Thursday, December 4, 2014

Hiểm họa Bắc thuộc xưa và nay – Bài học nào cho Việt Nam (1)


On Thursday, 4 December 2014, 16:12, "ly vanxuan wrote:

 

Hiểm họa Bắc thuộc xưa và nay – Bài học nào cho Việt Nam (1)

03/12/2014
0
RadioCTM - Mai Hương@S:
Hiểm họa Bắc thuộc xưa và nay - Bài học nào cho Việt Nam (1)

Thưa quý thính giả, lịch sử đất nước ta là lịch sử của sự trưởng kỳ chống ngoại xâm, đặc biệt là chống chọi lại sự bành trướng của quân ngoại xâm phương bắc. Dù vẫn thường xuyên bị các triều đại Trung Hoa tấn công, xâm lược, đô hộ, đồng hoá… nhưng dân tộc ta vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Để tìm hiểu về quá trình xâm lược của quân Minh, một triều đại cuối cùng đã đô hộ nước ta suốt 20 năm, chúng tôi đã mời được Gs Trần Gia Phụng, ông là một sử gia được biết đến với nhiều công trình biên khảo giá trị và công phu. Xin mời quý vị theo dỏi buổi nói chuyện của chúng tôi, Mai Hương với Gs Trần Gia Phụng.


Gs Trần Gia Phụng

Mai Hương : Thưa Giáo sư, từ ngày lập quốc Đại Việt luôn bị đe doạ bởi sự xâm lăng của quân ngoại xâm phương Bắc. Lần Bắc thuộc cuối cùng kéo dài suốt 20 năm dưới thời đô hộ của nhà Minh. Đứng trước hiểm hoạ của sự lệ thuộc vào Bắc Kinh, là một người nghiên cứu sử, xin ông có thể cho quý thính giả của đài biết một cách tổng quát nguyên nhân đưa đến việc nhà Minh đô hộ Đại Việt năm 1407?
Gs Trần Gia Phụng : Thưa chị Mai Hương, về nguyên nhân nhà Minh xâm lăng Đại Việt năm 1407, chúng ta có thể nhìn từ hai phía:
Thứ nhứt, về phía Trung Hoa: Bên Trung Hoa, năm 1368 (mậu thân), Chu Nguyên Chương (Zhu Yuan Zhang) lật đổ nhà Nguyên, lên ngôi hoàng đế tức Minh Thái Tổ (trị vì 1368-1398), lập ra nhà Minh (1368-1644). Minh Thái Tổ (Ming Tai Zu) từ trần năm 1398 (mậu dần), truyền ngôi lại cho cháu đích tôn là Minh Huệ Đế (trị vì 1399-1403), vì cha của Huệ Đế là hoàng thái tử Tiêu đã qua đời.
Khác với ông nội, Minh Huệ Đế (Ming Hui Di) chủ trương tập trung quyền hành về trung ương, mưu trừ và giết hại các phiên vương. Phiên vương nước Yên tên là Lệ, ở phía bắc Trung Hoa, con trai thứ của Minh Thái Tổ và là chú của Minh Huệ Đế, tức giận nổi lên chống Huệ Đế. Yên Vương Lệ là một người có tài cầm quân, đánh thẳng vào kinh đô Kim Lăng (Jin Ling) (Nam Kinh ngày nay), lật đổ Huệ Đế, rồi tự mình lên làm vua tức Minh Thành Tổ (trị vì 1403-1424).

Unbenannt

Minh Thành Tổ (Ming Cheng Zu) là một người rất tham vọng, mạnh mẽ chủ trương bành trướng thế lực ra nước ngoài. Trong lúc đó, tại Đại Việt, lại xảy ra vụ Hồ Quý Ly đảo chánh nhà Trần năm 1400 và bốn năm sau, một người tự xưng là con cháu nhà Trần sang nhà Minh cầu cứu.
Nguyên tại Đại Việt, năm 1400, Lê Quý Ly tức Hồ Quý Ly đảo chánh, lật đổ vua Trần Thiếu Đế (trị vì 1398-1400) và tự mình lên làm vua, lập ra nhà Hồ. Năm sau, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, lên làm thái thượng hoàng. Hồ Hán Thương là con thứ của HQL với một công chúa nhà Trần, tức HHT là cháu ngoại họ Trần

Nước Đại Việt chúng ta có lệ mỗi lần có sự thay đổi vương triều, thì cử sứ giả sang Trung Hoa báo với triều đình Trung Hoa. Hồ Hán Thương cử sứ giả sang nhà Minh báo rằng nhà Trần tuyệt tự, HHT lấy danh nghĩa là cháu ngoại nhà Trần, quản lý công việc trong nước.

Lúc đó Minh Huệ Đế bận rộn công việc nội bộ, nên chưa để ý đến Đại Việt. Đến khi Minh Thành Tổ cầm quyền (1403), MTT cử người sang Đại Việt xem thử lời HHT có đúng không? Lúc đó, có Trần Khang, đổi tên là Trần Thiêm Bình, tự nhận là con của vua Trần Nghệ Tông, sang tận triều đình nhà Minh, tố cáo cha con HQL và HHT dối trá. Minh Thành Tổ lại cử sứ giả sang Đại Việt điều tra.

Từ đó, nhà Minh càng ngày càng yêu sách, đòi hỏi nhà Hồ phải cống nạp, nhường đất…Năm 1405, Minh Thành Tổ sai tướng Hà Quan đưa Trần Thiêm Bình về Đại Việt. Đến ải Chi Lăng, quân Minh bị bao vây, Trần Thiêm Bình Bình bị bắt. Hà Quan trở về Tàu.

Gần cuối năm 1406, nhà Minh cử tướng Chu Năng và hai phó tướng Trương Phụ và Mộc Thành đem quân sang xâm lăng nước ta. Chưa qua biên giới, Chu Năng bị bệnh chết. Trương Phụ lên thay, đem quân qua ải Pha Lũy tức ải Nam Quan, còn Mộc Thạnh theo đường Vân Nam, qua ải Phú Lĩnh ở Tuyên Quang.

Hai cánh quân Minh gặp nhau ở Sơn Tây, đưa ra chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, phao tin là sẽ tìm con cháu nhà Trần lập lên làm vua. Chiêu bài nầy ít nhiều gây chia rẽ trong hàng ngũ Đại Việt vì lúc đó còn nhiều con cháu nhà Trần, nhiều quan lại tưởng nhớ nhà Trần và nhất là những người bất mãn với chính sách cải cách của HQL. Những người nầy đã bỏ hàng ngũ nhà Trần, chạy theo nhà Minh.
Qua đầu năm 1407, quân Minh chiếm được Thăng Long, dần dần đẩy lui và đánh bắt gia đình Hồ Quý Ly đưa về Trung Hoa. Từ đó, quân Minh thiết lập chế độ Minh thuộc.

MH : Vâng, thưa ông, vậy một khi đã chiếm được Đại Việt, nhà Minh đã đặt cách cai trị như thế nào? Tổ chức hành chính của họ ra sao?
TGP : Thưa chị Mai Hương, thưa quý thính giả nghe đài,
Trước khi bắt được gia đình Hồ Quý Ly, vua Minh Thành Tổ xuống chiếu tháng 4 năm đinh hợi (1407) nói là tìm kiếm con cháu nhà Trần để lập làm vua thay nhà Hồ, vì nhà Hồ đã cướp ngôi nhà Trần. Nói thế để lừa phỉnh dân Việt, chứ khi Trần Thúc Dao, con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi Trần Quang Khải, ra hợp tác với quân Minh, quân Minh làm ngơ và không đưa lên ngôi. Vào tháng 6 năm đinh hợi (1407), nhà Minh quyết định đổi Đại Việt thành quận Giao Chỉ, sáp nhập vào Trung Hoa.

Tổ chức hành chánh trung ương quận Giao Chỉ giống như một quận bên Trung Hoa, gồm ba ty là Giao Chỉ đô chỉ huy sứ ty, Thừa tuyên bố chánh ty và Đề hình án sát sứ ty. Nhà Minh đổi tên thủ đô Đông Đô (Thăng Long) thành Đông Quan, chia quận Giao Chỉ (Đại Việt) thành 15 phủ và 5 châu lớn như sau: phủ Giao Châu, Bắc Giang, Lạng Giang, Tam Giang, Kiến Bình, Tân Yên, Kiến Xương, Phụng Hóa, Thanh Hoa, Trấn Man, Lạng Sơn, Tân Bình, Diễn Châu, Nghệ An, Thuận Hóa; châu Thái Nguyên, Tuyên Hóa, Gia Hưng, Quy Hóa, Quảng Oai.
Nhà Minh đưa người Trung Hoa sang nắm giữ những chức vụ then chốt quan trọng, và dùng một số người Việt chịu cộng tác với họ trong các chức vụ địa phương, nhắm chiêu dụ những người yêu nước đang tiếp tục chiến đấu chống quân Minh.

Để kiểm soát chặt chẻ dân chúng như bên Trung Hoa, năm 1419 (kỷ hợi), cho thi hành biện pháp hoàng sách và hộ thiếp. Theo biện pháp nầy, ở hạ tầng tại thành phố gọi là phường, tại vùng chung quanh thành phố gọi là tương (hay sương), tại nông thôn gọi là lý. Mỗi lý có 110 hộ (gia đình) do một lý trưởng đứng đầu. Mười hộ là một giáp có một giáp thủ đứng đầu.

Mỗi hộ giữ một hộ thiếp ghi rõ tên tuổi, quê quán, số đinh trong hộ đúng theo sổ hộ khẩu do nhà cầm quyền giữ. Mỗi lý phải làm một quyển sổ gọi là sách, ghi rõ số đinh, số điền dựa trên căn bản hộ. Đầu sách có vẽ bản đồ, cuối sách liệt kê những người tàn tật cô quả. Sách viết làm bốn bản: một bản bìa vàng gọi là hoàng sách nạp lên bộ hộ, ba bản kia bìa xanh đặt ở ty bố chính sứ, phủ, huyện, mỗi nơi một bản.

Về quân sự, vào đầu năm bính thân (1416), nhà cầm quyền Minh thuộc ra lệnh xét duyệt danh số quân đội địa phương (thổ quân). Ba đinh (đàn ông) thì lấy một người làm lính. Số lính địa phương được tuyển, dùng để chia đi canh giữ các nơi.

media

Ông Hồng Lê Thọ, một Việt kiều Nhật về nước sinh sống, có nguy cơ bị kết án ba năm tù - DR

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm qua 02/12/2014 đã ra thông cáo mang tựa đề « Làn sóng bắt bớ vì ‘‘lạm dụng quyền tự do dân chủ’’ tiếp diễn », phản đối việc chính quyền Việt Nam bắt giữ blogger Hồng Lê Thọ.

Thông cáo viết : Bộ Công an hôm 29/11 đã bắt blogger Hồng Lê Thọ vì đã đăng tải « các nội dung xấu và các thông tin sai lệch làm giảm uy tín đối với Nhà nước ». Ông Hồng Lê Thọ, 65 tuổi, một Việt kiều Nhật đã về nước sinh sống, có nguy cơ lãnh đến ba năm tù giam theo điều 258 Luật Hình sự liên quan đến « Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ». 

Cũng theo RSF, blog « Người Lót Gạch » của ông Hồng Lê Thọ chủ yếu nói về các chủ đề chính trị. Máy tính xách tay, USB, điện thoại di động của ông đã bị tịch thu. 

Ông Benjamin Ismaïl, người phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của RSF tuyên bố : « Đây thực sự là một chiến dịch trấn áp mà chính quyền Việt Nam đã tiến hành từ vài năm qua. Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền ngưng lại việc làm im tiếng các nhà đối lập, và bãi bỏ điều 258 Luật Hình sự để những người bảo vệ tự do thông tin không còn có thể bị trừng phạt ». 

Thông cáo của RSF nhắc lại, các blogger như ông Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba Sàm) và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy, vẫn là mục tiêu hàng đầu của chính quyền Việt Nam - vốn không ngần ngại sử dụng điều 258 để biện hộ cho việc bắt bớ và giam cầm các nhà ly khai. Blogger Phạm Viết Đào đã bị lãnh án 15 tháng tù giam, blogger Trương Duy Nhất bị hai năm tù, còn công dân mạng Đinh Nhật Uy bị 15 tháng tù treo. 

Phóng viên Không biên giới cho biết vẫn tiếp tục đấu tranh chống lại việc trấn áp các blogger Việt Nam, và đã đưa lên mạng một kiến nghị đòi hỏi trả tự do cho những người viết đang bị cầm tù. RSF cũng không quên nhắc nhở, Việt Nam hiện đứng thứ 174/180 về tự do báo chí trong bảng xếp hạng của tổ chức này. 
Việc bắt giữ ông Hồng Lê Thọ đã gây xôn xao trong kiều bào người Việt ở nhiều nước. Người ta cho rằng việc Nhà nước Việt Nam bắt bớ cả Việt kiều phản biện ôn hòa như sẽ ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư và kiều hối của người Việt ở nước ngoài vào Việt Nam.

Theo nguồn tin riêng của RFI, ông Hồng Lê Thọ hiện bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu, Saigon. Ông bị bệnh tiểu đường nặng, và 5 tháng trước ông từng bị gãy tay. Việc bắt blogger này gây ngạc nhiên vì chủ yếu « Người Lót Gạch » chỉ đăng lại các bài viết của các blogger khác hay từ các trang mạng lề trái. 

Dư luận cho rằng có thể do trong số bài ông đăng lại, có những bài bị đánh giá là « nhạy cảm » vì nói về các vấn đề nội bộ và đụng chạm đến một lãnh đạo cao cấp ngành công an. Tuy nhiên do ông chỉ bị « tạm giữ hình sự » mà cho tới nay chưa có một lệnh bắt nào được chính thức công bố, nên hy vọng trường hợp blogger Hồng Lê Thọ có thể không bị xử lý nặng nề và chính quyền Việt Nam sẽ phải sớm trả tự do cho ông.


 


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link