Bảo vệ cây xanh và mô hình nhân
quyền cho Việt Nam
Kính Hoà, phóng viên RFA
2015-03-27
2015-03-27
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Lời nhắn của cây:
Chúng tôi còn giúp được các bạn. Xin đường giết tôi.
Cuộc
biểu tình chống những người tiều phu xuống núi
Nhật
Nguyệt xoay vần, bốn mùa thay lá, tưởng gốc bền thì tán mãi còn xanh.
Có ngờ đâu 1 hồi trống lệnh nhanh, vừa dứt tiếng đứt rồi thân cổ thụ!
Cứ ngỡ Thủ Đô vẫn là chưa đủ diện tích cây xanh trên một đầu người
Vẫn tưởng rằng Xuân nhuận sắc tươi, Tết trồng cây Xuân mãi còn viên mãn
Ấy mà nay biết lấy ai bầu bạn, đàn chim kia nháo nhác biết về đâu?
Tiếng rao rơi lạc phố đêm thâu, cơn gió nào lang thang tìm lá biếc?
Có ngờ đâu 1 hồi trống lệnh nhanh, vừa dứt tiếng đứt rồi thân cổ thụ!
Cứ ngỡ Thủ Đô vẫn là chưa đủ diện tích cây xanh trên một đầu người
Vẫn tưởng rằng Xuân nhuận sắc tươi, Tết trồng cây Xuân mãi còn viên mãn
Ấy mà nay biết lấy ai bầu bạn, đàn chim kia nháo nhác biết về đâu?
Tiếng rao rơi lạc phố đêm thâu, cơn gió nào lang thang tìm lá biếc?
Đó là bài "Văn tế cây" của tác giả Nguyễn Hòa,
được hai bloggers Nguyễn Lân Thắng và Nguyễn Chí Tuyến trình bày trong những
ngày phản đối việc chặt cây xanh.
Một người gắn bó lâu đời với thành phố Hà nội là Kiến trúc sư Trần
Thanh Vân thổ lộ cảm xúc của bà về chiến dịch chặt cây này
Tôi
chỉ có thể nói một câu là hết sức đau lòng. Đau đến xót xa coi như mất hết
không phải chỉ là những cái chung như người ta đang nói mà những gì riêng tư
của tôi cũng mất hết.
Sau những ngày sôi động bảo vệ cây xanh của người dân Hà nội,
blogger Hiệu Minh viết bài Khi tiều phu xuống núi. Trong bài này ông mô
tả cảnh những gốc cổ thụ bị đào xới, ông liên tưởng đến vụ ngộ độc khí CO2, và
nhắc lời một người bạn rằng dường như người ta đã mời những người tiều phu ít
học lên quản lý thành phố Hà nội. Vì ít học và quán tính chặt phá cây rừng cho
nên họ mới lạm sát cây xanh Hà nội như thế.
Trớ trêu thay trong cùng thời gian ấy ông Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng lại đang công du bên nước Úc, và tại đây ông được báo chí chụp ảnh ông đang
trồng cây. Giáo sư Trần Hữu Dũng viết trên trang blog của ông rằng sao ông Thủ
tướng không về Hà nội mà trồng cây!
Và máu của những hàng cây bị chảy, không còn đơn giản là máu của
cây. Cũng như việc người Hà Nội đứng lên biểu tình bảo vệ cây xanh không còn đơn
giản là bảo vệ cây. Mà lương tri Việt Nam đã tổn thương, đã chảy máu quá nhiều,
người dân đang dần đứng lên để bảo vệ lương tri dân tộc, để bảo vệ những phần
còn lành lặn của lương tri
Blogger Viết từ Sài Gòn
Blogger Cánh Cò thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng có cuộc biểu tình
bảo vệ cây xanh nổ ra ở Hà nội, vì Cánh Cò những tưởng rằng tâm trạng người Việt
nam nói chung, người Hà nội nói riêng, đã chai sạn trước những việc của cộng
đồng, của quốc gia, những việc không phải của mình. Một tâm trạng mà Cánh Cò
nói là được tạo nên bởi một chủ nghĩa bánh vẽ, giống như những bức ảnh vẽ cây
xanh được những người cầm quyền Hà nội vội vã dựng lên sau khi dân chúng phản
đối chuyện tàn sát cây xanh.
Blogger Viêt từ Sài Gòn thì cho rằng cuộc biểu tình nổ ra vì người
ta đã không chịu đựng được nữa, vì lương tâm của xã hội đã bị chảy máu:
Và
máu của những hàng cây bị chảy, không còn đơn giản là máu của cây. Cũng như
việc người Hà Nội đứng lên biểu tình bảo vệ cây xanh không còn đơn giản là bảo
vệ cây. Mà lương tri Việt Nam đã tổn thương, đã chảy máu quá nhiều, người dân
đang dần đứng lên để bảo vệ lương tri dân tộc, để bảo vệ những phần còn lành
lặn của lương tri.
Cuộc tàn sát cây xanh đã bị dừng lại sau cuộc biểu tình.
Các quan chức Hà nội lần lượt lên tiếng.
Một vị bảo rằng việc đốn cây là việc nhỏ không cần hỏi ý kiến dân
chúng.
Có vị nói là nhà tài trợ tư nhân hối thúc phải chặt cây.
Một vị khác lại tỏ vẻ ngạc nhiên là dân Hà nội yêu cây đến thế,
rằng ông không lường được lòng dân như thế.
Facebooker Kinh Thư lên tiếng:
Hỏi các bác khí không phải. Lãnh đạo họp báo nói là không lường được
lòng dân. Làm lãnh đạo mà không lường được lòng dân thì lãnh cái gì?
đúng là nghe bác ấy nói xong mình cũng điên cái đầu, nghĩ mãi không ra bấy lâu bác ấy lãnh cái gì?
đúng là nghe bác ấy nói xong mình cũng điên cái đầu, nghĩ mãi không ra bấy lâu bác ấy lãnh cái gì?
Gần cả ngàn cây đã bị đốn hạ vô tội vạ....
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh lại chịu khó truy tầm nhiều hơn nữa các
phát biểu của các quan chức, ông đi đến lời nói của một vị rất cao cấp là ông
Nguyễn Sinh Hùng chủ tịch Quốc hội phát biểu hồi năm ngoái, rằng Quốc hội là do
dân bầu ra nên nếu có sai thì không thể kỷ luật dân được. Nhà báo Huỳnh Ngọc
Chênh kết luật một cách khôi hài rằng trong vụ chặt cây ở thủ đô phải trừng trị
nghiêm khắc … nhân dân Hà nội!
Nhà sư Thích Thanh Thắng viết một cách buồn phiền:
Chuyện vi mô là gì? Chuyện vĩ mô là gì? Lý thuyết đọc không hết, bằng
cấp cũng nhiều vô số, chỉ tiếc rằng chẳng hiểu thế nào là việc an nguy, nói năng
phát biểu (đối nội cũng như đối ngoại) cứ như người đang say ngủ...
Người có vẻ tỉnh thì lại nói như mị dân, nói hay, nói cho người ta hào hứng vỗ tay, nhưng rồi đâu lại vào đó...
Người bình thường cũng còn nhìn ra chuyện đúng sai, thế mà quan chức thì vòng vo ngụy biện...
Người có vẻ tỉnh thì lại nói như mị dân, nói hay, nói cho người ta hào hứng vỗ tay, nhưng rồi đâu lại vào đó...
Người bình thường cũng còn nhìn ra chuyện đúng sai, thế mà quan chức thì vòng vo ngụy biện...
Câu chuyện ông Lý và mô hình nào cho Việt nam
Một câu chuyện khác được nhiều blogger quan tâm trong tuần qua xảy
ra cách Hà nội vài giờ bay. Ông Lý Quang Diệu người tạo dựng đảo quốc Singapore
phồn thịnh qua đời. Báo chí chính thống liên tục đưa tin về ông Lý. Trong đó có
bài viết của một nhà văn tên là Bùi Hoàng Tám rằng ông Lý Quang Diệu rất giống
ông…. Hồ Chí Minh của Việt nam.
Có Facebooker viết rằng hai nhà lãnh tụ đó có cái khác nhau rất
lớn là ông Lý thì để lại cho đời sau quốc gia Singapore, còn ông Hồ là Việt
nam!
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn phân tích khía cạnh mà Bùi Hoàng Tám cho
rằng ông Hồ và ông Lý có cùng quan điểm về giáo dục. Giáo sư Tuấn viết là thực
ra các phát biểu của hai ông rất khác nhau, ông Lý nói về giáo dục Đại học, còn
ông Hồ là nói về xóa nạn mù chữ, mà hơn nữa câu nói vì lợi ích trăm năm trồng
người bấy lâu nay người ta cứ ngỡ là của ông Hồ, thì theo Giáo sư Tuấn, đó lại
là câu nói của một nhà cai trị bên Trung quốc sống cách đây 2000 năm.
Ngoài ra thì người ta còn viết rất nhều về ông Lý, nào là ông
những tin tưởng vào giá trị châu Á, ông đề cao việc những nhà lãnh đạo phải làm
gương,…
Có Facebooker viết rằng hai nhà lãnh tụ đó (ông Lý Quang Diệu và
ông Hồ Chí Minh) có cái khác nhau rất lớn là ông Lý thì để lại cho đời sau quốc
gia Singapore, còn ông Hồ là Việt nam!
Bàn về chuyện những nhà lãnh đạo phải làm gương, như ông Lý có
viết trong hồi ký của mình, nhà báo Nguyễn Công Khế cho rằng cái đó Việt nam đang
thiếu nghiêm trọng, và hậu quả là có những cách ứng xử giả dối theo kiểu hai
mặt tràn lan trong xã hội. Ông Nguyễn Công Khế kể rằng hiện những người trồng
rau ở Việt nam trồng rau sạch cho gia đình họ, còn những luống rau… “không
sạch” thì để bán!
Câu chuyện thành công của Singapore và mô hình thành công của họ vốn
được bàn tán nhiều ở Việt nam. Trong những lời bàn tán đó không hiếm những ý
kiến cho rằng ông Lý cũng duy trì một chế độ độc tài giống như …. Việt nam.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh khẳng định điều đó không đúng.
Đừng
bao giờ mơ thể chế độc tài mà có người tốt lãnh đạo thì vẫn tốt. Đừng bao giờ
mơ thể chế độc tài thì sản sinh ra con người tốt. Đó là chân lý. Fidel Castro
là một trí thức, là một nhà yêu nước, nhưng chế độ độc tài đã làm hỏng ông ngay
sau đó và làm hỏng hết những tầng lớp kế thừa tiếp theo do ông dựng lên. Người
dân Việt Nam đã qua 70 năm trải nghiệm và trả giá. Nhìn vào tài đức của những
nhà lãnh đạo của đất nước ngày hôm nay, những kẻ được sản sinh ra trọn vẹn từ
thể chế, để hiểu rằng chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Cũng trong ý đó, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc nhắc rằng cái danh xưng
mà người ta dành cho ông Lý là Cha già dân tộc thực ra không giống chút nào với
những quốc gia cũng có Cha già dân tộc là Trung quốc, Bắc triều Tiên, Cuba, và
Việt nam, vì những nước này vẫn còn lẽo đẽo đi trên con đường xa tắp đằng sau
đảo quốc Singapore. Trong đó Việt nam vẫn nằm trong một trạng thái nhà nước mà
cây bút Ngô Thị Hồng Lâm viết trên Bauxite Việt nam là một nhà nước công an
trị. Dưới sự thống trị của nhà nước đó, có đến hơn 200 người thiệt mạng trong
đồn công an trong ba năm, và hơn nữa đó lại là một nhà nước nhiều công an mang
mùi kim tiền của nạn nhũng lạm lan tràn khắp nơi.
Cũng trên Bauxite Việt nam Trần Quí Cao viết rằng nghĩ cho cùng chuyện
chặt cây của Hà nội chỉ là chuyện nhỏ mà thôi, chuyện lớn nhất là phải đòi hỏi
những quyền tự do:
1) Quyền Tự Do ứng cử và bầu cử
2) Quyền Tự Do lập hội, lập đảng
3) Quyền Tự Do ngôn luận, Tự Do báo chí
Trần Quí Cao viết tiếp là có các quyền tự do đó thì đương nhiên sẽ
dẫn đến các thiết chế chính trị xã hội cần thiết cho một xã hội dân chủ.
Bàn về các quyền tự do, blogger Bùi Văn Bồng liên tưởng đến một
chính sách trung lập cho Việt nam đứng giữa các cường quốc, mà muốn có đựoc sự
trung lập đó thì phải tôn trọng nhân quyền bên trong của nước Việt nam.
Cuộc biểu tình vì cây xanh là một trong những cuộc biểu tình
xảy ra thường xuyên hơn trong thời gian qua, với nhiều hình thức, với nhiều mục
đích khác nhau được nhạc sĩ Tuấn Khanh gọi là sự cựa quậy của xã hội sau một
thời gian dài thụ động chịu áp bức:
Sống
lâu trong sợ hãi và yên lặng, nhiều người đã trở thành một loại vật nuôi trang
trí của một quốc gia. Khác những con cá vàng vô tri chấp nhận cuộc sống và cái
chết trở thành trò tiêu khiển của kẻ khác, chúng ta là giống loài có suy nghĩ
và hành động cho tương lai. Dù là cựa quậy, nhưng đó là một thái độ được phân
biệt giữa con người và động vật. Cựa quậy trong hy vọng, và đừng quên trên hành
tinh này, chỉ có con người là loài biết hy vọng.
Đó cũng là sự cựa quậy để trở về những lời hứa trong Hiến pháp
1946 sau cuộc Cách mạng tháng Tám mà blogger người Mỹ Jonathan London vừa đề cập
trong Bài toán nhân quyền cho Việt nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment