Saturday, March 29, 2014

Chiến dịch toàn cầu kêu gọi phóng thích 3 nhà hoạt động Việt Nam

Chiến dịch toàn cầu kêu gọi phóng thích 3 nhà hoạt động Việt Nam

Ông Andrea Giorgetta, Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH
Ông Andrea Giorgetta, Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
28.03.2014
Liên đoàn quốc tế nhân quyền FIDH mở chiến dịch toàn cầu kêu gọi phóng thích 16 nhà bảo vệ nhân quyền trên thế giới, trong số này có 3 phụ nữ Việt Nam.

Chiến dịch mang tên ‘Vì Tự do’ được Liên đoàn FIDH phát động trên mạng ngày 27/3 nhằm mục đích huy động tiếng nói và sự ủng hộ của mọi người khắp nơi đối với những nhà hoạt động đang bị giam cầm chỉ vì thực thi các nhân quyền căn bản.
  
Nhà hoạt động
 Đỗ Thị Minh Hạnh, tranh đấu vì quyền lợi công nhânNhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, tranh đấu vì quyền lợi công nhân

Ba nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam có tên trong danh sách vận động của FIDH bao gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Hồ Thị Bích Khương, và Tạ Phong Tần.

Ông Andrea Giorgetta, Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, cho VOA Việt ngữ biết:

“Ba phụ nữ này là những trường hợp đặc biệt quan trọng vì họ bị tuyên án tù nhiều năm chỉ vì các hoạt động cổ xúy nhân quyền căn bản. Đặc biệt nghiêm trọng là hai người trong số này là nạn nhân của tệ tra tấn, ngược đãi trong trại giam. Chúng tôi dùng trường hợp của họ để nêu bật thực trạng đáng bạo động trong các trại nhà lao Việt Nam.” 

FIDH kêu gọi những người sử dụng internet trên toàn cầu dùng tài khoản Twitter liên lạc với những người có thẩm quyền để thúc đẩy trả tự do cho những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam cầm tùy tiện vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.

Nhà hoạt động vì quyền đất đai Hồ Thị Bích Khương bị bắt lần thứ ba vào đầu năm 2011 và bị kết án 5 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì đăng tải lên mạng những bài viết bị Hà Nội cho là phê phán chính phủ, chống nhà nước.

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh bị kêu án 7 năm tù hồi năm 2010 với cáo buộc “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” sau khi rải truyền đơn và tổ chức cho công nhân đình công đòi tăng lương.

Blogger Tạ Phong Tần bị tuyên án 10 năm tù cuối năm 2012 về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” về các bài viết phản ánh tham nhũng và bất công xã hội. Bà Tần từng được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh Giải Phụ nữ Can đảm 2013 vì “sự dũng cảm đặc biệt và khả năng lãnh đạo để vận động cho quyền và sức mạnh phụ nữ, bất chấp rủi ro cá nhân”. 
Nhà hoạt động Tạ Phong TầnNhà hoạt động Tạ Phong Tần

Giải thưởng này bị Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối, cho rằng “Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước.”

Liên đoàn FIDH gồm 178 tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền tại hơn 100 quốc gia trên thế giới nói một nhà bảo vệ nhân quyền là người có các hoạt động ôn hòa nhằm cổ xúy hoặc bảo vệ các quyền con người được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

FIDH kêu gọi cộng đồng quốc tế đòi hỏi Hà Nội phải chấm dứt đàn áp giới bất đồng chính kiến ôn hòa và phóng thích tất cả tù nhân chính trị.

Tại kỳ Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR trước Liên hiệp quốc hôm 5/2 vừa qua, Việt Nam khẳng định “chính sách cơ bản” của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ, và thăng tiến nhân quyền.



VN trong top 10 nước thi hành án tử hình cao nhất thế giới năm 2013

Luật sư Nguyễn Thanh Lương nói tử hình dù có ý nghĩa răn đe nhưng không phải là biện pháp giải quyết tối ưu
Luật sư Nguyễn Thanh Lương nói tử hình dù có ý nghĩa răn đe nhưng không phải là biện pháp giải quyết tối ưu
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Ông Đinh Đăng Định: ‘Lệnh đặc xá không giá trị gì nữa’
  • Con trai nhà hoạt động Minh Hằng vận động cho mẹ được trả tự do
  • Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc nhiệm và người nhái Hải quân Mỹ
  • Việt Nam y án tử hình tướng cướp trẻ tuổi
  • Trung Quốc kêu gọi Mỹ ‘công bằng’ trong tranh chấp biển Đông
  • Vận động cho Tự Do Tôn Giáo, Nhân Quyền ở Việt Nam
CỠ CHỮ 
28.03.2014
Bấm vào nghe bài tường thuật

Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước thi hành án tử hình nhiều nhất trên thế giới trong năm 2013, theo phúc trình vừa công bố của tổ chức Ân xá Quốc tế.

Chỉ tính riêng khu vực Châu Á, Việt Nam xếp thứ ba với ít nhất 7 vụ xử tử trong năm qua, sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Ân xá Quốc tế nói theo thống kê họ kiểm chứng được, trong năm 2013 có thêm ít nhất 148 phạm nhân bị tuyên án tử hình tại Việt Nam, chủ yếu là các phạm nhân giết người, những người phạm tội liên quan tới ma túy, và một ít tử tội về kinh tế như tham nhũng.
  > Bà Janice Beanland, nhà vận động nhân quyền cho Việt Nam thuộc Ân xá Quốc tế, nói với VOA Việt ngữ:

“Số án tử hình của Việt Nam khá cao và Việt Nam là một trong nước nước chưa thật sự có dấu hiệu tiến tới việc hủy bỏ án tử hình.”

Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam hiện nay, giữ án tử hình là khách quan và phù hợp để răn đe, trấn áp trước thực trạng tội phạm ngày càng gia tăng.

Giới hữu trách Việt Nam nói đối với Việt Nam, duy trì án tử hình là cần thiết để đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân và lợi ích chung của xã hội.

Tuy nhiên, Ân xá Quốc tế nói luận cứ này không có bằng chứng thuyết phục. Bà Beanland nói:

“Án tử hình không có tác dụng răn đe, giúp giảm tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng như nhiều người nói. Chưa có một cuộc nghiên cứu nào chứng minh điều này một cách khoa học.”

Luật sư Nguyễn Thanh Lương, người hành nghề luật trên 20 năm nay tại miền Nam, tán đồng quan điểm này. Ông Lương cho rằng bỏ án tử hình là xu hướng tất yếu trong một xã hội văn minh.

Ông nói tử hình dù có ý nghĩa răn đe nhưng không phải là biện pháp giải quyết tối ưu:

“Kêu gọi bỏ án tử hình là phù hợp với xu thế thời đại và tính nhân. Ở Việt Nam tội phạm nhiều do nhiều nguyên nhân, nhất trong đó là vấn đề tham nhũng và giáo dục pháp luật, chứ không phải bỏ án tử hình là tội phạm sẽ tăng lên. Dù tử hình có tính răn đe cao, nhưng nhắm tới nguyên nhân để giải quyết vấn đề tội phạm, chứ không phải dùng biện pháp tử hình mà hữu hiệu được.”

Theo luật sư Lương, có nhiều biện pháp hữu hiệu khác ngoài án tử hình có thể giúp giải quýêt các vấn đề xã hội:

“Nếu không có án tử hình, giải quyết vấn đề xã hội bằng nhiều biện pháp như giáo dục, thay đổi thể chế lãnh đạo của nhà nước, chứ không phải dùng tử hình làm biện pháp. Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế, đối với việc tử hình, tôi nghĩ nên được điều chỉnh theo khuynh hướng bãi bỏ. Có thể tiến độ chậm, nhưng việc tiến tới bãi bỏ tử hình là phù hợp với quy luật lịch sử.”

Ân xá Quốc tế nói một số lý do khiến án tử hình tại Việt Nam đặc biệt đáng lưu tâm và nguy hiểm hơn so với các nước khác bao gồm hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý tại Việt Nam hiện nay chưa đảm bảo tính minh bạch-công bằng; quyền được hỗ trợ pháp lý, quyền được tiếp xúc với luật sư chưa được tôn trọng; vai trò của luật sư tại các phiên tòa còn mờ nhạt; và thực trạng tra tấn, bắt giam tùy tiện vẫn còn tiếp diễn.

Việt Nam tái tục thi hành án tử hình hồi tháng 8 năm ngoái sau hơn 1 năm rưỡi tạm ngưng và chuyển sang hình thức tiêm thuốc độc thay vì xử bắn như trước đây, viện dẫn lý do nhân đạo. Sự tạm hoãn này xuất phát từ những khó khăn trong khâu nhập khẩu độc dược từ Liên hiệp Châu Âu.

Ân xá Quốc tế cho rằng tử hình dù bằng hình thức nào vẫn là một việc làm phi nhân đạo và vi phạm nhân quyền.

Tổ chức này trích số liệu từ Bộ Công an cho hay tính tới tháng 11 năm ngoái, có 678 phạm nhân chờ thi hành án tử hình tại Việt Nam. Trong số này, ít nhất 110 người đã quá giai đoạn kháng cáo và phải đối mặt với các vụ xử tử.

Luật pháp Việt Nam không cho phép công bố số liệu chính thức về việc vận dụng án tử hình.

Trung Quốc hiện đang dẫn đầu khu vực Châu Á và cả thế giới về áp dụng và thi hành án tử hình.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link