Bản chất rừng rú đòi đại diện thế giới về
nhân quyền
Nguyên Anh (Danlambao) - Việc Việt Nam nộp đơn xin gia
nhập Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc được nói nhiều thời gian gần đây, động
cơ và nguyên nhân nào chúng ta sẽ phân tích sau nhưng hãy cùng xem lại tư cách
của nhà cầm quyền điều hành đất nước bằng một chế độ độc tài đảng trị và xem họ
có tư cách để đặt chân vào tổ chức này hay không?
Trái với
những phát ngôn của VTV về Nhân Quyền tại Việt Nam được cải thiện, quyền con
người tại đấy được phát triển với giáo dục, y tế, an sinh xã hội thì người dân
trong nước hoàn toàn không trông thấy những cố gắng đó đơn giản đó chỉ là những
việc phải làm của bất cứ chính phủ nào dành cho công dân của mình, nhà cầm
quyền CS đã tiếp tục lồng ghép lừa mị người dân và cho rằng đó là Quyền Con
Người!
Những
phúc lợi cộng đồng, an sinh xã hội, nhu cầu điện, đường, trường, trạm là chuyện
tối thiểu phải có trong một xã hội nhằm phục vụ người dân!
Về Quyền
Con Người: Con người sinh ra mặc nhiên đã
được thiên phú cho khả năng suy nghĩ độc lập, họ có quyền phát biểu chính kiến
của mình, có quyền tin theo tôn giáo mà mình lựa chọn, có quyền tự do cư trú,
đi lại mưu cầu cuộc sống nhưng tại Việt Nam những quyền đó đã bị đánh cắp!
Với những
chỉ thị như nghị định 72 nghiêm cấm sao chép đăng tải thông tin lên trang cá
nhân dẫn đưa tới cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam là một
trong những quốc gia cộng sản còn sót lại cái tư duy phong kiến xa xưa đàn áp
có hệ thống nền tự do ngôn luận, làm dân chỉ biết tận trung với đảng nhưng tiếc
thay đó lại là một cái đảng không có chính danh, không được người dân bầu chọn
và được tồn tại trên mũi súng AK.
Có thể
nhận thấy các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân (bất bạo động) đã bị đội ngũ
thừa sai pháp luật đàn áp, dập tắt từ thể hiện lòng yêu nước chống bọn bá quyền
Tàu chệt cho đến dân oan với luật đất đai nhiều bất cập! (giải tỏa với giá rẻ
mạt và bán với giá trên trời)
Những
tiếng nói yêu nước thương dân bất đồng quan điểm không theo logic CS đều được
vu cho là thế lực thù địch, phản động và đối mặt với những năm tháng tù đày
nghiệt ngã mà không cần phải theo một điều luật nào cụ thể, điều đó cho thấy
cái được gọi là chính phủ Việt Nam chỉ là một bước tiến quá độ của một bộ lạc
xa xưa.
Về Tự Do
Tôn Giáo: Dù
tuyên bố trước thế giới Việt Nam là một quốc gia có tự do tôn giáo nhưng nhà
cầm quyền CS xuất thân từ lớp bần cố nông với tầm nhìn hạn hẹp luôn thù dai và
lo sợ!
Họ lo sợ
các nhà lãnh đạo tôn giáo sẽ là ngòi nổ cho một cuộc chính biến lập lại như năm
1963 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, họ sợ giáo dân sẽ tin theo cha xứ hơn cả chính
quyền cho nên tất cả các tôn giáo hoạt động tại Việt Nam phải nằm trong vòng
kiểm soát (trái ngược với tôn chỉ tự do) là các hội đoàn có người của chính
quyền kiểm tra theo dõi, những người tu hành không nằm trong hội đoàn sẽ bị dẹp
thẳng tay, cá biệt bộ môn tu khổ hạnh khất thực của các nhà sư Phật giáo đã bị
dẹp bỏ, với đội ngũ truyền thông hùng hậu họ đã định hướng người dân vu cho các
nhà sư là lừa đảo, lợi dụng và chặn bắt với đội ngũ an ninh tôn giáo.
Các tôn
giáo khác như Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo đã bị đàn áp thẳng tay, người CS không
quên những hành động ái quốc tham gia bảo vệ và kiến thiết quốc gia của họ năm
xưa dưới thời VNCH và những hành động gần đây nhất đã cho thấy họ chẳng những
không hề quên mà trái ngược lại luôn đặt các giáo dân, tín hửu của các tôn giáo
trên vào tầm ngắm.
Về Giáo
Dục: Dưới
mái trường XHCN (!?) các em học sinh, tinh hoa của dân tộc bắt buộc bị nhồi
nhét vào đầu lòng căm thù, những anh hùng sắt máu, một nền giáo dục thui chột
què quặt với những giáo án lạc hậu cho ra xã hội những học sinh tốt nghiệp cấp
3 nhưng kiến thức thực dụng không khả thi, chương trình ngu dân hóa Việt Nam
với việc dạy sinh ngữ cho các em bắt đầu từ cấp 2 đã làm cho người dân Việt Nam
ngu lâu dốt bền, không có khả năng tiếp cận nền văn minh nhân loại, không phổ
cập được kiến thức hàng ngày. Và điều mâu thuẫn
lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục là học phí! Từ một đứa trẻ mới đi
nhà trẻ, cho đến học sinh cấp 1, 2, 3 và cao hơn nữa là ngưỡng cửa đại học vấn
đề đầu tiên phải đối phó là học phí!
Được mệnh
danh là xã hội hóa giáo dục các trường thi nhau lạm thu, mỗi nơi một kiểu, một giá tiếp theo đó là
quyên góp, kêu gọi người dân nhằm thỏa mãn túi tham không đáy của một bộ phận
được khoác áo lãnh đạo đạo mạo khả kính của ngành giáo dục.
Ngoài ra
với đồng lương bèo bọt những người phổ cập kiến thức cho các em cũng không mặn
mà truyền bá kiến thức hết lòng kéo theo các học sinh phải đóng tiền, mất thì
giờ để đi học thêm nhằm theo kịp chương trình bổ sung kiến thức.
Về Y tế: Với mạng lưới bệnh viện
mỏng và ít, các bệnh nhân tại Việt Nam luôn đổ dồn về các thành phố lớn chữa
trị, đội ngũ nhân viên ngành y mặc nhiên đã xem phong bì hối lộ là một nét văn
hóa chính đáng dẫn đến phân biệt đối xử, hệ thống quan liêu trong bệnh viện đã
câu kết cùng các nhà sản xuất đồng ý móc ngoặc nâng khống giá thuốc lên cao gấp nhiều lần nhằm tư túi, chế độ
bảo hiểm xã hội (medicare) chỉ có vài trăm ngàn người tham gia trong một cộng
đồng hơn 90 triệu người, đại bộ phận lương y có tài chỉ ở các thành phố lớn và
thật khó tìm được chữ Tâm khi ngày nào họ cũng hái ra tiền bằng những kiến thức
mình đã được học, thời giờ đối với họ là vàng bạc cho nên khi người dân cần
đến, có nhu cầu thì phải biết phần bồi dưỡng được cho là hiếu hỉ (theo quan
niệm thời thực dân phong kiến).
Vấn đề Tù
Nhân: Tại
Việt Nam công dân rất dễ dàng trở thành tù nhân khi được nhà cầm quyền để ý,
trong đó có tù chính trị và tù thường phạm (các tội danh khác).
Những
người hành pháp (công an-cán bộ-quản giáo) mặc nhiên có ý nghĩ trong đầu các tù
nhân là người phạm tội với mình, họ tư cho phép mình có cái quyền tra tấn,
khủng bố tinh thần, cưỡng ép lao động, đày đọa thân xác những người tù mà không
cần thông qua điều luật nào do cái tư duy mọi rợ từ người lãnh đạo cao nhất cho
đến người thấp nhất.
Các tù
nhân tại Việt Nam không chỉ bị cách ly khỏi cộng đồng xã hội mà tại đó họ còn bị
lợi dụng sức lao đông của mình để làm ra của cải vật chất phục vụ cho các trại
tù, điều này đã vi phạm Nhân Quyền nghiêm trọng. Các tù nhân không có nghĩa vụ
phải lao động cho trại giam!
Họ đã bị
cách ly, trả giá cho những hành động trong quá khứ của mình là quá đủ, họ có
quyền từ chối lao động như tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, đó là cái quyền
chính đáng của con người dù là người tù thế nhưng những người mang danh cán bộ
trại giam đã bật đèn xanh phạt một tập thể dẫn đến việc các tù nhân khác bức
xúc và bạo hành chính bạn tù của mình.
Ngoài
những trò bẩn thỉu mượn đao giết người những người hành pháp Việt Nam còn duy
trì một hình phạt mọi rợ thời Trung cổ đó là cùm chân của tù nhân! Trước đây nó
được gọi là kiên giam, biệt giam còn ngày nay nó được dùng mỹ từ kỷ luật để
dành cho các tù nhân nào chống đối.
Họ dùng
những thanh sắt ghép lại hoặc bằng cây có khoét lổ bắt tù nhân tra chân vào và
khóa lại (như dành cho con vật) một thời gian nhất định, điều này sẽ dẫn đến tù
nhân phải nằm một tư thế không xoay trở được dẫn đến bại liệt là điều tất yếu,
một nét tra tấn tù nhân học hỏi từ các đàn anh Tùng Của xa xưa mà đáng buồn
thay vẫn được hiện diện ngày nay tại Việt Nam trong thế kỷ 21!
Với những
thành tích trên Việt Nam có xứng đáng đặt chân vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ
không?
Thời gian
sẽ cho chúng ta biết được điều đó tuy nhiên trước khi đơn được xét duyệt tổ
chức quan sát Nhân Quyền LHQ HRW đã lên tiếng vì những vi phạm Nhân Quyền tại
Việt Nam, nhiều tổ chức từ khắp nơi trên thế giới trong đó có cả các chính
khách từ Mỹ, Canada, Anh, Úc đã ký tên vào một kháng thư phản đối Việt Nam tham
gia Hội Đồng Nhân Quyền LHQ và cho rằng sự có mặt của Việt Nam sẽ là ô uế thanh
danh của tổ chức này! [1]
Thật đúng
là bi kịch khi một quốc gia rừng rú học đòi văn minh!
Một lời xin lỗi
© Tưởng Năng Tiến
Trong hơn nửa thế kỷ qua, có lẽ, đây là lần đầu tiên công luận mới được biết đến một điểm son (hiếm hoi) trong hệ thống lao tù ở Việt Nam – theo như tường thuật của phóng viên Trọng Thịnh, trên Tiền Phong Online:
Ngày 28/6, tại Trại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), Tổng cục Cảnh sát thi hành án
hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) sơ kết đợt phát động phạm nhân viết thư với chủ đề “Gửi lời xin lỗi”. Sau hơn nửa năm, đã có gần 600 bức thư...
Ông Nguyễn Văn Quý (Xã Phú An, Nhơn Trạnh, Đồng Nai), cha của nạn nhân Nguyễn Văn Lợi đã rất ngạc nhiên khi nhận được lá thư xin lỗi của phạm nhân Từ Khánh Thiện – người đang thụ án về tội giết con ông...
Bà Nguyễn Kim Oanh (Hố Nai, Trảng Bom, Đồng Nai), mẹ của nạn nhân Lê Văn Vũ thì không tin rằng kẻ trong băng nhóm giết con mình là Nguyễn Minh Quang lại gửi thư cho bà. Dù còn
nguyên đó nỗi đau mất con nhưng dòng chữ chân thành của kẻ giết người đã khiến bà cảm động: “Hôm nay con muốn viết lên hai từ xin lỗi dù đã quá muộn màng và con biết rằng không thể nào làm cho bác
quên hết buồn đau của những chuyện đã qua”.
Bà Oanh kể: “Tôi đã suy nghĩ nhiều lắm. Tội của thằng Quang thì pháp
luật đã xử nó, mình giữ lại thù oán cũng chẳng được gì. Tuổi của nó còn trẻ, còn tương lai ở phía trước. Vì thế tôi muốn đích thân lên trại để nói tôi tha thứ cho cháu”.
Phạm nhân Nguyễn Minh Quang và bà
Nguyễn Kim Oanh. Ảnh:Trọng Thịnh
Cũng trên Tiền Phong Online, vào ngày 21 tháng
10 năm 2013 vừa qua, lại có thêm một bài báo nữa (Trào Lưu Tự Thú Về Cách Mạng Văn Hoá Ở Trung Quốc) cũng cảm động không kém –
do ký giả Sơn Duân lược dịch:
Với tư cách Chủ tịch Hội Cựu học sinh giai đoạn 1966 -1968 tại Trường trung học Bắc Kinh số 8, Trần Tiểu Lỗ (67 tuổi) đứng dậy, cúi đầu và đại diện cho các học sinh nói lời xin lỗi vì làm nhục và đánh đập thầy cô giáo trong thời Cách mạng Văn hóa. Các cựu học sinh khác cũng
làm theo Trần. Những lời nói hối hận hòa lẫn với ngôn từ an ủi và nước mắt tuôn tràn trên
các khuôn mặt. Theo tờ China Daily, trước khi tổ chức cuộc gặp, Trần đã đăng tải lời xin lỗi trên trang blog của nhóm cựu học sinh vì “trách
nhiệm trực tiếp trong việc lên án và đưa nhiều người đến trại cải tạo”. Theo ông Trần, lời xin lỗi tận đáy lòng của ông với các thầy cô và bạn cũ “dù muộn nhưng cần thiết”.
Cuối bài viết này, sau khi đăng
lại trên trang Đàn Chim Việt, có vị độc giả đã gửi đến phản hồi như sau:
Tudo.com says: Vậy khi nào CS VN sám
hối về Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm miền Bắc ?
Gia đình tôi, bị quy địa chủ trong những năm tháng cải cách ruộng đất. Đó là điều vô lý, thật là vô lý. Đến bây giờ bố tôi và tôi vẫn không hiểu vì sao một gia đình nghèo đói như thế này, bỏ tất cả theo kháng chiến, không một mảnh đất cắmdùi thời kỳ đó mà vẫn bị quy là địa chủ... Bố tôi kể, đợt cải cách ruộng đất oan sai nhiều lắm.
Người oan toàn người giỏi, người tài và rất nhiều Đảng viên bị giết... Tôi đã nhiều lần ngồi nhậu với nhà thơ Ngô Minh, ông cũng mang
trong mình nổi đau của oan sai cải cách ruộng đất. Khi rượu vào mềm môi, tôi hỏi: “Chuyện gia đình chú bị quy sai địa chủ chú có đau
không?”. Ông cười nhưng từng thớ thịt trên mặt giật liên tục, như đang cố nuốt một nổi đau mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu nổi…”
Nỗi đau này (chắc chắn) sẽ giảm bớt ít nhiều – nếu trong lần nhậu tới, vào lúc rượu vừa mềm môi thì bưu tá viên xuất hiện và đưa cho nhà thơ Ngô Minh một bức thư gửi từ Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ của nước CHXHCNV, với nội dung (đại khái) như sau:
Ngày … tháng… năm …
Kính gửi ….ông/bà…
Thay mặt Chính Phủ của nước CHXHCNV, chúng
tôi xin trân trọng gửi đến ông/bà lời xin lỗi chân thành nhất về những mất mát, thiệt hại cũng như đau buồn đã xẩy ra cho gia đình và thân quyến do nhiều sai lầm (vô cùng đáng tiếc, và đáng trách) đã
khiến cho cụ ông Ngô
Văn Thắng bị oan mạng trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất – vào năm 1956. Chúng
tôi kính mong được ông/bà bao dung chấp nhận lời xin lỗi muộn màng này
Ký tên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thử tưởng tượng xem hai vị nhà thơ và nhà báo của chúng ta sẽ ngạc nhiên cỡ nào khi đọc những dòng chữ ngắn ngủi và giản dị trên? Bữa đó, hai chả – không chừng – dám uống tới sáng luôn vì xúc
động!
Hãy tưởng tượng tiếp: có chiều, khi ngày đã đi dần vào tối, một bưu tá viên (khác) sùm sụp áo mưa len lách vào đến căn nhà số 24 ngõ 267 2/16 Dường Hoàng Hoa Thám,
phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội để giao cho bà Ngô Thị Kim Thoa một bức thư khác – cũng gửi từ Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ:
Ngày … tháng… năm …
Kính gửi …
Thay mặt Chính Phủ của NCHXHCNV, chúng
tôi xin trân trọng gửi đến bà lời xin lỗi chân thành nhất về những mất mát, thiệt hại cũng như đau buồn đã xẩy ra cho gia đình
và thân quyến do nhiều sai lầm, vô cùng đáng tiếc, đã khiến ông nhà (thi sĩ Phùng Cung) vô
cớ bị bắt đi biệt tích và giam giữ rất nhiều năm – sau vụ án Nhân Văn Giai
Phẩm – vào đầu thập niên 1950. Chúng
tôi kính mong được bà bao dung chấp nhận lời xin lỗi muộn màng này…
Ký tên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cũng vào buổi chiều mưa này, một bức thư khác nữa – với nội dung gần tương tự – đã được gửi đến bà Lê Hồng Ngọc ở ngõ số 26 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nộị… Đêm hôm ấy ngọn đèn dầu trên bàn thờ của Phùng Cung và
Hoàng Minh Chính có thể sẽ được khêu sáng hơn một tí, chỉ tí xíu thôi nhưng chắc cũng đủ làm cho những gian nhà quạnh quẽ của các bà quả phụ (đang bước vào tuổi tám mươi) được đỡ phần lạnh lẽo.
Có những bức thư khó chuyển hơn vì người nhận sinh sống ở những nơi xa xôi, và hẻo lánh hơn nhiều:
Trên bản đồ quân sự cũng như bản đồ của nha Địa Dư không bao giờ có địa danh “Đèo Bá Thở”. Bởi vì đặt cái tên cho ngọn đèo này chính là
tôi và một vài người bạn … Ngọn đồi nằm không xa trại giam chúng tôi
trong tỉnh Yên Bái. Ngày ngày đội chúng tôi có mười anh em phải băng qua bên kia
cái đèo khốn nạn này, tới một khu rừng toàn thị là tre, nứa, giang …
Mấy ngày đầu chúng tôi không
chú ý tới cuối dốc bên kia có một cái nhà tranh đã
sập. Người chủ căn nhà lấy vài thân tre to,
chống cái mái lên, nên mái nhà chạm đất. Tất nhiên trong tình
trạng đó nó không có cửa. Chúng tôi đã vài
lần đi về ngang đó và tưởng nó đã bỏ hoang, bởi vì trông nó còn
thua một cái chòi chăn vịt ở miền Nam.
Một hôm cả bọn chúng tôi thấy trời còn sớm, nên nghỉ lại bên kia dốc một lát trước khi “bá thở”. Chúng tôi nghe lục đục trong cái chòi bỏ hoang, và phát
giác đuợc một cụ già thật già. Nét mặt bà cụ nhăn nheo hệt như những vết nẻ của ruộng bị hạn hán nhiều ngày. Bà già có một cặp mắt nâu đục, lờ đờ và đầy rỉ mắt. Bà già mặc một cái áo bông vá chằng vá đụp. Phải gọi đây là cái áo vá
trên những miếng vá. Nó nặng dễ chừng đến năm ký chứ không chơi. Chúng tôi gạ chuyện, song tất nhiên bà già biết chúng tôi là tù
‘Ngụy’ nên không hé răng một nửa lời.”
“Hôm sau trong lúc đốn tre chúng tôi hội ý. Chúng tôi lấy dư ra mỗi ngày vài cây về dấu ở gần căn lều của bà cụ. Được vài ngày đủ tre để dựng lại căn lều, chúng tôi để hai người lại sửa còn tám người vào rừng đốn tre cho đủ số lượng của mười người. Chúng tôi cũng cắt tranh về để dậm lại những chỗ quá mục nát. Căn nhà sửa xong, có cửa để chui ra chui vào. Bà già
khi đó tự động nói chuyện với tụi tôi:
-Lão có ba đứa con, một đứa đã có giấy tử sĩ, hai đưa kia thì hoà bình
lâu rồi, nhưng lão không hề nhận được một chữ của chúng từ ngày chúng đi... (Hoàng Khởi Phong. “Bên Kia
Đèo Bá Thở”. Cây Tùng Trước Bão. Thời Văn: Westminster,
CA 2001).
Tôi hy vọng (mỏng manh) rằng có thể vẫn còn đủ thời gian để thêm một bức thư khác nữa, cũng từ Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ, đến kịp Bên Kia Đèo Bá Thở. Dù đây chỉ là một bức thư chung, gửi đến hàng vạn người, với chữ ký đã in sẵn chăng nữa – chắc chắn – nó vẫn được người nhận trang trọng cất giữ mãi cho đến khi nhắm mắt.
- Cứ thư từ linh tinh khắp nơi như thế (e) nhiêu khê, phiền phức, và tốn giấy mực quá không?
- Dạ, không đâu. Tôi
tin rằng số tiền hơn bốn trăm tỉ đồng (để xây Tượng Đài Mẹ Việt Nam
Anh Hùng) không chỉ đủ để gửi thư xin lỗi mà còn có thể gửi thêm cả hài cốt (thật) của rất nhiều người lính đến (vô số) những bà mẹ đang thoi thóp –
Bên Kia Đèo Bá Thở.
Còn với hàng trăm ngàn tỉ đã chi cho
Vinashin thì (ôi thôi) cả nước – từ Nam ra Bắc – chắc ai cũng có thể nhận được một lá thư xin lỗi về những chuyện đáng tiếc đã qua vì gia đình
có người bị chôn sống trong hồi Tết Mậu Thân, có người bị vùi thây trong trại cải tạo, có người bị chìm nghỉm trong lòng đại dương, hay cả dòng họ tan nát và tứ tán vì những cuộc cải tạo công thương nghiệp…
Những bức thư xin lỗi kể trên, nếu được viết bằng thiện ý và lòng thành –
chắc chắn – sẽ tạo dựng lại được ít nhiều niềm tin đã mất (từ lâu) trong lòng người, và làm mờ bớt (phần nào) nào cái nét
bất nhân của chế độ hiện hành. Điều đáng tiếc là “thiện ý” cũng như “lòng thành” vốn không hề có trong thâm tâm
của những người cộng sản cầm quyền ở Việt Nam, bất kể thế hệ nào.
© Tưởng Năng Tiến
Ơn đảng, ơn chính phủ
Cánh Cò, viết từ Việt
Nam
2013-11-07
2013-11-07
Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn đoàn tụ hôm 04 tháng 11 năm 2013.
Courtesy TTO
Cả nước đang nóng lên
khi câu chuyện của người tù Nguyễn Thanh Chấn xuất hiện trên mặt báo. Mười năm
oan sai là cái cớ để người dân khắp nơi soi lại chính mình trong xã hội mà họ
đã cảm thấy nhiễu nhương nhưng chưa thật sự xác định rằng một ngày nào đó chính
họ sẽ là nạn nhân của những điều mà mặt báo mấy ngày vừa qua khai thác hết mức.
Nguyễn Thanh Chấn
nghiễm nhiên trở thành một trường hợp điển hình về hành vi bất nhân của công an
điều tra và sự toa rập của hệ thống tòa án. Hai ngày sau khi hình ảnh của ông
xuất hiện trên mặt báo, những người trách nhiệm xa gần từ Bộ trưởng công an, Bộ
trưởng Tư pháp, Chủ tịch nước rồi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...
tất cả có vẻ hấp tấp tuyên bố trước dư luận báo chí về việc mà họ gọi là phải
nhanh chóng đưa những người trách nhiệm ra pháp luật và đồng thời đền bù thỏa
đáng cho ông Chấn.
Ông Chấn bị bắt, bị
kết án giết người cướp của và cơ quan điều tra đã mang ông ra tòa mà không có
vật chứng hay nhân chứng nào. Hội đồng xét xử nghe cáo buộc của Viện kiểm sát
và kết luận cuối cùng của thẩm phán Nguyễn Minh Năng với bản án tử hình nhưng
sau khi xét rằng cha của bị can là liệt sĩ nên đã ân xá thành chung thân.
Sự sống đối với ai
cũng quý và đối với người bị kêu án tử lại càng quý hơn. Con người được sinh ra
để chiến đấu cho sự sống còn của bản thân và chân lý này không ngoại lệ cho bất
cứ một ai. Ông Nguyễn Thanh Chấn tuy không phạm tội vẫn thấy mình may mắn không
bị tử hình nhờ sự đóng góp máu xương của cha mình.
Trước khi ra tòa và bị
nhốt 10 năm, ông Chấn đã trải qua những đêm dài khủng khiếp. Ông bị tra tấn như
một gián điệp. Những kẻ trực tiếp tra tấn ông hầu hết đều còn sống và còn đang
mang thẻ đảng viên. Kinh nghiệm nghiệp vụ của những kẻ này dư sức cho họ biết
ông Chấn không phải là phạm nhân nhưng động cơ nào thúc đẩy họ làm như vậy?
Thứ nhất chỉ tiêu, thứ nhì máu lạnh
Mỗi một vụ án mạng xảy
ra cơ quan điều tra bị cấp trên dán mắt vào ngày đêm không phải vì lo lắng cho
vụ án mà vì lo lắng cho chỉ tiêu không đạt được. Áp lực tăng dần tùy theo chi
tiết vụ án có lan rộng ngoài xã hội đe dọa tới tính "ổn định chính trị"
hay không.
Ông Nguyễn Thanh Chấn được tuyên bố trả tự do hôm 04 tháng 11 năm
2013. Courtesy Dân Việt.
Từ bị áp lực, nhân
viên điều tra dễ dàng nhìn thấy ai cũng là kẻ phạm tội. Chỉ cần một chi tiết có
vẻ trùng hợp là nạn nhân trở thành tội phạm. Nếu không khai như ý của điều tra
viên mà họ gọi là "hợp tác" thì nạn nhân khó thể thoát nhục hình.
Trong trường hợp của ông Chấn nhân viên điều tra tiến xa hơn: bắt ông thực hiện
hành vi giết người theo kịch bản của công an.
Theo lời kể của ông
Chấn với phóng viên tờ Dân Trí: "ông đã phải thức suốt mấy đêm liền để tập
diễn lại hành động giết người của mình. Dùng một người tù khác giả làm nạn nhân
để tập bê, tập đâm bằng thìa, tập bao giờ cho thuần thục thì thôi. Sau đó, ông Chấn được di lý tới một ngôi nhà
dân ở ngoài trại để quay phim thực nghiệm hiện trường trong một buổi sáng".
Lâu dần với cách điều
tra như vậy máu của những con người này lạnh dần với nạn nhân và lạnh cả với
chính họ. Cảm giác phạm tội đã chết hẳn, trong mắt loại người này sự đau khổ
của kẻ khác là nấc thang danh vọng cho chúng.
Người tù Nguyễn Thanh
Chấn bổng trở thành nổi tiếng. Ông nổi tiếng vì oan khuất, vì con số 10 năm
trong trại giam và vì một câu nói sau khi ra tù: "Ơn đảng ơn chính phủ ông
mới được tha như được tái sinh một lần nữa".
Ai nghe câu này mà
không giận ông?
Phản ứng dư luận cùng
giống như nhau: ông quá u mê không còn thuốc chữa mới nói một
câu như vậy. Bởi chính cái đảng, cái nhà nước mà ông mang ơn ấy là kẻ đã tạo
chứng cứ giả, ép cung, tra tấn, hành hạ và tạo ra kịch bản bắt ông học
cho thuộc về việc ông giết người, điều mà ông hoàn
toàn không làm.
Hàng ngàn trang blog,
facebook đã thở dài vì câu nói này. Có người cho rằng ông đần độn, có người xa
hơn cho là ông nên ngồi tù thêm 10 năm nữa để sáng mắt ra.
Thật ra ông Chấn chỉ
là một sản phẩm tuyệt hảo của chế độ sau khi bị cấy lá bùa "ơn đảng, ơn
chính phủ" vào người. Lá bùa ấy sẽ tác động khi người ta gặp một hoàn cảnh
bi thương vượt sự kiểm soát của chính họ. Chẳng hạn như trường hợp của ông
Chấn.
Ông bị bắt trong một
tình trạng bất ngờ nhất. Sau khi bị bức cung, bị giam chung với đầu gấu, bị
đánh đập, tra tấn và cuối cùng phải tham gia vở kịch mà cán bộ điều tra đạo
diễn. Rồi ra tòa từ bản án tử hình được giảm xuống còn chung thân nhờ người cha
liệt sĩ đã tạo cho ông cảm giác rằng số phận của ông chưa phải là chấm dứt.
Cảm nhận may mắn lâu
ngày biến thành mang ơn vì mình còn sống, mặc dù sống trong tăm tối và đau đớn
khôn cùng. Mang ơn ai thì khá mơ hồ nhưng sự mang ơn đối với ông là có thật
nhất là khi vợ ông đã vì ông không ngại gian khó tiếp tục kêu gào cho đến khi đơn
của ông được cứu xét, được mang ra ánh sáng và từ đó ông trở về với tự do.
Bản năng tự vệ?
Ông Nguyễn Thanh Chấn (giữa) sau khi được trả tự do hôm 04 tháng
11 năm 2013. Courtesy Dân Việt.
Khi mới ra tù ông
không biết rằng chính vợ ông là người phát hiện ra kẻ sát nhân và tố cáo nó với
chính quyền chứ không phải tự thân chính quyền điều tra xác minh cho ông.
Ông buột miệng kêu
"ơn đảng, ơn chính phủ" không có gì là khó hiểu.
Chính ông Chấn là
người hiểu hơn ai hết ý nghĩa việc ông kêu lên câu bùa chú nầy vì ông nghĩ sự
tự do của ông chưa chắc là có thật. Ông vẫn có thể vào tù lại bất cứ lúc nào và
từ đó, bản năng tự vệ khiến ông kêu to lên như để đánh động với đảng, với chính
phủ rằng ông là một tín đồ thuần thành của đảng, của
chính phủ và quan trọng hơn hết tuy bị oan khiên suốt 10 năm nhưng ông không hề
oán giận đảng hay chính phủ.
"Ơn đảng, ơn
chính phủ" qua tiếng kêu thống thiết của ông Chấn còn có một tầng ngầm ý
nghĩa khác. Nó cho thấy sự sợ hãi của nạn nhân đối với chế độ đã lên tới tột
đỉnh, tiếng rên xiết biến thành cảm thán là phản xạ có điều kiện. Ông Chấn có
ba điều kiện để tạo thành phản xạ ấy.
Điều kiện thứ nhất:
cha ông là liệt sĩ. Nhờ cha mà ông không bị tử hình. Từ tiềm thức tâm lý biết
ơn nảy sinh.
Điều kiện thứ hai: vợ
ông kêu gào trong 10 năm trường đến nỗi nhiều lần nằm viện tâm thần. Nỗi ám ảnh
này làm một người cứng cỏi có thể hận thù mãn kiếp nhưng đối với người yếu đuối
nó sẽ vắt kiệt những phản ứng cuối cùng. Khi không còn phản ứng, lời cám ơn là
cách duy nhất để biểu cảm còn việc cám ơn ai không thành vấn đề.
Điều kiện thứ ba: bốn
đứa con thất học, mẹ già như đóm lửa tàn, đói khát hàng ngày tấn công vào trí
não của ông rồi cuối cùng khi gặp lại họ ông bật ra tiếng kêu như một con thú
bị thương. "Ơn đảng, ơn chính phủ".
Người có đạo khi gặp
trường hợp này sẽ la to: "Tạ ơn Chúa". Người theo tôn giáo khác sẽ
kêu lên "Tạ ơn Trời Phật". Ông Chấn cũng cần một chỗ để giải tỏa niềm
khao khát ấy nhưng lại không có tôn giáo nào để kêu.
Ông Chấn không bao giờ
quên bọn người cùng toa rập mang ông vào tù nhưng mười năm trong tù và những
đau khổ do nhà tù gây ra tạo cho ông niềm tin rằng đảng, chính phủ là nơi duy
nhất có thể hóa giải tù tội cho ông tự do, mặc dù ông cũng biết rằng sức mạnh
của nó là sức mạnh của quái vật, nó có thể cứu mà cũng có thể tiêu diệt.
Niềm tin của ông giống
như thuở sơ khai con người tin vào mọi loại thần linh
kể cả các quái vật hung ác. Tin chúng như một cách để tồn tại.
Quái vật trở thành
linh thiêng đối với hoàn cảnh của ông Chấn không phải là chuyện diễn giải. Nó
logic và đang hình thành khắp nơi trên dải đất Việt Nam.
Nếu không là quái vật
thì làm sao một nhân viên điều tra lại có thể ung dung tạo dựng một kịch bản
giết người và bắt người khác đóng để sau đó kết tội sát nhân?
Nếu không phải là quái
vật thì tại sao từ Chánh án, Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa sơ
thẩm và phúc thẩm khi dư sức biết bằng chứng là ngụy tạo vẫn kết án tử hình đối
với một con người đang sống bình thường và chưa một lần phạm pháp?
Nếu không phải là quái
vật thì tại sao trong 10 năm trời người vợ bất hạnh cùng khổ ấy chạy kêu cứu
khắp nơi mà không một cơ quan nào đoái hoài tới dù chỉ là một lời kính chuyển?
Nếu không là quái vật
thì tại sao bản án đã được thi hành gần mười năm, bị can đang nằm trong tù mà
phóng viên báo chí vẫn viết bài khơi lại diễn tiến câu chuyện như đang xảy ra
và kết luận rằng đã giết người lại còn kêu oan!
Nếu không là quái vật
thì tại sao tới hôm nay những tay giết người hay liên can đến vụ án ấy vẫn ung
dung ngoài vòng pháp luật và vẫn lên tiếng như những nhà đạo đức? Bộ trưởng Tư
pháp không cảm thấy có liên đới. Bộ trưởng công an lại càng không. Viện trưởng
viện kiểm sát tối cao vô can, Thẩm phán tòa án Nhân dân tối cao cũng vẫn còn
rất xa với đường ranh trách nhiệm.
Những quái vật ấy nếu
không được ông Nguyễn Thanh Chấn quỳ lạy như lạy thần linh với câu bùa chú
"Ơn đảng, ơn chính phủ" thì mới là chuyện lạ.
Chuyện lạ hơn: đảng,
chính phủ đã trở thành quái vật nhưng vẫn không tự biết mà cứ mãi bàn chuyện
của con người.
Cánh Cò, Việt Nam
07-11-2013
*Nội dung bài viết
không phản ảnh quan điểm của RFA
Nhật Bản muốn
truyền đi 2 thông điệp: Đoạt vĩnh viễn đảo Senkaku nếu TQ đánh chiếm; có thể
cắt đứt tuyến đường hàng hải ra vào Thái Bình Dương của TQ
Ngày 1 tháng 11, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế tiến hành cảnh giới, theo dõi thông thường không có bất cứ vấn đề gì, hoàn toàn không thể hiểu được sự phản đối của Trung Quốc".
Ông Onodera cho rằng, ông không hiểu được sự phẫn nộ của Trung Quốc đối với việc tàu chiến, máy bay Nhật Bản xâm nhập khu vực diễn tập của Quân đội Trung Quốc trước đó. Nhưng, trong cùng một ngày, Nhật Bản điều động 15% tổng binh lực của Lực lượng Phòng vệ (34.000 quân) tiến hành tập trận đoạt đảo quy mô lớn.
Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, đây là hành động ứng phó với tình hình đảo Senkaku. Một đài truyền hình của Anh cho rằng, Lực lượng Phòng vệ tiến hành diễn tập quân sự truyền đi hai thông điệp lớn: Cho dù Quân đội Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku, chúng tôi cũng có thể đoạt lại; thông qua triển khai tên lửa đất đối hạm, chúng tôi có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Trong khi đó, bài viết cho rằng, tổ chức diễn tập quy mô lớn sẽ gây lo ngại cho dư luận về khả năng chung sống giữa Nhật-Trung trong thời đại mới đối đầu cứng rắn. Đài phát thanh YTNNam Hànngày 1 tháng 11 cho rằng, cùng với không khí "sẵn sàng chiến đấu" giữa Trung-Nhật ngày càng tăng, đảo Senkaku đang vượt qua bán đảo Triều Tiên, trở thành thùng thuốc súng hàng đầu Đông Bắc Á.
Tập trận đại quy mô đoạt lại đảo
Trước khi diễn tập, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố quy mô của cuộc diễn tập từ ngày 1 đến ngày 18 tháng 11 năm 2013, cho biết: "Khoảng 34.000 quân tham gia, 2 khu vực tác chiến lớn là Kyushu, Okinawa, máy bay chiến đấu F-2, tàu khu trục được điều động, 3 quân chủng lục, hải, không quân phối hợp diễn tập phòng thủ và đổ bộ lên đảo, đồng thời có bắn đạn thật".
Đài truyền hình Anh cho rằng, tuy đảo Okidaito, nơi diễn ra cuộc tập trận đổ bộ đoạt đảo của Lực lượng Phòng vệ cách đảo Senkaku rất xa, nhưng Bắc Kinh hiểu thâm ý Tokyo nhằm vào đối tượng diễn tập đổ bộ của Lực lượng Phòng vệ chính là đảo Senkaku.
Tờ "Daily Telegraph" Anh ngày 1 tháng 11 cho rằng, cuộc diễn tập lần này đã được tổ chức công phu, trước khi tập trận, khẩu chiến giữa Nhật-Trung bất ngờ leo thang, máy bay quân sự Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản gần đây liên tục trong 3 ngày cất cánh ứng phó với máy bay quân sự Trung Quốc, phát biểu nhằm vào Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng đã tăng thêm một bậc, tuyên bố: Trung Quốc đang đe dọa hòa bình khu vực.
Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cân nhắc triển khai hỏa tiễn đối hạm Project 88 tầm phóng 150 km ở đảo Ishigaki (cũng có người suy đoán là đảo Miyako), trong khi đó đảo này cách đảo Senkaku không đến 100 km.
Đài truyền hình Anh cho rằng, Nhật Bản thông qua cuộc diễn tập quân sự lần này truyền đi một thông điệp cứng rắn với Trung Quốc: "Chúng tôi sẽ phòng thủ những hòn đảo này, cho dù chúng bị các anh xâm lược, chúng tôi sẽ đoạt lại chúng bất cứ giá nào !".
Thông điệp cứng rắn thứ hai của cuộc diễn tập quân sự cũng quan trọng: Thông qua triển khai những hỏa tiển đối hạm này, các anh sẽ hiểu rõ, nếu Nhật-Trung trở nên đối đầu, các anh đi qua những tuyến đường này sẽ rất khó khăn.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt ngày 1 tháng 11 trả lời tờ "Thời báo Hoàn Cầu" cho rằng, truyền thông Nhật Bản cho biết, Nhật sẽ triển khai tên lửa chống hạm Project 88 ở đảo Miyako, tên lửa này có tầm phóng 150 km, trong khi đó, độ rộng của eo biển Miyako chỉ 250 km.
Nếu Nhật Bản triển khai tên lửa này ở hai bờ eo biển, một trong những tuyến đường hàng hải chính ra vào Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc đối mặt với rủi ro bị phong tỏa hoàn toàn.
Tờ The Diplomat Nhật Bản có bài viết nhan đề "Thủy quân lục chiến tương lai của Nhật Bản tổ chức diễn tập đổ bộ quy mô lớn", cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố thẳng rằng, mục đích diễn tập phòng thủ đảo là ngăn chặn Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku.
Bài viết còn cho biết, tháng 11 hàng năm Nhật Bản đều sẽ tiến hành diễn tập đổ bộ quy mô lớn tương tự, quy mô tham gia diễn tập năm 2011 đạt 35.000 quân. Tháng 11 năm 2012, Nhật-Mỹ từng tiến hành diễn tập quân sự liên hợp, nhưng do lo ngại gây kích động Trung Quốc quá mức nên hủy bỏ nội dung tác chiến đổ bộ lên đảo. Nhưng năm nay (2013), Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ độc lập tiến hành diễn tập, Tokyo đã triển khai nội dung tác chiến đổ bộ lên đảo.
Lý Kiệt cho rằng, Nhật Bản luôn hy vọng một khi đảo Senkaku nổ ra xung đột, Nhật Bản có thể được Mỹ tiến hành việc động binh, nhưng đến nay, thái độ của Washington có vẻ chỉ cung cấp hỗ trợ tình báo, khí tài QS và hậu cần cho Nhật Bản, Mỹ sẽ không trực tiếp xuất quân, vì vậy, Nhật Bản phải tự mình kiểm tra năng lực độc lập đoạt đảo.
Tờ The Diplomat cho rằng, lực lượng tham gia chính của cuộc diễn tập lần này là đơn vị WAIR (JGSDF Western Army Infantry Regiment), một LLĐB giỏi phòng thủ đảo nhỏ và tác chiến tinh nhuệ. Đơn vị WAIR lấy căn cứ Sasebo ở Nagasaki làm trụ sở, Lực lượng này chính là tiền thân của Thủy quân lục chiến tương lai Nhật Bản.
Tờ "Asahi Shimbun" cho biết, Đại cương Phòng vệ mới sắp được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố vào tháng 12 năm nay, chính thức lấy 700 binh sĩ từ đơn vị WAIR để thành lập trung đoàn đổ bộ, trong tương lai quy mô lực lượng này sẽ tăng quân số 3.000 người.
Tờ Diplomat còn cho biết, một đơn vị trực thuộc của WAIR hầu như hàng năm đều đến San Diego tham gia diễn tập quân sự Mỹ-Nhật, học hỏi kỹ xảo tác chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ. "Chương trình học" của họ ngày càng phức tạp, đến nay còn bao gồm nội dung tác chiến đổ bộ hoàn chỉnh.
Lực lượng WAIR Army Infantry Regiment tiền thân của TQLC Nhật tương lai thực tập tác chiến với TQLC Mỹ tại
Camp Pendleton Marine Corps base, California, 13,01, 2013. (Kyodo News)
Tờ "Thời báo Hàn Quốc" có bài viết nhan đề "Nếu như
Trung-Nhật bước vào chiến tranh" cho rằng, "Nhật Bảntự tin họ có thể
giành thắng lợi".
Các quan chức của họ cho rằng, tuy tổng binh lực của Quân đội Trung Quốc gấp 10 lần Lực lượng Phòng vệ (2.240.000/ 230.000), nhiều con số khác của Quân đội Trung Quốc cũng chiếm ưu thế như số lượng tàu chiến hải quân (1.090/ 143), số lượng máy bay chiến đấu (620/ 250), số lượng tàu ngầm hạt nhân (8/ 0), nhưng binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật luôn tự hào là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới, trong lịch sử, truyền thống lực lượng này đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu như chiến tranh Thái Bình Dương thời Đệ II Thế Chiến, cùng những chương trình tập trận thường xuyên với đồng minh Hoa Kỳ hiện nay
Tờ "Thời báo Hàn Quốc" cho rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay có cách nhìn về chính họ rất giống với quân đội Thiên Hoàng khi tập kích Trân Châu Cảng vào năm 1941.
Các quan chức của họ cho rằng, tuy tổng binh lực của Quân đội Trung Quốc gấp 10 lần Lực lượng Phòng vệ (2.240.000/ 230.000), nhiều con số khác của Quân đội Trung Quốc cũng chiếm ưu thế như số lượng tàu chiến hải quân (1.090/ 143), số lượng máy bay chiến đấu (620/ 250), số lượng tàu ngầm hạt nhân (8/ 0), nhưng binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật luôn tự hào là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới, trong lịch sử, truyền thống lực lượng này đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu như chiến tranh Thái Bình Dương thời Đệ II Thế Chiến, cùng những chương trình tập trận thường xuyên với đồng minh Hoa Kỳ hiện nay
Tờ "Thời báo Hàn Quốc" cho rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay có cách nhìn về chính họ rất giống với quân đội Thiên Hoàng khi tập kích Trân Châu Cảng vào năm 1941.
Ngày 5-11, Nhật báo Yomiuri Shimbun dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, Nhật Bản đang cân nhắc tăng cường hạm đội tàu khu trục Aegis của nước này từ 6 chiếc hiện nay lên 8 chiếc để đối phó với những mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên cũng như những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc.
Theo nhật báo trên, chính phủ nước này đã bắt đầu kế hoạch chuẩn bị để chế tạo thêm hai chiếc tàu khu trục Aegis mới được trang bị tên lửa đánh chặn hiện đại.
Nhật Bản hy vọng sẽ đưa kế hoạch này vào một chương trình phòng thủ cơ bản mới, sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Dự kiến, hai tàu khu trục mới này có thể được triển khai trong vòng 10 năm tới, nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết.
Hiện tại, Nhật Bản đang sở hữu sáu chiếc tàu thuộc 2 lớp tàu khu trục Kongo và Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, sử dụng tên lửa SM-2 và SM-3 do Mỹ phát triển.
Bộ quốc phòng nước này cho rằng việc tăng cường quy mô của hạm đội là một lựa chọn đang được cân nhắc thuộc một phần của kế hoạch đánh giá chương trình quốc phòng của chính phủ.
"Chúng tôi đang cân nhắc việc tăng cường hạm đội tàu chiến Aegis", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tsuyoshi Hirata cho biết.
Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản muốn tăng cường đội tàu chiến Aegis là vì sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã trở thành một mối đe dọa cận kề đối với an ninh của Nhật Bản và đặc biệt là mối đe dọa từ Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng xung quanh vùng biển phía tây nam của Nhật Bản, khi hai nước đang có những tranh chấp đối với chuỗi đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.
Nhật báo này nhấn mạnh rằng việc chế tạo các tàu Aegis mới này không chỉ để chống lại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, mà còn nhằm tăng cường khả năng giám sát và theo dõi của Nhật Bản, nếu họ có thể thực sự triển khai được tàu chiến Aegis trang bị một hệ thống radar hiện đại thường trực tới các khu vực xung quanh quần đảo phía tây nam này.
GDVN, NewsSkydoor (The Diplomat, AFP)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment