Tuesday, December 13, 2016

Thư số 62a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam



           Thư số 62a gởi:
         Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                                                                                                   Phạm Bá Hoa

                          

Tôi chào đời năm 1930, vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”.
Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo Việt Cộng với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi.

Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc và Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.

Xin gọi chung Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ “Các Anh” viết hoa, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Nội dung thư này, tôi tổng hợp tin tức tại hải ngoại và trong nước liên quan đến Biển Đông với một bề ngoài khá yên ắng, dù có lời qua tiếng lại do những cuộc điện đàm của tân Tổng Thống Hoa Kỳ với nhiều vị lãnh đạo trên thế giới. Trong cái yên ắng hiện nay, rất có thế là các bên liên quan đang trong thế chuẩn bị cho một chính sách mới chăng? Mời Các Anh vào nội dung ....

Các quốc gia trên hồ sơ Biển Đông.
* Hoa Kỳ - Nga.
Hai TT Nga và Mỹ “giảng hòa nhau” trên điện thoạiCali Today News ngày 14/11/2016. Điện Cẩm Linh từ Moscow vừa ra thông báo rằng: "Tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng Thống Nga Putin, đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại, và hứa sẽ giải quyết những vấn đề không tốt trong bang giao giữa hai nước". Bài báo viết thêm: "Được biết, hai Tổng Thống Nga và Hoa Kỳ đã bàn với nhau về sự cộng tác chống khủng bố, và giải quyết cuộc chiến hiện nay tại Syria. Cùng hứa hẹn là các phụ tá của hai bên, sẽ cùng thảo luận về cuộc gặp gỡ trực tiếp sắp tới giữa hai Tổng Thống".

Trong diễn văn chào mừng chiến thắng đắc cử, tân Tổng Thống nói với người dân Hoa Kỳ rằng: "Chúng ta sẽ sửa chữa lại các thành phố, tái xây dựng các xa lộ, cầu cống, phi trường, trường học, bệnh viện, nghĩa là tái củng cố cơ cấu hạ tầng, với chi phí có thể lên đến 1.000 tỷ mỹ kim, và nhiều triệu người Hoa Kỳ sẽ có việc làm”.

Ngay sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Geng Shuang lên tiếng: "Đề nghị mở rộng hợp tác với chương trình tái xây dựng cơ cấu hạ tầng của Hoa Kỳ mà ông Trump nêu lên. "Ông Geng Shuang nói thêm: "Chúng tôi có thái độ cởi mở và tích cực với sự hợp tác cùng mang lại lợi ích cho cả hai nước. Khi bàn về chương trình phát triển và củng cố hạ tầng, chúng tôi mong được hợp tác với tân chính phủ Hoa Kỳ”.
Các Anh thấy không, Trung Cộng ra cái điều tử tế khi nghe tân Tổng Thống Hoa Kỳ nói đến tân trang những công trình hạ tầng cơ sở, là họ lên tiếng sẳn sàng tham gia như thể thân thiện với Hoa Kỳ vậy.

* Hoa Kỳ - Nhật Bản.
Thủ tướng nhật Bản Shinzo AbeBản tin đài BBC. Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe là vị lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump tại New York ngày 17/11/2016, trên đường đi Peru dự hội nghị thượng đỉnh về thương mại. Sau cuộc gặp, chỉ có tin tức tổng quát rằng: "Tân Tổng Thống Hoa Kỳ cáo buộc Trung Cộng là ăn cướp công ăn việc làm của người Mỹ, thông qua các hiệp định thương mại mà ông cam kết sẽ tái đàm phán hoặc hủy bỏ. Trong khi Thủ Tướng Nhật Bản cho rằng, chính sách hung hăng của Bắc Kinh luôn tìm cách tranh chấp lãnh thổ các quốc gia chung quanh".

Nhật Bản hầu như không có tài nguyên thiên nhiên nên kinh tế đặt trên căn bản xuất cảng, vì vậy mà chính sách thương mại rất quan trọng. Nhật Bản mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục mở cửa đối với hàng hóa của Nhật, đồng thời ủng hộ các thỏa thuận thương mại với các thị trường liên quan. Trong khi Hoa Kỳ lại lo ngại hàng nhập cảng từ Nhật Bản, và dọa sẽ bác bỏ Hiệp Định Thương Mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà nhiều quốc gia xem như một công cụ để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Cộng, vốn cũng đang đưa ra một hiệp định thương mại tương tự.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SoftBank. (Ảnh: CNBC)Ngày 6/12/2016, theo Bloomberg, Chủ Tịch kiêm Giám Đốc Điều Hành SoftBank -ông Masayoshi Son- cho biết: "Tập đoàn của ông sẽ đầu tư 50 tỷ mỹ kim vào các công ty khởi nghiệp tại Hoa Kỳ, với kỳ vọng sẽ tạo thêm 50.000 việc làm mới cho thị trường nơi đây. Tuyên bố được đưa ra ngay sau cuộc gặp gỡ giữa ông và tân Tổng Thống tại tòa tháp Trump ở New York".

Trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Son cho biết: "Số tiền đầu tư này sẽ được trích từ quỹ đầu tư trị giá 100 tỷ USD mà ông lập ra hồi đầu năm nay (2016), cùng với quỹ quản trị tài sản của Ả Rập Xê Út". SoftBank là tập đoàn kỹ nghệ viễn thông lớn nhất Nhật Bản. Masayoshi Son, chính là người đã tạo nên đế chế đầu tư mạo hiểm vào hơn 1.300 công ty kỹ nghệ, điển hình như Yahoo Japan Corp., Zynga Inc, GungHo Online Entertainment Inc, Alibaba hay Cheezburger Network, Buzzfeed Inc…

* Hoa Kỳ - Đài Loan - Trung Cộng.
Ngày 2/12/2016 (trích báo Người Việt), tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump nói chuyện điện thoại với nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn. Với cuộc đàm thoại chỉ trong 10 phút, nhưng báo chí Đài Loan cho rằng, đó là cuộc điện đàm ngoạn mục vì rằng, tân Tổng Thống Donald Trump gọi bà Thái Anh Văn là Tổng Thống Đài Loan.
Ông Trump và bà Thái chúc nhau trở thành lãnh đạo.Trong  khi báo Daily Beast gọi "đó là cú đảo ngược chiến thắng 40 năm của Trung Cộng chỉ trong 10 phút". Vẫn là báo Daily Beast: "Tân Tổng Thống Donald Trump không hỏi ý kiến của Tổng Thống Obama trước khi nói chuyện với Tổng Thống Đài Loan mà Tổng Thống Oabama không được báo trước".

Ngày 3/12/2016 (trích BBC Việt ngữ). Bộ Ngoại giao Trung Cộng phản đối Hoa Kỳ sau khi tân Tổng Thống Hoa Kỳ nói chuyện điện thoại trực tiếp với Tổng Thống Đài Loan. Cuộc điện đàm này là ngoại lệ, vì chính sách của Hoa Kỳ đã cắt đứt bang giao với Đài Loan từ năm 1979, khi Hoa Kỳ chánh thức công nhận Trung Hoa cộng sản là một quốc gia thống nhất. Trong khi đó, Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị, nói cuộc điện đàm của ông Donald Trump với Bà Thái Anh Văn  là "trò nhỏ mọn" của Đài Loan.
Lập tức, người phát ngôn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, bà Emily Horne nhấn mạnh rằng: "Không có bất kỳ thay đổi nào trong chính sách lâu nay của Hoa Kỳ đối với vấn đề Đài Loan".

Tiếp đến là ngày 4/12/2016, tân Tổng Thống Hoa Kỳ nhắn tin trên Twitter rằng: “Bắc Kinh có hỏi ý chúng ta xem chuyện phá giá đồng tiền của họ -khiến các công ty của chúng ta khó cạnh tranh- xem việc đánh thuế nặng nề lên hàng hóa của chúng ta ở đất nước họ -Hoa Kỳ thì không đánh thuế họ- hay xây dựng một khu phức hợp quân sự khổng lồ giữa Biển Đông là có ổn không? Tôi không nghĩ thế”.

image001Ngày 7/12/2016, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan là ông David Lee, xác nhận nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, đã nói chuyện với ông Stepen Yates, cố vấn của tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump. Cuộc trao đổi kéo dài  3 tiếng đồng hồ, được ông David Lee mô tả là "sâu rộng".

Theo báo Taiwan News, bà Thái Anh Văn cùng hai nhà lập pháp của đảng Dân Tiến là Lo Chih-Cheng Hsiao Bi-Khim, cùng với ông Stepen Yates dự cuộc gặp một người bạn. Ông Lo nói với báo chí hôm 8/12/2016, rằng: "Cuộc hội ngộ giữa năm người diễn ra rất vui".
(Bà Thái Anh Văn - Ông Stepen Yates. Hình Taipei Times)

Ông Yates nói rằng: "Ông Trump lẫn nhóm của ông ấy đều có thiện chí với Đài Loan." Trong khi ông Lo Chih-Cheng cho biết: "Ông Yates cũng nói là thiện chí đó có biến thành chính sách đối ngoại hay không, cần phải có thời gian quan sát".

Chiều cùng ngày, ông Yates gặp các nhà lập pháp của đảng Dân Tiến. Nghị sĩ Lo Chih-Cheng tiết lộ rằng: "Ông Yates đặc biệt đề nghị Đài Loan cung cấp danh sách mua sắm dụng cụ chiến tranh, đặc biệt là các dự án mà trước đây Hoa Kỳ gạt bỏ". Ông Lo Chih Cheng nói tiếp: "Dù không chắc là chánh phủ Donald Trump có phê chuẩn hay không, nhưng đây là lựa chọn mà Đài Loan có thể xem xét một cách đúng đắn".

Sáng ngày 10/12/2016, ông Stepen Yates gặp cố vấn của Tổng Thống Đài Loan, ông Ngô Lễ Bồi, thảo luận về những rủi ro mà Đài Loan có thể gánh chịu, khi trở thành tâm điểm của cuộc đối đầu giữa Washington với Bắc Kinh, cũng như biện pháp giảm thiểu nguy cơ về thiệt hại. Ông Yates cũng gợi ý với vị lãnh đạo Quốc Phòng Đài Loan rằng: " Đài Loan có thể sát cánh cùng Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ để cùng đưa ra các tuyên bố. Và Hoa Kỳ cũng có thể cung cấp các loại vũ khí cần thiết để củng cố lòng tin của Đài Loan".

Chuyến thăm không chánh thức cùng diễn biến các cuộc trao đổi của ông Yates tại Đài Loan, Trung Cộng xem như hành động xấu trong bang giao giữa Trung Cộng với tân Tổng Thống Hoa Kỳ. Lại thêm  sự kiện ngày 8/12/2016, Thượng Viện Hoa Kỳ chánh thức thông qua "Dự Luật Ủy Quyền Quốc Phòng năm tài khóa 2017", lần đầu tiên đưa vào nội dung nói đến trao đổi quân sự với Đài Loan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Lục Khảng, ngày 9/12/2016 phản ứng gay gắt: "Bắc Kinh cương quyết phản đối Hoa Kỳ và Đài Loan tiến hành trao đổi chánh thức và tiếp xúc quân sự dưới bất cứ hình thức nào. Phản đối Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan".

* Hoa Kỳ và thế giới.
Tân Tổng Thống Donald Trump, thể hiện một chính sách mạnh mẽ khi cử các vị sau đây vào những chức vụ trực tiếp đến an ninh quốc gia, và uy tín Hoa Kỳ trên thế giới (tham khảo bài của Diễn Đàn Việt Thức 6/12/2016).
    
https://static01.nyt.com/newsgraphics/2016/11/11/trump-tracker/assets/images/flynn-300.jpgThứ nhất. Trung Tướng Michael Flynn trong chức Cố Vấn An Ninh Quốc Gia. Tướng Flynn, một thời là Giám Đốc Tình Báo Quốc Phòng (Defense Intelligence Agency), và ủng hộ ứng cử viên Donald Trump ngay từ đầu cuộc tranh cử.
Cố Vấn An Ninh Quốc Gia không phải là thành viên trong chánh phủ, nên không cần Thượng Viện phê chuẩn, dù chức vụ này rất quan trọng trong việc tiếp nhận và cứu xét các chính sách cấp quốc gia và quốc tế do Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng đệ trình Tổng Thống.

Ông là vị Tướng thẳng thắn, từng phản đối chính sách của Tổng Thống Obama đã để cho Trung Cộng tung hoành Biển Đông. Cùng lúc, Trung Cộng tìm cách hợp tác với Nga về kinh tế và quân sự. Xin nhắc lại là tân Tổng Thống Hoa Kỳ có kế hoạch tăng quân số và cải tiến 350 tàu tuần duyên cùng 272 tàu khu trục, sẽ giúp cho Hải Quân Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn hiện nay, nhất là lực lượng có mặt tại Đông Nam Á Châu. Tân Tổng Thống đã liên lạc trực tiếp với chính giới Nhật Bản và Australia, mời gọi hỗ trợ cho Hoa Kỳ tại Biển Đông sau khi ông nhận chức vào ngày 20/1/2017 tới đây.
Thứ hai. Ông Mike Pompeo, trong chức Giám Đốc Trung Ương Tình Báo (CIA Director). Ông Mike Pompeo, cựu quân nhân, Dân Diểu tiểu bang Kansas. Trước đây, với tư cách thành viên Uỷ Ban Tình Báo Quốc Hội, Mike Pompeo đã mạnh mẽ chất vấn  Ngoại Trưởng Hillary Clinton, về lỗi lầm của Bà khi lãnh đạo Bộ Ngoại Giao, đã không quan tâm đến tình hình tại Lybia nên dẫn đến trường hợp ông Tổng Lãnh Sự  J. Christopher Stevens và nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị giết chết một cách nhục nhã,  trong vụ Hồi giáo Al-Qaeda Maghreb đột kích vào tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Benghazi, Lybia năm 2012.

Tân Giám Đốc Trung Ương Tình Báo, có trách nhiệm tái tổ chức hệ thống tình báo Hoa Kỳ ngay từ cơ quan trung ương đến các cơ sở, để thích ứng với trách nhiệm chống khủng bố quốc tế do tổ chức Hồi Giáo ISIS và các nhóm khác trên thế giới.

https://static01.nyt.com/newsgraphics/2016/11/11/trump-tracker/assets/images/mattis-300.jpgThứ ba. Cựu Trung Tướng Thủy Quân Lục Chiến James N. Mattis, trong chức Bộ Trưởng Quốc Phòng (Defense Secretary). Tướng Mattis 66 tuổi, được tân Tổng Thống Donald Trump ca ngợi là vị Tướng ngang tài với Tướng George Patton, một danh tướng trên chiến trường Châu Âu trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Tướng Mattis, đã một thời giữ chức Tư Lệnh Liên Quân Hoa Kỳ (United Central Command) trên chiến trường Trung Đông và Tây Nam Châu Á (2010-2013), đã bị Tổng Thống Obama cách chức với lý do "háo chiến". 

Tướng Mattis, trước khi được tân Tổng Thống mời tham gia chánh phủ, chiến lược của ông là tiếp tục hợp tác với các lãnh đạo Đồng Minh lâu nay, tiếp tục cảnh giác nước Nga, và  giữ thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran,  vì Iran đồng ý lùi lại một phần của chương trình hạt nhân của họ, nhằm đổi lấy sự nới lỏng một số lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Nếu so với chiến lược hiện nay của tân Tổng Thống, thì hai quan niệm chiến lược có phần khác biệt.  

Có một điểm cần được nói đến, đó là Tướng Mattis cần được Thượng Viện đặc miễn, vì chức Bộ Trưởng Quốc Phòng phải do cấp dân sự lãnh đạo. Tướng Mattis giải ngũ năm 2013, chưa đủ thời gian luật định là phải giải ngũ 7 năm mới được nhận chức Bộ Trưởng Quốc Phòng.  Nhưng điều này có thể sẽ không khó khăn, vì Thượng Viện và cả Thượng Nghị Sĩ McCain, Chủ Tịch Uỷ Ban Quân Vụ, sẵn sàng phê chuẩn.

NewsletterThứ tư. Cựu Đại Tướng John Kelly trong chức  Bộ Trưởng Bộ Nội An. Tướng Kelly cũng là vị Tướng trực tính. Ông đã phục vụ quân đội Hoa Kỳ suốt 40 năm trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, và một thời là chỉ huy chiến trường miền tây Iraq trong giai đoạn khốc liệt. Năm 2003, ông là Đại Tá đầu tiên của binh chủng này được  thăng cấp Chuẩn Tướng tại chiến trường. Sau đó, Chuẩn Tướng Mattis giữ chức Tư Lệnh chiến trường phương Nam, giám sát các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Nam và Trung Mỹ cho đến đầu năm 2016.

Tướng Kelly không lên tiếng hậu thuẫn ứng viên Donald Trump trong mùa tranh cử vừa qua, và mở ngõ khả năng có thể phục vụ cho chính phủ Cộng Hoà hay Dân Chủ. Ông cũng không ngần ngại mô tả chính trị chẳng khác “khối ung nhọt bẩn thỉu.” Con trai của Tướng Kelly là Trung Úy Thủy Quân Lục Chiến Robert Kelly, đã hy sinh trong chiến tranh tại Afghanistan năm 2010 (trích trong Cali Today New 7/12/2016).

Ông Kelly là vị tướng thứ ba được bổ nhiệm vào nội các của tân Tổng Thống, sẽ cùng với cựu Tướng James Mattis -Bộ Trưởng Quốc Phòng- cựu Trung Tướng Michael Flynn -Cố Vấn An Ninh Quốc Gia-Giám Đốc Trung Ương Tình Báo, hy vọng sẽ là những cánh tay trong nỗ lực bảo vệ an ninh quốc gia, và nâng cao uy tín Hoa Kỳ trên thế giới. Nhưng dù sao, phải đợi đến sau 100 ngày đầu tiên của Tổng Thống Donald Trump kể từ ngày nhận chức 20/1/2017, chính sách chiến lược của chánh phủ mới thật sự là khuôn thước điều hành quốc gia Hoa Kỳ, giữa một thế giới thuận lẫn nghịch đang nhìn vào Hoa Kỳ với những kỳ vọng theo cách riêng của mỗi quốc gia.  

Lập Pháp Hoa Kỳ và Biển Đông.  

Ngày 5/12/2016, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio đệ trình Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện một dự luật có tên là “Luật trừng phạt trên Biển Đông và Biển Hoa Đông 2016”- South China Sea and East China Sea Sanctions Act of 2016 - .
Văn phòng Nghị Sĩ Rubio cho biết: "Nội dung là một kế hoạch trừng phạt các cá nhân và cơ quan của Trung Cộng, tham gia vào các hoạt động của Trung Cộng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông là bất hợp pháp, đe doạ tới an ninh và thương mại của Hoa Kỳ trong vùng, đồng thời với những tác động ngược trong nội địa Hoa Kỳ như hoạt động vận tải hàng hoá, vận chuyển của Mỹ qua Biển Đông và các cảng Florida..... An ninh của các nước đồng minh trong khu vực và đời sống kinh tế của Hoa Kỳ, không thể bị đe doạ bởi những hành vi vi phạm luật quốc tế đang tiếp diễn, và ngang nhiên theo đuổi tham vọng thống trị Biển Đông và Biển Hoa Đông”.

Dự luật cho thấy sự thay đổi quan trọng trong trong chính sách mới của Hoa Kỳ. Nếu được thông qua thành luật, chánh phủ Hoa Kỳ phải thực hiện hàng loạt các hành động trừng phạt đối với các cá nhân, các tổ chức Trung Cộng, và trừng phạt các tổ chức tài chánh nước thứ ba có dính líu tới các cá nhân và các tổ chức trong danh sách đen, vì các hoạt động bất hợp pháp trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Biện pháp trừng phạt có thế là: "Phong tỏa tài sản, cấm đi lại, hạn chế cấp thị thực nhập cảnh, đối với bất cứ công dân nào của Trung Cộng liên quan đến việc xây dựng hay phát triển các dự án ở những khu vực tranh chấp trên Biển Đông, hoặc những người có liên quan đến các hành động hay chính sách đe dọa tới sự ổn định của các khu vực đó".

