Wednesday, December 11, 2013

Công dân VN lại bị từ chối nhập cảnh


 

Công dân VN lại bị từ chối nhập cảnh


Cập nhật: 07:25 GMT - thứ ba, 10 tháng 12, 2013



Ông Điệp từng có bài viết trên những trang bị Việt Nam liệt vào danh sách 'chống đối'

Ông Phạm Văn Điệp, doanh nhân 45 tuổi mang quốc tịch Việt Nam, cáo buộc rằng ông bị từ chối cho nhập cảnh khi về nước vì đã "ủng hộ cho tiếng nói dân chủ".

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 10/12, ông Điệp cho biết đã đáp chuyến bay về Việt Nam từ Moscow, nơi ông đang thường trú, hôm 7/12.

Tuy nhiên khi đến sân bay Nội Bài vào ngày 8/12, ông bị an ninh cửa khẩu lập biên bản 'không hoan nghênh' và bị yêu cầu trở lại Nga.

"Họ nói đây là vì lý do chính trị nên họ không xử theo luật hình sự mà chỉ không cho nhập cảnh," ông nói.

Phía Việt Nam sau đó đã bắt ông phải trở về Nga trên chuyến bay sớm nhất, ông cho biết thêm.

"Ngày 8/12 không có chuyến bay sang Nga nên họ định đưa tôi sang Đức và từ đó sang Nga."

"Nhưng sang tới Đức, cảnh sát Đức nói Việt Nam đã làm không đúng và không chịu tiếp nhận tôi mà lại yêu cầu Hãng hàng không Việt Nam phải chở tôi về Việt Nam".

Ông Điệp cho biết đến khi trở lại Việt Nam hôm 9/12, ông vẫn không được cho phép nhập cảnh.

Vào thời điểm trả lời phỏng vấn BBC, tức 10 giờ sáng ngày 10/12, giờ Việt Nam, ông Điệp nói sẽ đáp chuyến bay thẳng sang Nga trong một tiếng nữa.

'Hạn chế tiếng nói dân chủ'


'Không cho nhập cảnh vì lý do chính trị'

Ông Phạm Văn Điệp cáo buộc chính phủ Việt Nam không cho ông trở về nước vì ủng hộ cho phong trào dân chủ.


Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.



Mặc dù không được an ninh cửa khẩu Việt Nam giải thích cụ thể về điều mà cơ quan này gọi là 'lý do chính trị', ông Điệp cho rằng việc ông không được cho phép nhập cảnh hai lần liên tiếp trong năm nay là do có những hoạt động ủng hộ phong trào dân chủ và nhân quyền trong nước.

"Theo ý kiến cá nhân của tôi , họ không muốn những tiếng nói về dân chủ, về quyền của con người được nói một cách mạnh dạn ở Việt Nam," ông nói.

"Trong khi đó, tôi cũng lại là một trong những người ủng hộ cho những tiếng nói trung thực thẳng thắng về nhân quyền, về quyền tự do."

"Họ không muốn có những tiếng nói đó, họ muốn hạn chế càng nhiều càng tốt."

"Theo ý kiến cá nhân của tôi , họ không muốn những tiếng nói về dân chủ , về quyền của con người được nói một cách mạnh dạn ở Việt Nam."

Doanh nhân Phạm Văn Điệp

"Họ yêu cầu tôi về Nga, mặc dù tôi là công dân Việt Nam, nói tiếng Việt Nam và thiết tha được ở Việt Nam," ông nói.

Hồi cuối tháng Tư năm nay, ông Điệp cũng đã bị từ chối nhập cảnh ở sân bay quốc tế Nội Bài.

Vào lúc đó, ông Điệp nói với BBC rằng cán bộ xuất nhập cảnh cáo buộc ông đã hoạt động "chống phá Nhà nước".

"Tôi cho rằng nguyên nhân họ làm như vậy là vì tôi từng tham gia đảng Dân chủ Việt Nam từ thời ở trong nước, khi ông Hoàng Minh Chính phục hoạt đảng này," ông Điệp nói trong cuộc phỏng vấn ngày 1/5.

Ông Điệp cũng là người viết nhiều bài về tình hình xã hội - chính trị Việt Nam, đăng trên các website ở hải ngoại mà Việt Nam cho là 'chống đối' như Đàn Chim Việt hay Dân Luận; cũng như trên blog cá nhân của mình.

Quê quán ở Thanh Hóa, ông Điệp sang Nga từ 1992 và làm công việc kinh doanh.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link