Sunday, March 23, 2014

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22-03-2014 [10 Attachments]


Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22-03-2014

Thứ Bảy, 22 tháng Ba năm 2014 18:50
Tác Giả: Lê Vy
 Sát nhập vào Nga, dân Crimée kẻ mừng người lo

UKRAINE-CRISIS-RUSSIA-CRIMEA

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh sát nhập vùng tự trị Crimée vào Nga hôm 21/03/2014.
REUTERS/Sergei Chirikov/Pool



Các nhật báo Pháp hôm nay 22/03/2014 tiếp tục bình luận việc sát nhập vùng Crimée vào Nga và các hành động trừng phạt của cả hai bên phương Tây và Nga. Trang nhất nhật báo Le Monde chạy tựa : « Nga : Obama trừng phạt nhưng Châu Âu ngập ngừng ».

Riêng trang trong tờ Le Monde có bài viết phân tích đáng chú ý về những người rất gắn bó với chế độ Kiev và tộc người thiểu số Tartar tại Crimée qua bài viết : « Đằng sau vẻ hưng phấn, một bộ phận người Crimée lo sợ trở thành người Nga ».

Theo tờ báo, dân chúng tại Crimée không hoàn toàn phấn khởi khi trở thành dân Nga.
Cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/03/2014 về việc tách vùng tự trị Crimée ra khỏi Ukraina và sát nhập vào Nga với số lá phiếu ủng hộ rất cao, y như thời Liên Xô.
Tuy nhiên, cũng rất đông người Crimée tẩy chay bỏ phiếu vì cho là không hợp lệ. Đó chính là trường hợp của tộc người thiểu số Tartar theo đạo Hồi (12% trên tổng số 2 triệu dân Crimée), hay là những người Crimée còn rất gắn bó với Ukraina, từ chối trở thành công dân của Nga (25% dân số Crimée).

Những người không tán thành sát nhập Crimée vào Nga dự định sẽ bỏ xứ ra đi. Họ không tin rằng đời sống của họ sẽ được nâng cao, tham nhũng sẽ bị bài trừ, nhân quyền sẽ được duy trì và cuộc sống của họ sẽ tươi đẹp hơn dưới chế độ Putin.
Đó là những người không muốn gửi con em mình đi nghĩa vụ quân sự cho Nga tại Daghestan hay tại Tchechnia, là những người cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là gian lận, được tổ chức dưới sự đe dọa của quân đội Nga.
Ngoài ra, tộc người thiểu số Tartar vẫn còn rùng mình về những ký ức một thời bị lưu đày. Những người dù cho sinh ra là người Nga hay người Ukraina đều ý thức mình là người Ukraina từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, luôn hãnh diện về sự độc lập và thấy hạnh phúc khi sống trên đất nước của mình.

Bài báo mô tả, không khí lễ hội vẫn nhộn nhịp tại Sébastopol cũng như Simferopol, thủ phủ vùng Crimée. Cờ Nga bay phất phới khắp nơi.
Đương nhiên là 60% người Nga và thân Nga tại Crimée thì lấy làm vui mừng và thở phào nhẹ nhõm khi được sát nhập vào Nga, vì họ luôn chống lại phong trào trên quảng trường Maidan tại Kiev và luôn ám ảnh bởi « sự xâm lấn của Ukraina ».
Thế nhưng, ngày hội tại Crimée cũng có mặt trái : 40% dân không muốn sát nhập vào Nga. Họ lo sợ và không nói ra. Họ chỉ được lựa chọn giữa một là ở lại Crimée và chấp nhận thành dân Nga, hai là bỏ xứ ra đi.

Bài báo trích ví dụ Anya, một công dân Crimée đã khóc khi xem trên truyền hình giây phút Tổng thống Putin ký hiệp định sát nhập Crimée vào Nga.
Cho đến lúc này, bà vẫn còn muốn tin rằng Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ cản trở Tổng thống Putin đi đến cùng. Bà sinh ra tại Ukraina và luôn muốn là người Ukraina và từ chối hộ chiếu Nga. Ngày mà người ta áp đặt bà phải dùng hộ chiếu Nga thì bà sẽ ra đi. Cả gia đình bà cũng đã chuẩn bị hành lý.

Còn tộc người thiểu số Tartar thì không ra đi, nhưng theo Moustapha Asaba, lãnh đạo của tổ chức đại diện người Tartar tại Crimée nhận định : « Ukraina cũng chẳng phải là giấc mơ của chúng tôi, nhưng sát nhập vào Nga còn tệ hơn. Đó là chế độ độc tài, không phải là nền dân chủ. Đất đai là của chúng tôi. Chúng tôi không để bất kỳ ai chiếm lấy. Nếu họ muốn xung đột với chúng tôi thì chúng tôi sẵn sàng đổ máu ».
Nguyên nhân là do tân chính quyền Crimée muốn lấy một phần đất của người Tartar nhằm phục vụ cho những nhu cầu xã hội.
Những người sẽ ra đi đầu tiên hàng loạt là quân nhân Ukraina. Ukraina đã cho phép đánh trả bằng vũ lực nhưng lại tổ chức rút quân.
Từ đó, bài báo đặt câu hỏi : « Đổ máu để làm gì trong khi cuộc đấu đã bị thua ? »

Pháp : một ngày trước bầu cử địa phương

Trở lại thời sự tại Pháp, các nhật báo bình luận không khí một ngày trước kỳ bầu cử địa phương.
Nhật báo Le Monde chạy tựa trên trang nhất : « Nicolas Sarkozy la làng nhằm huy động sự ủng hộ của cánh hữu ».
Le Figaro nhấn mạnh trên trang nhất : « Sarkozy làm nóng bầu cử vòng một ».
Trang bên trong tờ Le Figaro đăng bài : « Sarkozy làm cánh tả bối rối và thách thức Tổng thống Hollande ».
Bài báo của cựu Tổng thống Sarkozy mới đăng hôm qua trên tờ Le Figaro bị chính phủ lên án gay gắt, cựu Tổng thống Sarkozy trở thành tâm điểm của mọi tranh luận.
Nhật báo Libération đánh giá kỳ bầu cử địa phương lần này bị « làm ô uế » bởi các vụ việc xung quanh cựu Tổng thống Sarkozy.
Tờ báo tự hỏi, liệu bài báo của cựu Tổng thống Sarkozy có làm các cử tri vào ngày mai không còn quan tâm những vấn đề địa phương ?
Nhật báo Công giáo La Croix thì kể cho độc giả về « một ngày làm việc của thị trưởng », trong khi nhật báo Le Parisien Aujourd’hui en France mời gọi độc giả khám phá « cuộc sống thật sự của một vị thị trưởng » hay cụ thể hơn là cuộc sống thường nhật của 36 000 thị trưởng tại các thành phố, làng xã Pháp.
Họ tham gia các hoạt động ở hội đồng thành phố, bắt tay dân chúng, quan khách, tặng hoa cho các cụ già trăm tuổi, chủ trì các cuộc họp, tuyển dụng nhân viên cho tòa thị chính. Đối với đa số thì đó là một cuộc sống điền viên, thân mật.

Đảng cực hữu Mặt trận quốc gia đang trên đà tấn công

Về phần mình, trang nhất tờ tạp chí L’Express chạy tựa : « Đảng cực hữu Mặt trận quốc gia đang trên đà tấn công » và dành một hồ sơ lớn phân tích sự lớn mạnh và chiến lược chinh phục các đơn vị hành chính địa phương tại Pháp.

Theo tạp chí này, lịch sử của Đảng Mặt trận Quốc gia FN được xây dựng theo truyền thống cha truyền con nối xuất phát từ dòng họ Le Pen và chỉ có vài cái tên quen thuộc như Jean-Marie, Marine, Marion.
Trong tương lai, đội hình của đảng cực hữu sẽ được vẽ lại với hơn một nghìn ủy viên hội đồng thành phố được phân bổ trên hơn 500 địa phương.

Một số thành phố như Hénin-Beaumont phía Bắc, Saint-Gilles và Fréjus phía Nam nước Pháp có khả năng sẽ bầu ra thị trưởng thuộc đảng cực hữu.
Đảng Mặt trận Quốc gia của gia đình Le Pen không chỉ chinh phục các làng xã địa phương mà còn cả hệ tư tưởng.
Nicolas Bay, thuộc đảng FN, giám đốc quốc gia về chiến lược tranh cử địa phương, tập trung đánh vào bốn vấn đề nổi cộm trong xã hội Pháp hiện nay: Đó là thuế khóa, nhập cư, mất an ninh, bất công.
Đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia tự cho mình là « chẳng thuộc cánh hữu lẫn cánh tả ».

Ngoài ra, tạp chí ghi nhận một số cựu đảng viên UMP giờ đây quy tụ dưới lá cờ đảng Mặt trận Quốc gia làm cho Đảng này lớn mạnh về số đảng viên và đây được xem là chiến thắng mang tính chiến lược của đảng gia đình Le Pen.
Không chỉ dừng lại ở đó, tư tưởng của đảng cực hữu cũng lan tràn khắp nơi làm việc, tại các công ty, công xưởng. Các công đoàn khó mà ngăn cản ngọn gió Mặt trận Quốc gia bùng phát.

Sách điện tử sẽ đi đến đâu ?

Trên lĩnh vực kinh tế, tạp chí Le Nouvel Observateur có bài viết đề tựa : « Sách điện tử sẽ đi đến đâu ? ».
Sách điện tử, máy tính bảng để đọc sách hiện đang rất thịnh hành tại Hoa Kỳ, loại hình này đang làm thay đổi thị trường đọc sách tại Pháp.
Vào năm 2014, lần đầu tiên, sách điện tử được bán ra nhiều hơn sách in truyền thống. Nguyên nhân đơn giản chỉ vì giá thành sách điện tử rẻ hơn sách in truyền thống.

Một nhà xuất bản sách cho rằng, ai tiên đoán là sách in truyền thống sẽ bị tận diệt để nhường chỗ cho sách điện tử là nhầm. Bởi vì sách điện tử chỉ phù hợp với một số loại sách như truyện trinh thám, viễn tưởng, hư ảo, lãng mạng, truyện mạo hiểm miền Tây, nói chung là thị trường giải trí bình dân nhưng nó không chiếm được chỗ đứng trong văn chương sắc bén.

Tại Châu Âu, sách điện tử đang trên đà phát triển nhanh chóng : +200% theo ATKerney.
Thị trường Pháp vẫn còn phát triển chậm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Pháp cũng đang dần đuổi kịp và ngày nay, sách điện tử chiếm một chỗ đứng quan trọng.
Theo ông Gabriel Giraud, phân tích gia tại viện nghiên cứu kinh tế Xerfi thì sách điện tử là mặt hàng duy nhất đang tăng trưởng cao…trong khi thị trường sách in giảm trong bốn năm liên tục.
Động cơ thúc đẩy tăng trưởng đầu tiên là do người dân ngày càng sử dụng nhiều máy tính bảng, điện thoại thông minh, dễ dàng truy cập sử dụng sách điện tử. Động cơ thứ hai là số người Pháp chấp nhận sách điện tử cũng tương đối lớn. 15% người Pháp ở tuổi từ 15 trở lên đều có một cuốn sách điện tử.

Công ty Trung Quốc bị cáo buộc ăn cắp công nghệ

Mục kinh tế trên báo Le Monde thì quan tâm đến vụ công ty hóa dầu Thụy Sĩ Ineos cáo buộc công ty Trung Quốc Sinopec ăn cắp công nghệ.
Theo đó, công ty Thụy Sĩ đang tiến hành hai hồ sơ tố tụng chống lại tập đoàn sản xuất dầu hỏa của Trung Quốc.
Theo tờ báo, việc sao chép bản quyền rất phổ biến tại Trung Quốc. Tập đoàn hóa dầu Ineos không phải là công ty đầu tiên cáo buộc công ty Trung Quốc vi phạm bản quyền.
Vào năm 2007, tập đoàn Danone của Pháp đã cáo buộc đối tác Trung Quốc là Wahaha bán y chang các sản phẩm của mình thông qua khoảng 60 xưởng sản xuất và công ty của Trung Quốc.
Cuộc tranh cãi kéo dài trong vòng hai năm cho đến khi Danone giải quyết vào năm 2009 bằng cách bán 51% cổ phần công ty chung cho đối tác Trung Quốc. Chủ tập đoàn Wahaha hả hê với chiến thắng và nói : « Trung Quốc là một quốc gia cởi mở ».

Qua các vụ việc trên, Trung Quốc vẫn nói họ coi trọng nhất là luật về quyền sở hữu trí tuệ.
Trước mặt Tổng thống Obama vào ngày 8/6/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đảm bảo rằng, luật bản quyền này không chỉ là « nghĩa vụ của Trung Quốc thực hiện cam kết với quốc tế, mà còn là một sự cần thiết để xây dựng một đất nước theo hướng đổi mới công nghệ ».
Thế nhưng, trên thực tế thì vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ không phải là đề tài được lưu tâm trong xã hội.

==

Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Chúa Nhật, 23 tháng Ba năm 2014 09:33
Tác Giả: Theo Genk/PLXH

Mục đích của mỗi cuộc chiến có thể là xâm lược, cướp bóc, tranh giành quyền lực hay bảo vệ lãnh thổ, tuy nhiên cho dù mục đích là gì thì ai cũng muốn là người chiến thắng. Để giành được chiến thắng không phải điều đơn giản khi mà chiến tranh cũng như cách thức chiến đấu đã thay đổi rất nhiều từ cái thời người ta vẫn còn dùng gươm và giáo.

Kể từ khi công nghệ, khoa học phát triển, con người đã biết vận dụng những phát minh mới nhất để có thể giành chiến thắng trong các cuộc chiến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua 10 phát minh quan trọng đã làm thay đổi, hay có thể nói là tạo nên những bước đột phá mới trong cách thức chiến tranh.

10. Xe ngựa

phatminh xengua

Xe ngựa không chỉ là phát minh làm thay đổi ngành giao thông vận tải, mà còn làm thay đổi hoàn toàn cách thức chiến tranh. Giống như những cỗ xe tăng cổ đại, các chiến xa này trở thành phương tiện di chuyển vô cùng đáng sợ trên chiến trường, không chỉ có tính ổn định, nó còn có thể càn quét qua những đám đông binh lính trên chiến trường.

Xe ngựa được phát minh vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên, tuy nhiên khoảng năm 1800 trước Công nguyên xe ngựa mới được cải tiến và sử dụng trong chiến tranh. Nó thực sự đã trở thành nỗi khiếp sợ của bộ binh trên chiến trường. Các chiến xa này được sử dụng hiệu quả nhất bởi những đội quân của người Hy Lạp và La Mã.

9. Thuốc súng

phatminh thuocsung
Thuốc súng được phát minh bởi người Trung Quốc vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, được phát minh một cách vô tình trong khi cố gắng tìm phương thuốc trường sinh bất tử. Sau đó, người Trung Quốc đã tận dụng phát minh này để chế tạo thuốc nổ, bom và súng. Chính phủ Trung Quốc lúc đó đã cố gắng giữ kín bí mật về thuốc súng, tuy nhiên sau đó nó vẫn được biết đến và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy là nước tìm ra công thức của thuốc súng và chế tạo những khẩu súng, pháo thần công đầu tiên, tuy nhiên các nước Châu Âu mới là người tận dụng hết sức mạnh của thuốc súng với nhiều loại vũ khí uy lực.

Sự ra đời của thuốc súng kéo theo sự phát triển của các loại pháo thần công và súng, đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức chiến đấu. Súng có tầm bắn xa, chính xác và sát thương cao hơn rất nhiều so với cung hay nỏ trước đây. Trong khi đó, thuốc nổ và pháo thần công có uy lực rất lớn, có thể gây sát thương trên diện rộng và phá hủy những bức tường thành kiên cố nhất. Phát minh mới này cũng đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh thời trung cổ với các hiệp sĩ và gươm giáo.

8. Rãnh xoắn nòng súng

phatminh nongsung
Súng là một trong những vũ khí vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên những khẩu súng đầu tiên có tầm bắn và độ chính xác khá thấp khiến những người lính vẫn phải sử dụng ở khoảng cách gần. Một trong những nguyên nhân chính là những khẩu súng đầu tiên có nòng trơn, viên đạn hình tròn sau khi được bắn ra sẽ va đập vào nòng súng và làm thay đổi quỹ đạo cũng như không đảm bảo sự ổn định khi bay ra.

Rãnh xoắn trong nòng súng được phát minh vào năm 1800, đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm này. Bên trong nòng súng được tạo các rãnh xoắn, khiến viên đạn xoay tròn sau khi được bắn ra, do đó viên đạn bay theo đường thẳng sau khi ra khỏi nòng súng. Sau này rãnh nòng xoắn cũng được áp dụng trên các loại pháo lớn, giúp tăng tầm bắn cũng như độ chính xác lên rất cao.

7. Động cơ đốt trong

phatminh dongco
Động cơ đốt trong là phát minh cách mạng làm thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp thế giới, bên cạnh đó nó cùng góp phần làm thay đổi hoàn toàn cách thức chiến tranh. Hãy thử tưởng tượng nếu không có động cơ đốt trong, sẽ không có những cỗ xe tăng trên chiến trường, không có máy bay chiến đấu trên không và cũng không có tàu chiến hay tàu ngầm trên biển. Tất cả các khí tài quân sự đều yêu cầu năng lượng từ việc đốt cháy nhiên liệu.

Động cơ đốt trong được bắt đầu sử dụng nhiều nhất trong Thế chiến I cho đến tận ngày nay. Trong Thế chiến II, người Đức đã thành công khi chế tạo cỗ xe tăng đầu tiên có thể chạy 100km mỗi ngày để hành quân từ Ba Lan tới Nga trong 6 tháng. Tên lửa đạn đạo đầu tiên của Đức là V-2 cũng được trang bị động cơ đốt trong, đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong chiến tranh khi có thể tiêu diệt mục tiêu cách 300km chỉ trong vòng 5 phút. Nếu không có động cơ đốt trong, động cơ hơi nước vẫn có thể được sử dụng, tuy nhiên nó chỉ có thể dùng để chạy đầu máy xe lửa hoặc xe kéo chứ không thể tạo nên những cỗ máy chiến tranh uy lực như hiện nay.

6. Máy bay

phatminh maybay
Máy bay là phát minh đã đưa những cuộc chiến tranh lên bầu trời. Ý là quốc gia đầu tiên sử dụng máy bay trong mục đích quân sự. Năm 1911, người Ý đã sử dụng máy bay để do thám và đánh bom vào các căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ. Ban đầu các máy bay được sử dụng để do thám kẻ thù, sau đó các máy bay chiến đấu được chế tạo để tiêu diệt các máy bay do thám này, cuối cùng các máy bay ném bom được sử dụng để tiêu diệt các thành phố, căn cứ quân sự.

Máy bay đã làm thay đổi cách thức chiến tranh một cách hoàn toàn, không chỉ còn là những cuộc chiến trên mặt đất hay trên biển. Máy bay ném bom cũng đánh dấu bước ngoặt lớn khi có thể mang theo cả vũ khí hạt nhân.

5. Radio

phatminh maytruyentin
Việc truyền thông tin trên chiến trường vô cùng quan trọng, trước đây Napoleon phải sử dụng những người lính để đưa quân lệnh và chỉ huy hơn 100.000 binh sĩ, thậm chí người ta còn dùng chim bồ câu để liên lạc trên chiến trường. Việc này tốn rất nhiều thời gian và không đảm báo tính an toàn cũng như khả năng bị đánh cắp bí mật quân sự. Radio ra đời đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức truyền tin trên chiến trường.

Đặc biệt khi quân đội càng ngày càng lớn, nhu cầu thông tin liên lạc trở nên rất thiết yếu, radio giúp những người chỉ huy có thể nắm rõ tình hình chiến trận cũng như ra lệnh cho quân sĩ gần như ngay lập tức. Trong Thế chiến II, radio sóng ngắn của Đức đã giúp họ thành công trong chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng”, kết nối các lực lượng máy bay và xe tăng giúp tác chiến một cách đồng nhất.

4. Sóng vô tuyến

phatminh songvotuyen
Phát minh radio đã kéo theo một phát minh khác đánh dấu bước ngoặt trong quân sự đó là radar sử dụng sóng vô tuyến. Radar là cách thức đầu tiên mà một người lính có thể phát hiện kẻ địch mà không cần thấy tận mắt. Radar sử dụng một máy phát sóng vô tuyến sau đó thu lại các sóng phản xạ (sóng phản xạ lại sau khi gặp các vật thể kim loại), nhờ đó có thể phát hiện các máy bay hoặc xe tăng của kẻ thù từ khoảng cách rất xa.

Năm 1939, người Anh đã chế tạo hệ thống radar quân sự đầu tiên, một hệ thống cao 100m xung quanh đảo để phát hiện các máy bay của địch. Năm 1940, hệ thống radar này đã giúp không quân Anh ngăn chặn kịp thời một kế hoạch đánh bom của Đức. Radar cũng làm thay đổi chiến tranh trên biển, khi các tàu chiến và tàu ngầm dễ dàng bị phát hiện và tiêu diệt hơn.

3. Vũ khí hạt nhân

phatminh bomnguyentu
Được mệnh danh là phát minh chấm dứt tất cả các phát minh khác, vũ khí hạt nhân là vũ khí đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay. Vũ khí hạt nhân sau khi được phát minh và chế tạo đã được sử dụng hai lần . Năm 1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản và chấm dứt Thế chiến II. ‘Little Boy’ và ‘Fat Man’ là hai quả bom phân hạch được Mỹ sử dụng, mặc dù phản ứng của nó mới chỉ thực hiện được một phần nhưng đã tạo nên một uy lực khủng khiếp, lấy đi sinh mạng của gần 130.000 người Nhật, đồng thời phóng xạ của nó để lại nhiều hậu quả cho đến tận ngày hôm nay.

2. Vệ tinh

phatminh vetinh
Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô luôn trong tình trạng lo ngại khi kẻ địch của mình đều sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này đã thúc đẩy hai cường quốc quân sự này phát triển những hệ thống cảnh báo sớm tên lửa hạt nhân. Mỹ đã đi tiên phong trong việc sử dụng vệ tinh gián điệp để phát hiện các tên lửa của kẻ địch.

Các vệ tinh quân sự đã đánh dấu bước đầu trong việc phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa như hiện nay, giúp cảnh báo sớm các tên lửa đạn đạo. Bên cạnh đó các vệ tinh hiện đại ngày nay còn có khả năng truyền thông tin, tín hiệu internet, giúp kết nối mạng lưới quân sự trên toàn thế giới.

1. Hệ thống định vị toàn cầu GPS

phatminh gps
Bàn đồ quân sự giúp những người chỉ huy có thể dễ dàng đưa ra các kế hoạch tác chiến. Sự ra đời của hệ thống định vị toàn cầu GPS giống như một hệ thống bản đồ khổng lồ, không những vậy nó còn có khả năng hiển thị những đơn vị quân lính. Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng hệ thống GPS đầu tiên vào năm 1990 dựa trên thông tin thu thập liên tục của hơn 24 vệ tinh.

Hệ thống GPS cũng giúp xác định một cách chính xác vị trí của kẻ địch, khi người lính chỉ cần gửi về các thông tin về vĩ độ và kinh độ, từ đó có thể triển khai những cuộc không kích ném bom, hoặc tên lửa đạn đạo từ xa. Bên cạnh những chiến trường rộng lớn, GPS còn giúp thiết lập bản đồ tác chiến cho những người lính trong những chiến trường chật hẹp như đô thị, rừng rậm.

Không những vậy, hệ thống GPS còn được sử dụng để dẫn đường cho nhiều loại tên lửa thông minh, tăng khả năng tấn công chính xác. Các hệ thống hoạt động tự động không người lái cũng được áp dụng công nghệ này để tự dẫn đường tới các mục tiêu.

==

Thuyền nhân Việt trại Yongah Hill bị phân biệt đối xử?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Chúa Nhật, 23 tháng Ba năm 2014 09:32
Tác Giả: Tường An, thông tín viên RFA

thuyennhan tai uc yongah hill 1
Các thuyền nhân Việt Nam tại trại Yongah Hill đang tuyệt thực, cầu nghuyện để hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên hôm 5/9/2013. Hình do thuyền nhân trại Yongah Hill cung cấp

Như tin đài chúng tôi đã loan trong tháng 2 vừa qua, nhiều thuyền nhân Việt Nam đã bị đối xử tàn tệ khi chuyển từ trại tạm giam Yongah Hill sang Christmas Island. Nay lại có thư cầu cứu của các thuyền nhân trong trại này về việc họ bị kỳ thị bởi nhân viên của trại.
Không tôn trọng niềm tin tôn giáo

Ngoài những khó khăn mà thuyền nhân tầm trú tại Úc gặp phải do chính sách cứng rắn của chính quyền hiện hành. Thuyền nhân tầm trú tại trại Yongah Hill còn phải đối diện với một thách thức khác, đó là những hành động có tính cách phân biệt đối xử của nhân viên làm việc trong trại này. Anh Jos Nguyen, một thanh niên công giáo từ Nghệ An, đã ở trại Yongah Hill từ hơn 8 tháng nay tâm sự:

“Cái việc làm mà họ không được phép làm trong một đất nước văn minh, một đất nước tôn trọng quyền tự do con người. Chúng em rất là buồn về vấn đề họ xử sự với chúng em như vậy. Chúng em nghĩ rằng họ rất là kỳ thị và không tôn trọng con người Việt Nam.”

Đỉnh điểm là sự việc xảy ra vào đêm 5 tháng 3 vừa qua, lúc 8 giờ tối, khi một nhóm thanh niên công giáo khoảng 50 người tụ họp cầu nguyện trong phòng ăn thì nhân viên Serco (SERCO là một công ty tư nhân được trại mướn để lo việc kỷ luật, trật tự) vào phòng ngăn không cho nhóm này cầu nguyện bằng những hành động hết sức thô lỗ. Anh Jos Nguyễn thuật lại:

    Họ không tôn trọng chúng em thì đã đành rồi, họ còn không tôn trọng niềm tin tôn giáo của chúng em, họ đã xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của chúng em.
    -Jos Nguyễn

“Ngày 5/3 vừa rồi, theo như thường lệ thì chúng em đọc kinh cầu nguyện vào lúc 8 giờ tối, khoảng 8.15 giờ chúng em vẫn còn đang đọc kinh cầu nguyện thì có một nữ Serco vào, tỏ ra rất hung hãn, to tiếng, yêu cầu chúng em phải dừng ngay đọc kinh. Khi đó, chúng em vẫn còn đang đọc kinh nên cho một vài người biết nói tiếng Anh kêu bà ta thông cảm, nếu có chuyện gì thì để chúng em đọc kinh xong rồi giải quyết. Bà ta đi ra ngoài nhưng tỏ thái độ không hài lòng, vừa đi ra vừa lớn tiếng, khi đó chúng em vẫn tiếp tục đọc kinh cầu nguyện, một lát sau có một ông Serco vào, ông ta đi đi lại lại trước mặt chúng em, chúng em ngồi một vòng và đặt chiếc tượng ở trên bàn thì ông ta tỏ ra hung dữ, nhưng vì chúng em vẫn đọc kinh và không tỏ ra thái độ gì cho nên ông ta đi ra và dùng 2 cánh tay đóng sầm cửa tỏ vẻ phản đối là mọi người đều giật mình nhưng mà chúng em vẫn tiếp tục cầu nguyện.

Sau đó, khoảng 8.25 giờ thì ông này và 1 bà Serco khác chạy vào giữa chúng em quát mắng yêu cầu chúng em ngừng ngay việc đọc kinh và đuổi chúng em ra ngoài như đuổi những con vật. Họ chửi bới những câu rất ư là thô tục. Họ dùng những lời như là: f… you! f… off!, get out! yêu cầu chúng em phải dừng ngay đọc kinh. Khi đó tất cả chúng em rưng nước mắt và cúi xuống và không có một phản ứng gì vì chúng em cảm thấy họ quá xúc phạm. Chỉ một lúc sau là lực lượng bảo vệ ART chạy vào yêu cầu chúng em ra, chúng em ngồi cúi mặt thì họ kéo từng người ra, sau đó chúng em cũng đứng dậy đi ra ngoài.”

thuyennhan tai uc yongah hill 2
Một phòng dành cho thuyền nhân tại Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012. DIAC PHOTO.

Đa số người Việt ở trại Yongah Hill là Công giáo, hàng tuần có Cha người Việt và người Mỹ vào làm lễ. Trại Yongahah Hill được đem vào xử dụng từ năm 2012, được xây dựng khang trang gồm 143 khu nhà với phòng thể thao, giải trí, phòng họp báo..v.v…Thế nhưng không có một căn phòng để cầu nguyện. Mỗi khi có Linh mục vào dâng lễ hay để đọc kinh cầu nguyện thì họ phải sử dụng sân bóng rổ để làm lễ. Ngoài ra, mỗi buổi tối họ cũng đọc kinh cầu nguyện ở sân bóng chuyền, không có mái che. Do bị mưa gió nên họ phải xin người quản lý trại và các sắc dân khác để được sử dụng phòng xem TV để cầu nguyện mỗi ngày khoảng chừng 30-40 phút và đã được sự đồng ý, do đó sự việc xảy ra làm họ rất ngạc nhiên:

“Trong giờ câu nguyện thì chúng em cũng đã xin phép trước rồi. Hôm đó thì chúng em không biết tại sao họ lại làm như vậy và không biết chuyện gì đã xảy ra. Một điều đáng buồn hơn nữa là: Họ không tôn trọng chúng em thì đã đành rồi, họ còn không tôn trọng niềm tin tôn giáo của chúng em, họ đã xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của chúng em. Chưa bao giờ chúng em chứng kiến một cái cảnh ở một đất nước văn minh như vậy. Trong phòng chúng em cầu nguyện, cái tượng chúng em để trên bàn, cái bàn thì nó thấp, khi họ vào đó, họ chổng mông, chổng đít lên chổ cái tượng mà mình tôn thờ và dùng những lời lẽ như thế thì chúng em không thể chịu nỗi và nhiều người đã rơi nước mắt.”

Lặng lẽ chôn nỗi uất nghẹn


Giáo dân công giáo ở các giáo xứ Nghệ an, Cồn dầu là những giáo dân rất trọng đạo, họ phải ra đi để có thể có được tự do tín ngưỡng. Sự xúc phạm đến Chúa toàn năng của họ là điều khó thể chấp nhận được, nhất là ở một xứ tự do. Sự việc xảy ra đêm 5/3, ngoài sự ngạc nhiên, với họ, còn là nỗi đau đớn khi niềm tin của mình bị xúc phạm. Không dám có phản ứng tự vệ, họ chỉ còn biết cúi đầu lặng lẽ chôn nỗi uất nghẹn vào lòng. Anh Dũng, đã ở đây được gần 8 tháng chia sẻ:

    Em cũng là người lớn tuổi, em cũng biết tiếng Anh khá nhiều nhưng em cũng không dám nói gì cả, em chỉ ngồi và cảm thấy rất là đau lòng và cảm thấy một nỗi buồn rất là ghê gớm.
    -Anh Dũng

“Cao điểm nhất vẫn là vào cái đêm mà tụi em đọc kinh cầu nguyện. Em cũng là người lớn tuổi, em cũng biết tiếng Anh khá nhiều nhưng em cũng không dám nói gì cả, em chỉ ngồi và cảm thấy rất là đau lòng và cảm thấy một nỗi buồn rất là ghê gớm. Cũng như nhiều người ở đấy, người ta chết lặng, người ta thấy các Serco quát, quát. Có người thì hiểu, có người thì không hiểu, nhưng mà người nào cũng ngồi chết lặng trong tim, ngồi yên lặng, không nói được câu nào, người ta rưng rưng, cảm thấy rất là đau khổ cảm thấy rất là tủi thân, nhiều người cứ rưng rưng ứa nước mắt như thế, rất là buồn.”

Trại Yongah Hill có khoảng 300 trại viên, trong đó có 180 người Việt, đa số độc thân, còn lại là các sắc dân Afghanistan, Sri Lanka, Iran, Irak… trong khi các sắc dân khác tuy thiểu số nhưng vẫn có điều kiện để thực hiện tín ngưỡng, người Việt thì không, anh Jos Nguyen nói:

“Các sắc dân khác thì họ cho một phòng cầu nguyện ở trên khu vực riêng còn Việt Nam thì không. Các ngày lễ của các sắc dân khác thì họ tổ chức cho, còn chúng em thì xin trước cả tháng họ cũng không tổ chức cho, ví dụ lễ Giáng sinh chẳng hạn, kể cả Tết Dương lịch, Tết Âm lịch hay ngày lễ Giáng sinh họ cũng không tổ chức cho. Rồi ví dụ như di chuyển người hay đưa người ra ngoài đi khám bệnh thì họ còng tay, kẹp nách tức là họ đối xử với người Việt Nam khác với các sắc dân khác, em nghĩ là đó là sự kỳ thị.”

thuyennhan tai uc yongah hill 3
Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012. DIAC PHOTO.

Việc phân biệt đối xử còn được thể hiện dưới nhiều hình thức khác, anh Jos Nguyen cho biết tiếp:

“Các sắc dân khác thì được ra ngoài đi chơi và đi dã ngoại mỗi tuần hoặc hàng tháng, còn với người Việt Nam thì không, còn vừa rồi họ có cấp chiếu khán một năm cho các sắc dân khác, Việt Nam cũng không có, còn di chuyển trong trại này như đi khám bác sĩ thì các sắc dân khác thì đi bình thường như những con người còn Việt Nam thì bị còng tay giống như những tội phạm.”

Anh Dũng cũng chia sẻ:

“Các sắc dân khác thì được ra ngoài đi chơi, còn bọn em thì không được đi. Vấn đề xin ra ngoài thì có một số người lớn tuổi xin ra ngoài thì họ bảo người Việt mà đi ra ngoài thì chúng tôi phải còng tay, còng chân các bạn thì các bạn có đồng ý như vậy không? Thì em thấy là rất buồn.”

Sau khi vụ việc xảy ra, họ phải ra sát bờ rào của trại để đọc kinh, nhưng lại bị sự nghi ngờ của nhân viên trại sợ rằng họ trốn trại nên họ lại phải trải khăn trên vĩa hè để ngồi đọc kinh mỗi tối.

Ra đi, họ đã để lại gia đình, bạn bè, quê hương, hành trang duy nhất mà họ có thể mang theo là niềm tin tôn giáo như một cứu cánh cuối cùng, nay quyền tự do tín ngưỡng ấy cũng bị ngăn trở. Anh Dũng bày tỏ nỗi thất vọng:

“Em ra đi thì cũng rất là nhiều hy vọng, nhưng những hy vọng đó mờ dần dần đi. Bản thân em thì ở nhà cũng là một người hoạt động từ lúc nhỏ nên ở nhà cũng bị chính quyền kỳ thị rất là nhiều cho nên bây giờ em bị trả về thì chắc chắn là em sẽ bị… Tức là liên luỵ đến bản thân em thì không sao, nhưng mà gia đình em, anh em của em… rất là nhiều chuyện. Riêng em thì có thể ngồi tù từ 3 đến 12 năm, đó là điều rất có thể xảy ra.”

Trong các tháng vừa qua đã có 14 trường hợp bỏ trốn, đa số là người Việt Nam. Tuy nhiên việc đánh đồng những người bỏ trốn này với những trại viên tuân thủ kỷ luật trại và sống bằng niềm tin tôn giáo để có những hành động phân biệt đối xử là chuyện cần phải được làm sáng tỏ. 46 thanh niên công giáo đã viết thư lên ban giám đốc của trại. Họ không đồng ý câu trả lời dễ dàng của nhân viên bộ di trú – David – khi được các thuyền nhân đặt vấn đề về sự cố xảy ra "tôi cũng không chắc chắn nhưng cũng có thể có điều đó xảy ra. Như bạn biết là vốn dĩ trong này không có sự công bằng mà."
==

Tiến sĩ khác gì với dũng sĩ?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Chúa Nhật, 23 tháng Ba năm 2014 09:31
Tác Giả: Huy Phương

Trong thời gian “chống Mỹ cứu nước,” các cơ quan tuyên truyền của cộng sản Bắc Việt đã sáng tạo ra nhiều huyền thoại đề cao quá nhiều những anh hùng không có thật, và dùng thành ngữ “ra ngõ gặp anh hùng” để mô tả hiện tượng, đi đâu cũng gặp anh hùng, hay ví von theo kiểu văn chương bình dân của chúng ta khi nói cái gì quá nhiều, thì có thể gọi là “anh hùng như... rươi!” Anh hùng ngụy tạo hay anh hùng “dỏm” thực ra cũng không khó kiếm đâu, chỉ tội cho dân ngu, phải nhồi nhét hay phải tin những tấm gương lếu láo đã đi vào sử sách của đảng, mà cũng lạ sao dân lại có thể tin những chuyện huyễn hoặc, phản khoa học đến như thế? Không phải những câu chuyện này người ta đặt ra để truyền miệng để lòe các em “khăn quàng đỏ,” mà là những câu chuyện “chính quy, “vì những nhân vật trong chuyện đã được đảng phong tặng “dũng sĩ,” “anh hùng.”

Hãy nghe bản tuyên dương của “dũng sĩ” Bùi Minh Kiểm:

”Hơn 15 năm cầm súng, chinh chiến dọc một dải chiến trường miền Trung, ông đã lập nên những kỳ tích huyền thoại khi một mình hạ hơn 8 chiếc máy bay UH-1 và hàng chục xe tăng, thiết giáp của Mỹ Ngụy. Trong một trận đánh 'dầu sôi, lửa bỏng,' ông cùng đồng đội là Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH-1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống. Ðôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH-1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.”

Và gương một dũng sĩ tí hon mới 13 tuổi tên Hồ Thị Thu ở Quảng Nam, “một lần thấy địch phơi súng hàng loạt, chĩa nòng về dân quân du kích Việt cộng như thách thức, bỗng Hồ Thị Thu lóe lên ý tưởng: bỏ cát, sạn vào nòng súng để chúng bắn không được. 'Dũng sĩ' này vờ chơi trò trẻ con đem rổ đựng cát sạn, trên phủ lớp lá chuối, giả vờ nô đùa rồi bỏ cát, sạn vào nòng súng của lính Mỹ. Ðêm ấy du kích tấn công, Mỹ giương súng ra bắn nhưng đều bị toe nòng. Một chuyện khác của 'dũng sĩ' tí hon, là vào nửa đêm, lính Mỹ gác đang ngáy khò khò, để súng lăn lóc, Hồ Thị Thu lẻn tới vác từng cây súng ra phía sau đồng, giấu đi. Rồi cứ thế vào... lấy tiếp. Ðến khi nghe gà gáy, biết trời sắp sáng, Hồ Thị Thu chạy về báo cho bộ đội địa điểm giấu súng.”

Trong hai chuyện “anh hùng” trên, Bùi Minh Kiểm, “một mình” hạ 8 trực thăng, và hàng chục chiến xa nhưng không nói rõ đích xác bao nhiêu chiếc, nhưng chỉ cái việc Kiểm ghì chặt càng trực thăng, níu xuống đất cũng đủ vào kỷ lục Guiness thế giới rồi. Nên nhớ trực thăng loại này có thể nhấc bổng 9,500 lb (4,309 kg), hay chuyên chở được 4,673 lb (2,120 kg), trong khi anh chàng đặc công “dũng sĩ” họ Bùi cùng lắm là cân nặng 60 kg.

Còn như câu chuyện “lính Mỹ gác đang ngáy khò khò, để súng lăn lóc,” để cho Hồ Thị Thu vào ra lấy súng Mỹ đem đi hay giả chơi trò con nít để bỏ cát sỏi vào nòng súng Mỹ Ngụy thì thật là ngoài sức tưởng tượng của con người. Nhưng chuyện tưởng tượng này với cộng sản là chuyện... thật, bằng chứng là Hồ Thị Thu đã ba lần “được” gặp Bác Hồ và được chọn đi cùng đoàn học sinh miền Nam dự trại hè Aratec dành cho tất cả thiếu nhi cộng sản thế giới tại Liên Xô năm 1970.

Những chuyện anh hùng như thế này không thiếu qua sách vở và loa phóng thanh miền Bắc ngày trước, chỉ có những người mất trí hay đứa trẻ lên ba mới tin được, mà cộng sản đã can đảm rêu rao đây là quê hương “ra ngõ gặp... anh hùng!” thì ngày nay ở Việt Nam dân giàu nước mạnh, “ra ngõ gặp... tiến sĩ” đâu có gì đáng ngạc nhiên!

bangtiensi 4Năm 2013, Việt Nam đã có tổng cộng 24,300 người tốt nghiệp tiến sĩ và 101,000 người có bằng thạc sĩ. Trong số tiến sĩ này, có 633 người hiện là giảng viên các trường cao đẳng, và khoảng 8,520 tiến sĩ đang là giảng viên các trường đại học. Làm một con tính trừ, nhiều người thắc mắc về việc 15,000 tiến sĩ đang chạy lêu bêu ngoài đường. Con số tiến sĩ này cao nhất trong các nước Ðông Nam Á, nhiều gấp năm lần Nhật.

Khi nghe chuyện “dũng sĩ” Bùi Minh Kiểm tay không níu càng trực thăng, chúng ta đã buồn cười, nhưng thật ra có khác gì chuyện giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch tỉnh Phú Thọ tốt nghiệp tiến sĩ tại “Ðại Học Nam Thái Bình Dương” tại Hoa Kỳ, mà không biết một chữ tiếng Anh nào! Chuyện dũng sĩ 13 tuổi Hồ Thị Thu nhét cát sạn vào súng Mỹ cũng lếu láo như anh chàng Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư tỉnh Yên Bái, đã lấy bằng tiến sĩ trường “Ðại Học Nam Thái Bình Dương” có thuê thông dịch viên, với giá $17,000. Báo chí Việt Nam đang nói chuyện bộ trưởng Giao Thông Vận Tải vừa bổ nhiệm Tiến Sĩ Nguyễn Nhật lên thay chỗ của Tiến Sĩ Dương Chí Dũng, là một chàng không biết tiếng Anh, đã lấy văn bằng tiến sĩ trong vòng 6 tháng.

Có thể sự so sánh này, nhiều vị cho là so sánh... khập khễnh, nhưng cả hai sự việc đều có liên quan đến việc sản xuất hàng giả của cả hai chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày trước và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ngày nay, ngẫm lại có khác gì đâu!

Chúng ta ai cũng biết, hệ thống đại học có ba bậc: cử nhân (bachelor), thạc sĩ hay phó tiến sĩ (master) và tiến sĩ (doctor). Hai bậc thạc sĩ và tiến sĩ còn được gọi là hậu đại học (post graduate). Tùy quốc gia, tùy trường, cử nhân học ba hay bốn năm, thạc sĩ học hai năm và thời gian soạn tiến sĩ là tối thiểu ba năm. Như vậy một người tốt nghiệp trung học phải mất 9 năm “dùi mài kinh sử” mới lấy được bằng tiến sĩ, nhưng ở Việt nam, có anh chỉ có bổ túc văn hóa, vài ba năm sau đã khai báo là có bằng tiến sĩ hay bác sĩ. Hiện nay trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã có đến tám tiến sĩ, nhưng trong tiểu sử, không thấy các vị này bỏ ra một ngày nào để cắp sách đi học. Ðó là Nguyễn Phú Trọng (chính trị học), Nguyễn Sinh Hùng (khoa học kinh tế), Tô Huy Rứa (triết học), Phạm Quang Nghị (triết học), Trần Ðại Quang (luật), và Ðinh Thế Huynh (báo chí).

Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản ngày nay có quyết tâm, nhưng mà là sự quyết tâm làm hàng giả để phô trương, vượt chỉ tiêu bất cần thực chất, kêu to nhưng thực chất là rỗng ruột. Trong một tài liệu nói về “Chiến lược quy hoạch cán bộ-công chức,” chính quyền Hà Nội cam kết rằng, 100% cán bộ thuộc Thành Ủy Hà Nội, trong vòng 6 năm nữa sẽ có đạt trình độ tiến sĩ. Theo kế hoạch này, đến năm 2020, tất cả cán bộ lãnh đạo các xã, phường, thị trấn của Hà Nội sẽ đạt trình độ đại học, và một nửa trong số này có trình độ hậu đại học. Có nghĩa là rồi đây, những ông chủ tịch phường, chủ tịch xã ngày xưa chỉ có khuôn dấu củ khoai lận trong túi áo, ít nhất sẽ có cử nhân, và trong số này một nửa có trình độ hậu đại học theo yêu cầu của đảng là phó tiến sĩ hay tiến sĩ.

Ðúng là một thời đại “vẻ vang dân tộc!” Cứ tưởng tượng một danh thiếp in mấy hàng chữ “Tiến Sĩ Triết Học Nguyễn Văn Ðần, Chủ Tịch UBND Phường Ðầm Ðùn, Nghệ Tĩnh” hay “Tiến Sĩ Luật Khoa Hà Ô Danh, Ðảng Ủy Xã Nhiêu Lộc, TP Hồ Chí Minh,” là đã đủ thấy trí tuệ của đảng ta cao đến mức chói lọi, vinh quang như thế nào! Theo đà phát triển này, sáu năm nữa chúng ta sẽ có Thiếu Tướng Trưởng Công An Phường, Trung Tá Công An Khu Vực, trong khi chuyện giáo dục con người, thì cô giáo Hà Thị Thủy, “tốt nghiệp khoa văn Trường Ðại Học Sư phạm Hà Nội loại giỏi và vừa hoàn thành luận văn thạc sĩ với điểm số 10/10” lại ngớ ngẩn không biết đến hai chữ “canh gà!”

Từ đây trở đi tôi sẽ không nhắc đến học vị “phó tiến sĩ” nữa, vì Việt Nam đã đồng loạt cắt chữ “phó” để mọi người được ân sủng của đảng thăng lên một cấp, như y tá sau sáu năm làm bệnh viện được đặc cách mang hàm bác sĩ. Khi một phái đoàn ngoại giao Liên Xô sang thăm Việt Nam được một toán y tá theo săn sóc sức khỏe, sau khi công tác hoàn tất thì toán này được phong là “bác sĩ hữu nghị!” Nói dắt một con bò qua Liên Xô, sau khi trở về Việt Nam thành một tiến sĩ thì quả lá quá nặng lời, nhưng hiện nay Việt Nam không thiếu những tiến sĩ hữu nghị về từ Liên Xô.

Những người có bằng tiến sĩ giả hay dỏm hiện nay đều có việc làm trong các cơ quan công quyền hay các cơ chế của đảng, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân. Tư nhân bỏ đồng tiền kinh doanh, thuê mướn người còn biết xót, trong khi đảng và nhà nước thì bất cần. Chúng tôi không đủ thời giờ để ghi lại loại văn bằng tiến sĩ kinh tế dỏm như Trần Ðình Ðàn (nguyên chủ tịch, bí thư tỉnh Hà Tĩnh) với luận án “Huy động nguồn vốn để xóa nhà tranh tre nứa lá” đang tràn lan ở Việt Nam.

Ngày trước, khi cộng sản mới vào Sài Gòn, dân chúng hỏi đến đời sống người dân Bắc Việt có các tiện nghi trong đời sống hàng ngày như TV, tủ lạnh hay không, mặc dù chẳng biết gì, nhưng vì cái mặc cảm vừa thắng trận, cán bộ cộng sản nói đại: “Ngoài tớ thứ ấy thiếu gì, TV, tủ lạnh chạy đầy đường...!” Nhưng bây giờ, họ cũng có thể hãnh diện để nói rằng: “Nước tôi, tiến sĩ... chạy đầy đường!”

Nói theo kiểu anh hùng thì: “Ra ngõ gặp... tiến sĩ!” Nôm na, bình dân kiểu thầy u thì: “Dũng sĩ, tiến sĩ nhiều... như rươi!”

Chỉ khi nào cấp lãnh đạo mỗi ngày nhìn mình trong gương mà thấy hổ thẹn thì đất nước này may ra mới khá lên được
==

VN "theo dõi chặt chẽ" tình hình Crimea

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Chúa Nhật, 23 tháng Ba năm 2014 01:36
Tác Giả: BBC
le hai binh

Ông Lê Hải Bình nói phía Việt Nam mong xung đột tại Ukraine được giải quyết bằng biện pháp hòa bình


Việt Nam đang "quan tâm theo dõi chặt chẽ" tình hình tại Ukraine và Crimea, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.

Trả lời báo chí trong buổi họp báo ngày 21/3, ông Lê Hải Bình nói "chúng tôi mong mọi vấn đề sẽ được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyện vọng chính đáng của người dân."

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra quan điểm trên khi đáp lại câu hỏi của phóng viên yêu cầu cho biết quan điểm của chính phủ Việt Nam về việc Crimea và Sevastopol sáp nhập vào Liên bang Nga.

Phía Việt Nam mong muốn "tình hình sớm ổn định, vì hòa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới," ông Bình nói thêm.

Trước đó, ngày 5/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đề nghị Ukraine "có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn tính mạng và tài sản cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm ăn tại Ukraine."

Theo số liệu từ Đại sứ quán Việt Nam ở Ukraine, hiện có khoảng 10.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Ukraine, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Kiev, Kharkiv và Odessa.

Trả lời báo Người Lao Động hồi đầu tháng Ba, ông Nguyễn Phan Hồng Hải, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine, cho biết kể từ khi xung đột leo thang tại Ukraine, số người Việt xin về nước đã "tăng đột biến".

Ông Hải cũng đã kêu gọi Vietnam Airlines hỗ trợ giảm giá vé cho người Việt Nam về nước.
Nhiều người Việt ở Ukraine đã tỏ ra lo lắng trước lệnh động viên của chính phủ tạm quyền
Ukraine-Viet


Lo phải tòng quân


Hai người đã thiệt mạng và năm người khác bị thương trong các cuộc đụng độ giữa phe ủng hộ chính phủ Kiev và những người hậu thuẫn Nga tại thành phố Kharkiv hồi giữa tháng Ba.

Trước đó, các cuộc đụng độ tại Kiev cũng đã khiến hơn 80 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có trường hợp người Việt Nam thiệt mạng vì xung đột tại Ukraine.

Hồi đầu tháng Ba, cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine đã tỏ ra lo ngại sau khi chính phủ tạm quyền ở Kiev ban hành lệnh động viên, đồng thời đặt toàn bộ quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Một số người Việt Nam có quốc tịch Ukraine được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói họ đã nhận được thông báo đi đăng ký thông tin cá nhân để đưa vào hồ sơ tuyển quân.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Công Bảo Đàm, phó chủ tịch Hội Người Việt tại Kiev, được báo điện tử VnExpress dẫn lại, lệnh động viên của Ukraine chỉ kêu gọi những thanh niên đã qua huấn luyện quân sự đến đăng ký tại địa phương.

"Những người đã đến đăng ký chủ yếu là tình nguyện, không bắt buộc.
 Họ sẽ được huấn luyện từ 10 đến 15 ngày nếu chiến tranh nổ ra," ông Đàm được VnExpress dẫn lời nói.
==

Trừng phạt Nga, Tây phương nhắm vào giới tỷ phú thân cận của Putin

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Thứ Bảy, 22 tháng Ba năm 2014 18:32
Tác Giả: Tú Anh
Web Oligarques-typhuNga


Các tỷ phú Nga thân cận với Putin là những nạn nhân đầu tiên của lệnh trừng phạt Tây phương.
REUTERS


Danh sách hơn 30 nhân vật Nga và Ukraina thân Nga (31 trong danh sách Mỹ và 31 trong danh sách Liên Hiệp Châu Âu) bị trừng phạt đã được các cường quốc Tây phương cân nhắc lợi hại : vừa đánh thẳng vào các tỷ phú thân cận của chủ nhân điện Kremli vừa bảo toàn được quyền lợi kinh tế của Tây phương.

Ngay trước khi tổng thống Putin sắp ký sắc lệnh sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào Nga, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu công bố danh sách trừng phạt thứ hai nhắm vào các đối tượng được xem là có vai trò trong chiến lược gây khủng hoảng tại Ukraina.

Tổng thống Barack Obama ra lệnh phong tỏa tài sản 20 công dân Nga trong đó có nhiều tỷ phú, cấm doanh nghiệp Mỹ buôn bán với những đại gia này và ngân hàng Rossiya trong đó phần hùn của Iouri Kovalchouk, được xem là kinh tài của Putin từ năm 1990.

Khi tấn công vào ngân hàng Rossiya, Washington muốn gửi thông điệp cảnh cáo Putin là lãnh vực tài chính của Nga không an toàn.
Thêm vào đó, trong số khách hàng và thành phần lãnh đạo ngân hàng này là những nhân vật thân cận của Putin.

Một nạn nhân khác bị Mỹ cấm visa, cấm làm ăn buôn bán và bị phong tỏa tài sản là tỷ phú Gennadi Timtchenko mà theo tạp chí Forbes, tài sản lên đến 15,3 tỷ đôla, đại gia đứng hàng thứ 6 của Nga và cũng là nhà kinh tài của Putin.

Công ty Gunvor của nhà tài phiệt này là cơ quan trung gian buôn bán dầu hỏa đứng hàng thứ tư thế giới, đăng ký tại đảo Virgo.

Theo Reuters, các biện pháp mới của Washington cứng rắn hơn nhiều so với danh sách thứ nhất nhưng Hoa Kỳ không đụng vào lãnh vực kinh tế « sinh tử » của Nga như dầu hỏa và kim loại vì e rằng nếu Nga trả đũa trên hai lãnh vực này thì kinh tế toàn cầu sẽ bị thiệt hại.

 Ba tập đoàn lớn của Nga là Gazprom, khí đốt, Rosneft, dầu hỏa và tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport không bị đụng tới.

Tuy nhiên, hiệu năng của biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã gây ra hệ quả thấy được.
 Trước tiên là tỷ phú Gennadi Timtchenko, đã vội vã bán đi hết cổ phần của ông trong công ty Gunvor do ông sáng lập, tương đương với 43% số vốn cất giấu tại Genève cho Torbjorn Tornqvist, một công dân Thụy Điển và cũng là người hùn hạp.
 Theo nhận định của báo Le Monde, sự kiện nhà kinh tài của chính tổng thống Nga đã phải bán tháo cổ phần đã làm giới tài phiệt Nga đổ mồ hôi lạnh.

Mặc khác, do cấm vận, khách hàng của các ngân hàng Nga và chi nhánh không thể sử dụng thẻ tín dụng loại Mastercard và Visa.

Khác với Mỹ, theo AFP, Châu Âu không tấn công vào ngân hàng Rossiya mà chỉ tập trung vào giới cố vấn thân cận của Putin trong đó có phó thủ tướng Dmitri Rogozin, một số lãnh đạo chính trị và tư lệnh trong quân đội.

 31 nhân vật bị phong tỏa tài sản và bị cấm thị thực nhập cảnh, hết đường sang những nơi mua sắm và nghỉ mát ở Châu Âu như: Luân Đôn, Paris, Nice, Luxembourg, Chypre, gây tác động tâm lý rất mạnh.

Luật sư Nga Alexei Navalny, một trong những đối lập khắc tinh của Putin hiện đang bị quản thúc, tuyên bố với New York Times : Tây phương có thể đánh một đòn chí tử vào đám cờ hiệu của điện Kremli thường xuyên du lịch sang Tây phương ».

Một nhà ngoại giao Châu Âu nhân định là Châu Âu để cho Hoa Kỳ đánh mạnh vì dễ hơn và đủ để « cô lập chính trị và ngoại giao » Nga, tạo điều kiện thuận lợi cho tình thế « đã bất ổn » tại Nga.

==

Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm ngắn thị uy Mỹ và Hàn Quốc

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Thứ Bảy, 22 tháng Ba năm 2014 17:55
Tác Giả: Mai Vân
NKOREA-MISSILE 3

Bắc Triều Tiên bắn tên lửa từ bệ phóng K-136.
REUTERS/Lee Jong-kun/Yonhap


Trong một kịch bản đã trở thành quen thuộc trong thời gian gần đây, Bắc Triều Tiên hôm nay, 22/03/2014, lại bắn 30 hỏa tiễn tầm ngắn ra vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông bán đảo.

Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, đây là loại hỏa tiễn FROG, có từ thời Liên Xô vào những năm 1960. Tên lửa đã rơi xuống biển sau khi bay được khoảng 60 cây số.

Hãng tin Pháp AFP trích lời một phát ngôn viên Ban Tham mưu Liên quân Hàn Quốc cho biết là tên lửa đã được bắn đi trong khoảng thời gian từ 04g00 đến 06g10 vào sáng sớm hôm nay giờ địa phương.

Đây là lần phóng tên lửa mới nhất trong một loạt hành động tương tự, được đánh giá là nhằm mục đích thị uy với Mỹ và Hàn Quốc trong nhiều tuần lễ nay. Hôm 16/03 vừa qua, Bình Nhưỡng cũng đã cho bắn 25 hỏa tiễn tầm ngắn ra biển. Trước đó, cũng có nhiều vụ bắn tên lửa hay rocket khác.

Đối với Seoul, đây chỉ là những phản ứng bực tức của Bình Nhưỡng trước các cuộc tâp trận Mỹ-Hàn, mở ra từ ngày 25/02 vừa qua và sẽ kéo dài qua tháng Tư. Bắc Triều Tiên coi đó là âm mưu chuẩn bị xâm lược của Mỹ và Hàn Quốc, trong lúc Seoul và Washington khẳng định rằng các cuộc thao diễn quân sự hoàn toàn mang tính chất phòng thủ.

Tuy nhiên, giới quan sát ghi nhận rằng đợt bắn tên lửa thị uy của Bắc Triều Tiên vào hôm nay đã được thực hiện ít lâu sau khi có tin về một cuộc gặp thượng đỉnh tay ba Mỹ-Nhật-Hàn sẽ được tổ chức vào tuần tới tại Hà Lan. Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, một trong những chủ đề sẽ được đề cập tới là vấn đề chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Mỹ và Hàn Quốc dĩ nhiên là đã chỉ trich các vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên, xem đấy là những hành động nguy hiểm cho sự ổn định trong khu vực. Điều đáng nói là Bắc Kinh mới đây cũng lên tiếng bày tỏ thái độ lo ngại sau khi một hỏa tiễn do Bắc Triều Tiên phóng đi cắt ngang đường bay của một phi cơ dân sự Trung Quốc.
==

Trung Quốc tìm thấy mảnh vụn nghi là của chiếc máy bay mất tích

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Thứ Bảy, 22 tháng Ba năm 2014 17:49
Tác Giả: Tú Anh
MALAYSIA-AIRLINES 6



Chiếc AP-3C Orion của không quân Úc tại Perth tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH 370. Ảnh chụp ngày 21/03/2014.
REUTERS/Jason Reed


Hai tuần sau khi chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines mất tích, hôm nay 22/03/2014, Trung Quốc thông báo phát hiện qua vệ tinh, một mảnh vở nghi là của máy bay mất tích ở phía nam Ấn Độ dương.

Cơ quan khoa học, công nghiệp Trung Quốc công bố bức ảnh chụp ngày 18/03/2014 có chiều dài 22 mét, rộng 13 mét.

Sự kiện vệ tinh Trung Quốc phát hiện được mảnh vỡ được cơ quan khoa học Trung Quốc xác nhận sau khi đài truyền hình Trung Quốc và trước đó bộ trưởng quốc phòng Malaysia loan báo với báo chí.

Bộ trưởng Malaysia cho biết là Trung Quốc đã gửi hai tầu đến kiểm chứng.

Khu vực mà vệ tinh Trung Quốc tìm thấy mảnh vỡ nằm trong vùng cực nam Ấn Độ Dương cách 120 km nơi mà hai ngày trước vệ tinh Úc cũng tìm thấy hai mảnh vỡ dài 24 mét và 5 mét, cách thành phố Pern 2500 km.

Úc cùng New Zealand đang huy động máy bay, tàu thủy tìm kiếm nhưng chưa có kết quả.

 Hôm nay, các chuyến bay thương mại bay ngang khu vực được yêu cầu tham gia quan sát mặt biển.

Sau nhiều lần báo động lầm, Malaysia và Úc thẩm định rất có thể hai mảnh vỡ mà vệ tinh Úc phát hiện hai hôm trước rất có thể không phải là xác chiếc máy bay mất tích.
 Phó thủ tướng Úc còn đưa giả thuyết đó là một thùng hàng con-tơ-ne bị rơi xuống biển.

Tuy nhiên, cũng theo phó thủ tướng Úc, giả thuyết máy bay dân dụng của Malaysia rơi trong vùng nam Ấn Độ Dương có xác suất cao nhất nên mọi nỗ lực tập trung vào vùng này.

Trung Quốc, Nhật Bản cũng đưa máy bay tìm kiếm vào khu vực trong khi Kuala Lumpur yêu cầu Mỹ cung cấp thiết bị thăm dò đáy biển.
==

Giày cao gót hình bánh gatô ngọt ngào

Thứ Bảy, 22 tháng Ba năm 2014 08:45
Tác Giả: SE sưu tầm























==

THƯ GIÃN

Bão
Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...
Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.

MỪNG KÍNH THÁNH GIOAN PHAOLÔ II

GIẾNG NƯỚC ĐẦU LÀNG
"Xin tạ ơn, xin tạ ơn Thượng Đế
Xin tạ ơn, xin tạ ơn, muôn đời tạ ơn..."
* Thơ: Thánh Gioan Phaolô II
* Chuyển dịch: Lê Đình Thông 
* Nhạc: Phạm Đức Huyến * Ca sĩ: Cẩm Tú - Xuân Trường
* Slideshow: Duy Hân
=> Muốn xem Video lớn xin BẤM VÀO ĐÂY
https://www.youtube.com/watch?v=SKeVi40KoqY&feature=player_embedded

VOA: Tài Liệu Video

RFA: TIN TỨC VIDEO HẰNG NGÀY

Thơ Vui

Thơ đế chế …. Háp lai

Tiếng khóc la như tiếng Catha
Lạc đà chạy ngựa chém đời 3.
Quẩy asy đuổi à ôi mac
Xọc xiên pơ sí phải tránh xa
Tiếng súng xa như tiếng 43
Bom từ cổng phụ ném nhà hoa
“Cảnh” anh hùng núp cười nghiêng ngả
“Cuớp” vác shortgun nã vào gà
Tiếng phím kêu như tiếng chim ca
Khói thuốc theo hơi tỏa khắp nhà
Nửa đêm lên chát tìm chẳng bạn
Buồn buồn vào chế lại chăn gà
Ngày ngày đánh chế đã rời xa
Giờ đây lạnh lẽo cảnh chiều tà
Dăm năm công học thành công cốc
Nghĩ ra lai thẹn với bà già
Nhớ lại ngày xưa ta với ta
Một mình 1 phím chăn đàn gà
Ngựa chém ngựa đâm dân la thảm
Voi xéo voi rầy tan nát nhà



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link