Thursday, December 12, 2013

‘Người VN có tình cảm với Lenin’


 

http://thongtinberlin.de/thoisu/april/photo/buon-ban-phu-nu-afp-305.jpghttp://www.anhp.vn/HTML/Data/resources/Original/Image/2009/12/1/2009121142836_laytay.jpghttp://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/PublishingImages/chongngoai.jpg


http://img8.imageshack.us/img8/5856/babui0320097.jpg

http://data.vietinfo.eu/News/2013/04/30/186371/500_thumb.jpg

http://files.myopera.com/nhatvanguyet/blog/99a5720b68cff09052e5d3390d8d33a0.jpg

http://langmotrach.com/images/product/goc/1382792768gs.tskh.VuMinhGiang.jpg

GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chuyên gia Cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia HN

‘Người VN có tình cảm với Lenin’


Cập nhật: 16:35 GMT - thứ tư, 11 tháng 12, 2013


Tượng Lenin bị đập bể ở Ukraine

Người biểu tình Ukraine không muốn nhìn thấy tượng Lenin ở Kiev

Nhân sự việc người biểu tình Ukraine giật đổ và đập phá tượng Lenin ở thủ đô Kiev, một nhà nghiên cứu lịch sử từ trong nước nói với BBC rằng ‘nhân dân Việt Nam phải biết ơn Lenin’.

Ông cũng chỉ trích hành động của người biểu tình Ukraine.

Bình luận về vụ phá hủy tượng Lenin ở Kiev, Tiến sỹ Vũ Minh Giang thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nói rằng hành động này là ‘thiếu văn hóa’ và ‘không tôn trọng lịch sử’.

“Lenin dù sao cũng gắn liền với thể chế Liên Xô trước đây,” ông nói. “Người Ukraine ít nhiều chịu ơn của Liên Xô vì dù chế độ nào hay học thuyết nào cũng thấy chủ nghĩa phát xít là quái thai của lịch sử.”

‘Manh động, thiếu văn hóa’


“Hành động này nếu xét từ góc độ văn hóa và ứng xử của người trí thức thì nhẹ là manh động còn nặng là thiếu văn hóa,” ông nói.

Để dẫn chứng, Tiến sỹ kể lại câu chuyện về một lần ông sang Brazil đến thăm ‘một trường đại học lớn’ thì ‘thấy một bức tượng lớn của toàn quyền Bồ Đào Nha đặt giữa sân trường’.

'Phá tượng Lenin là thiếu văn hóa'

Tiến sỹ Vũ Minh Giang ở Đại học Quốc gia Hà Nội bình luận về việc giật đổ tượng Lenin ở thủ đô Kiev của Ukraine.


Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.



“Tôi có hỏi là trước đây Brazil bị Bồ Đào Nha cai trị thì tại sao lại để bức tượng thế này,” ông kể. “Ban lãnh đạo trả lời tôi: ‘Tất cả đều là một phần của lịch sử’.”

Ông Giang cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng Ukraine từng bị Liên Xô xâm lược.

“Sự hiện diện của quân đội nước này ở nước khác trên thế giới từ xưa đến nay cũng có nhiều nhưng không phải sự hiện diện nào cũng gắn với cái gọi là xâm lược,” ông giải thích.

Còn về cáo buộc Liên Xô áp đặt chủ nghĩa cộng sản vào Ukraine, vị giáo sư lịch sử này nói rằng ‘mỗi học thuyết đều có vị trí lịch sử nhất định của nó’.

“Ứng xử có học là phải thấy rằng sự hiện diện của bất cứ chủ nghĩa nào cũng sản sinh ra trong hoàn cảnh nhất định và chắc chắn khi nó đã tồn tại trên quy mô rộng lớn thì nó có những giá trị nhất định trừ học thuyết phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa phát xít,” ông nói.

“Đánh giá lịch sử cần cái nhìn bình tĩnh, tôn trọng khách quan, gắn với hoàn cảnh lịch sử. Bất cứ hành động gì manh động kèm theo thái độ hận thù thì đáng lên án.”

Biết ơn Liên Xô


Tượng Lenin ở Hà Nội

Việt Nam có bức tượng Lenin lớn ở trung tâm Hà Nội

Riêng về cách nhìn nhận lãnh tụ cộng sản Lenin ở Việt Nam hiện nay, ông Giang nói có sự khác biệt giữa các thế hệ.

“Thế hệ trước hiểu rất rõ mối quan hệ của Liên bang Xô Viết với Việt Nam,” ông nói.

“Trong sự nghiệp bảo vệ độc lập của Việt Nam, đất nước của Lenin có vai trò rất lớn,” ông nói rõ thêm, “Khi Hoa Kỳ dùng máy bay B-52 ném bom bệnh viện, khu vực đông dân thì phải có tên lửa của Liên Xô thì mới bắn rơi B-52.”

“Ai giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp này đều được đánh giá cao. Thế hệ từng trải qua hiểu rất rõ và dành tình cảm tốt đẹp đối với đất nước Xô Viết và Lenin.”

Tuy nhiên ông cũng nhìn nhận thế hệ trẻ sau này ‘có mối quan tâm khác đi’ đối với Liên Xô và Lenin nhưng ‘họ cũng được giáo dục văn hóa và lịch sử của người Việt Nam’.

“Tôi nhìn thấy sự trân trọng quá khứ vẫn là thuộc tính của người Việt Nam, nhất là đối với những người trong quá khứ đã từng có ơn với mình,” ông nói.

Lý do thứ hai người dân Việt Nam ‘trân trọng Lenin’ theo ông Vũ Minh Giang là vì Lenin đại diện cho ‘ý tưởng xây dựng xã hội tốt đẹp’ vốn là điều ‘cả thế giới mong muốn’.


Người Mông Cổ kéo đổ tượng Lenin ở Ulan Bator năm 2012

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link