On Friday, December 6, 2013 3:29 AM, Alexandre Pham <>
wrote:
On Thursday, December 5, 2013
Trung cộng vào đất mình
Posted on Tháng Mười Hai 5, 2013
bởi BÁO TỔ QUỐC
Có những gì như là bùi ngùi… khi đọc
chuyện về những miền đất một thời của mình, rồi bây giờ đã trở thành đất của
Trung Cộng.
Thí dụ, Quảng Châu, Quảng Tây của
TRUNG CỘNG, nơi quê hương dòng giống Bách Việt của một thời, trước khi cha ông
mình tiến về phương Nam để mở đất. Và rồi văn hóa của tộc Việt nơi Lưỡng Quảng
trở thành thiểu số, trong khi dân tộc Kinh tràn về miền đất một thời của dân
tộc Champa, tức sắc tộc Chăm, và rồi đi xa hơn để chiếm đất của Khmer Krom.
Lịch sử có những đau đớn: thành công
của sắc tộc này, là thảm bại của sắc tộc khác.
Nhưng đó là thời chưa có Liên Hiệp
Quốc, chưa có bất kỳ tòa án quốc tế nào về phân xử lãnh thổ, lãnh hải – và ngay
cả khi có các phiên tòa quốc tế này, khi quân TRUNG CỘNG tràn vào trấn áp Tây
Tạng, đè ép Tân Cương… thì thế giới cũng chào thua.
Với Việt Nam, vấn đề là, chính nhà
nước Hà Nội đã mở cửa đón dân Tàu tràn vào VN.
Nhà báo Minh Diện trong bài viết
“Những Mảnh Ghép Vênh Vẹo” trên blog Bùi Văn Bồng đã kể nhiều chuyện “vênh vẹo”
khi về thăm quê ở Miền Trung, trong đó có ghi lời anh Lưu, cựu Hiệu trưởng một
trường phổ thông trung học, khi đưa nhà báo Minh Diện thăm dòng sông Cô Giang.
Lời văn bùi ngùi như sau:
“…Dòng sông này chảy qua mấy thôn
trong xã, ngày xưa nước trong xanh, giờ đổi màu đen kịt. Ông Lưu nói, nước đổi
mầu mấy năm nay rồi, từ khi xuất hiện cái nhà máy cán thép Chen-Lee của TRUNG
CỘNG.
Cái nhà máy ấy, ban ngày cách xa
khoảng nửa cây số có thể nhìn thấy ba ống khói màu nâu đậm nhô lên trên các mái
tôn hoen rỉ, nhả khói đen xì, còn ban đêm, cách vài cây số cũng nhìn thấy từng
quầng lửa đỏ rực bốc cao lên trời.
Ngày ngày những chiếc xe Container,
xe tải bịt kín ra vào nhà máy. Những con đường bị vằm nát, khói bụi mù mịt.
Người dân quanh vùng chỉ biết cái nhà máy của Trung Cộng , trên đất đai tổ tiên
ông bà mình như vậy!
Nguyễn Thanh cùng học với tôi hồi
cấp hai, đi bộ đội, sau giải phóng chuyển ngành sang công an, mới về hưu, hiện
đang sinh sống cách nhà máy Chen-Lee không xa, mà cũng không được biết gì hơn
người dân bình thường.
Theo bà con quanh khu vực, năm năm
trở lại đây số người mắc bệnh ung thư ruột, ung thư gan trong thôn tăng đột
biến. Chỉ trong năm 2012 đã có mười người ở hai thôn Cổ Lạc và Mỹ Lạc tử vong
vì ung thư. Phải chăng do bà con uống nước sông Cô Giang bị nhiễm chất độc từ
nhà máy cán thép Chen-Lee thải ra?
Tôi gặp Quân, một công nhân trẻ từng
làm việc ở nhà máy Chen-Lee.
Nước da xanh xám, hai mắt lõm sâu,
Quân dè dặt nói với tôi:
- Tuy làm việc cho nhà máy ấy gần 5
năm, nhưng cháu chỉ là công nhân khuân vác vòng ngoài, phải qua ba vòng, ba
trạm gác mới vào vòng trong. Chưa bao giờ cháu dám bén mảng tới đó. Bọn bảo vệ
người Trung Quốc sẵn sàng dùng dùi cui cao su đánh vào đầu công nhân Việt nếu
vô tình xâm phạm vùng cấm. Theo cháu biết thì không có bất kỳ công nhân Việt
Nam nào được lọt vào vòng trong. Ở đó toàn công nhân Trung Quốc đầu trọc. Chúng
được tuyển chọn, đưa từ Trung Cộng sang. Hầu hết có vợ con, thành lập một khu
tập thể, treo cờ Trung Cộng, cấm người Việt lai vãng…
Theo lời Quân, số công nhân của nhà
máy Chen-Lee khoảng hơn một ngàn. Trước kia có khoảng hai trăm người Việt Nam,
bây giờ không còn ai. Quân là người cuối cùng bị sa thải cách đây một tháng.
Bọn chủ nhà máy kỳ thị chủng tộc,
hay chúng làm chuyện phi pháp, nên giữ bí mật tuyệt đối như thế? Câu hỏi đó
giành cho những người có trách nhiệm. Điều có thể khẳng định là, nhà máy
Chen-Lee đã gây ô nhiễm môi trường một cách khủng khiếp.
Quân nói với chúng tôi:
Nó chở phế liệu từ Trung Cộng sang,
nấu nhôm, sắt thành phẩm chở về Trung Cộng, còn các chất phế thải đổ hết xuống
sông…”
Nhiều chuyện vênh vẹo khác cũng được
nhà báo Minh Diện kể lại chi tiết, xin mời độc giả đọc thêm ở trang http://bongbvt.blogspot.com/
– nơi đó, mình đọc và rơi nước mắt lúc nào không ngờ.
Có phải VN sẽ mất thêm đất, và TRUNG
CỘNG sẽ có thêm một tỉnh Quảng gì gì nữa chăng? Hay VN sẽ mất gọn như Tây Tạng,
như Tân Cương?
Nguyễn Tánh
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment