phát triển, cho dù đó là một quốc gia trong thời chiến hay thời bình. Đó là
vấn đề nhân quyền. Mà nhân quyền (đối tượng của UBNQ) khác chiến tranh (đối
tượng của HĐBA) ở chỗ đó là những khái niệm trừu tượng hơn, do con người đặt ra
và diễn giải tùy tiện. Chính vì thế nên UBNQ thường xuyên là diễn đàn cực kỳ
căng thẳng.
Một trong những phiên
họp gay go nhất đã xảy ra vào năm 2001 tại Durban (Nam Phi). Chủ đề của phiên
họp là bàn về nạn kỳ thị. Tuy nhiên kỳ thị ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng
chứ không đơn thuần là kỳ thị về màu da, về chủng tộc và hơn nữa, vì mang tên
là UBNQ nên chắc chắn nội dung cũng sẽ đi đến hoặc xoay quanh vấn đề nhân
quyền. Chính vì hiểu theo nghĩa rộng ấy nên phạm vi ảnh hưởng của nó lan tỏa
khắp năm châu và đặc biệt là như vấn đề Tây Tạng và Pháp Luân Công.
Ngay trước ngày khai
mạc, "đánh hơi" thấy mũi dùi hướng vào mình, Trung Quốc đã tích cực
"đi đêm", vận động hành lang để một mặt triệt tiêu tất cả các hướng
tấn công đến từ các hiệp hội như Ân xá Quốc tế, Quan sát Nhân quyền (Human
Rights Watch), đồng thời xúi giục các nước Phi châu cũng nằm trong danh sách bị
cáo, các nước Ả Rập nhằm làm "chìm xuồng" vấn đề Tây Tạng. Hội nghị
Durban được khai mạc trong một không khí cực kỳ căng thẳng. Mặc dù chủ đề của
hội nghị đặt trọng tâm vào vấn đề kỳ thị, và mở rộng sang các quyền con người,
nhưng các nước trong khối Ả Rập đã biến diễn đàn thành một tòa án kết tội
Israel. Nhiều quan sát viên, và kể cả bà Mary Robinson cũng chán nản, bất lực
trước tình trạng bát nháo và thô bạo của một số quốc gia Ả Rập và Phi Châu.
Nhiều ngày sau, với sự
kiên trì và mềm mỏng của ban chủ tọa cũng như của Liên hiệp Âu châu, Hội nghị
cũng dần tiến đến việc thông qua một số nội dung quan trọng. Đến lúc này Trung
Quốc tung ra một đòn mới: kết hợp với các nước như Burundi, Cuba, Indonesia,
Nigeria, Qatar, Myanmar, Sudan, Việt Nam thành một khối được các quan sát viên
gọi là "like-minded", tạm dịch là "cùng hội cùng thuyền"
hay nói toạc ra là "một băng đảng" vì các nước trên đang nằm trên
danh sách đen của UBNQ. Nhóm này chiếm một trọng lượng đáng kể nên thao túng
hoàn toàn hội nghị, đồng thời dựa trên một nguyên tắc là không được xâm hại đến
chủ quyền quốc gia nhằm triệt tiêu mọi mũi dùi nhắm vào họ. Và cuối cùng Durban
đã không đạt được mục tiêu ban đầu của mình.
Sau thất bại này, bà
Mary Robinson từ chức. Đúng ra là bà ta đã thấy sự vô hiệu quả của UBNQ trước
sự thao túng của một số quốc gia thành viên, nhưng bà Robinson cố gằng thuyết
phục những nước còn lại đưa ra một văn bản đánh dấu cho Hội nghị Durban.
Sự thao túng của nhóm
các nước "băng đảng" lên đến đỉnh điểm khi họ đi đêm để loại Mỹ ra
khỏi UBNQ trong nhiệm kỳ 2002 và bầu chủ tịch mới là... Libye của Gaddafi.
Xướng ngôn viên của đài truyền hình A2 của Pháp trong bản tin 20 giờ đã thốt
lên: "Xin quý thính giả nghe rõ, đây không phải là một trò đùa, nhưng
Libye vừa được bầu vào ghế chủ tịch UBNQ LHQ...".
Hội đồng Nhân
quyền và cuộc họp 12/11/2013
Được đưa ra từ năm 2006
để thay thế UBNQ làm việc kém hiệu quả, tuy nhiên HĐNQ vẫn duy trì cơ cấu cũ là
phân phối số ghế thành viên theo vùng địa dư. Tổng cộng có 5 vùng lãnh thổ chia
nhau 47 ghế. Riêng vùng châu Á Thái Bình Dương có 23 ghế. Nhiệm kỳ là 3 năm nhưng
hàng năm sẽ bầu lại 1/3 để đảm bảo tính thời sự. Năm 2013 châu Á sẽ bầu lại 4
thành viên. Các ứng viên sẽ được bầu từ Đại Hội đồng LHQ bao gồm 192 nước.
Ngay từ khi các nước nộp
đơn ứng viên, nhiều tiếng nói đã nổi lên khi biết đó chính là những nước vi
phạm nhân quyền trầm trọng nhất. Trong vùng Á châu là Trung Quốc, Ả Rập Saudi
và Việt Nam. Bà Peggy Hicks của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã than thở
"Với sự hiện diện của Nga, Trung Quốc, Ả Rập, Saudi, những người bảo vệ
nhân quyền sẽ có nhiều việc phải làm cho năm tới". Liên đoàn Quốc tế vì
Nhân quyền (FIDH) gồm 178 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới tỏ ra hoài
nghi về khả năng cải thiện nhân quyền của Việt Nam trong thời gian tới sau khi
Hà Nội có được ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bà Julie Gromellon,
đại diện Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) nói: “Việt Nam đã không chứng
tỏ những cam kết cải thiện nhân quyền trước khi trở thành thành viên của Hội
đồng. Cho nên, chúng tôi không nghĩ rằng một khi được ghế rồi thì họ sẽ cải
thiện. Thậm chí, thành tích nhân quyền của Hà Nội còn có thể sẽ tệ đi”. Còn Ông
Robertson thuộc Human Rights Watch (HRW) nói: "Chúng tôi hết sức quan ngại
khi một nước vi phạm nhân quyền tồi tệ với chiến dịch leo thang đàn áp những
người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động như Việt Nam lại được chọn vào
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc".
Những diễn biến sau đó
chứng tỏ lời thẩm định của các Tổ chức phi chính phủ (NGO) là có lý: lần lượt
Iran được bầu vào Hội đồng về Nữ quyền (CSW), Syrie được bầu vào Hội Đồng Nữ
quyền của UNESCO và Ả Rập Saudi được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ. Đến cận ngày
bầu cử mọi việc đã rõ mười. Trong vùng châu Á Thái Bình Dương, chỉ có 4 ứng
viên cho… 4 ghế. Sau khi kết quả được công bố, Tổng giám đốc của UN Watch
(UNW), một tổ chức phi chính phủ đấu tranh trong lãnh vực nhân quyền đã phải
thốt lên: “Đây là một ngày đen tối cho nhân quyền, những kẻ đúng ra phải đứng
trước vành móng ngựa thì nay lại chễm chệ trên ghế quan tòa (…) Danh sách ô
nhục này gồm Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Cuba, Algerie, Tchad và Việt Nam”.
Nhưng NGO và những người
đấu tranh cho nhân quyền quả đã không sai khi cho rằng “ngày hôm nay, nhiều
nước gia nhập nó không phải vì họ có thành tích tốt về nhân quyền nhưng lại là
những nước vi phạm nhiều nhất. Họ vào chỉ để với mục đích biện hộ cho những
thành tích bất hảo của họ”. Và kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 12/11 đã xác định một
điều rằng “Một nước được bầu vào HĐNQ không có nghĩa là họ thực sự tôn trọng
nhân quyền”. Thiết nghĩ đây là câu trả lời rõ ràng nhất cho những khoe khoang
của Hà Nội rằng “đã thành công trong việc tạo được một uy tín lớn trên diễn đàn
quốc tế. Điều này cũng thể hiện sự tín nhiệm và ủng hộ của các quốc gia trên
thế giới dành cho Việt Nam”.
Tuy nhiên, một thắc mắc
không thể không đặt ra là tại sao những “tên đồ tể của nhân quyền” này lại được
Đại Hội Đồng LHQ thông qua với một số phiếu cao như vậy? VN được bầu với tỉ lệ
184/192 (vì bầu kín nên không biết 8 nước phản đối hay bỏ phiếu trắng là ai).
Ai cũng rõ là các nước trong “danh sách ô nhục” này đã bỏ rất nhiều thời gian
và công sức để “đi đêm” trước ngày bỏ phiếu nhưng không lẽ Trung Quốc và Nga
lại có thể thao túng và mua chuộc cả thế giới? Muốn trả lời câu hỏi này chúng
ta phải lui về thời điểm 12 năm trước, khi hội nghị Durban kết thúc.
Phú quý sinh lễ
nghĩa.
Việc Libye được bầu vào
chức chủ tịch UBNQ hoặc các nước như Trung Quốc, Bahrein, Cuba, Zimbabwe, Sudan
và Việt Nam được bầu làm thành viên của UBNQ vào năm 2001 bỗng nhiên tạo cho
cộng đồng thế giới tiếp cận với một suy nghĩ mới, một phương cách hoạt động
mới. Một mặt họ tìm cách khai tử UBNQ và đến năm 2006 cho ra đời Hội đồng Nhân
quyền (HĐNQ) với những mục đích hữu hiệu hóa chức năng của định chế này. Nhưng
điều quan trọng hơn cả là họ điều chỉnh nguyên tắc hoạt động. Kể từ giờ họ
tránh tình trạng đối nghịch giữa các thành viên và tìm cách “lôi kéo” các nước “băng
đảng” tham gia sâu vào HĐNQ vì theo họ, các nước vi phạm nhân quyền luôn luôn
phải chứng tỏ mình không hề vi phạm nhân quyền (bằng cách này hay bằng cách
khác) tham gia vào các diễn đàn kiểu HĐNQ để thao túng; nhưng việc này lại tạo
ra nhiều phản ứng tích cực khác:
- Trước tiên, với tư
cách là thành viên, họ khó có quyền từ chối các thanh tra nhân quyền trên lãnh
thổ của họ như đã từng làm trong quá khứ, đây là trường hợp của Nga, Trung
Quốc, Ả Rập Saudi, Algerie và Việt Nam (cũng lại những khuôn mặt cũ !). 18
chuyên gia của HĐNQ sẽ hoạt động độc lập, khách quan và không chịu bất kỳ sức
ép của bất kỳ cơ quan hoặc của chính phủ nào. Một cái khác giữa UBNQ và HĐNQ là
định kỳ các thành viên phải tường trình về tình trạng nhân quyền trong nước của
mình.
- Sau nữa, với tư cách
là thành viên HĐNQ, khi ban hành hoặc kiểm soát các nước khác họ cũng phải ít
nhiều e ngại lời chỉ trích của các nước này. Điều này có khả thi hay không cũng
chưa ai biết được vì chẳng ai có thể tiên đoán hoặc đo lường phản ứng của các
nhóm “băng đảng”. Nhưng khi quyết định dùng “biện pháp mềm” có lẽ cộng đồng thế
giới cũng đã nhìn thấy từ các ảnh hưởng tích cực khi thu nhận Trung Quốc, Nga,
Việt Nam và các nước độc tài vào Tổ chức Thương mại Thế giới khiến cho các nước
này suốt ngày phải “đuổi theo chỉ tiêu tăng trưởng”, đồng nghĩa với việc xa rời
cái ý thức hệ độc tài và lỗi thời.
- Tuy nhiên điều quan
trọng là cơ cấu HĐNQ không có quyền phủ quyết và nếu nhìn vào thành phần 47
nước thành viên thì các nước trong nhóm “băng đảng” vẫn chiếm thiểu số. Bà
Peggy Hicks, HRW cũng bày tỏ lạc quan "với việc không có quyền phủ quyết,
chúng ta sẽ đạt được nhiều tiến bộ cụ thể”.
Với những ràng buộc này,
liệu HĐNQ có thành công hơn UBNQ trong sứ mạng của mình? Liệu định chế này, với
những biện pháp “dỗ ngọt” này có thành công trong việc cải thiện được tình
trạng đối nghịch hoặc “cải tà quy chánh” được những nước trong “danh sách ô
nhục”? Con đường còn lắm gian truân nhưng có lẽ nó tuỳ thuộc vào nạn nhân chứ
không vào các người cầm quyền.
Và cũng chính vì lẽ đó,
việc Việt Nam được bầu vào HĐNQ sẽ đặt cho những người yêu chuộng tự do những
thách thức và những cơ hội mới, đó là chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để cả thế
giới thấy khát vọng chính đáng của mình đang bị một chế độ và là thành viên của
HĐNQ đàn áp. Những động thái của nhà cầm quyền VN sẽ bị săm soi kỹ hơn và kể từ
đây "nhất cử nhất động" của họ cũng được thế giới chú ý kỹ hơn. Phản
ứng mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ như HRW, Phóng viên Không biên giới
(RSF), UNW, Freedom House, FIDH… về việc các nước vi phạm nhân quyền trầm trọng
như Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Việt Nam, Cuba, Venezuela… cũng đang “hứa
hẹn” cho các nước “băng đảng” một tương lai khá “bận rộn”.
Ước mong rằng đảng CSVN
nhìn ra được mặt tốt của vấn đề, biết xem đó là một cơ hội chứng tỏ mình thực
sự là một quốc gia tiến bộ, vĩnh viễn rời bỏ cái băng đảng chuyên quậy phá ngày
xưa, hội nhập thực sự và toàn diện vào cộng đồng thế giới văn minh. Từ bỏ thái
độ cao ngạo độc tôn của mình để lắng nghe nguyện vọng của toàn dân.
Đây sẽ là cách tốt đẹp
và hữu hiệu nhất để xây dựng một nước Việt Nam thật sự tự do, dân chủ.
Sài Gòn, 14/11/2013
P.M.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nguồn: boxitvn.blogspot.de
Thong Tin Duc Quoc http://www.ttdq.de/node/936
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment