Lập bàn thờ
trước ủy ban xã, đòi lại đường đi
Dân làng tụ tập đòi chính quyền phải trả lại
đường đi dân sinh vào miếu Bản Thổ
TPO - Từ đêm 24/3 đến sáng nay (26/3), hàng
trăm người dân xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm, Hà Nội) kéo đến trước cổng UBND xã lập
bàn thờ, tổ chức cúng lễ, yêu cầu UBND xã phải trả lại con đường dân sinh vào
miếu Bàn Thổ.
Ông Chí – một người dân thôn Hạ (xã Mễ Trì) cho
biết, đoạn đường dân sinh từ Miếu Bàn Thổ ở xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ tới trụ sở
UBND xã Mễ Trì từ khi có làng đã được người dân tự đóng góp làm nên.
“Khi làng mở hội, chúng tôi chỉ có con đường duy
nhất này để rước lễ. Sau đó, chính quyền xã đã bán đất công của làng cho Công
ty Điện lực Từ Liêm mà không họp bàn với dân, cắt mất đường đi của dân. Bởi
thế, từ đêm 24/3, toàn bộ dân làng đã thuê máy xúc, ô tô san gạt đoạn đường
trên" - ông Chí nói.
Phát hiện sự việc, huyện Từ Liêm đã huy động
công an, dân phòng… đến ngăn chặn người dân thi công con đường. Đến khoảng 3h
sáng, khi lực lượng chức năng ra về, người dân tiếp tục hoàn thành nốt việc đổ
bê tông con đường vào miếu.
|
Dân
làng lập bàn thờ, treo cờ đòi lại đường đi vào miếu Bàn Thổ.
|
Suốt cả ngày hôm qua đến sáng nay (26/3), hàng
trăm người dân vẫn tụ tập trước cổng ủy ban xã, lập bàn thờ, tổ chức cúng lễ
nhằm yêu cầu UBND xã phải trả lại con đường dân sinh trên.
Chính quyền xã Mễ Trì đã xuống giải thích, vận
động bà con không nên kích động, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại
khu vực. Tuy nhiên, việc vận động trên không có kết quả.
|
Bà Nguyễn Thị Hường – Phó
chủ tịch phụ trách mảng văn hóa xã hội xã Mễ Trì trả lời báo chí chiều 25/3.
|
Chiều 25/3, bà Nguyễn Thị Hường – Phó chủ tịch
phụ trách mảng văn hóa xã hội của xã đã trả lời báo chí xung quanh sự việc này.
Theo bà Hường, từ năm 2007, UBND TP Hà Nội đã có
quyết định thu hồi một số diện tích đất tại xã Mễ Trì huyện Từ Liêm để xây dựng
Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì và cho công ty điện lực Thành phố Hà Nội
thuê để xây dựng nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm.
Các diện tích đất này có dính vào đoạn đường dân
sinh trên, khiến họ không còn được sử dụng như trước nữa. Mặt khác, việc khớp
nối hạ tầng trong khu vực này chưa được thực hiện, do vậy việc đi lại của nhân
dân rất khó khăn.
Vì vậy, ngày 8/8/2013, UBND xã có quyết định
khớp nối tạm thời đoạn đường này. Do nhân dân chưa hiểu nên mới xảy ra tình
trạng tụ tập hơn 600 người dân để phản đối vì nghĩ rằng chính quyền làm đường
cho Công ty Điện lực Từ Liêm không cho dân đi nữa.
Đến trưa 26/3, sự việc vẫn chưa "hạ
nhiệt".
GIẤY
MỜI, GIẤY TRIỆU TẬP VÀ QUYỀN CÓ LUẬT SƯ ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Theo Bauxite Việt Nam
Luật sư Hà Huy Sơn
Luật sư Hà Huy Sơn
I. Giấy mời, giấy triệu tập hiểu theo Đại từ
điển tiếng Việt Nguyễn Như Ý (Chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM năm 2010:
Từ điển không có từ “giấy mời” chỉ có “mời”
là: Tỏ ý mong muốn, yêu cầu ai làm việc gì với thái độ lịch sự trân trọng (tr
1059). Nên có thể hiểu “giấy mời” là “mời” được ghi ra giấy.
Từ “triệu tập” là: “Gọi, mời đến tập trung một
địa điểm (thường mở hội nghị, lớp học)” (tr 1653).
II. Theo quy định
của pháp luật:
1. Không có một điều khoản hay một văn bản
pháp luật nào hiện hành quy định công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan
nhà nước, công chức là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Hay nói cách khác là
người được mời có quyền tùy nghi, đến hoặc không đến.
2. Giấy triệu tập theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 thì những người sau đây phải có mặt:
2.1. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập
của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (khoản 3, Điều 49);
2.2. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập
của Toà án (khoản 3, Điều 50);
2.3. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu
tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (khoản 4, Điều 51);
2.4. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy
triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 3, Điều 52);
2.5. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu
tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 3, Điều 53);
2.6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án (khoản 2, Điều 54);
2.7. Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý
do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố,
xét xử thì có thể bị dẫn giải (điểm a, khoản 4, Điều 55).
Điểm 1.4, mục 1 Thông tư số
01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12/01/2006 của Bộ Công an ban hành hướng dẫn thực hiện
một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quy định:
“Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự
được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ
quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra mới được sử dụng. Việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng
đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy
định. Giấy triệu tập bị can tại ngoại; giấy triệu tập hoặc giấy mời người làm
chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến Cơ quan điều tra để làm việc chỉ có giá trị
làm việc trong một lần.
Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu
tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm
quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn
đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn
đề mà họ đã trình bày, v.v. làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ
quan, tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nghiêm cấm Điều
tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu
tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập
hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của
người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần
của người được triệu tập hoặc được mời. Nếu người được triệu tập hoặc được mời
ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ
sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất
Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra
vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra”.
3. Quyền công dân có luật sư:
Khoản 4, Điều 31, Hiến pháp 2013, quy định:
“Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào
chữa.”
Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
Khoản 4, Điều 56, quy định: “ Trong thời hạn
ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên
quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét,
cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối
cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong
thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy
tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng
nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng
nhận thì phải nêu rõ lý do.”
Điều 58, quy định trích:
“1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi
khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82
của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm
giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc
gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố
tụng từ khi kết thúc điều tra.
2. Người bào chữa có quyền:
a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm
giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm
giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về
hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan
đến người mà mình bào chữa;
b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời
gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;”
Khoản 1, Điều 59, quy định: “ Người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.”
Tôi nêu ra một số quy định pháp luật về giấy
mời, giấy triệu tập và quyền có luật sư để giúp cho những người quan tâm hiểu
được quyền của công dân trong vấn đề liên quan.
Hà Nội, 25/03/2014
BAO GIỜ CÁC ANH THÔI SỐNG HÈN VÀ THÔI NÓI PHÉT?
Hôm nay tôi đọc được bài báo «Xem phụ nữ nông dân.Hưng Yên kéo bừa thay trâu», ở link này:
và thấy những hình ảnh người nông dân, trong thời đại được tuyên
bố là công nghiệp hóa, phải dùng sức mình kéo bừa. Và nhất là, phụ nữ phải thay
trâu kéo cày, như thế này:
Đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì
không?
Các anh nói gì khi đặt hình ảnh này cạnh câu khẩu ngôn được treo
khắp mọi vùng miền trên đất nước này: «Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, hạnh
phúc» ?
Hay là các anh sẽ chẳng nghĩ gì, chẳng cảm thấy gì, chẳng nói gì
hết và chẳng làm gì hết? Chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của
mình bị bán đi làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài, chẳng làm gì hết
trước việc những người phụ nữ của mình phải làm cái công việc vốn là của con
trâu (than ôi, dưới thời phong kiến phụ nữ
không phải kéo cày), chẳng làm gì hết khi những người phụ nữ của mình bị
đẩy ra đường, bị bỏ đói, bị đối xử bất công (trường hợp của Nhã Thuyên, của cô
Nguyễn Thị Bình còn đang là thời sự đấy thôi). Đa số các anh chẳng làm gì hết,
thế nhưng ngày mồng tám tháng ba vẫn còn có thể thốt ra được những lời chúc
mừng mỹ miều cho phụ nữ.
Cũng tương tự như việc đa số các anh im lặng,
buông xuôi, trước những dấu hiệu rõ rệt, không thể phủ nhận, về sự lệ thuộc của
đất nước này vào Trung Quốc.
Cá nhân tôi, từ những gì nhìn thấy và biết được, tôi cho rằng sở dĩ có tình trạng phụ nữ phải kéo cày
như thế này, sở dĩ có sự suy thoái toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc
lập quốc gia hiện nay là vì đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn. Không
phải các anh không biết, không phải các anh không thấy. Các anh thấy hết, biết
hết, nhưng nhắm mắt làm ngơ, lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích tồn tại.
Tôi muốn hỏi tất cả đàn ông các anh, những người đàn ông của
chúng tôi, câu này:
« Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu ?
Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn? »
Hậu mồng tám tháng ba
Nguyễn Thị Từ Huy
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment