Monday, March 24, 2014

'Báo chí VN chỉ là công cụ bị lợi dụng'

 

'Báo chí VN chỉ là công cụ bị lợi dụng'

Gái làng chơi phục vụ cho cán bộ tham nhũng

http://www.youtube.com/watch?v=cjzwPxDeiCI


Cập nhật: 12:03 GMT - chủ nhật, 23 tháng 3, 2014

Media Player

Một nhà báo kỳ cựu ở Việt Nam nhận định rằng báo chí Việt Nam không thể làm được vai trò giám sát chống tham nhũng mà chỉ là công cụ cho các phe phái trong Đảng sử dụng để đánh nhau.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là thư ký tòa soạn báo Thanh niên, nói rằng báo chí Việt Nam ‘chả có vai trò gì hết’ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
“Báo chí chịu sự chỉ đạo của Nhà nước, của Đảng,” ông Chênh nói, “ Đảng ra lệnh làm việc gì thì người ta làm việc đó. Vụ (tham nhũng) này cần đánh thì sẽ đánh. Vụ kia cần để đó thì người ta không đánh.”
Ông nói những vụ việc về tham nhũng mà báo chí Việt Nam đã đưa tin ‘đều là có chỉ đạo’.
“Họ đưa thông tin ra nhằm mục đích gì đó, được chỉ đạo từ đâu đó,” ông nói thêm.
“Đâu đó từ trên cao nói vụ này cần phải đánh thì cơ quan điều tra mới dám đưa ra tài liệu và phóng viên mới có tài liệu để viết,” ông nói và khẳng định rằng báo chí ‘chắc chắn là công cụ’ bị các phe phái trong Đảng ‘lợi dụng để đánh nhau’.
Ông Chênh dẫn chứng vụ việc về Ban quản lý dự án PMU18 liên quan đến Bùi Tiến Dũng được khui ra là vì ‘thông tin từ một nhóm người nào đó thấy rằng có lợi cho họ thì họ tung ra’.
“Nhưng khi phe bên kia bắt đầu phản công lại được thì họ ém lại và trừng trị những người đã đưa thông tin lẫn những người viết bài,” ông giải thích.
Ông nói báo chí Việt Nam không thể đánh được tham nhũng do ‘không được quyền hỏi tài liệu hồ sơ ở bất cứ cơ quan nào hết’ trừ khi các cơ quan điều tra đưa thông tin ra.
“Quyền công bố thông tin cho công chúng là không có,” ông nói thêm, “Nhà báo không có quyền tới phường gặp công an yêu cầu người ta cung cấp tài liệu – bất cứ vấn đề gì từ lớn đến nhỏ.”

Nhật muốn VN cải thiện pháp luật

Cập nhật: 03:02 GMT - thứ tư, 19 tháng 3, 2014
Việt Nam được giới công ty Nhật xem là điểm đến đầu tư quan trọng tại Đông Nam Á mặc dù họ cũng nói rằng Chính phủ Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch trong hệ thống pháp luật.
Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội nói với BBC rằng Việt Nam được giới công ty Nhật xem là điểm đến đầu tư quan trọng của họ tại Đông Nam Á mặc dù Chính phủ Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch trong hệ thống pháp luật.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trả lời Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt tại Hà Nội, ông Atsusuke Kawada cũng mô tả về điều ông gọi là “người hai nước có cùng lối suy nghĩ”.
Atsusuke Kawada: Các công ty Nhật xem Việt Nam là một điểm đầu tư quan trọng.
Hiện có hơn 2.000 công ty chi nhánh (bao gồm cả các văn phòng đại diện) hoạt động tại Việt Nam.
Trong năm 2013, tổng lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt 5.7 tỉ USD.
Ngoài ra Nhật là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp. Mục tiêu của JETRO là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật để đầu tư vào thị trường mới nổi.
Trong khu vực ASEAN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật xem Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng nhất cùng với Thái Lan.
"Theo tôi, người Việt có cùng lối suy nghĩ với người Nhật, do đó bên này có thể dễ dàng biết được bên nghĩ gì và ngược lại."
Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản
BBC: Rủi ro đối với các công ty Nhật kinh doanh tại và đầu tư vào Việt Nam là gì? Và người ta có thể làm gì để giảm bớt các rủi ro đó?
Atsusuke Kawada: Theo một khảo sát của JETRO (được công bố vào tháng 02/2014), có hơn 50% các công ty chi nhánh của Nhật tại Việt Nam chỉ ra một số rủi ro của họ tại đây.
Trước hết là hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện cũng như thực trạng vận hành hệ thống pháp luật thiếu minh bạch.
Thứ hai là các thủ tục hành chính phức tạp, chính sách và các thủ tục thuế phức tạp và thứ ba là thực trạng thiếu minh bạch trong việc thực thi chính sách.
Để giảm bớt các rủi ro này, tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch đối với các hệ thống pháp luật chẳng hạn như đối với luật thuế hoặc luật lao động.
BBC: Với các rủi ro như vậy tại sao khảo sát mà ông đề cập tới cho thấy các doanh nghiệp Nhật có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam?
Atsusuke Kawada: Trong phần “kế hoạch kinh doanh tương lai’ trong khảo sát của JETRO, có gần 70% các công ty Nhật tại Việt Nam nói họ muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tỉ lệ này cao hơn Philippines và Malaysia 10%.
90% các công ty Nhật nói “tăng doanh thu bán hàng” là lý do để mở rộng.
Thêm vào đó, họ cũng cho điểm cao “Tiềm năng lớn đối với mức tăng trưởng kinh tế” với thị trường lớn là 90 triệu dân, “Ổn định chính trị và tình hình xã hội”, “Chi phí tương đối thấp và dễ tuyển dụng người lao động”.
Theo tôi, người Việt có cùng lối suy nghĩ với người Nhật, do đó bên này có thể dễ dàng biết được bên nghĩ gì và ngược lại.


Securency 'chi tiền mua dâm cho đoàn VN'

Cập nhật: 15:16 GMT - thứ ba, 11 tháng 9, 2012
Bê bối Securency dính líu việc in tiền polymer ở Việt Nam
Một phái đoàn viên chức chính phủ Việt Nam được trả tiền để mua vui với gái bán dâm trong bê bối hối lộ in tiền polymer, theo lời một nhân chứng trong phiên tòa ở Úc.
Tám cựu lãnh đạo của hai công ty, Securency và Note Printing Australia, đang hầu tòa vì cáo buộc lập quỹ đen và chi hàng triệu đôla để có hợp đồng in tiền ở các nước châu Á, gồm cả Việt Nam.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ra tòa hôm 6/9, một nhân chứng kể lại vào cuối năm 2007 và giữa năm 2008, ông gặp một đoàn gồm 10 đến 12 viên chức Việt Nam, được công ty Securency đặt cho bí danh “Beanland”.
Ông Gary Power, giám đốc kỹ thuật của Securency, nói với cảnh sát rằng một vị trong đoàn “cho hay buổi tối hôm trước, họ đã thăm các cô gái bán dâm, mà chi phí được ‘ông John’ trả… Tôi không kéo cuộc trò chuyện này đi xa hơn.”
‘Ông John’ ám chỉ David John Ellery, cựu Giám đốc Tài chính của Securency, đã thoát án tù hồi tháng Tám sau khi chấp nhận hợp tác điều tra về vụ bê bối.
Nhân chứng Gary Power nói thêm: “Tôi còn nhớ viên chức này nói ông ta thích một cô gái bán dâm tóc vàng.”
Ông Power, đã làm cho Securency từ năm 1999, nói đó là “khoản chi phí kỳ cục duy nhất” mà ông nghe là Securency đã trả cho đoàn Việt Nam.
Nhưng ông cũng nói mình từng thấy “nghi ngờ và bất thường” khi được kể về việc con trai ông Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được học bổng tại Đại học Durham của Anh.
Trong bản khai, ông nói một lãnh đạo của Securency, Bill Lowther, có quan hệ với Đại học Durham.
Ông cũng nói với tòa rằng phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, được công ty Úc đặt cho biệt danh là “Suzy mắt đen” (black-eyed Suzy).
Luật sư của một trong các bị cáo, Mitchell Anderson, nói “không có gì gian trá” về các biệt danh.
Tám người từng giữ các chức vụ lãnh đạo ở công ty Securency và Note Printing Australia đã ra tòa hôm 14/8 để nghe chứng cứ chống lại họ trong vụ án tiền polymer.
Phiên nghe lời khai tại tòa án Úc vẫn đang tiếp tục.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link