08/12/2013
Lồng nhốt sóc
André Menras Hồ Cương Quyết
Công dân Việt Nam
Người dịch:
Phạm Toàn
Đôi lời của người dịch – A. M. Hồ Cương Quyết là một công dân mang hai quốc tịch Việt
Pháp, song anh Việt Nam hơn ối người Việt Nam bây giờ.
Qua các việc làm của Hồ Cương Quyết, đặc biệt việc đưa hình ảnh bi
thiết của ngư dân Việt Nam ra công luận, ta thấy anh đau đáu một niềm lo toan cho
tổ quốc Việt Nam, một tổ quốc đang bị xâu xé bởi bon người xấu (rất đông, tạo
thành «một bộ phận không nhỏ» của một băng đảng gần ba triệu đảng viên, đang
trâng tráo tự khen là kẻ «tổ chức mọi thắng lợi» … cho riêng bọn họ).
Tên bài viết của Hồ Cương Quyết nói về con sóc trong lồng. Con sóc
vốn sống tự do trong thiên nhiên. Người ta đem nhốt nó vào cái lồng có bánh xe
quay (như cái lồng nuôi chuột bạch ấy) cốt cho vui mắt, định để «làm duyên» cho
cuộc đời (sic).
Chẳng biết những nghệ sĩ bất đắc dĩ đang làm xoay bánh xe trong
lồng có nhìn thấy “vai trò tiên phong lãnh đạo” của mình thực chất là gi không?
Chỉ e rằng, giống như “đồng chí” Oedipe lên làm vua sau biết bao lầm lẫn, kíp
tới khi nhìn thấy toàn bộ sự thật trước mắt mình, khi đó hối không kịp,
đành chọc mù mắt mình đi cho đỡ thẹn.
Liệu trong ba triệu tên lính tiên phong kia, kể cả những tên lính
đỗ cử nhận hoặc tiến sĩ ngạch xây dựng cái thể chế cho Oedipe lên làm vua có
mấy ông đủ sức hiểu thâm ý chuyện Oedipe chọc mù mắt mình là chuyện quỷ quái
gì…
Dẫu sao, đang lúc bận tối mắt tối mũi, nhận được bài viết của Hồ
Cương Quyết, như nhận được một hơi gió thoảng qua cái bầu trời vô cảm… Ôi, tôi lại
lan man rồi!
P. T.
Rách toạc
Từ bỏ Đảng sau hàng chục năm trời với biết bao đấu tranh, biết bao
nỗ lực, cùng vô vàn mưu tính sao cho thực tại cuộc sống phù hợp với những ước mơ
đã tạo nên nền tảng cho những cuộc đấu tranh thời trẻ của mình, sau biết bao
năm tháng mình lại nhủ mình rằng cơn ác mộng rồi sẽ qua đi, mình lại thuyết
phục mình rằng những gì ta đang thấy quanh ta chỉ là ngẫu nhiên, tạm thời, rằng
mọi điều ta đã làm cho đất nước, cho đồng bào, cho những tư tưởng nhân bản của
mình, tất cả đều không thể bị thâu tóm, bị phản bội, bị chà đạp công khai như
thế bởi những kẻ có trách nhiệm nhất trong đám những người còn cả gan gọi nhau
bằng «đồng chí»; khi mắt ta mở to nhưng bất lực nhìn thấy đang rầm rập quay trở
lại cảnh luật rừng, sự tham nhũng, và đàn áp, bóc lột, là những điều ta từng
mong muốn xóa bỏ mãi mãi không cho đè nặng lên vai nhân dân ta; khi chế độ thuộc
địa kiểu mới của Bắc Kinh đang thế chân sâu hơn và nguy hại hơn các chế độ
thuộc địa trước đây, và đang được các «đồng chí» của chúng mở cửa cho tràn vào;
khi ta cảm thấy bất lực, thấy mình bị cầm tù cho một công cụ duy nhất được coi
là «hợp pháp» là Đảng, cái đảng trói chân buộc tay chúng ta; khi cái công cụ đó
được xây dựng để làm công việc giải phóng thì lại đã trở thành công cụ làm giàu
cá nhân đồng thời là công cụ chèn ép và đàn áp; khi ta bị đe dọa, bị theo dõi,
bị nghe lén, bị săn đuổi bởi bọn cảnh sát của «các đồng chí» và của bọn lưu
manh dưới sự dắt dẫn của những «đồng chí» thường khi ẩn kín không ló mặt ra…
Thật đau lòng! Điều khủng khiếp hơn cả – và đây là một cách đe dọa
tinh vi do cả bộ máy tác động lên bạn – ấy là một khi ta từ bỏ cái «công ty»
ấy, thì nếu chỉ nhìn bề ngoài, ta bị rơi vào tình trạng tự đặt mỉnh vào vị thế
kẻ phản bội. Ta bị tiến đánh bởi những kẻ nắm độc quyền bộ máy đang bị đe dọa
vì việc ta từ bỏ nó. Bọn chúng sau khi cố thuyết phục ta một cách «tử tế» liền
vội vã bôi bác ta trước bè bạn của ta.
Cùng lúc, ta lại bị nghi ngờ vì những người đối lập cực đoan chống
lại cái bộ máy ấy. Những phần tử muốn báo thù, những kẻ thích giễu cợt, những
kẻ có giọng điệu ngọt ngào, những người này liền hoan hỉ xoa tay mà chẳng có
chút gì là thành thực sất … Hai khuynh hướng đó gặp gỡ nhau trên các trang
Facebook hoặc ở đâu đó nữa. Đến độ là ta khó mà có thể phân biệt nổi sau các
ngôn từ đâu là màu sắc của bọn «dư luận viên» (tiếng Việt trong nguyên văn –
ND).
Xin bạn chớ để mình bị nhầm: bất kể chúng màu mè kiểu gì, đỏ tươi hoặc
vàng tươi, thì chúng cũng cùng một giuộc là bè lũ độc tài. Hai phe cùng phản
động ngang nhau theo nghĩa đen của từ đó: cả hai bọn này đều sợ cái mới và đều
khai thác quá khứ để ngăn chặn tương lai.
Nhưng mọi thứ đó chỉ là những đồ cải
trang, vì chẳng có ai trong cả hai phe này lại tôn trọng những giá trị được họ
tuyên dương. Thường khi tôi hay có cảm giác rằng có những người trong đám ấy
đang cực kỳ lên án phe độc tài bên kia, thì những người này một khi nắm được
quyền lực, cũng đều có đủ khả năng tạo dựng một nền độc tài còn độc ác hơn nữa.
Bên này đổ tội bên kia là kẻ phản bội là đồ phản động, bên kia đổ tội cho bên
này là cộng sản nằm vùng: chất dưỡng khí mà anh Lê Hiếu Đằng cùng các bạn anh
muốn mang lại đã bị đe dọa như thế đó vì sự ô nhiễm bởi hằn thù và bạo lực thừa
hưởng từ quá khứ và được khéo léo biến hóa thành công cụ dùng cho thời hiện tại.
Ra khỏi lồng
Rất nhiều người bạn chân tình, những công dân yêu nước, hiện vẫn
còn là đảng viên, những người đang bất bình, đang cảm thấy bị phản bội, bị làm
ô danh, hình như vẫn chưa dám vượt qua cái bước nhảy giải thoát như anh Lê Hiếu
Đằng đã làm và như trước anh Đằng vài ba công dân khác đã làm. Một bước nhảy
quyết định, vừa giản đơn song lại vô cùng phức tạp.
Tìm đâu ra sức mạnh xây
dựng cái mới trong một bầu không khí cảnh sát căng thẳng cấm đoán mọi giao tiếp
tự do, đang đè nặng lên công ăn việc làm của mình, đang kiểm soát mọi đường đi
lối lại của mình, mọi cuộc thăm viếng, mọi cú điện thoại, đang gây sức ép lên
tất cả bạn bè thân thuộc và mọi thành viên gia đình mình? Và khi đó, với vô số
đảng viên cộng sản và những phần tử cảm tình đảng, những phần tử bất bình đang
chân thành muốn rung cây cho quả rụng, thì dường như vẫn chưa có chút khả năng
nào từ bên ngoài hòng làm thay đổi được cái Đảng có quyền lực ở khắp nơi và hiện
diện ở khắp nơi.
Vậy là với những người này thì chỉ còn một cách là đấu tranh
từ bên trong mà thôi. Và thế là họ luôn luôn bị kiệt sức trong đắng cay bên
trong cái lồng sóc. Họ không ngừng bước như con sóc không ngừng bước để được
vài ba hột lạc, như chú sóc nằm trong lồng mang hình dáng chiếc bánh xe, đôi mắt
dán vào những dóng nơi đặt chân vào mà không nhìn thấy chút gì ở cái thế giới
bên ngoài chiếc lồng. Chúng càng bước đi, cái bánh xe càng quay, vậy mà chúng
không hề tiến lên phía trước được một bước nào.
Ấy thế mà giải pháp thật đơn giản quá đi: chỉ cần dừng bước và gặm
những dóng bánh xe để thoát ra khỏi lồng. Rồi thì sẽ đi giữa đường phố, giữa
trời rộng đất dài, trên ruộng đồng, cùng với mọi người. Với đại bộ phận những
con sóc-người ấy, họ có gì để mất nhỉ? Mất mấy hột lạc ư?
Cuộc sống bên ngoài
đầy lạc và họ có thể kiếm phần được hưởng chính đáng của mình một cách hoàn
toàn lương thiện và hoàn toàn tự lập. Duy có một số ít trong bọn họ, những
người háu đói những rất kém hoạt động, sẽ phải kiêng khem để tránh cái bụng phệ
như một khuyết tật của cơ thể. Ngừng bước đi trong lồng là điều cần thiết để
lấy lại được sự sáng suốt và phục hồi sức lực. Nhấm gãy cái lồng đòi hỏi quyết
tâm cao và một lòng dũng cảm.
Khước từ chịu đựng những ép buộc tiêu cực để kéo dài bước tiến của
đất nước: hành động chính đáng bình thường của công dân.
Nhưng trên những dóng lồng cũ nát, con đường đã chẳng rộng mở rồi
sao? Khước từ một ưu đãi vô lý, không kham nổi, và đi kiếm tìm những không gian
mới và những kết liên mới nhằm làm chuyển biến mọi thứ bất cần đến áp lực của
thuốc gây tê. Còn có gì tự nhiên hơn thế? Thoát ra khỏi một cơ cấu chính trị
không đếm xỉa đến bất kỳ khát vọng nào của nhân dân, cái cơ cấu đã chiếm đoạt
quân đội và cảnh sát để áp đặt luật lệ của vài ba người, hoàn toàn trái ngược
với quyền lợi của đất nước. Không có gì hợp lý hơn và chính đáng hơn!
Đó hoàn toàn không có nghĩa là «lật đổ» cái đảng tự cho mình là
cộng sản, cũng chẳng đe dọa đảng ấy phải tiêu ma: đây hoàn toàn đơn giản là
việc lấy lại quyền tự do của mình đối với cái đảng ấy. Vấn đề là lựa chọn đứng
về phe quốc gia dân tộc hay là đứng về phe cái Đảng duy nhất độc tôn đang dùng
toàn bộ sức mạnh điều 4 và các nghị định 174 … và dùng cái quốc hội điếc đặc không
nghe được tiếng nói của cử tri mà chỉ biết nghe lệnh của các quan lớn để ngăn
chặn và làm nghẹt thở quốc gia dân tộc, của những viên giám đốc đại học ngăn
cấm việc học hành của những bạn trẻ đang ngẩng cao đầu… Sống lại hay là chịu
chết trong hiện trạng: đó là vấn đề đặt ra cho cái đảng ấy, chứ không đặt ra
cho cả quốc gia dân tộc đang muốn tiến lên.
Từ bỏ cái đảng như nó đang ở trong trạng thái hiện thời hòan toàn
không có nghĩa là chối bỏ quá khứ của một đảng đã từng cho toàn thế giới thấy rằng
dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiêu hùng, yêu chuộng độc lập, mà không ách nô
lệ nào có thể khoác nổi lên cổ nó. Với tôi, từ bỏ cái đảng này hôm nay để hoạt
động tự do xây dựng một nước Việt Nam thực sự dân chủ là một hành động dũng
cảm, lương thiện và trách nhiệm phù hợp với mọi truyền thống tốt đẹp nhất.
Cám ơn anh Lê Hiếu Đằng và cám ơn tất cả những ai sẽ tiếp nối hành
động của anh! Cho phép tôi nói lời kết luận bằng một ý tưởng tôn kính và đầy
tình yêu thương tới người chiến sĩ đồ sộ, tới người khổng lồ của lòng dũng cảm,
của sự sáng suốt và nhất là của sự khoan hòa, vị tổng thống vô cùng thương tiếc
- Nelson Mandela. Mong sao cho nước Việt Nam trong giai đoạn hiện thời hãy nhận
được những bài học mà Nelson Mandela đã gửi chúng ta đặng vượt qua những chia
rẽ và dựng xây một nền dân chủ cần thiết cho mình!
Ngày 6 tháng 12 năm 2013
A.M.H.C.Q.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
La cage d’écureuil.
André Menras Hồ Cương Quyết
Citoyen vietnamien
Une déchirure
Quitter le Parti après des décennies de luttes, d’efforts, de
tentatives innombrables pour faire coïncider la réalité de la vie avec les
rêves qui fondaient les combats de sa jeunesse, après des années à se dire que
le cauchemar va passer, à essayer de se persuader que ce que l’on voit autour
de soi n’est qu’accidentel, provisoire, que tout ce que l’on a fait pour son
pays, pour ses compatriotes, pour ses idées humanistes, ne peut pas être ainsi
confisqué, trahi, piétiné aussi ouvertement par les plus responsables de ceux
qui osent s’appeler des camarades ; quand on voit, impuissant, revenir au grand
galop la loi de la jungle, la corruption, la répression, l’exploitation qu’on
voulait à jamais épargner à son peuple ; quand le colonialisme nouveau de Pékin
est en train de remplacer plus dangereusement et plus profondément encore les
colonialismes précédents et que ses « camarades » lui ouvrent la porte; quand
on se sent impuissant, prisonnier du seul outil « légal » qu’est le Parti, qui
vous lie les pieds et les mains ; quand cet outil était bâti pour être un
instrument de libération et devient un moyen d’enrichissement personnel en même
temps qu’un moyen d’oppression et de répression ; quand on est menacé, suivi,
écouté, traqué par les polices de « camarades » et de voyous, pilotées par des
« camarades » souvent restés dans l’ombre… Quel déchirement ! Le plus terrible
– et c’est une sorte de chantage subtil qu’exerce sur vous l’appareil – c’est
qu’en quittant ainsi « la maison », on se met soit même, au niveau des
apparences, dans la position de celui qui trahit. On est attaqué par ceux
monopolisent l’appareil et que votre départ menace. Ils s’empressent de vous
dénigrer auprès de vos amis, après vous avoir gentiment raisonné. Dans le même
temps, on est suspecté par ceux qui s’opposent de façon extrémiste à cet
appareil. Les revanchards, les ironiques, les mielleux, qui se frottent les
mains sans sincérité… Les deux tendances se rejoignent sur Facebook ou
ailleurs. A tel point qu’on a du mal à distinguer derrière les mots la couleur
du «dư luận viên ». Ne vous y trompez pas : quelle que soit la couleur dont ils
se peignent, rouge vif ou jaune vif, ils appartiennent à la même espèce de
dictateurs. Deux camps également réactionnaires au sens propre du terme : ils
ont peur du nouveau et exploitent le passé pour empêcher le futur. Mais ce ne
sont que déguisements car aucun des deux camps ne respecte les valeurs qu’il
proclame. J’ai même eu souvent l’impression, que certains de ceux qui accusent
le plus vigoureusement l’autre camp de dictature seraient bien capables d’en
instituer une plus féroce encore s’il en avait le pouvoir. Traître
réactionnaire pour les uns, agent communiste infiltré pour les autres :
l’oxygène que Lê Hiếu Đằng et ses amis veulent apporter est ainsi menacé par la
pollution de la haine et de violence héritée du passé et savamment
instrumentalisée au présent.
Sortir de la cage d’écureuil
Beaucoup d’amis sincères, citoyens patriotes, encore membres du
Parti, qui sont eux-mêmes excédés, qui se sentent trahis, déshonorés, ne
semblent pas encore oser franchir le pas libérateur comme l’ont fait Lê Hiếu
Đằng et quelques autres citoyens avant lui. Un pas décisif, à la fois simple et
très compliqué. Comment trouver la force de construire du neuf dans un climat
de tension policière qui interdit toute libre communication, qui pèse sur
l’emploi, qui contrôle toute allée et venue, toute visite, tout coup de téléphone,
qui met sous pression tous les amis proches et tous les membres de la famille ?
Alors, pour bon nombre de communistes et de sympathisants excédés qui veulent
sincèrement secouer le cocotier, il semble encore impossible de changer les
choses en dehors du Parti omnipotent et omniprésent. Pour eux, il faut donc
militer à l’intérieur. Et les voilà toujours s’épuisant avec amertume dans la
cage de l’écureuil. Ils marchent sans répit pour quelques cacahuètes, comme
l’écureuil enfermé dans sa cage en forme de roue, les yeux rivés sur les
barreaux où ils posent les pattes sans aucune vue sur le monde extérieur. Plus
ils marchent, plus tourne la roue du temps, mais ils n’avancent pas. Et
pourtant, la solution est là toute simple : arrêter de marcher et grignoter les
barreaux pour s’extraire de la cage. Marcher dans la rue, dans la rizière, au
grand air, avec les autres. Pour la grande majorité d’entre eux qu’ont-ils à y
perdre ? Quelques cacahuètes ? Le monde extérieur en est plein et ils pourront
en gagner leur part légitime en toute honnêteté et indépendance. Simplement,
ceux, moins nombreux, pour lesquels un appétit inversement proportionnel à leur
très faible activité aurait entraîné un embonpoint handicapant devront faire un
bon régime. Arrêter de marcher est chose nécessaire pour reprendre sa lucidité
et reconstituer ses forces. Grignoter les barreaux demande décision fermeté et
courage.
Renoncer aux contraintes négatives pour pouvoir prolonger la
marche de la nation : un acte normal légitime et citoyen.
Mais sur des barreaux usés la voie n’est-elle pas déjà ouverte ?
Refuser un présent injustifiable, insoutenable, et chercher de nouveaux espaces
et de nouvelles solidarités pour le transformer en dehors de toute contrainte
anesthésiante. Quoi de plus normal ? Sortir d’une structure politique qui ne
tient aucun compte des aspirations populaires, qui s’approprie l’armée et la
police pour imposer la loi de quelques uns en contradiction totale avec les
droits et les intérêts de la nation. Rien de plus logique et de plus légitime !
Il ne s’agit en aucun cas de « renverser » le Parti qui se dit communiste ni de
le menacer de disparition : il s’agit simplement de prendre sa liberté envers
lui. Il s’agit de choisir le camp de la nation ou celui du Parti unique qui la
bloque, qui l’asphyxie de tout le poids de son article 4, de ses décrets 174...
de son assemblée nationale sourde aux électeurs et entièrement aux ordres des
hauts mandarins, de ses directeurs d’université qui empêchent d’études les
jeunes qui lèvent la tête…Survivre ou non, stagner en restant ce qu’il est :
c’est le problème de ce parti, non celui de la nation qui veut avancer.
Quitter le Parti tel qu’il est devenu aujourd’hui ce n’est en rien
renier le passé d’un parti qui avait montré au monde entier que le peuple du
Vietnam est un peuple fier, épris d’indépendance, qu’aucun joug ne saurait
soumettre. Pour moi, quitter ce parti afin de travailler librement à la
construction d’un Vietnam vraiment démocratique est un acte de courage,
d’honnêteté et de responsabilité conforme aux plus belles des traditions. Merci
à monsieur Lê Hiếu Đằng et à tous ceux qui vont suivre! Permettez-moi de
conclure par une pensée respectueuse et affectueuse pour ce combattant
monumental, ce géant de courage, de clairvoyance et de surtout de tolérance
qu’est le très regretté président Nelson Mandela. Puisse le Vietnam, dans la
période actuelle, bénéficier des leçons qu’il nous a données pour dépasser les
divisions et construire l’indispensable démocratie!
Le 6 Décembre, 2013
Nhãn: Cộng
sản
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment