Friday, December 16, 2016

Giữ ngọn lửa Formosa !!!


Kính chuyển đế thông tin và xin vui lòng phổ biến.
---------- Forwarded message ----------
From: Toma Thien <
Date: 2016-12-15 9:40 GMT-05:00
Subject: Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 257, ra ngày 15-12-2016
To: tuyet linh <>
Cc:


Kính gởi đến Quý vị Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 257, ra ngày 15-12-2016. Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và sẽ chuyển tiếp.
Ban biên tập.

Giữ ngọn lửa Formosa !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 257 (15-12-2016)
          Ngày 5 tháng 12 vừa qua, Linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc Giáo phận Công giáo Vinh, đại diện các nạn nhân của thảm họa môi trường biển, trong bản trình bày trước Quốc hội Đài Loan về tội ác do Formosa gây nên đối với dân sinh và môi trường Miền Trung, đã mạnh mẽ tố cáo:
          - Điều đáng căm phẫn là từ khi gây thảm họa đến nay, Formosa chưa một lần thông báo cho công luận biết họ đã thải những chất gì vào biển, số lượng bao nhiêu, thải trong thời gian nào!
          - Điều đáng sợ hãi là một số báo chí trong nước có đưa tin nhiều mẫu cá lấy ở Hà Tĩnh bị nhiễm cyanur, phenol và đặc biệt là kim loại nặng cadimi, chì, sắt, crom và thủy ngân vượt mức cho phép. Nhưng thông tin chính thức về các độc tố này thì lại không có, đang khi người dân đòi hỏi nhà nước phải công bố rõ ràng kim loại nặng trong nguồn gây ô nhiễm là những loại nào, đâu là tác động của chúng đối với môi trường và sức khỏe, tồn dư của chúng trong trầm tích đáy biển sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người Việt ra sao. Hiện giờ hầu như ai cũng nghe nói đến thảm họa Minamata ở Nhật Bản cách đây hơn nửa thế kỷ và đều sợ rằng trong những thập kỷ tới, dân Việt cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nên từ khi thảm họa xảy ra, người dân không dám dùng các loại thủy hải sản (cá, tôm, nghêu, mực, muối, nước mắm…) vì chẳng biết những chất độc đã nhiễm vào chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh mạng. Và tình trạng này sẽ còn kéo dài bao lâu nữa?

          - Điều đáng ngỡ ngàng là người dân, đặc biệt những ai cảm thấy sức khỏe có vấn đề sau khi tiếp xúc với nước biển hay tiêu thụ sản phẩm biển, gặp rất nhiều khó khăn để lấy kết quả xét nghiệm liên quan đến kim loại nặng trong cơ thể của mình với những lý do rất khó hiểu. Hiện tại chỉ có một kết quả của một bệnh nhân cho thấy hàm lượng thủy ngân và chì trong máu vượt quá mức cho phép. Về bệnh tật, mặc dù chưa được chính thức công nhận, nhưng thông tin trên mạng xã hội ghi nhận ít nhất đã có ba trường hợp tử vong sau khi ăn cá biển. Một thợ lặn làm việc cho Formosa đã chết sau ngày bị nhiễm độc. Những thợ lặn khác cũng có các triệu chứng tương tự.

          Dĩ nhiên, tất cả những sự mập mờ lấp lửng, bưng bít thông tin (từ phía Formosa và nhà cầm quyền) mà linh mục Nguyễn Đình Thục đã tố cáo ở trên không có gì mới, chỉ có điều là chúng được nói lên công khai tại chính nơi Formosa đặt bản doanh, sào huyệt, trong một nỗ lực mới để duy trì “ngọn lửa” Formosa. Xin lưu ý: linh mục Thục cũng là một trong nhiều người (chức sắc và tín đồ) tại Giáo phận Vinh đã làm cho ngọn lửa Formosa bùng cháy qua những vụ đưa đơn đòi bồi thường, nộp hồ sơ quyết khởi kiện và xuống đường biểu tình cách đông đảo…

          Nhưng ngoài những việc “tiêu cực” nói trên đây, đảng và nhà nước Việt cộng còn thực hiện nhiều việc “tích cực” hơn nữa. Thời gian qua, đó là bao che dung dưỡng cho Formosa tiếp tục hoạt động, tiếp tục xả thải, tiếp tục đầu độc môi trường sau khi đã được nó thí cho một số tiền gọi là “bồi thường” hết sức bẻo bọt đến độ khốn nạn. Đó là không truy tố toàn bộ những quan chức chóp bu đã đưa tên tội phạm môi trường khét tiếng ấy vào VN hoặc đã lên tiếng bênh vực nó suốt mấy tháng trời cho tới cuộc họp báo chính phủ ngày 30-06. (Mới đây có truy tố -kiểu mỵ dân- một tên nhãi nhép là cựu chủ tịch xã Kỳ Anh về tội tham nhũng). 

Đó là tung toàn thể bộ máy công quyền, khối báo chí tay sai, dàn công an mạng, đám dư luận viên đồng loạt gọi đại thảm họa là “sự cố môi trường”, ngoác miệng tối thiểu hóa các nguy cơ, lùng sục những ai vạch trần vụ việc, vu khống chửi bới các cá nhân và tổ chức lên tiếng bảo vệ môi trường. Đó là trấn áp khốc liệt những cuộc biểu tình lớn nhỏ của nhân dân, của giáo dân nhằm tố cáo thủ phạm Formosa lẫn đồng phạm và đòi được bồi thường thiệt hại. Đó là hăm dọa, đánh đập, bắt bớ, xử tòa những công dân yêu cầu phải cho đất nước được sống trong một sinh thái an toàn. 

Đó là thay vì vận dụng tất cả mọi phương tiện kỹ thuật để thanh tẩy biển, tiêu diệt cá tôm nhiễm độc, khôi phục các rặng san hô, thì lại thỉnh thoảng họp báo để tuyên bố đại dương đã tự làm sạch mà không ngượng miệng, rồi xúi dân cứ đi tắm biển, nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản. Đó là thay vì khôi phục và bảo vệ ngư trường ở miền Trung, để luôn có những “cột mốc bảo vệ chủ quyền đất nước trên Đông hải” vốn đang bị Tàu cộng lăm le chiếm đoạt, thì lại tìm cách buộc ngư dân phải chuyển nghề, rời biển, lên sống trên đất, qua lao động tận bên Lào, để lũ Bắc phương xâm lược dễ dàng hoàn tất kế hoạch. 

Đó là quyết tâm thực hiện một vụ Formosa thứ hai: xây dựng nhà máy thép mới với vốn của Trung Quốc ở Cà Ná, Ninh Thuận, mang tên Tôn Hoa Sen, để phối hợp cùng tên tội phạm ở Vũng Áng giết chết toàn bộ nguồn thủy sản của miền Trung và làm cho lãnh hải VN càng thêm thênh thang rộng mở cho Hán cộng tràn vào. Chưa kể vụ một nhà đầu tư Trung Quốc đang dự trù xây dựng nhà máy kẽm tại khu kinh tế Chân Mây–Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế, cũng sát bên bờ biển.

          Mới đây, còn có những sự việc động trời như vụ tàu kiểm ngư của Thanh Hóa đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân sáng ngày 16-11-2016 trên chính vùng biển Việt Nam. Như vụ đại tá Đặng Hoài Sơn, trưởng công an thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh –với lời lẽ hăm dọa– đã buộc một ngư dân Đông Yên gỡ bỏ khỏi Facebook video clip mà anh đã quay được về chiếc tàu (nghi là từ Formosa ra) đang đổ hàng trăm tấn chất thải tại biển Vũng Áng ngày 20-11-2016. Rồi vụ sư đoàn 324 thuộc quân khu 4 vừa có cuộc diễn tập mà tình huống đặt ra là các chiến sĩ vượt sông để tấn công mục tiêu trên địa bàn Nghệ An. Theo công luận, mục tiêu giả định này chính là Giáo phận Công giáo Vinh nói chung và đầu não là tòa giám mục Vinh nói riêng (nằm bên một bờ sông) ở Xã Đoài.

 Trong quá khứ, sư đoàn 324 này từng đàn áp đẫm máu vụ giáo dân nổi dậy ở Quỳnh Lưu vào năm 1956, nơi mà mới đây, vào tháng 6-2016, cũng đã diễn ra một cuộc biểu tình phản đối Formosa từ phía các giáo dân.
          Tất cả mọi động thái đó của nhà cầm quyền đều nằm trong kế hoạch “nhận chìm vụ cá chết” và “dập tắt ngọn lửa Formosa” hầu bảo vệ sự thống trị đầy sai lầm, tội ác và thất bại của đảng.

          Nhưng dập tắt ngọn lửa Formosa sao được khi –vì ngu dốt?
 vì sợ hãi? vì đồng lõa?

 – Việt cộng đã ngửa tay nhận số tiền bồi thường 500 triệu đôla mà rõ ràng là chẳng thấm vào đâu so với thảm họa của môi trường và đòi hỏi của các nạn nhân đủ loại. Dĩ nhiên nhà nước đã có kế hoạch hỗ trợ cho tất cả những ai làm kinh tế biển ở 4 tỉnh miền Trung. Như ngày 21-10, với bản tin: “Địa phương đầu tiên chi trả bồi thường từ Formosa cho ngư dân”, báo VNExpress cho biết nhiều xã vùng duyên hải thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế đã được nhận tiền tạm cấp bồi thường là 400 tỷ đồng.  Cũng tờ báo trên, ngày 16-11, lại loan tin ngư dân Quảng Trị được bồi thường lên tới 500 tỷ.

          Tuy nhiên, báo chí lề dân thời gian gần đây lại loan những tin tức không mấy tốt đẹp về vụ này, đặc biệt tại những địa phương thiệt hại nhiều hơn là Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Dân Làm Báo ngày 25-10 cho hay: hôm nay, nhiều người dân xã Thạch Hạ đã đồng loạt vây hãm trụ sở UBND thành phố Hà Tĩnh biểu tình đòi đền bù thiệt hại do Formosa gây ra. 

Video và hình ảnh cho thấy người dân cầm theo băng-rôn lớn với dòng chữ: “Formosa làm thiệt hại nghề nghiệp và  đời sống chúng tôi. Đề nghị chính quyền các cấp thực hiện công bằng”. “Formosa gây thảm họa, chúng tôi đang chịu hậu quả, đề nghị chính quyền giúp đỡ”. “Các hộ dân xã Thạch Hạ đề nghị UBND tỉnh, UBND thành phố đền bù thiệt hại do Formosa gây ra” và đòi gặp lãnh đạo thành phố để gửi đơn khiếu nại. Đáp lại, nhà cầm quyền chẳng những không dám gặp dân, mà còn đóng kín cổng văn phòng, đồng thời huy động lực lượng công an ra ngăn chặn và không cho người dân vào bên trong để nộp đơn.

          Đài Á Châu Tự Do ngày 07-12 loan tin: Khoảng hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã vào sáng hôm nay để phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do thảm họa môi sinh mà họ cho là không công bằng. Số người biểu tình này cũng là giáo dân xứ Xuân Hòa, hạt Hướng Phương, giáo phận Vinh. Linh mục Mai Xuân Ái, chủ chăn của họ phát biểu: Dân bức xúc ở chỗ Nhà nước chưa đền bù cho dân; nhưng cô giáo ở các trường đòi nợ học sinh bắt phải đóng học phí, bảo hiểm y tế trong khi không tổ chức khám theo quyền lợi của các em. Một lý do nữa là người đáng đền bù lại không đền bù, còn người đáng hỗ trợ lại kêu lên… Dân không tán đồng cách làm của cơ quan chức năng nên họ quyết tâm xuống đường để đòi lại công lý.”


          Trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo ngày 12-12 cho biết: Hàng ngàn người dân vùng biển thuộc xã Kỳ Hà, Kỳ Vân và Kỳ Tân, tỉnh Hà Tĩnh đã quy tụ ngay đoạn đường đi vào thị xã Kỳ Anh, quốc lộ 1A, biểu tình đòi hỏi Formosa cút khỏi VN và yêu cầu nhà cầm quyền bồi thường thỏa đáng cho họ. Lý do chính khiến bà con xuống đường là vì VC đang làm ngơ trước sự mất mát cơ nghiệp của người dân và cả dân tộc, các gia đình lâm cảnh nghèo túng, trẻ em thất học dài dài… Nhiều băng-rôn biểu ngữ được bà con mang theo có nội dung: “Khởi tố Formosa”, “Formosa là thảm họa của đất nước”, “Tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”…
          Tất cả các cuộc biểu tình (mà trên đây chỉ là vài ví dụ tiêu biểu) ngày càng cho thấy VC không có thiện chí và chẳng đủ khả năng giải quyết đại thảm họa hiện thời của dân tộc. Mà từ xưa tới nay, có thảm họa lớn bé, khủng hoảng to nhỏ nào mà VC đủ tâm và đủ tầm để giải quyết ổn thỏa, ích lợi cho dân cho nước? Vì bản chất chế độ là quyết nắm mọi tài nguyên quốc gia (vật chất), mọi tư tưởng con người (tinh thần) để giữ mọi quyền lực, bất chấp dân tình đói khổ, đất nước điêu linh và giống nòi suy bại. Tất cả các cuộc biểu tình trên đây cũng ngày càng cho thấy giải pháp hữu hiệu hiện thời là tỏ bày sức mạnh tập thể, quyền lực nhân dân qua các cuộc xuống đường đông đảo và liên tục. 

Bên Đông Âu thập niên 80-90 thế kỷ trước, các giáo hội Công giáo, Tin lành, Chính thống một đàng vừa tổ chức những buổi cầu nguyện tập thể, thường xuyên, khắp cả nước cho quê hương, đàng khác vừa thiết lập thói quen xuống đường sau buổi thờ phượng Chủ nhật: lễ xong, từ mọi nhà thờ trong thành phố, tín đồ kéo nhau ra quản trường trung ương. Các lãnh đạo tinh thần tại VN có dám thử như vậy không, có dám bắt chước những đồng nghiệp bên trời Âu mà nay được xưng tụng là mục tử của Giáo hội và là anh hùng của Dân tộc?

          BAN BIÊN TẬP



__._,_.___

Posted by: "Dr. Hoi Van Do"

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link