Ba Đình mừng ngày Nhân quyền. Tranh Babui.
VN bị thúc giục cải
thiện nhân quyền
Cập nhật: 11:25 GMT - thứ tư, 11 tháng 12, 2013
Chính quyền Việt Nam giải tán buổi hoạt động cổ súy nhân quyền
trong nước hôm 8/12
Anh, Đức, Mỹ vừa đồng loạt ra tuyên bố kêu gọi Việt Nam tôn trọng
quyền con người và mở đường cho các thanh sát viên quốc tế về nhân quyền.
Động thái này diễn ra vào dịp ngày kỷ niệm Bản Tuyên ngôn thế giới
về nhân quyền được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua, ngày 10/12.
Bấm Thông cáo đăng tải
trên trang web Đại sứ quán Hoa Kỳ tại
Hà Nội nói "Hoa Kỳ và Việt
Nam đã tái khẳng định cam kết của hai nước về ủng hộ Tuyên ngôn Nhân quyền
trong Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam được Tổng thống Obama và Chủ
tịch Trương Tấn Sang công bố hồi tháng 7".
"Thông điệp rất rõ ràng: Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững
mạnh, thịnh vượng và độc lập, đồn thời tôn trọng nhân quyền và pháp
quyền."
Tuyên bố của phía Hoa Kỳ nhấn mạnh việc Việt Nam "đạt được
tiến bộ rõ ràng về nhân quyền có tầm quan trọng quyết định" trong quan hệ
giữa hai nước và "có tác động đến mọi khía cạnh của chính sách đối
ngoại".
"Chúng tôi đều đồng thuận rộng rãi rằng những tiến bộ đáng kể
về nhân quyền là điều cần thiết để có quan hệ song phương chặt chẽ hơn và để
củng cố vững chắc hơn nữa những lợi ích mà chúng ta đã đạt được trên một loạt
các lĩnh vực gồm kinh tế, chính trị, xã hội, và an ninh."
"Chúng tôi kêu gọi
chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để cải thiện thành tích của mình,
bao gồm cả việc trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép mọi người
Việt Nam được bày tỏ ý kiến của bản thân, và bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn
quốc."
Đại sứ Mỹ David Shear cho biết: "Chỉ ít tháng sau cuộc họp
giữa Tổng thống và Chủ tịch của hai nước chúng ta, Việt Nam đã ký Công ước Liên
Hiệp Quốc về Chống Tra tấn và đã chủ động liên lạc với Báo cáo viên Đặc biệt về
Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng để thu xếp một chuyến thăm Việt Nam vào mùa
thu."
Mở đường cho chuyên viên
Liên Hiệp Quốc
"Việc Việt Nam đạt được tiến bộ rõ ràng về nhân quyền có tầm quan
trọng quyết định trong quan hệ giữa hai nước và có tác động đến mọi khía cạnh
của chính sách đối ngoại"
Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội
Trong Bấm tuyên bố chung đưa ra
hôm 9/12, Đại sứ Cộng hòa Liên
bang Đức, Jutta Frasch, và Phó Đại sứ Vương Quốc Anh, bà Lesley Craig, nói việc trở thành thành viên Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc "đặt Việt Nam trước một cơ hội và trách nhiệm to
lớn".
Đại diện của Anh, Đức thừa nhận "Việt Nam đã đạt được kết quả
to lớn trong việc thực thi các quyền xã hội và kinh tế", tuy nhiên,
"đáng tiếc là tại Việt Nam, nhiều người bị giam giữ vì công khai bày tỏ
chính kiến".
"Liên minh châu Âu và
các nước thành viên ước tính có hàng chục tù nhân chính trị tại Việt Nam, đa số
bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do chính kiến và tự do hội họp của họ. Các tổ
chức phi chính phủ đánh giá thấp Việt Nam trong việc tôn trọng các quyền dân sự
và chính trị."
Qua tuyên bố này, Anh và Đức cũng kêu gọi Việt Nam mở đường cho các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc
về nhân quyền:
"Liên Hiệp Quốc đã cử ra những chuyên gia khác nhau được ủy
quyền tìm hiểu những vấn đề nhân quyền chuyên biệt ... Các chuyên gia này chỉ
có thể thực hiện một chuyến thăm thực địa tại một nước thành viên nếu có lời
mời của nước đó."
"Trong thực thế nhiều nước đã đưa ra lời mời thường xuyên
(standing invitation) đối với các chuyên gia, có nghĩa là một lời mời có giá
trị lâu dài. Cho đến nay Việt Nam chưa đưa ra lời mời thường xuyên đó,"
tuyên bố viết.
Hồi 12/11, Việt Nam lần đầu tiên giành ghế thành viên Hội đồng
Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc với kết quả 184 trên 192 phiếu bầu, xếp cao
nhất về số phiếu trong số 14 thành viên mới, trong đó có Cuba, Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment