Wednesday, December 11, 2013

Tin Tong Hop



 


Hòa Lan: Sinh Hoạt Hội Thảo - Tiếp Xúc Bộ Ngoại Giao


Thông Tin Đức Quốc - 11.12.2013


 

Hội Thảo Về Tình Trạng Vi Phạm Nhân Quyền Tại Việt Nam

10.12.2013 Nhân kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Ban Chấp Hành Cộng Ðồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan đã tổ chức một buổi hội thảo về “Tình Trạng Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam” vào trưa ngày 8-12-2013 tại hội trường Zalen Centrum ’t Veerhuis, thành phố Nieuwegein. Ngoài sự tham dự của các hội đoàn và đồng hương đến từ Hoà-Lan và Bỉ, còn có sự hiện diện của một số khách người Hoà-Lan.

Ông Nguyễn Đắc Trung Chủ Tịch Cộng Đồng Hòa Lan
 

Buổi thảo luận bắt đầu lúc 14g00 với nghi thức chào quốc kỳ Hoà-Lan và Việt Nam, tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc và đồng bào bỏ mình trên đường tìm Tự Do

.

Tiếp theo đó xướng ngôn viên Thu Vân đã mời ông Nguyễn Ðắc Trung, chủ tịch Cộng Ðồng phát biểu.

Sau khi chào mừng quan khách, ông chủ tịch Cộng Ðồng đã giới thiệu cùng cử toạ Nữ Ký Giả Martje Duinblogger Người Buôn Gió đến từ Ðức Quốc.

                                                                                                                      Nữ Ký Giả Martje Duin
 

Nữ Ký Giả Martje Duin người đã thực hiện chuyến viếng thăm một số bloggers  tại Việt Nam vào tháng 2&3 năm nay. Sau khi trở về Hoà-Lan bà đã thực hiện chương trình phát thanh trên Radio 1 và viết bài trên báo Volkskrant, một trong những tờ báo lớn nhất tại Hoà-Lan để nói về sự vi phạm tự do thông tin và sự đàn áp các bloggers tại Việt Nam.                                                                                                                                             

Óng Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió (đến từ Ðức) là một nhà báo tự do, viết bài trên các trang mạng và được nhiều người biết đến qua những bài viết châm biếm và chỉ trích sự tham nhũng và lạm dụng quyền lực của các viên chức trong chính quyền. Óng đã bị nhà cầm quyền cộng sản trù dập dưới nhiều hình thức như bắt bớ, xét nhà, từng bị cấm xuất ngoại khi được chính quyền Ðức mời qua để làm việc trong một lãnh vực văn chương. Trong năm nay chính quyền Ðức, một lần nữa đã mời ông qua để thực hiện một công việc liên quan đến văn chương. Dưới các áp lực quốc tế, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã buộc lòng để ông xuất ngoại. Vào ngày 15-9-2013 ông cũng đã đến Tolhuis tại thành phố Amsterdam để thuyết trình về sự kiểm duyệt thông tin tại Việt Nam trong ngày hội văn chương do cơ quan văn bút quốc tế tổ chức (PEN international)

blogger Người Buôn Gió

Sau đó ông chủ tịch Cộng Ðồng cũng đã tóm lược về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian qua.
 

Tiếp theo đó, xướng ngôn viên Thu Vân đã mời nữ ký giả Maartje Duin lên phát biểu. Bà đã kể lại những kinh nghiệm khi đến Việt Nam, dự trù kéo dài 1 tháng, nhưng chỉ sau 2 tuần bà đã rời khỏi Việt Nam vì bị công an chìm theo dõi gắt gao. Tại Việt Nam bà đã có dịp gặp blogger Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng, Linh Mục Phan Văn Lợi, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn và thăm viếng làng Văn Giang, nơi mà nông dân đã bị công an đàn áp dã man trong vụ cưỡng chế ruộng đất của họ.

Blogger Người Buôn Gió cũng trình bày về tình trạng của những người đấu tranh trong nước, mặc dầu bị đàn áp nhưng vẫn kiên cường nói lên tiếng nói cho công lý. 

Tiếp theo mọi người cùng thảo luận về đề tài nhân quyền và trao đổi thêm với các diễn giả.

Phần 2 của chương trình là sự trao đổi trực tiếp với Blogger Nguyễn Lân Thắng và Giáo Sư Phạm Minh Hoàng tại Việt Nam qua hệ thống viễn liên (Skype).  Giáo Sư Phạm Minh Hoàng sau 17 tháng bị giam cầm vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và hiện vẫn còn trong thời gian quản chế, nhưng vẫn giữ vững lập trường của ông.

Ông Nguyễn Lân Thắng là người đã thâu phim được cảnh đàn áp tại làng Văn Giang và đưa các hình ảnh này trên You Tube và có trên 1 triệu người vào xem. Vào giữa tháng 7, ông cùng một số bloggers khác đã khởi xướng Tuyên Bố 258, yêu cầu nhà cầm quyền Hà-Nội thực thi các cam kết tôn trọng nhân quyền. Trong phần trao đổi, các bloggers tại Việt Nam cho biết họ vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng của dân tộc.

Buổi Hội Thảo chấm dứt lúc 17g30 cùng ngày.

****

Phái Ðoàn Cộng Ðồng tại Hoà-Lan trình Thỉnh Nguyện Thư đến Chính Phủ Hoà-Lan
 



Vào lúc 15g00 ngày 9-12-2013 một phái đoàn đại diện Cộng Ðồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan và đại diện đảng Việt Tân đã đến Bộ Ngoại Giao Hoà-Lan để trao thỉnh Nguyện Thư cho chính phủ Hoà-Lan, kêu gọi chính phủ Hoà-Lan quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Ðại diện Cộng Ðồng gồm có các ông Nguyễn Ðắc Trung (chủ tịch), ông Nguyễn Hữu Phước (phó chủ tịch Ngoại Vụ) và đảng Việt Tân với sự đại diện của ông Ðinh Ngọc Hiển và bà Nguyễn Thị Thu Vân.

Phái đoàn đã được ông Jan Waltmans, Chánh Sở Ðông Á và bà Desirée Ooft, chuyên viên về chính sách tại Ðông Á đón tiếp.
 

Trong phần thảo luận kéo dài khoảng 1 giờ, phái đoàn Việt Nam đã trình bày tổng quát về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam liên quan đến tự do tín ngưỡng, tự do phát biểu và thông tin, sự đàn áp các người đấu tranh ôn hoà cho Tự Do với những bản án thật nặng nề.

Một số trường hợp điển hình được nêu lên như trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Mục Sư Nguyễn Công Chính, cô Ðỗ Thị Minh Hạnh, Luật Sư Lê Quốc Quân,...

Kèm theo thỉnh nguyện thư là danh sách 75 tù nhân lương tâm cần đặc biệt quan tâm do Ân Xá Quốc Tế phổ biến năm 2013.
 


Ông Nguyễn Ðắc Trung trao Thỉnh Nguyện Thư cho Ông Jan Waltmans

Phái đoàn Việt Nam đề nghị các viên chức thuộc toà đại sứ  Hoà-Lan tại Việt Nam tiếp xúc với các tù nhân lương tâm và các nhà đấu tranh dân chủ để có thể hiểu được thực trạng tại Việt Nam, cũng như bày tỏ sự quan tâm đối với họ.

Các vị đại diện chính quyền Hoà-Lan cho biết chính phủ Hoà-Lan luôn quan tâm đến lãnh vực nhân quyền. Trong các trao đổi song phương với Việt Nam hoặc qua các trao đổi giữa Liên Hiệp Ấu Châu với Việt Nam, đề tài nhân quyền đều được nêu lên. Các vị đại diện chính phủ Hoà-Lan đã ghi nhận những ý kiến của phái đoàn Việt Nam.


 

Nguyễn Tường Thụy tuyên bố rời bỏ Hội Cựu Chiến Binh


Nguyễn Tường Thụy

Tuyên bố về việc ra khỏi Hội Cựu chiến binh



Tôi, Nguyễn Tường Thụy, Hội viên, sinh hoạt tại chi hội 56 thuộc Hội Cựu chiến binh xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Là lứa hội viên đầu tiên khi vận động thành lập Hội.

Nay tuyên bố ra khỏi Hội Cựu chiến binh. 

Lý do:

- Hội thực chất là cánh tay nối dài của Đảng CSVN, không có sự độc lập.

- Là một tổ chức lỏng lẻo, kết nạp cả những thành phần không thuộc đối tượng qui định theo điều lệ, sinh hoạt hình thức, không có tính chiến đấu, không biết bênh vực quyền lợi của hội viên. Hội viên không thiết tha sinh hoạt.

- Tờ báo Cựu chiến binh của Hộiđã viết những bài xuyên tạc sự thật.

- Tôi cảm thấy xấu hổ khi mang danh hội viên Hội Cựu chiến binh - mặc dù thực tế, tôi vẫn là cựu chiến binh.

                                                                                                                     Ngày 10/12/2013

                                                                                                                             (Chữ ký)

                                                                                                                    Nguyễn Tường Thụy

 


 

10/12/2013

NTT

 


 

 

Bloggers bị đánh đập dã man tại Saigòn: một cái tát vào HĐ Nhân quyền LHQ


Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-12-10

Clip video các bloggers bị đánh hội dồng

Clip video các bloggers bị đánh hội dồng

Screen capture

Nhóm các bloggers Mẹ Nấm ( Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), An Đỗ Nguyễn ( Nguyễn Hoàng Vi) và Con đường Việt Nam ( Nguyễn Hoàng Dũng) chiều nay tại Sài Gòn bị hành hung một cách vô cớ.


Blogger Mẹ Nấm vào lúc 6 giờ chiều hôm nay khi đang có mặt tại nơi bị khóa cửa và sau khi bị sách nhiễu, chứng kiến cảnh hành hung cho biết như sau:
Gia Minh: Tình trạng của Như Quỳnh và Hoàng Vi ra sao?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm: Blogger Hoàng Vi bị đánh rất tàn bạo và Hoàng Dũng cũng bị đánh chảy máu.
Gia Minh: Các bạn đang ở đâu và ai đánh?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm: Chiều nay tôi đến thăm Hoàng Vi, rồi cô ấy đưa hai mẹ con tôi ra về. Trên đường ra về an ninh thường phục và phụ nữ rất đông nhào đến cướp giật con gấu bông trên tay Hoàng Vi; con gấu đó là của con trai tôi. Tôi la lên ‘ăn cướp’ và họ quây cả ba lại và họ đánh rất tàn bạo rồi họ đẩy cả ba trở lại vào nhà và khóa trái cửa lại. An ninh còn giằng con trai của tôi ra khỏi tay tôi. Khi mọi người nghe tin đến ở bên ngoài thì an ninh đánh Hoàng Dũng chảy máu mắt.  
Gia Minh: Sự việc bắt đầu lúc mấy giờ và lúc này đang nói chuyện đây là 6 giờ 12 phút rồi?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm: Lúc khoảng 4:30, 5 giờ kém, cả ba người bị đánh, và cách đây khoảng 5 phút Hoàng Dũng quay lại cũng bị đánh tiếp.
Hôm nay có cuộc gặp của các bloggers tại Quận 3, chúng tôi thì đang ở 24 An Nhơn, Quân Gò Vấp, tức quán Cà phê của Hoàng Vi.
Gia Minh: Cả ba người có đến cuộc gặp mặt của các bloggers được không?

Blogger Hoàng Dũng bị đánh rách mí mắt, chảy máu mặt.

Blogger Hoàng Dũng bị đánh rách mí mắt, chảy máu mặt. Photos mangluoiblogger


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm: Tôi không có dự định đến, vì con tôi đến giờ ăn chiều, tôi phải đi về. Tôi nghĩ an ninh cho rằng chúng tôi đến, nhưng thực tế Hoàng Vi đưa tôi ra đón taxi để về.

Gia Minh: Như Quỳnh nói Hoàng Vi và Hoàng Dũng bị đánh tiếp, vậy tình trạng hiện nay ba người thế nào?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm: Mọi người vẫn ở tại 24 An Nhơn, Quân Gò Vấp vì an ninh khóa trái cửa nhốt tất cả chúng tôi mà. Hoàng Dũng đến xem thế nào và đề nghị họ lập biên bản về chuyện khóa trái cửa nhà dân như thế; khi mở cửa ra thì xông vào đánh nhau.

Gia Minh: Đến lúc này tình trạng của cháu, của Như Quỳnh và Hoàng Vi ra sao rồi?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm: Vì tôi có con nhỏ nên chỉ ra can Hòang Vi. Lúc nãy tôi có dùng điện thoai quay cảnh xô xát thì một an ninh nhào vào cướp điện thoại của tôi. Tôi và Hoàng Vi giựt lại. Họ rất thô bạo cả nhóm an ninh nam nữ cố xô vào cướp cho bằng được điện thoại; nhưng tôi giựt lại được điện thoại.
Bây giờ an ninh đã mở cửa ra, mọi người đã đến và chắc tôi phải về.

Gia Minh: Trước khi ra về, Như Quỳnh có thể chia xẻ trước tình cảnh thế này?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm: Đây là lần đầu tiên tôi thấy sự thô bạo, mất thú tính như thế của an ninh. Tôi nghĩ đây là một cú tát đối với việc vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Gia Minh: Theo các bạn sự hung hãn đó có lý do gì không?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm: Theo tôi nghĩ sự hung hãn đó của họ là nhằm ngăn cản không cho Hoàng Vi đi tham dự cuộc họp mặt của Mạng Lưới Bloggers thôi.

Gia Minh: Như thế họ xâm phạm điều gì?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm: Chúng tôi là những công dân không vi phạm pháp luật gì hết, chúng tôi có đủ quyền đi lại; họ giới hạn quyền đi lại của tôi.
Tôi không phát biểu gì nhiều hết, trường hợp như thế này là câu trả lời cho tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Còn vi phạm quyền gì thì theo tôi nghĩ khi bạn không làm gì vi phạm pháp luật mà họ giới hạn quyền tự do đi lại của bạn chứng tỏ bạn không phải là người tự do và bạn cũng chẳng có quyền gì hết.

Gia Minh: Trong những ngày qua những người quan tâm đến tình hình nhân quyền của Việt Nam đã có những sinh hoạt và đã bị ngăn cản phải không?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Blogger Mẹ Nấm: Vâng ạ.

Gia Minh: Cám ơn Như Quỳnh.


 

 

 

Thành tích VN nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2013

 


Nguyễn Thanh Văn




         Cùng tác giả:




Cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai gây biết bao đổ vỡ và tang tóc khắp nơi, với con số lên đến 70 triệu người tử vong đã cho thấy sự thất bại của Hội Quốc Liên được thành lập năm từ 1919 trong mục tiêu chính là ngăn ngừa chiến tranh và cũng đã cho nhân loại thấy ra rằng chính các chế độ độc tài chà đạp nhân quyền là nguyên nhân gây nên chiến tranh tang tóc cho loài người.

Năm 1945, 50 chính phủ và hàng trăm các tổ chức phi chính phủ đã nhóm họp tại San Francisco lập ra một cơ cấu mới để thay thế Hội Quốc Liên, đó là Tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ). Khởi đi từ đó một Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc được thành lập để soạn thảo một văn bản về Nhân quyền mang tính phổ quát hầu đáp ứng sự khao khát một hệ thống chuẩn mực mới về quyền con người trên toàn cầu.

Khoảng giữa năm 1946, văn bản về Nhân quyền sau nhiều lần được trao đổi tại LHQ để sửa chữa, bổ sung toàn diện, LHQ đã đề cử một Ủy Ban Đặc nhiệm gồm nhiều chuyên gia lỗi lạc về luật học, lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội… xem xét tiếp. Tháng 9 năm 1948, Ủy Ban Đặc Nhiệm đệ trình bản dự thảo tuyên ngôn cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại cung điện Chaillot ở Paris, Pháp quốc, Đại hội đồng LHQ chính thức thông qua bản Tuyên ngôn Thế giới về Nhân Quyền với 100% phiếu thuận và 8 phiếu trắng.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một văn kiện đề cao các quyền phổ quát của con người, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo hay giới tính nam nữ. Là lý tưởng chung của nhân loại mà tất cả các quốc gia thành viên đều chấp nhận và có nghĩa vụ phải tôn trọng. Tuy nhiên nó không có hiệu lực pháp lý và giá trị cưỡng hành. Vì vậy vào ngày 16.12.1966, LHQ đã phải ban hành thêm hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền. Đó là Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị; và Công Ước Quốc Tế về Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa. Hai Công ước này kết hợp với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã trở thành bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ.

Ngày 20.7.1977, tại phiên họp lần thứ 32 Đại Hội Đồng LHQ, CHXHCN Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của LHQ. Và năm 1982 nhà nước CSVN cũng đã ký kết 2 Công ước về Quyền Dân Sự và Chính Trị và Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa. Như vừa đề cập ở trên, khi gia nhập Liên Hiệp Quốc có nghĩa là CSVN đã cam kết tôn trọng tinh thần của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc với 4 mục tiêu và 6 nguyên tắc hoạt động của tổ chức quốc tế này. Một trong những mục tiêu vừa kể của Liên Hiệp Quốc là: “Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo...“. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hiệp Quốc được quy định như sau: “Tôn trọng các nghĩa vụ và luật pháp quốc tế;...“

Tuy nhiên, ngay thời điểm gia nhập Liên Hiệp Quốc, CSVN đã nổi tiếng là một nhà cầm quyền chà đạp nhân quyền vô cùng thô bạo. Dù lúc đó thông tin đang bị bưng bít chặt chẽ nhưng cả thế giới cũng đều biết việc hàng trăm ngàn cán bộ, viên chức Việt Nam Cộng Hoà bị giam cầm nghiệt ngã mà không cần xét xử. Bên cạnh đó là sự kiện hàng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi vì sự tàn bạo và vô nhân của chế độ đã làm rúng động lương tâm nhân loại; từ đó thế giới có thêm một từ ngữ mới “thuyền nhân“ (boat people). Cho đến nay, sau gần 40 năm là thành viên của Liên Hiệp Quốc và bức màn bưng bít thông tin đã bị sự tiến bộ của kỹ thuật truyền thông, đặc biệt là của internet, xuyên thủng tan tành; CSVN tuy không còn dám tái diễn những chính sách bạo tàn một cách lộ liễu trên quy mô hàng triệu người như trước đây, nhưng như thế không có nghĩa là chế độ đã bớt đi sự tàn ác, mà chỉ uyển chuyển, tinh vi hơn trong các hành vi chà đạp nhân quyền. Trong những năm gần đây, khi tù nhân chính trị được chế độ coi như một thứ con tin, một món hàng trao đổi với thế giới bên ngoài, thì những chiến dịch đàn áp nhân quyền của chế độ ngày càng dồn dập và có hệ thống hơn. Có thể nói rằng, kể từ khi trở thành thành viên LHQ cho tới nay, nhà cầm quyền CSVN chưa bao giờ tôn trọng những gì đã ký kết về quyền con người. Người dân VN luôn bị ngăn cấm, sách nhiễu, đàn áp, bắt bớ tù đày, rồi hình sự hóa chỉ vì họ thực thi một cách ôn hòa những quyền đã được ghi trong bộ luật Nhân Quyền của LHQ.

Để nguỵ biện cho những hành động vi phạm nhân quyền của mình, nhà cầm quyền CSVN luôn viện cớ rằng vì dị biệt văn hóa, vì “nhận thức“ về nhân quyền Việt Nam khác biệt với nhân quyền của các nước tây phương, hoặc vì an ninh quốc gia, v.v.... Không những thế, nhà cầm quyền còn “thừa“ trơ trẽn để lập đi lập lại rằng tại Việt Nam không có ai bị bắt chỉ vì có chính kiến riêng, quan điểm chính trị khác, hay ủng hộ dân chủ,… dù rằng cả thế giới đều biết quá rõ về những người tù lương tâm đang bị giam cầm, trong đó rất nhiều người nổi tiếng trong dư luận thế giới như Linh lục Nguyễn Văn Lý, Blogger Điếu Cày, Tạ Phong tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân,v.v…

Chính vì thế mà các tổ chức nhân quyền như Ủy Hội Nhân Quyền LHQ, Ân Xá Quốc Tế, Hội Bảo Vệ Ký Giả, Hội Ký Giả Không Biên Giới, Cơ Quan Theo Dõi Nhân Quyền, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và Quốc Hội của nhiều quốc gia, như Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ, Úc, Gia Nã Đại, v.v... đã nhiều lần chỉ trích, lên án Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm vì họ đã tranh đấu trong tinh thần bất bạo động và theo đúng luật Quốc Tế Nhân Quyền.

Ngày 18.4.2013, Nghị viện Châu Âu đã ra nghị quyết về tình trạng nhân quyền của Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến những nhà báo và blogger bị kết án tù và đàn áp tại Việt Nam. Đồng thời cơ chế này cũng lên án các hành vi vi phạm liên tục quyền con người của nhà cầm quyền như đe dọa, quấy rối, tấn công, bắt bớ tùy tiện, kết án tù nặng nề qua những phiên tòa trí trá, thậm thụt đối với các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến hoặc bảo vệ nhân quyền; dù rằng họ chỉ thể hiện quan điểm trên mạng Internet… Ngoài ra, nghị quyết này còn kêu gọi chấm dứt tình trạng thu hồi đất đai bất hợp pháp và đàn áp tôn giáo; cũng như kêu gọi nhà cầm quyền CS Việt Nam chỉnh sửa hoặc tháo gỡ những luật lệ hạn chế quyền tự do báo chí và tự do thể hiện chính kiến.

Ngày 19/04/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Trong phần về Việt Nam, báo cáo này đề cập đến việc nhà cầm quyền CSVN vẫn hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, và tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội "tuyên truyền chống Nhà nước" như điều 88 để vu khống, để hạn chế các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Mới đây, phán quyết của Ủy ban Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc về trường hợp luật sư Lê Quốc Quân và quyết định của Ủy Ban này tố cáo việc bắt bớ, kết án và tiếp tục giam giữ một cách bất hợp pháp mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam, đã tô đậm thêm những nét vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN ngay trước ngày kỷ niệm 65 năm bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền.

Những sự kiện vừa kể cho thấy, vi phạm nhân quyền không là hiện tượng mà chính là bản chất của chế độ CSVN. Bởi thế nên chẳng lạ gì khi mà ngay cả những cuộc dã ngoại phân phối bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng bị nhà cầm quyền coi là có “tội“ để ngăn cấm, bắt bớ. Tự thân là một chế độ vi phạm nhân quyền trầm trọng, chuyên xử dụng công an để sách nhiễu, khủng bố, tra tấn người dân và luôn bị thế giới lên án, nhưng chế độ CSVN vẫn xin làm ứng viên và trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, và vẫn ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc. Chưa biết điều này sẽ ảnh hưởng đến hành vi ứng xử đối với các quyền con người của Hà Nội ra sao, nhưng chắc chắc là đã cung cấp thêm cho lực lượng đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam những công cụ mới để đấu tranh cho các mục tiêu của mình.

Hướng tới ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay, người Việt cần hành xử các "quyền đương nhiên" của con người. Đó là tự tìm đọc và quảng bá rộng rãi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước về các quyền Dân Sự và Chính Trị, Công Ước Chống Tra Tấn đến mọi người khắp cả nước, dù nhà cầm quyền có cho phép hay không. Đây là việc làm được Ủy Hội Nhân quyền LHQ cổ vũ, mà Việt Nam đã trở thành thành viên vào ngày 7.11.2013 vừa qua thì nhà cầm quyền CSVN không có lý do gì để ngăn cấm. Nếu không thì Ủy Hội này sẽ trở thành “Ủy Hội Chà Đạp Nhân Quyền“ của LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.

Đã đến lúc người Việt Nam phải khẳng định tập đoàn lãnh đạo CSVN không có quyền và không thể dìm mãi dân tộc Việt Nam sống dưới lằn mức giá trị con người mà Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã minh định, để cho nhà cầm quyền tự tung tự tác kéo cả dân tộc vào hố đen tụt hậu.

http://www.viettan.org/Ve-ngay-Quoc-Te-Nhan-Quyen-2013.html

 

Em có làm gì đâu?


Bút Chì



 


“Em có làm gì đâu?” – Người bán hàng rong mếu máo. Em nghe anh ta gào khóc. Em thấy anh ta cầu xin. Em nhìn năm sáu kẻ mặc đồng phục to khỏe băm bổ khống chế anh, hành hung anh bằng mọi cách có thể, rồi để mặc anh nằm ngất xỉu ở xó đường. 

 


“Em có làm gì đâu?” – Người nhân viên “trật tự đô thị” phân bua. Em thấy anh ta đang giải trình với sếp. Và sếp của anh ta, ông chủ tịch phường ấy, có vẻ ông ta cũng không biết gì nhiều hơn. Em nghe ông ta nói với báo chí: anh bán hàng rong đã chống đối và hành hung tổ công tác, rồi sau đó lăn ra ngủ. 

 


“Em có làm gì đâu?” – Người đứng xem nói. Tôi đang mua rau thì họ ập đến. Tôi chỉ kịp dạt sang một bên. Tôi chỉ dám đứng nhìn, vì họ có dùi cui điện. Tôi chỉ kịp dùng điện thoại quay lại một đoạn phim ngắn. Tôi chỉ có thể lên mạng bày tỏ nỗi bất lực, thương xót, căm ghét, khinh bỉ của tôi.

 


Em bắt đầu thấy gì đó rất quen. Một điều gì em đã nghe quá nhiều lần. “Em có làm gì đâu? Người ta hôi bia đấy chứ!” “Em có làm gì đâu? Họ tham nhũng quá nhiều!” “Em có làm gì đâu? Do máy tự đưa hàng vào luồng xanh!” “Tại trời mưa nên xả lũ.” “Tại lương thấp không đủ mua bánh mì.” “Tại cái nước mình nó thế.” “Em có làm gì đâu?”

 


Chính là câu hỏi ấy. Câu hỏi nằm bên dưới tất cả các câu trả lời. Câu hỏi được dùng thay cho câu trả lời. Không ai chịu trách nhiệm cho việc mình làm. Ai cũng làm việc họ đang làm vì họ phải làm. Ai cũng là nạn nhân. 

 


Tất cả những sự lộn xộn này, nhiễu nhương này, bất cập này, đều là lỗi của một ai đó khác. Em đổ lỗi cho văn hóa. Em đổ lỗi cho chính trị. Em đổ lỗi cho giáo dục. Đất nước này, địa phương này, bầy đàn này. Em nhiếc móc, em thóa mạ, em chửi rủa. Em thở dài ngao ngán. Em cay đắng mỉa mai. Em cười lên phe phé. Và em lại thở dài. 

 


Nhưng em có làm gì đâu? 

 


Em đã làm gì để lòng thương của em đến được với người nghèo khổ? Em đã làm gì để sự bất bình của em trở thành vũ khí chống lại bất công? Em đã làm gì để viễn tượng của em về một xã hội bình đẳng hơn, hòa hợp hơn, hạnh phúc hơn trở thành hiện thực?  

 


Xúc cảm của em chưa đủ. Tư duy của em chưa đủ. Lời nói của em vẫn chưa đủ. Khi mà hành động của em vẫn như xưa. Khi em chưa nhận trách nhiệm phần mình. Khi em vẫn làm mọi việc theo thói quen, theo quán tính, theo ảnh hưởng của đám đông. 

 


Em mắng chửi bọn trộm chó không tiếc lời, nhưng vẫn tiếp tục ăn thịt chó. Em than phiền nạn tham nhũng tràn lan, nhưng em luôn sẵn sàng dùng tiền để bôi trơn công việc. Em chê hệ thống giáo dục này lạc hậu, nhưng bản thân em mấy năm nay không đọc một cuốn sách nào. Em tránh trách nhiệm, tránh khó khăn, tránh thay đổi. Em tìm cái gì thuận tiện, cái gì nhẹ nhàng, cái gì có sẵn. Và em mong đất nước này sẽ ngày một tốt hơn lên. Còn gì điên rồ hơn như thế không em?

 


“Nhưng em thì làm được gì?” – Em sẽ hỏi. Được chứ, em làm được nhiều lắm, nhưng em có một kẻ chặn đường. Kẻ đó không ai khác chính là niềm tin của em cho rằng em không làm được gì cả. Rằng em quá bé nhỏ. Rằng em quá yếu đuối. Rằng mọi thứ đã được xếp đặt, an bài. Nếu đúng như thế, lịch sử loài người có lẽ đã chẳng bao giờ thay đổi. Dalai Lama từng nói, nếu em nghĩ rằng em quá bé nhỏ để tạo ra sự thay đổi, hãy thử đi ngủ với một con muỗi.

 


Bây giờ hẳn em đã nguôi ngoai. Em chẳng còn nhớ chuyện anh bán hàng rong mấy nữa. Hôm nay anh ấy sẽ phải tìm cách khác, hoặc chỗ khác, để mưu sinh. Tổ công tác trật tự đô thị sẽ tiếp tục công tác. Nhưng em vẫn còn ở đây, với câu hỏi ám ảnh của riêng em. Và dường như mọi điều em biết đều dẫn đến chỉ một cách trả lời. 

 


Ngày hôm nay, bây giờ, em hãy làm gì đi.

 

 

DienDanCTM

 

 

Nhân Quyền, Dân Quyền Và Đảng Quyền


Nguyễn Lộc Yên


DienDanCTM

 

Nhân ngày “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” (10-12-1948); hôm nay (10-12-2013), chúng ta cùng tìm hiểu những ảnh hưởng mạnh mẽ và những đối tượng khác biệt trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đã, đang tác động từ bản Tuyên ngôn đến: Nhân quyền, Dân quyền và Đảng quyền như thế nào?!.

 

 

I- Nhân Quyền: Nhân quyền (Human rights) tức là những quyền tự nhiên của con người, không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. 

 

Ngày 13-11-2013, Việt Nam lần đầu tiên được làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Dân tôi là một người Việt cũng cảm thấy vui vui, vì nước mình đang có nhiều tai tiếng về việc đàn áp bà con dân oan, các nhà đấu tranh dân chủ... mà được các thành viên Liên Hiệp Quốc đã ưu ái hay chấp thuận cao như thế là có dụng ý gì đây?! 


Hôm nay (10-12-2013), dân tôi đọc báo mạng thấy có nhiều việc từ Chính Quyền Việt nam
Cộng sản (Chính Quyền Việt Cộng: CQVC) đã có những hành động đi ngược lại những điều đã minh định trong bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”. Bản Tuyên ngôn gồm có 30 điều, nhưng tôi chỉ xin nêu lên 2 điều có liên quan trực tiếp đến bài viết:

- Điều 5: Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

- Điều 9: Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

 

Bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” phát sinh từ những kinh nghiệm của Thế chiến thứ hai và ảnh hưởng bởi John Locke (1632-1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh. Locke là người già dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nhận thức luận về triết học, chính trị và đặc biệt về tư tưởng tự do. Tư tưởng về tự do và khế ước xã hội của Locke đã ảnh hưởng đến Montesquieu người Pháp và sau này Alexander Hamilton, James Madison và Thomas Jefferson của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.

 

Charles-Louis de Secondat là Nam tước vùng La Brède và xứ Montesquieu của người Pháp, nên người ta thường gọi ông là Montesquieu (1689-1775). Montesquieu nổi tiếng với tác phẩm “De l'esprit des lois” (Tinh thần pháp luật, 1748) với lý thuyết “Tam quyền phân lập”, Montesquieu đã khẳng định: “Thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

- Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân tức Quốc hội.

- Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.

- Tư pháp: Dùng để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật... 

 

Bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” là tuyên ngôn về các quyền căn bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đồng thuận và công bố ngày 10-12-1948, tại Palais de Chaillot ở Paris (Pháp). Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra trên 375 ngôn ngữ. Trong “Bản Tuyên Ngôn” đã liệt kê các quyền căn bản mà mọi cá nhân được hưởng. Nó bao gồm về hiến pháp và luật pháp quốc gia.

 

II- Dân Quyền: Là quyền tự do dân chủ của từng công dân trong một quốc gia, theo hiến pháp đã minh định và được pháp luật bảo vệ. Người xưa có câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” {Dân quý nhất, đất nước thứ hai, vua (ngày nay là chính quyền) nhẹ nhất}. CQVC lại không hiểu được lý lẽ này, hay hiểu nhưng họ là kẻ bán nước, là hồn Tần Cối (1090-1155) tái sinh. Tần Cối làm quan Tể tướng nhà Tống, đã ngấm ngầm dâng nước Tống cho giặc Kim, vì thế sau này nước Tống bị nước Kim xâm lược. CQVC đã xem dân rẻ rúng, chỉ biết củng cố quyền lực của “Độc Đảng” đã đặt ra: “Đấu tố - Cải cách ruộng đất”, hoặc “Vụ án - Nhân Văn Giai Phẩm”, đã bắt bớ rất nhiều người Việt đem giam cầm hay sát hại?!.

 

Thế nhưng, CQVC ngày nay vẫn chưa hối cải, vẫn tiếp tục cai trị bởi “độc đảng” hay “đảng độc” là vì sao?! CQVC đã xem thường Hiến pháp, VnExpress.net ngày 28-9-2013, đã ghi rõ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”. Câu nói sảng đầy lắt léo này không biết lúc ấy ông Trọng đang tỉnh hay mơ?! Vì thế, quyền tự do dân chủ của công dân đã bị “đảng độc” chà đạp một cách trắng trợn?! 


Bà Nguyễn Thị Doan là Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN lại hàm hồ tuyên bố, được báo Nhân Dân điện tử đăng tải vào ngày 5-11-2011: “Nhà nước ta...cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”?!!! Tội nghiệp cho bà Doan chưa đọc cuốn “Tìm lại cội nguồn văn hoá Việt” đã phản ánh sự thực của Nhà nước (ngược lại: Nước nhà) sách có bán trong các tiệm sách tại VN, do Văn Học xuất bản (2008) trang 161, tác giả Hà Văn Thuỳ, là một nhà báo đã viết: “Xin thưa, chúng tôi không muốn làm kẻ bới bèo ra bọ, hay đeo kính đen nhìn xã hội. Chúng tôi cũng không chê trách, hay qui tội cho ai. Công bằng mà nói, mấy chục năm làm nhà báo viết theo nghị quyết, chúng tôi không phải không có tội trong việc này”. Trang 168, viết tiếp: “Sức cản lớn nhất với dân tộc Việt hiện nay là thiếu dân chủ, mà trước hết là dân chủ về tư tưởng...Cả nước hơn 600 tờ báo, nhưng chỉ có duy nhất một tổng biên tập là ông Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương! Một nỗi sợ mơ hồ nhưng ghê gớm, trói buộc tất cả những ông biên tập được nhà nước tấn phong, biến họ thành những người bị triệt tiêu những sáng kiến quan trọng của cá nhân và không dám chịu với vai trò của mình gánh vác”?!.

 

III- Đảng Quyền: Đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối chính trị, cũng có thể đại diện cho một liên minh vì lợi ích. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện nhiệm vụ, lý tưởng tốt đẹp cho nhân dân, cho quốc gia để bảo vệ quyền lợi của nhân dân hay quốc gia đó. 


Ngày nay, trong một quốc gia thường có các “chính đảng”, ở Hoa Kỳ có Đảng Dân chủ (Democratic Party) với Đảng Cộng hòa (Republican Party), là một trong hai chính đảng lớn nhất của Mỹ. Tại Nhật Bản là quốc gia có đa đảng, những đảng phái chính trị lớn ở Nhật gồm có: Đảng Dân chủ (JDP), Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Đảng Komei (NKP), Đảng Xã hội Dân chủ (JSP), Đảng Cộng sản (JCP)... Nhờ có đa đảng mà không đảng phái nào dám làm điều sai trái với quốc dân. Nhưng nước Việt Nam hiện nay chỉ có “độc đảng” là Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) nên đảng này đã không ngần ngại thực thi “đảng độc” trên đất nước!!!. 


- Vì sao gọi là “đảng độc”, vì dựa vào “độc đảng” để ăn cướp ruộng vườn của nhân dân rồi bắt nhân dân làm thuê, do cán bộ đảng quản lý với hình thức quản chế người dân như tù nhân của chế độ. Ngày nay, dân oan đang than van khắp nước, nước Việt Nam đã hình thành gần năm nghìn năm chưa từng thấy dân oan và khắp thế giới trừ vài nước cộng sản còn mấy trăm nước khác chưa từng có dân oan bao giờ?!.  


- Vì sao gọi là “đảng độc”, vì “Thẻ Chứng Minh Nhân Dân” mới của toàn quốc Việt Nam sẽ được hãng HUAXIN Trung cộng làm. http://www.huaxinchina.cc/ đấy là một hành động ĐCSVN đã độc quyền đưa an ninh cá nhân của đồng bào cho kẻ thù truyền kiếp lưu hồ sơ. Theo Báo Vietland đăng tin ngày 8-12-2013.


- Vì sao gọi là “đảng độc”, vì ĐCSVN đã độc quyền bán Nước: Ngày 4-9-1958, thủ tướng Tàu cộng là Chu Ân Lai, ra một bản tuyên bố vùng biển Đông gồm Hoàng Sa và Trường Sa của VN thuộc về Tàu. Tuân thủ ý đồ của quan thầy vừa tuyên bố; ngày 14-9-1958, thủ tướng miền Bắc Việt Nam là Phạm Văn Đồng, với sự đồng loã chủ tịch nước là Hồ Chí Minh, gửi công hàm cho Chu Ân Lai, xác nhận chủ quyền của Tàu cộng theo bản tuyên bố của họ Chu. Trong khi ấy, quần đảo Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc Khánh Hòa (quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi của Khánh Hoà chạy dài đến Philippines), như vậy Hoàng-Trường Sa lúc ấy là của miền Nam VN (VNCH), ông Đồng dâng biển đảo thiếu yếu tố pháp lý. Cũng từ trớ trêu ấy, ngày 19-1-1974, Tàu cộng đem hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và đến năm 1988, Tàu cộng lại đem hải quân đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta. Ngày 30-12-1999, gọi là phân định lại biên giới Việt-Trung, CQVC đã cắt nhượng cho Tàu cộng khoảng 700 km vuông, thuộc đất của các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn. Ngày 25-12-2000, CQVC cắt nhượng tiếp vùng vịnh Bắc Bộ của VN cho Tàu cộng, khoảng 11,000 km vuông. 

Nỗi đau tổ quốc bị hao hụt, các nhà dân chủ đấu tranh để bảo vệ tổ quốc, thì bị CQVC đàn áp rất thô bạo. Than ôi! “Kẻ bán nước, lại làm chủ quan tòa. Kẻ bán nước, lại bắt giam người yêu nước”, các nhân vật: Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Cha Lý, Trần Huỳnh Duy Thức, LS Lê Quốc Quân, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha... bị nhà cầm quyền CSVN bắt vào tù ngục quá oan ức và phũ phàng?!

 

Từ những ý tưởng cao đẹp của “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”, mà các quốc gia đang bị chế độ “độc tài/ độc đảng” cai trị hà khắc; nhân dân trên thế giới đã, đang cương quyết bẻ gãy mọi xiềng xích của chúng, như:


 - Báo Calitoday ngày 8-12-2013: “Tượng Vladimir Lenin tại thủ đô Kiev được xem là biểu tượng thần phục của Ukraine đối với Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. Hàng trăm ngàn người Ukraine biểu tình chống tổng thống thân Nga là Viktor Yanukovich đã giật sập tượng Lê Nin để bày tỏ sự phản đối việc tổng thống Viktor Yanukovich của Ukraine hủy bỏ hiệp ước thương mại với châu Âu vì bị sức ép từ Nga”.    


- Bài viết có tựa đề: “Hà Nội-Sài Gòn: Blogger công khai các hoạt động chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền”, ngày 8-12-2013, Danlambao cho biết: “Sau buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền tại Hà Nội vào chiều hôm 8/12/2013, trong lúc mọi người chuẩn bị ra về thì công an Hà Nội đã huy động lực lượng kéo đến bao vây, hành hung một bạn trẻ tên Phạm Minh Vũ (Facebook Sep Phạm). Lợi dụng lúc hỗn loạn, một viên công an sắc phục đã cướp ba-lô của bạn Phạm Minh Vũ mang đi. Viên công an bị mọi người tri hô đã vội vàng ôm ba lô bỏ chạy thục mạng trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân". Mở video clip, nghe đồng bào hô to: “công an ăn cướp! công an ăn cướp!” vang dội. Được biết viên công an ấy lại là trung úy công an?! Lẽ ra CQVC phải đứng ra tổ chức hoặc hỗ trợ toàn dân mừng ngày “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”, mừng vì vừa được làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 13-11-2013, mới đúng chứ; ngược lại đàn áp là vì sao?!!!  

 

Phong trào bỏ ĐCSVN, đã có nhiều nhân vật nhìn thấy bản chất buôn dân bán nước của chế độ, nên các ông: Trung tướng Trần Độ (1923-2002), Hoàng Minh Chính (1920-2008) nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin. Hai anh em ông Huỳnh Nhật Hải giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt, Huỳnh Nhật Tấn giữ chức Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đã bỏ ĐCSVN vào cuối năm 1988....  Ngày nay, Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố bỏ đảng ngày 4-12-2013. Nhà báo Phạm Chí Dũng bỏ đảng ngày 5-12-2013, Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Đắc Kiên (Diên) bỏ đảng ngày 6-12-2013. Trước đây, việc bỏ ĐCSVN không làm xôn xao dư luận nhiều, nhưng ngày nay các ông Đằng, ông Dũng, ông Kiên bỏ đảng, dư luận lại xôn xao mạnh mẽ là vì sao?! Vì các nhân vật này bỏ đảng rầm rộ liên tục trong 3 ngày, vì bản Hiến pháp ngược ngạo vừa tuyên bố gây cho lòng dân quá bực bội, vì càng ngày càng thấy rõ ĐCSVN hèn với giặc ác với dân, nên việc từ bỏ ĐCSVN lần này xôn xao mạnh mẽ hơn là vậy. 


Viết đến đây, tôi lại nhớ đến một vị tiền nhân là Âu Dương Lân (? - 1875) quê Định Tường, năm 1858 đỗ cử nhân, được cử làm tri huyện Kiến Xương (thuộc tỉnh Định Tường). Khi giặc Pháp xâm chiếm Nam bộ, ông không thể ngồi hưởng bổng lộc, ông đã tổ chức và phối hợp với các lãnh tụ kháng chiến yêu nước: Nguyễn Hữu Huân, Lê Công Thành, Phạm Văn Đổng... Tự mình quyết định từ bỏ bổng lộc, để dấn thân chống Pháp cứu nước, là một chọn lựa phi thường, chỉ người có chí phi thường mới làm được việc phi thường. Ngày nay các vị từ bỏ “đảng độc” cũng đã thể hiện cái tâm ái quốc ấy, đáng ngưỡng mộ thay!.

 

Ngẫm nghĩ “đảng độc” cầm quyền hung hãn, muốn có tự do, nhân quyền thực sự, thì toàn dân Việt Nam phải quyết liệt đấu tranh như nhân dân Ai Cập, nhân dân Tunisia đã kiên cường đấu tranh với bạo quyền, mới/đã giành được thắng lợi. Người viết xin được bày tỏ tâm tình với nỗi niềm về “Toàn Dân Đấu Tranh”:

 

 Độc đảng tham tàn, quá hãi hùng?!

 Buôn dân bán nước, kẻ thù chung

 Xem gương Ai Cập, lòng ao ước

 Gẫm đuốc Tunisia, dạ nấu nung

 Lo lắng nhân quyền, lo đạo đức

 Giữ gìn non nước, giữ kiên trung

 Tự do khao khát, đang mòn mỏi

 Tổ quốc lâm nguy, há lạnh lùng?!

 

Đồng bào ơi! Hãy nhìn chính phủ Trung cộng định ra Khu tự trị Tây Tạng ở tây bộ và trung bộ của Tây Tạng, còn các khu vực phía đông hầu hết thuộc về các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. 

Theo đài VOA ngày 6-8-2013: “Khoảng 120 người Tây Tạng tại quê hương của họ và những khu vực lân cận đã tự thiêu kể từ năm 2009 để phản đối điều những người Tây Tạng mô tả là sự can thiệp của Trung cộng vào tập tục và sự hành đạo của họ”. 


Tôi không tin là chúng ta (người Việt) mãi dửng dưng để Tàu cộng đô hộ nước Việt Nam lần nữa, khi đấy người Việt phẫn uất mà tự thiêu như người Tây Tạng đã, đang làm, thì quá muộn màng! Vì kết quả như dân Tây Tạng thay đổi đớn đau này thì chỉ được đau đớn khác mà thôi?! 

 

Ngày 10-12-2013

Nguyễn Lộc Yên      

 

 

 

Tổng thống Obama, Chủ tịch Castro và cái bắt tay ‘lịch sử’ 


Hình ảnh chụp từ truyền hình cho thấy Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Sân vận động FNB ở Soweto, Nam Phi.

Hình ảnh chụp từ truyền hình cho thấy Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Sân vận động FNB ở Soweto, Nam Phi.

 

11.12.2013

Bên cạnh những lời tán tụng vị Tổng thống Nam Phi quá cố, lễ truy điệu ông Nelson Mandela hôm thứ Ba còn gợi ra một cử chỉ ngoại giao và tranh cãi chính trị.

Trong một giây phút, ống kính máy quay truyền hình bắt gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro khi ông bước lên bục cử tọa.
 

Cái bắt tay là điều đáng chú ý vì Mỹ và Cuba không có quan hệ ngoại giao kể từ năm 1961, lúc đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, và Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận thương mại đối với Cuba.
Quan hệ hai nước đã bắt đầu tan băng trong những năm gần đây.
 

Giới chức Mỹ nói cái bắt tay không được định trước, nhưng họ nói rằng hai nhà lãnh đạo đã không trao đổi gì đáng kể mà chỉ chào hỏi lẫn nhau.
Những phụ tá Tòa Bạch Ốc nói Mỹ vẫn "hết sức quan ngại" về tình hình nhân quyền của Cuba.
 

Ông Obama cũng chào hỏi nhà lãnh đạo Afghanistan Hamid Karzai, nhưng giới chức Mỹ nói ông Obama không xem buổi lễ tưởng niệm là "nơi nghị sự."

Hai nhà lãnh đạo vốn đang tranh luận về một thỏa thuận cho phép quân Mỹ tiếp tục hiện diện ở Afghanistan sau khi lực lượng nước ngoài rút quân vào năm 2014.
 

Mỹ nói ông Karzai phải ký hiệp ước vào cuối năm nay, nếu không sẽ không còn lựa chọn nào ngoài việc rút toàn bộ quân Mỹ sau năm 2014.
 

Tổng thống Obama là nhà lãnh đạo được người dân Nam Phi yêu mến. Hàng ngàn người đã hò reo khi hình ảnh ông xuất hiện trên màn hình khổng lồ nhìn ra sân cỏ trong vận động trường.

Ngược lại, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bị la ó mỗi khi hình ảnh ông hiện lên màn hình. Nhiều người dân Nam Phi phẫn nộ vì những cáo buộc gần đây nói rằng ông Zuma chi 200 triệu đô la tiền thuế của dân để tu sửa nhà riêng của mình.
 

Tổng cộng có hơn 70 nguyên thủ tham dự buổi lễ , trong đó có Thủ tướng Anh David Cameron , Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.

 





Lãnh đạo thế giới đến Nam Phi tưởng niệm Mandela


Trong sân vận động FNB của Soccer City, nơi diễn ra lễ Tưởng niệm cố lãnh tụ Nelson Mandela, 10/12/2013. Trong ảnh, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu.



Thanh Hà


Tổng thống Mỹ bắt tay chủ tịch Cuba trong buổi lễ tưởng niệm cố tổng thống Nam Phi Mandela. Gần một trăm nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và đại diện của các tổ chức đa quốc gia tập hợp về sân vận động Soccer City Stadium, Soweto, ngoại ô Johannesburg. Buổi lễ tưởng niệm cố Tổng thống Mandela diễn ra từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, giờ địa phương. Trời mưa lớn không làm nản lòng hàng chục ngàn người dân Nam Phi muốn bày tỏ sự biết ơn đối với vị anh hùng đã đưa dân tộc ra khỏi thời kỳ đen tối của lịch sử.


Đến dự buổi lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nam Phi hôm nay tại Johannesburg, gồm có Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Jimmy Carter, George Bush ; Chủ tịch Cuba Raoul Castro ; Tổng thống Pháp François Hollande và người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy ; bốn đời Thủ tướng Anh, gồm các ông David Cameron John Major, Tony Blair và Gordon Brown ; rất nhiều các lãnh đạo châu Phi. Về phần châu Á, bên cạnh các phái đoàn của Trung Quốc, Nhật Bản có sự hiện diện của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai. Ngoài các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo thế giới còn có rất nhiều nghệ sĩ dấn thân như nam danh ca Peter Gabriel hay Bono.

Trong buổi lễ hôm nay, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki Moon vinh danh công lao của người cả cuộc đời đã đấu tranh cho nhân quyền, để mọi người được bình đẳng. Lễ tưởng niệm vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi diễn ra đúng vào ngày Nhân Quyền Quốc tế.

Một sự kiện đáng chú ý khác : Trước khi phát biểu trên khán đài, tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt tay xã giao chủ tịch Cuba Raoul Castro. Hình ảnh ngoạn mục này đã được truyền đi khắp thế giới. Các nhà bình luận cho rằng đây là một tín hiệu mạnh cho thấy Hoa Kỳ muốn xoa dịu căng thẳng với các nước thù nghịch.

Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với La Habana từ năm 1961, tức hai năm sau ngày ông Fidel Castro lên cầm quyền và quốc hữu hóa một số tài sản của Mỹ trên đảo Cuba. Từ năm 1962 Hoa Kỳ liên tục áp dụng chính sách cấm vận kinh tế Cuba.

Trong bài diễn văn đọc trước cử tọa tại sân vận động Soweto, tổng thống Obama nghiêng mình trước một « vĩ nhân của Lịch sử (…) người đã đưa đất nước Nam Phi hướng tới công lý". Tuy nhiên tổng thống Hoa Kỳ không quên chỉ trích một số các nhà lãnh đạo trên thế giới, đến Soweto để vinh danh sự nghiệp đấu tranh vì tự do của Nelson Mandela, nhưng lại đàn áp những thành phần đối lập ngay chính trên đất nước họ.

Sân vận động Soccer City tại Soweto có thể đón đến 90.000 người. Đây là nơi cố Tổng thống Mandela đã xuất hiện lần cuối cùng vào năm 2010 trước khi diễn ra trận chung kết của Cúp bóng đá thế giới. Cũng tại nơi này, vị anh hùng dân tộc Nam Phi, Mandela, đã từng được tung hô khi ông vừa được trả tự do năm 1990. Sân vận động Soweto còn là biểu tượng của một đất nước Nam Phi không còn phân biệt chủng tộc hay màu da.

Về phần người dân Nam Phi tại thành phố Johannesburg, từ đêm qua 09/12/2013 đã lũ lượt kéo đến sân vận động Soweto để tưởng niệm vị anh hùng dân tộc của họ. Chị Kiều Anh, một người Việt sống tại Johannesburg, đã đi theo dòng người vô tận đó vào sân vận động và mô tả qua điện thoại cho RFI Việt ngữ về không khí hôm nay : 

Chị Kiều Anh tại Johannesburg
 
10/12/2013
by Anh Vũ
 
Nghe (01:37)
 
 
 

Sau buổi lễ chính thức hôm nay, linh cữu cố Tổng thống Nelson Mandela được chuyển về thủ đô Pretoria, đặt tại trụ sở chính phủ Union Buildings trong ba ngày. Đây là nơi năm 1994 Nelson Mandela tuyên thệ để trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. Vào ngày Chủ nhật, 15/12/2013 « Người Con của Nam Phi và cũng là Người Cha của dân tộc » sẽ về an nghỉ nơi quê nhà, tại Qunu, cách thủ đô Nam Phi hơn 900 cây số về phía đông nam.


Những người dân thường tham dự lễ Tưởng niệm Mandela tại sân vận động Soccer City.
REUTERS/Yves Herman
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131210-lanh-dao-the-gioi-den-nam-phi-tuong-niem-mandela

 

 

 

Campuchia: biểu tình lớn Ngày Quốc tế Nhân quyền


Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2013-12-10

 

Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy dẫn đầu người dân biểu tình diễu hành tại thủ đô Phnom Penh sáng ngày 10/12/2013 

Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy (áo trắng bên trái) dẫn đầu người dân biểu tình diễu hành tại thủ đô Phnom Penh sáng ngày 10/12/2013

Photos: Quốc Việt/RFA

Nghe bài này

Tại Campuchia, Cộng đồng người dân bị cưỡng chế đất đai, tổ chức phi chính phủ và đảng phái chính trị đã tổ chức biểu tình lớn nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12. Cuộc biểu tình này diễn ra sau 10 ngày tuần hành ở khắp tỉnh thành với thông điệp ‘có Công bằng, có Hòa bình’.

Biểu tình đòi tôn trọng quyền của công dân

Khoảng 20.000 người Campuchia được chia thành hai nhóm khác nhau tổ chức biểu tình và tuần hành ôn hòa trên đường phố Phnom Penh cùng chung một mục đích đòi chính phủ tôn trọng đầy đủ quyền của công dân, khi gần 20.000 người khác ủng hộ phe đối lập tổ chức biểu tình ở tỉnh Siem Reap.

Nhóm thứ nhất tổ chức biểu tình tố cáo chính quyền đã sử dụng các biện pháp ngày càng mạnh tay hơn để đe dọa các nhà hoạt động nhân quyền, các thành viên công đoàn, nhà báo, nhà hoạt động bảo vệ đất đai, môi trường, đòi công bằng xã hội.

chúng tôi cần một hệ thống tư pháp độc lập. CP phải cải tổ chính sách cấp đất tô nhượng kinh tế nhằm tránh các hoạt động khai thác gỗ và tìm kiếm mỏ vàng trái phép. Ngoài ra, chính quyền cũng phải chấm dứt các bạo lực, nổ súng giết dân khi khiếu nại ôn hòa

Ông Sok Sam Oeun

Đoàn biểu tình này do các tổ chức dân sự điều khiển đã tập trung tại khu vực Wat Phnom (gọi chùa Núi) thuộc thủ đô Phnom Penh.

Ông Sok Sam Oeun, Đại diện cho các tổ chức Dân sự Campuchia, Chủ tịch Ủy ban vì hành động Nhân quyền Campuchia, kiêm Giám đốc Hội người Bảo vệ quyền Campuchia cho biết phần lớn xung đột xuất phát từ tranh chấp đất đai, cưỡng chế nhà cửa, chặt cây phá rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Ông nói: “Các vụ tranh chấp đất đai cần phải được giải quyết công bằng. Do đó, chúng tôi cần một hệ thống tư pháp độc lập. Chính phủ phải cải tổ chính sách cấp đất tô nhượng kinh tế nhằm tránh các hoạt động khai thác gỗ và tìm kiếm mỏ vàng trái phép. Ngoài ra, chính quyền cũng phải chấm dứt các bạo lực, nổ súng giết dân khi khiếu nại ôn hòa.”

Người dân Campuchia tham gia biểu tình ngày Quốc tế Nhân quyền 1/12/2013. (Photos: Quốc Việt/RFA)

Người dân Campuchia tham gia biểu tình ngày Quốc tế Nhân quyền 1/12/2013. (Photos: Quốc Việt/RFA)

 

Biểu tình đòi hỏi một chính phủ mới

Nhóm thứ hai là đảng viên của đảng Cứu quốc Campuchia, do lãnh tựu Sam Rainsy và Kem Sokha dẫn dắt đã tập trung tại Công viên Dân chủ. Đoàn biểu tình bên phe đối lập cho rằng trong nhiều năm qua sự đàn áp ngày càng tội tệ hơn. Chính phủ dùng tòa án và lực lượng an ninh để giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm. Đồng thời, họ kêu gọi Thủ tướng Hun Sen từ chức.

Ông Sam Rainsy, Chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia phát biểu hiện nay người dân chưa có chưa thoát khỏi nghèo khó, chưa có quyền về sức khỏe, quyền tự quyết và đang bị phân biết đối xử. Để người dân có tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền, để được đối xử với nhau trong tình bác ái thì người dân cần một chính phủ mới vì lợi ích chung của đất nước.

Ông Sam Rainsy nói: “Thật đáng tiếc, Campuchia có một lãnh đạo tồi tệ và vi phạm quyền công dân. Chúng tôi yêu cầu có một Ủy ban độc lập điều tra các sai phạm trong bầu cử vừa qua.

Nếu chính phủ không đồng ý kiểm tra lại lá phiếu, chúng tôi yêu cầu bẩu cử lại. Đây là nguyện vọng của dân. Vì đây là quyền cơ bản trong việc bầu chọn lãnh đạo theo ý chí của dân.”

Thật đáng tiếc, Campuchia có một lãnh đạo tồi tệ và vi phạm quyền công dân. Chúng tôi yêu cầu có một Ủy ban độc lập điều tra các sai phạm trong bầu cử vừa qua. Nếu chính phủ không đồng ý kiểm tra lại lá phiếu, chúng tôi yêu cầu bẩu cử lại.

Ông Sam Rainsy

Trước đó, Bộ Nội vụ Campuchia đã cho phép đảng đối lập và các tổ chức dân sự biểu tình tại Quảng trường Tự do và khu vực Wat Phnom Penh, hoạt động biểu tình không được phép ra khỏi phạm vi vừa nói, song khống chế số người tham gia biểu tình không vượt quá 10.000 người và không quá 10 người đem kiến thư đến trụ sợ Quốc hội.

Tuy nhiên, Chủ tịch đối lập Sam Rainsy và Phó Chủ tịch Kem Sokha tổ chức diễu hành khắp thủ đô. Còn các tổ chức dân sự thì kéo nhau đến tập trung trước trụ sở Quốc hội để kiến nghị thư nhưng phía Quốc hội từ chối nhận thư kiến nghị.

Cảnh sát trưởng Phnom Penh, Trung tướng Chuon Sovann nói với RFA rằng cảnh sát không được can thiệp mặc dù người biểu tình cố gắng tìm cách diễu hành qua thủ đô Phnom Penh mà không được phép. Theo Trung tướng, đây là hành động không tôn trọng luật pháp của phe đối lập và các tổ chức ngoài chính phủ. Cảnh sát đã ghi nhận đoàn biểu tình không tôn trọng tinh thần thỏa thuận, đồng thời làm ảnh hưởng đến quyền lợi người khác.

Ông Chuon Sovann cho biết: “Cảnh sát không đàn áp và bắt bớ người dân do ngày Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Chúng tôi đã cố gắng làm trật tự an ninh để tránh xảy ra bạo lực và gây ùn tắc giao thông trong thủ đô.”

Chính phủ không nói là không có hiện tượng chặt gỗ trái phép, hệ thống tư pháp thiếu minh bạch, cấp đất tô nhượng làm kinh tế cho các công ty tư nhân…và chính phủ cũng đã và đang mở những cuộc điều sâu rộng...Chính phủ không bênh vực kẻ xấu

Ông Phay Siphan

Chủ tịch Công đoàn Dân chủ Công nhân ngành Dệt may Campuchia là ông Ath Thorn cho biết thời gian qua, công nhân biểu tình đòi tăng lương và các thành viên hoạt động chính trị đối lập đã phải chịu đựng nạn bạo lực, bắt bớ phi pháp, hăm dọa, đặc biệt cảnh sát nổ súng giết chết nhiều người dân lương thượng mà không được điều tra làm rõ trách nhiệm cụ thể.

Ông yêu cầu chính phủ tăng lương cho công nhân, tiến hành điều tra những tay súng bắn chết công nhân ở Phnom Penh và truy bắt nguyên Thị trưởng Bavet, Chhouk Bandith đã nổ súng vào công nhân vừa qua.

Ông Phay Siphan, phát ngôn viên Hội đồng Bộ trưởng Campuchia nói chính phủ đã tôn trọng quyền con người. Chính phủ bảo đảm quyền con người, quyền tự do và dân chủ.

Theo ông, những phát biểu của phe đối lập và các tổ chức dân sự là quyền tự do biểu đạt. Campuchia chưa có luật giải tán chính phủ, giải tán Quốc hội để tổ chức bầu cử lại.

Ông Phay Siphan: “Chính phủ không nói là không có hiện tượng chặt gỗ trái phép, hệ thống tư pháp thiếu minh bạch, cấp đất tô nhượng làm kinh tế cho các công ty tư nhân…và chính phủ cũng đã và đang mở những cuộc điều sâu rộng. Xã hội dân chủ nào cũng cần có sự đóng góp từ người dân. Chính phủ không bênh vực kẻ xấu …”

Tuy nhiên trong năm nay, Cảnh sát Campuchia đã sử dụng bạo lực, nổ súng giết chết nhiều công nhân khiếu nại đòi cải thiện điều kiện làm việc và đàn áp mạnh mẽ những người dân tham gia biểu tình cùng đảng đối lập. Ngoài ra, còn báp bức bắt bớ người khiếu nại đất đai, và các thanh thiếu niên tuyên truyền về vấn đề nhân quyền…v.v.

Giới quan sát cũng cho biết tình trạng vi phạm nhân quyền ở Campuchia gia tăng là hậu quả của một hệ thống pháp luật thiên vị những người giàu có và thế lực trong xã hội. Chính phủ không điều tra các khiếu nại về các đe dọa cũng như đàn áp người dân. Do đó, tình trạng nhân quyền ở Campuchia, đặc biệt là quyền tự do phát biểu, hội họp và bình đẳng trước pháp luật, đã suy thoái rõ rệt.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link