Tuesday, March 25, 2014

Hà Sỹ Phu khước từ “làm việc” với CA

Hà Sỹ Phu khước từ “làm việc” với CA

(Thư ngỏ gửi cơ quan An ninh điều tra)

 

Hà Sỹ Phu (Bauxite Việt Nam) - Ngày 20-3-2014 tôi lại nhận được “Giấy mời” của cơ quan An ninh điều tra, “mời” nhưng YÊU CẦU phải có mặt đúng giờ (mời đến lần thứ ba chắc chuyển sang triệu tập?) (hình 1). Trong hơn 20 năm nay tôi không thể nhớ được đây là “Giấy mời” lần thứ bao nhiêu nữa.

 

 

Tôi vốn không muốn kể những tai họa mà cá nhân mình phải chịu đựng, dù rất vô lý, nhưng nay tôi đã già yếu, 75 tuổi với đủ thứ bệnh tật, tôi buộc phải có thái độ dứt khoát để yêu cầu chấm dứt những phiền toái vô lý kéo dài hết năm này đến năm khác như vậy. Chỉ xin tạm đề cập đến hai lĩnh vực: lĩnh vực vi phạm quyền tự do đi lại và lĩnh vực hình sự hóa những vấn đề dân sự, dẫn đến điều tra xét hỏi liên miên. Những vi phạm khác khi cần sẽ xin nói sau.

 

1/ Bị cản trở quyền Tự do đi lại

 

- Năm 1998, tôi được ông Thị trưởng thành phố Genève mời sang du lịch tham quan (hình 2), nhưng phía Việt Nam không cho phép đi, công an Lâm Đồng trả lời như vậy, đồng thời Sứ quán Thụy Sĩ cho biết đã can thiệp nhưng thẩm quyền cho phép là thuộc phía Việt Nam! (hình 3).

 

 

 

- 15 năm sau tình hình vẫn không có gì khá hơn. Năm 2012 tôi và vợ tôi làm hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông (passport), họ chỉ cấp cho vợ tôi, còn tôi được yêu cầu phải tự viết một tờ cam đoan (cam đoan không liên hệ với các tổ chức chính trị, không viết bài và trả lời phỏng vấn có hại cho chính phủ Việt Nam, khi về tường trình chuyến đi với công an), tôi không viết vì không có văn bản nào quy định như vậy nên tôi không được cấp. Công an Lâm Đồng bảo tôi phải về gặp Cục Xuất nhập cảnh ở 254 Nguyễn Trãi TP HCM. Tôi về đó hỏi thì ông Đại tá Phan Văn Răng trả lời: “Ở đây sau khi làm các hộ chiếu đã trả hết về Lâm Đồng, nếu có trường hợp không cấp thì cũng có công văn nói rõ lý do cho công an Lâm Đồng biết rồi, Lâm Đồng phải trả lời cụ thể cho công dân chứ sao phải về đây?”. Chị Đại úy Nguyễn Thanh Nga còn nói rõ hơn: “Nếu bác bị tạm cấm xuất cảnh thì công an Lâm Đồng cũng phải cho bác biết vì lý do gì và thời hạn bao lâu chứ?”. Việc cấp hộ chiếu cho tôi cứ thế bị đưa đẩy, pháp luật sao cứ mập mờ tùy tiện?

 

- Mỗi khi tôi ra Bắc, về Hà Nội hay Bắc Ninh lập tức có tin báo để công an hộ khẩu ngoài ấy tiếp cận và gây phiền. Thậm chí vợ tôi đưa tôi ra Hà Nội chữa bệnh, khi đi đã cẩn thận báo tổ trưởng dân phố, khi về vẫn bị công an hoạnh họe phạt tiền cả hai vợ chồng (quả thực lúc ấy tôi chỉ mong được tự do đi lại bằng thời Pháp thuộc).

 

2/ Bị điều tra xét hỏi liên miên từ những sinh hoạt dân sự chính đáng:

 

- Năm 1990 tôi ra Hà Nội, khi đến thăm bà mẹ chị Dương Thu Hương liền bị câu lưu hỏi cung 10 ngày.

 

- Tôi photocopy một lá thư của ông Võ Văn Kiệt, một tài liệu đã đăng trên các trang web và được doanh nhân Trình Quang Phú giới thiệu, tức là chẳng còn gì bí mật, mà bị quy tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, hỏi cung liền mấy tháng và đi tù một năm.

 

- Viết thư trao đổi với các ông Lê Hồng Hà và Hoàng Minh Chính mà bị quy tội “vi phạm luật xuất bản”, hỏi cung liền một tháng và tịch thu một dàn vi tính.

 

- Viết thư trao đổi với các ông Đỗ Mạnh Tri và Nguyễn Gia Kiểng để từ chối, không ký vào cái “kết ước năm 2000” và giải thích vì sao Việt Nam chậm đổi mới so với Đông Âu mà bị quản chế tại gia, hỏi cung suốt 8 tháng ròng rã và khởi tố tới tội “phản quốc” (cùng với ông Mai Thái Lĩnh), khám nhà tịch thu một dàn vi tính nữa! Vụ án bị hủy bỏ nhưng quản chế hai năm, hàng tháng phải lên phường làm việc với công an!

 

Ngoài ra, còn ba lần đấu tố tại phường và khu dân cư và những lần “mời làm việc” rải rác nhiều năm. Tôi tính lại đã có trên 400 buổi bị hỏi cung và làm việc với công an, hỏi như vậy còn chi là đời một con người?

 

Gần đây, cùng với việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Phát triển và Giám sát nhân quyền, trong nước có sự hình thành những tổ chức dân sự. Nhận thấy đó là sự phát triển của xã hội bình thường, giúp cho xã hội cân bằng, và được mời, nên tôi đã tham gia các hội đoàn như “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Văn đoàn độc lập Việt Nam”…, đó là những hội có tính nghề nghiệp hoặc ái hữu, không phải những tổ chức chính trị, và ở đâu tôi cũng là một thành viên tích cực, ôn hòa, có lý có tình, không bao giờ quá khích.

 

Trở lại việc Cơ quan An ninh điều tra “mời” chúng tôi đến cơ quan công an để điều tra. Theo quy định chung của luật thì chúng tôi có quyền mời luật sư ngay từ đầu và chỉ làm việc khi có luật sư, nhưng quyền tối thiểu ấy chưa bao giờ được thực hiện. Trong vụ quy kết tôi và ông Mai Thái Lĩnh tội “phản quốc” năm 2000, tôi đến Viện Kiểm sát Lâm Đồng đòi quyền có luật sư thì được trả lời: “Luật quy định thế nhưng mời luật sư cũng chẳng hơn gì vì luật sư trong nước thì cũng phải cãi theo luật Việt Nam nên cũng phải nói như công an và Viện Kiểm sát thôi ông ạ.” (!). Thật hết biết.

 

Nếu tạm gác quyền ấy, tạm chấp nhận cơ quan điều tra có quyền mời một người lên để điều tra về một việc gì đó khi không có luật sư, nhưng giấy mời vẫn phải ghi rõ điều tra về vụ việc gì, vì mời làm việc phải có lý do ngay lúc đặt vấn đề. Lại nhớ năm 2000 công an đến đọc lệnh khám nhà, tôi hỏi lý do gì mà khám nhà vì khám nhà là việc rất hệ trọng, công an bảo “Cứ khám nhà, sau 10 phút sẽ biết lý do, ông định chống người thi hành công vụ hả?”. Đúng là luật pháp lộn ngược!

 

Lại cứ rộng lượng, tạm cho phép cứ viết giấy mời làm việc mà chưa cần nói lý do, công an có thể viện cớ này cớ khác để giải thích với một người mới một lần, hay một vài lần bị mời. Nhưng, với một người đã bị làm việc và hỏi cung trên 400 buổi, đã bị quy đến tội “phản quốc” mà cuối cùng vụ án phải hủy vì sự quy kết chỉ là tầm bậy thì mọi lý sự quen dùng như vậy cũng đã thành vô nghĩa, mất thiêng, không thể chấp nhận. Vậy, với tư cách một người đã bị “điều tra” trải dài trên 20 năm, lại đang trong thời gian chữa bệnh, là bệnh nhân đang điều trị ngoại trú (bệnh mắt, bệnh tim, tiểu đường và u xơ tiền liệt), tôi xin giữ quyền của một con người có ý thức, khước từ lời “mời” buộc phải đến làm việc như giấy mời trên.

 

Chúng ta có cách giải quyết tốt hơn nhiều, đừng cố biến chuyện dân sự thành hình sự. Nếu có điều gì cần trao đổi cho rõ, xin mời đến nhà, mặc dù không thích thú gì nhưng tôi sẵn sàng trao đổi trong sự tôn trọng, vì lợi ích chung, mọi việc tôi làm đều công khai minh bạch, không có gì phải giấu giếm. Cư xử với nhau như vậy hẳn là có lý có tình hơn, nếu chúng ta còn muốn có lý có tình. Xin trân trọng trao đổi hết nhẽ như vậy.

 

Đà Lạt, ngày 22-3-2014

 

Hà Sỹ Phu

http://www.boxitvn.net/bai/24508

 

(Thư này gửi cơ quan An ninh điều tra đồng thời gửi công luận)

 

Gái làng chơi phục vụ cho cán bộ tham nhũng .

http://www.youtube.com/watch?v=cjzwPxDeiCI

'Báo chí VN chỉ là công cụ bị lợi dụng'

Cập nhật: 12:03 GMT - chủ nhật, 23 tháng 3, 2014

·         Facebook

·         Twitter

·         Google+

·         chia sẻ

·         Gửi cho bạn bè

Media Player

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Một nhà báo kỳ cựu ở Việt Nam nhận định rằng báo chí Việt Nam không thể làm được vai trò giám sát chống tham nhũng mà chỉ là công cụ cho các phe phái trong Đảng sử dụng để đánh nhau.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là thư ký tòa soạn báo Thanh niên, nói rằng báo chí Việt Nam ‘chả có vai trò gì hết’ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

“Báo chí chịu sự chỉ đạo của Nhà nước, của Đảng,” ông Chênh nói, “ Đảng ra lệnh làm việc gì thì người ta làm việc đó. Vụ (tham nhũng) này cần đánh thì sẽ đánh. Vụ kia cần để đó thì người ta không đánh.”

Ông nói những vụ việc về tham nhũng mà báo chí Việt Nam đã đưa tin ‘đều là có chỉ đạo’.

“Họ đưa thông tin ra nhằm mục đích gì đó, được chỉ đạo từ đâu đó,” ông nói thêm.

“Đâu đó từ trên cao nói vụ này cần phải đánh thì cơ quan điều tra mới dám đưa ra tài liệu và phóng viên mới có tài liệu để viết,” ông nói và khẳng định rằng báo chí ‘chắc chắn là công cụ’ bị các phe phái trong Đảng ‘lợi dụng để đánh nhau’.

Ông Chênh dẫn chứng vụ việc về Ban quản lý dự án PMU18 liên quan đến Bùi Tiến Dũng được khui ra là vì ‘thông tin từ một nhóm người nào đó thấy rằng có lợi cho họ thì họ tung ra’.

“Nhưng khi phe bên kia bắt đầu phản công lại được thì họ ém lại và trừng trị những người đã đưa thông tin lẫn những người viết bài,” ông giải thích.

Ông nói báo chí Việt Nam không thể đánh được tham nhũng do ‘không được quyền hỏi tài liệu hồ sơ ở bất cứ cơ quan nào hết’ trừ khi các cơ quan điều tra đưa thông tin ra.

“Quyền công bố thông tin cho công chúng là không có,” ông nói thêm, “Nhà báo không có quyền tới phường gặp công an yêu cầu người ta cung cấp tài liệu – bất cứ vấn đề gì từ lớn đến nhỏ.”

 

 

'Kleptocracy' đã đến Việt Nam rồi chăng?

Bùi Tín (VOA) - Vấn đề tên gọi một nước rất quan trọng. Mọi người, nhất là các sinh viên ngành Chính trị và Luật học, biết rõ điều đó.

 

Ở nước ta năm ngoái, khi bàn luận về Hiến pháp 2013, cũng rộ lên vấn đề nên gọi nước ta là gì? Nước Cộng hòa VN? Nước VN Cộng hòa? Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? Cuối cùng Quốc hội đã quyết định để nguyên tên cũ: nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng như thế đã ổn chưa? Chính xác chưa?

 

Các nhà chính trị Cộng sản thời Stalin, Mao sáng tạo ra chế độ Dân chủ Nhân dân, rồi Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Marx - Lenin. Ở Bắc Âu có những nước được gọi là Nhà nước Phúc Lợi do có những chính sách chăm lo đến cuộc sống của con người từ khi trong bụng người mẹ, trong nôi, học vỡ lòng, lên trung học, đại học, khi đau ốm, khi thất nghiệp, góa bụa, khi nghỉ hưu, khi từ trần. 

 

Có nước tên gọi rất hay, rất đẹp, nhưng không thấy chút vẻ đẹp nào trong thực tế, ngược lại. Những năm gần đây một số nhà xã hội học quốc tế đã dùng lại một số khái niệm xưa cũ để chỉ một số chế độ chính trị thời hiện tại. Ví dụ như khái niệm Kleptocracy được định nghĩa là chế độ, chính quyền tham nhũng tràn lan, rộng khắp, nặng nề. Gần đây, từ Kleptocracy được dùng để chỉ các chế độ Saddam Hussein ở Irak, Bel Ali ở Tunisia, Muanmar Gaddafi ở Libya, Hosni Mubarak ở Ai Cập…nơi tệ nạn tham nhũng hoành hành rộng khắp và cực kỳ nghiêm trọng. Một số cơ quan truyền thông Việt ngữ như mạng Dân Làm Báo, hoặc báo Người Việt đã dịch từ này là chế độ 'ăn cắp', 'đạo tặc', hay Nhà nước 'ăn cắp', Nhà nước 'đạo tặc'.

 

Ở Việt Nam đã có một số nhà bình luận lên tiếng báo động về nạn tham nhũng 'tràn lan', 'dữ dội', 'khủng khiếp', 'một quốc nạn nội xâm', có sức tàn phá đất nước kinh hoàng, làm nhân dân mất niềm tin, và theo lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đang 'đe dọa đến sự tồn vong của chế độ'.

 

Trên báo Người cao tuổi giữa tháng 2/2014 đã nêu lên nghi vấn về 'tài sản khủng' kèm theo ảnh biệt thự hoành tráng giữa vùng đất rộng của nguyên Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền ở tỉnh Bến Tre, tiếp theo là tin tức trước ngày nghỉ hưu ông Truyền đã vội ký một lèo hàng 30 quyết định thăng cấp và lên chức cho cán bộ cấp cao, vạch trần bộ mặt của một ông lớn ăn cắp quả tang, vì theo mức tiền lương, ông Truyền phải để hơn 40 năm không ăn tiêu gì mới tích lũy được số tiền để dựng lên ngôi nhà như thế.

 

Cũng báo Người cao tuổi trong số ra cuối tháng 2 đã nêu lên trường hợp Ngô Văn Khánh, phó Tổng thanh tra chính phủ, cũng ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp cao trước khi nghỉ hưu, kèm theo lời tố cáo ông ta có hàng chục tỷ đồng VN (tương đương với hàng triệu đôla) gửi trong các ngân hàng. Làm sao mà một viên chức cộng sản lại có nhiều đến thế, nếu không ăn cắp của dân?

 

Rồi còn vụ thượng tướng quan chức số 2 ngành công an được biết nhận hối lộ nhiều lần, lần thì 20 tỷ đồng, lần thì nửa triệu đôla, lần thì 1 triệu đôla, khiến cho ngay những đảng viên CS cũng phải kêu lên: Ở đâu ra mà nhiều đôla đến thế! Không ăn cắp của ngân sách thì ở đâu?

 

Hai mươi năm trước nhà thơ Nguyễn Duy đã thét lên, từ gan ruột anh:

 

Xứ sở từ bi, sao thật lắm thứ ma

Ma quái, ma cô, ma tà, ma mãnh

Quỷ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài !

 

Xứ sở kỷ cương, sao thật lắm thứ vua

Vua mánh, vua lừa, vua chôm, vua chía

Vua không ngai, vua choai choai, vua nhỏ

Lãnh chúa sứ quân, san sát vùng cát cứ 

 

Đến nay, số ma, số vua ấy, đội ngũ kẻ cắp, kẻ cướp có quyền lực ấy đã phát triển thành những bầy sâu nhung nhúc khắp nơi, cấu kết để bảo vệ nhau tha hồ bòn rút các nguồn viện trợ và đầu tư ODA và FDI.

 

Trên báo Pháp luật on line đầu tháng 2/2014 nhà bình luận Phạm Chí Dũng và nhà kinh tế Phạm Chi Lan đã nêu lên nguyên nhân của tham nhũng lan tràn là thiếu một cơ chế giám sát tài chính, thanh tra các khoản đầt tư và viện trợ, các cơ quan thu nhận, phân phối, điều hành kinh doanh , thanh toán các khoản tiền cực lớn ấy. Tổng Thanh tra chính phủ, ban Kiểm tra Trung ương đảng, Quốc hội do đảng CS kiểm soát được lệnh không động đến.

 

Đây chính là những đặc điểm của các chế độ 'đạo tặc', các nhà nước 'ăn cắp'.

 

Theo phân tích về chế độ Kleptocracy, tâm lý các nhà cai trị loại này là tâm lý của 'kẻ cắp, kẻ cướp', mục tiêu là ăn cắp hay ăn cướp tiền để tiêu xài, hưởng lạc, đua đòi theo kiểu trọc phú, trưởng giả học làm sang, đi tắt để có nhiều tiền, không coi trọng tài kinh bang tế thế, coi khinh người có tài kinh doanh lương thiện biết tôn trọng luật pháp. Họ không chọn trí thức có học thuật, theo nhân cách, khả năng sáng tạo, mà chọn những kẻ theo hình ảnh của chính họ, chuyên mua quan bán chức, mưu ma chước quỷ, mánh mung cửa hậu, tuyển lựa bọn cơ hội, thậm chí hợp tác liên minh với bọn xã hội đen, côn đồ, lưu manh, miễn là có lợi.

 

Nhiều học giả nêu lên một đặc điểm của chế độ Kleptocracy là nó tàn phá các giá trị văn hóa đạo đức- tôn giáo cố hữu. Theo báo Pháp le Figaro ngày 24/2/2014, các nhà báo nước ngoài đã sửng sốt khi vào xem dinh thự hoành tráng của nguyên tổng thống Ukraine Victor Yanukovitch. Đây là một kiến trúc xa hoa lộng lẫy nhưng cực kỳ phản văn hóa, phô trương một cách lố bịch, tố cáo chủ nhân của nó là một tay trọc phú vô học.

 

Tâm lý xã hội đòi hỏi công lý, lập luận rằng không có lý gì một tên trộm vặt, một tay móc túi ngoài chợ, một kẻ ăn cắp gà vịt, chó hay trâu bò ở nông thôn thì bị nguyền rủa, săn đuổi, đánh đập không nương tay, trong khi những tên đạo tặc 'sang trọng, danh giá' quyền cao chức trọng ăn cắp hàng chục, hàng trăm triệu đôla lại không bị trừng phạt nghiêm khắc tương xứng với mức độ tội ác 'ghê gớm, khủng khiếp' gấp trăm ngàn lần của chúng.

 

Ở Việt Nam ai đã tạo nên cái xã hội đồi trụy bệ rạc đầy kẻ cắp kiểu cleptocracy khá là điển hình như thế này. Xin mời các học giả, anh chị em bloggers tư do và các bạn trẻ sinh viên trường Luật, ngành xã hội nhân văn lên tiếng, góp thêm ý kiến.

 

 

Bùi Tín

 


voatiengviet.com/content/kleptocracy-den-vietnam-roi-chang/1874897.html

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link