* Việt Nam - Trung Cộng.
spratly-new-f-11-7-16Ngày 7/11/2016, cơ quan CSIS tại Hoa Kỳ đã chụp được  phi đạo trên Đảo Trường Sa Lớn do Việt Cộng kiểm soát, từ 550 thước đã nối dài đến khoảng 1.000 thước, các phi cơ cánh quạt tiếp liệu hay vận chuyển người lên xuống dễ dàng. Nhà phân tích Gregory Poling, Giám Đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu của tổ chức Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington, nói với báo Anh Quốc Financial Times rằng: "Ngoài việc nối dài phi đạo, Việt Nam cũng xây dựng hai nhà để máy bay khá lớn cạnh phi đạo vừa nối dài".

Ðảo Trường Sa Lớn, tên quốc tế là Pratly Island, dài 639 thước, ngang 300 thước,  diện tích 0.15 cây số vuông. Là đảo lớn thứ tư về diện tích trong quần đảo Trường Sa. Lãnh đạo Việt Cộng cho bồi đắp mở rộng đảo Trường Sa Lớn, bằng cách chở vật liệu từ đất liền ra, xây dựng hải cảng, kéo dài đường bay, mở rộng diện tích nhắm phục vụ cuộc sống người dân trên đảo, và ngư dân đánh bắt xa bờ.”

Theo một số tin tức, sau khi mở rộng diện tích của đảo này gần bằng đảo lớn nhất của quần đảo, tức đảo Ba Bìn, hiện đang do Ðài Loan chiếm đóng. Dù vậy, so với diện tích và quy mô xây dựng thì không thể nào so sánh với mức phát triển của các Đá Ngầm mà Trung Cộng bồi đắp thành đảo nổi, và biến thành căn cứ quân sự.

Ngày 18/11/2016, tuy không nêu đích danh Việt Nam, nhưng trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng Cảnh Sảng (Geng Shuang) tuyên bố: “Trung Cộng kịch liệt phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của nước liên quan trên các bãi cạn ở Biển Đông, cũng như các hoạt động xây dựng trên lãnh thổ của Trung Cộng (…) và mạnh mẽ thúc giục bên liên quan tôn trọng chủ quyền và quyền lợi của Trung Cộng, rút nhân viên và cơ sở hạ tầng ra khỏi hòn đảo này".

Ḍa Lat Hình chụp từ vệ tinh ngày 30/11/2016 của Planet Labs đăng trên Reuters, cho thấy Việt Nam đang nạo vét đảo Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa.
Đảo Đá Lát nằm ở rìa tây nam của quần đảo Trường Sa, đảo này bị ngập hoàn toàn khi thủy triều lên, nhưng ở đây có một ngọn hải đăng và một đồn lính nhỏ của Việt Cộng. Trong hình chụp, cho thấy có nhiều tàu nhỏ trên một kênh mới đào. Dù không rõ mục đích của hoạt động này, nhưng một số nhà phân tích cho rằng việc nạo vét như thế này là tiền thân cho việc xây dựng mở rộng thêm trên các đảo khác.

Vẫn theo Reuters, hồi tháng 8/2016, Việt Cộng đã tăng cường các biện pháp bảo vệ cho nhiều đảo ở Biển Đông, bằng các giàn pháo lưu động có thể tấn công tới các vị trí của Trung Cộng trên đường hàng hải quan trọng này.

* Trung Cộng - Cam Bốt.
Bao My: Trung Quoc da co 1/5 bo bien Campuchia Tờ báo Mỹ American Thinker hôm 1/12/2016,  dẫn bài phân tích của nhà nghiên cứu, cựu viên chức ngoại giao ở Đông Nam Á- Michael Benge cho biết Campuchia đã nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của Trung Cộng về kinh tế và quân sự. Tập Đoàn Phát Triển Thiên Tân của Trung Cộng cùng với quân đội của họ, đang xây dựng sắp xong hải cảng dài đến 90 cây số, chiếm 20% chiều dài bờ biển Cam Bốt trong Vịnh Thái Lan. Dự án này trị giá 3 tỷ 800 triệu mỹ kim. Hải cảng này do Cam Bốt cho Trung Cộng thuê trong 99 năm. Giới chức quân sự Trung Cộng đánh giá là rất quan trọng, vì có khả năng tiếp nhận tàu vận tải từ 10.000 tấn trở lên, nhất là khả năng tiếp nhận hầu hết các loại chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng.
Lễ ký kết đầu tư của dự án này được chủ tọa bởi ông Trương Cao Lệ, một trong 7 thành viên Thường Vụ Bộ Chính Trị, và là Phó Thủ Tướng Trung Cộng.

Ông Geoff Wade, một chuyên gia về châu Á từ Đại học Quốc gia Australia nhận định: "Hải cảng này giúp Trung Cộng thực hiện tham vọng khu vực, giữa các vùng biển chiến lược ở Châu Á, đặc biệt là giữa các quốc gia Sri Lanka, Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Thái Lan, và Indonesia. Đây là sân sau quan trọng với mưu đồ chiến lược của Trung Cộng".

Nội bộ Philipines.
Bản tin Reuter ngày 5/12/2016, Bà Leni Robredo, Phó Tổng Thống Philipines tuyên bố từ chức Bộ Trưởng Gia Cư.  Cùng lúc, Bà Robredo cũng tuyên bố là có âm mưu bãi chức Phó Tổng Thống của Bà.  Bà sẽ lãnh đạo phong trào đối lập chống lại Tổng Thống Duterte, vì Bà không tán thành chiến dịch chống ma túy với hàng loạt vụ hành quyết gần 6.000 người mà không thông qua xét xử.

mediaTrả lời báo chí về quyết định của mình, bà Leni Robredo khẳng định rằng: "Bây giờ không phải lúc để sợ sệt, mà phải tin tưởng và can đảm". Như vậy, nữ Phó Tổng Thống Robredo là nhân vật cao cấp nhất đã công khai phản đối chính sách giết người mà không cần luật pháp của Tổng Thống Rodrigo Duterte. 
Ngày hôm sau, Tổng Thống Duterte chấp nhận đơn từ chức Bộ Trưởng Gia Cư của Bà  Robredo.
Theo luật của Philippines, Tổng Thống và Phó Tổng Thống được bầu riêng. Bà Robredo và ông Duterte thuộc hai đảng chính trị đối nghịch nhau. Theo thông lệ, Phó Tổng Thống giữ thêm chức vụ Bộ Trưởng. Theo giới quan sát, bất đồng giữa Tổng Thống với Phó Tổng Thống, vốn âm ỉ từ lâu, đã trở thành công khai từ khi ông Duterte, vào tháng trước, cho phép cải táng cố Tổng Thống độc tài Ferdinand Marcos như một anh hùng dân tộc. Cộng thêm vào đó là chính sách bài trừ ma túy đẫm máu diễn ra từ lúc ông Duterte nhận chức Tổng Thống, đã làm cho 5800 người thiệt mạng tính đến cuối tháng 11/2016.

Tóm tắt tổng quát. 

Từ sau ngày bầu cử (8/11/2016), Ông Donald Trump đã tiếp nhận điện thoại với những lời chúc mừng ông đắc cử từ những vị lãnh đạo trên thế giới, đồng thời trao đổi ngắn về quan điểm với những vị ấy. Theo đó, tân Tổng Thống Hoa Kỳ có ý hòa hoãn với Nga, mạnh tay với Trung Cộng, thân thiện với Nhật Bản, xét lại với Philipines, mời gọi Nhật Bản và Australia hợp tác trên hồ sơ Biển Đông, xem thường Việt Cộng luôn trên thế đứng hàng hai  giữa Trung Cộng với Hoa Kỳ, đặc biệt là tỏ ra thân thiện với Đài Loan dù Hoa Kỳ đã quay lưng lại từ năm 1979. Những nhân vật mà Ông chọn vào các vị trí quan trong về an ninh quốc phòng và uy tín Hoa Kỳ trên chính trường, là những vị có quan điểm mạnh trên các hồ sơ khủng bố quốc tế, chính sách bành trướng của Trung Cộng, nhất là Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trong khi nội bộ Philipines, liệu người dân và những giới chức trong ngành Lập Pháp và Hành Pháp, có thể ngồi yên khi mà hằng ngày có đến 30 - 40 người dân bị thuộc hạ của ông Tổng Thống hoang tưởng giết chết mà không cần luật pháp, hay nội loạn sẽ xảy ra để giành lại công lý cho người phạm tội?
Thực sự là trong thời gian trước mắt đây, Trung Cộng sẽ quản trị hải cảng nước sâu thuộc lãnh thổ Cam Bốt trong vịnh Thái Lan mà họ thuê trong 99 năm, và hải cảng này đủ điều kiện tiếp nhận các loại chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng. Vậy là Trung Cộng có thêm một căn cứ quan trọng cho chính sách bành trướng của họ ở Biển Đông. Và liệu rồi đây, từ căn cứ này, họ có thể đào con kinh Akra nối liên giữa Vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương mà họ có kế hoạch từ lâu, rút ngắn đường hàng hải vận chuyển nhiên liệu và thương mãi của họ thêm phần thuận lợi chăng?    

Và sau cùng là Việt Nam. Có thật sự là lãnh đạo Việt Cộng bồi đắp đảo để chống Trung Cộng, hay làm theo lệnh của Trung Cộng? Vì Trung Cộng bồi đắp 7 Đá Ngầm đã bị thế giới chỉ trích, bị tòa án trọng tài quốc tế phán quyết bất lợi, nếu Việt Cộng bồi đắp rồi cho Trung Cộng thuê dưới áp lực nào đó, thì lãnh đạo Việt Cộng có tiền thưởng mà Trung Cộng thì không bị chỉ trích?    

Kết luận.
Mời Các Anh đọc 3 đoạn mà tôi trích trong bài thơ "Cảm Tạ Miền Nam" dưới đây của nhà thơ xã hội chủ nghĩa Phan Huy, khi tác giả vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ của chúng tôi, như sau:

                                         “ Tôi đã vào một xứ sở thần tiên.
                                                          Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền.
                                                          Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
                                                          Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục.
                                                          Mở mắt to nhìn nửa nước anh em.
                                                          Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền.
                                                          Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
                                                          Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động.
                                                          Đất nước con người dân chủ, tự do.
                                                          Tôi đã khóc ròng khi đứng giữa thủ đô.
                                                          Giận đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt.” ...

                                                        " Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt.
                                                          Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng "kính yêu".
                                                          Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều.
                                                          Con người nói năng như là chim vẹt.
                                                          Mở miệng ra là: "Nhờ ơn bác đảng.
                                                          Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh.
                                                          Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin.
                                                          Tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
                                                          Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng.
                                                          Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu.
                                                          Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu.
                                                          Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.” ...

                                                        “ Trên đường về, đất trời như sụp đổ.
                                                          Tôi thấy mình tội lỗi với miền Nam.
                                                          Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm.
                                                          Tôi đã khóc, cho mình và đất nước " ...

Các Anh hãy nhớ: Trên thế giới, chưa bao giờ có sự kiện người dân từ các quốc gia Dân Chủ Tự Do chạy sang các quốc gia cộng sản độc tài xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân từ các quốc gia cộng sản độc tài ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị.

Riêng tại Việt Nam:
Thứ nhất. Trong vòng 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Từ năm 1954 đến năm 1956, có thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi tị nạn. Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do.

Thứ hai. Trong vòng 20 năm kể từ sau khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất xác trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 2 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do. 

Các Anh phải nhớ là đồng bào đang chớ Các Anh đứng dậy, để cùng nhau làm nên lịch sử lưu danh mãi mãi đến ngàn năm sau, bằng cách diệt trừ đảng cộng sản, rồi xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị phục vụ theo nguyện vọng người dân.
   
Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Tháng 12 năm 2016
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~






Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 12/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link