Trở
ngại nào cho các tổ chức xã hội dân sự ở VN?
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-10-16
2013-10-16
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Ba bạn trẻ Phạm Trần
Quân, Trương Quỳnh Như và Bùi Thị Diện, chụp ảnh tại Philippines khi đang theo
học về Xã hội dân sự hồi đầu tháng 10.
Citizen photo
Các tổ chức xã hội dân
sự ở VN ngày càng đóng vai trò tích cực và phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng, mới
đây, nhóm thanh niên tham dự khóa học về tổ chức dân sự ở Philippines lần lượt
bị bắt giữ ở sân bay khi vừa về nước. Những diễn biến này ảnh hưởng như thế nào
đến các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong nước?
Không tôn trọng nhân
quyền
Vụ việc 12 thanh niên tham dự khóa học “nghiên cứu Xã hội Dân
sự” ở Philippines lần lượt bị bắt giữ ở các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất
trong những ngày đầu tháng 10 gây sự chú ý đặc biệt cho người dân trong nước.
Ngay sau khi 9 thanh niên bị bắt giữ hôm mùng 5 và 6/10 được thả ra, Tổ chức
phi chính phủ Asian Bridge-Tổ chức Nhịp cầu Châu Á, đơn vị tổ chức khóa học, ra
thông cáo báo chí yêu cầu chính quyền VN nên tôn trọng các quyền cơ bản của
người dân trong việc tự do đi lại và học tập về sự phát triển xã hội dân sự ở
các quốc gia khác trong khu vực. Mặc dù có sự lên tiếng của Tổ chức Asian
Bridge, vẫn có thêm 3 thanh niên nữa bị bắt giữ tại sân bay sau đó.
Những Hội hoạt động phục vụ cho dân sinh, phục vụ cho nghề
nghiệp thì rất nhiều nhưng những Hội đó mang tính chất có tôn chỉ, mục đích
chống lại Nhà nước VN thì Nhà nước không cho phép.
-LS Nguyễn Văn Hậu
-LS Nguyễn Văn Hậu
Mối quan tâm của dư luận về vụ việc này không chỉ dừng lại khi
12 thanh niên được cho về nhà mà mối quan tâm lại hướng về hoạt động của các tổ
chức xã hội dân sự như thế nào sẽ bị cấm đoán hay gặp trở ngại tại VN? Trong
cuộc trao đổi với Hòa Ái, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia
TP.HCM, cho biết pháp luật VN quy định rất rõ khi 1 tổ chức xã hội dân sự muốn
thành lập thì cần phải đáp ứng các điều kiện như ai là sáng lập viên; tôn chỉ,
mục đích, điều lệ của tổ chức là gì; thành phần ban sáng lập và hội viên gồm
những ai; nguồn tài chính hoạt động từ đâu có; phương thức hoạt động có lợi
nhuận hay phi lợi nhuận.... Luật sư Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh:
“Mỗi tổ chức và cá nhân có một quyền thành lập ‘Hội’ nhưng ‘Hội’
đó không được chống lại Nhà nước, không được gây rối trật tự. Hiện nay những
‘Hội’ hoạt động phục vụ cho dân sinh, phục vụ cho nghề nghiệp thì rất nhiều
nhưng những ‘Hội’ đó mang tính chất có tôn chỉ, mục đích chống lại Nhà nước VN
thì Nhà nước không cho phép”.
Dù hiện tại các tổ chức nghề nghiệp ở VN như Hội Nông dân, Hội
Nghề cá, Hội Nhiếp ảnh, Hội Tin học và rất nhiều hội nghề nghiệp khác được hình
thành và hoạt động mạnh mẽ, thế nhưng gần 90 triệu người dân trong nước vẫn
không có nhiều thông tin về các tổ chức xã hội dân sự được hình thành nhằm mục
đích hỗ trợ tích cực cho đời sống dân sinh. Những người quan tâm đến vụ việc 12
thanh niên tham dự khóa học “nghiên cứ Xã hội Dân sự” ở Philippines bị bắt giữ
khi trở về VN tỏ ra hoang mang, không hiểu vì sao các tổ chức xã hội dân sự
được khuyến khích phát triển mà người dân tìm hiểu, học hỏi kiến thức liên quan
lại gặp trở ngại với chính quyền?
Các Bloggers có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để yêu cầu trả tự do
cho những học viên đã đi học xã hội dân sự ở Philippines trở về còn bị tạm giữ
hôm 6/10/2013.
Bạn Khúc Thừa Sơn, ở Đà Nẵng, vừa học xong ở Philippines, nói
với đài ACTD về nội dung khóa học bao gồm “khái quát cơ bản về xã hội dân sự’,
“truyền thông báo chí phải trung thực, tôn trọng độc giả, không bẻ cong ngòi
bút” và “an toàn bảo mật thông tin cá nhân trong thời đại công nghệ thông tin”.
Bạn Sơn chia sẻ nội dung nổi bật trong khóa học là muốn xây dựng 1 xã hội dân
sự thì phải có con người với tư tưởng dân sự, không nên vô cảm, nên yêu thương
lẫn nhau. Bạn Sơn kể lại:
“Trong buổi học, có 1 số diễn giả và học viên quan tâm đến vấn
đề nóng bỏng ở VN như nạn tham nhũng, trưng thu đất đai. Họ đưa ra vấn đề này
thảo luận nhằm mục đích tìm giải pháp để khi về nước, góp ý với Đảng và Nhà
nước VN với mong muốn tốt đẹp hơn cho đất nước. Hoàn toàn không mang tính tiêu
cực giống như khi Sơn và 1 số bạn bị phía cơ quan An ninh nói là ‘đem những
tiêu cực xấu về nhằm tuyên truyền chống phá Nhà nước’ này kia. Không có chuyện
này”.
Bạn Sơn còn cho biết thêm trong số những bạn thanh niên bị bắt
giữ, có người bị cơ quan An ninh đánh đập và hăm dọa. Bạn Sơn nói rằng những
người thẩm vấn điều tra “luôn xoáy sâu vào vấn đề tham gia vào 1 tổ
chức phản động hoặc về nước lập bè, nhóm để chống phá Nhà nước. Nhưng Sơn nói
là ‘Không. Chúng tôi tham gia khóa học chứ không tham gia tổ chức đó’”.
Không độc lập đúng
nghĩa
Để tìm câu trả lời vì sao lại có sự mâu thuẫn khi trên thực tế
các tổ chức dân sự ở VN đã hình thành và đang trên đà khẳng định vai trò của nó
trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội mà người dân khi nhiệt tình tham gia vào các
hoạt động xã hội dân sự lại “mang họa vào thân” như bạn thanh niên Khúc Thừa
Sơn, Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình phân tích:
Tính chất của các tổ chức dân sự của VN còn lệ thuộc ít nhiều
vào cơ chế về tính chất quản lý của hệ thống Nhà nước. Thực tiễn là tính chất
chưa đạt được mức độ độc lập đúng nghĩa.
-TS Trịnh Hòa Bình
-TS Trịnh Hòa Bình
“Tính chất của các tổ chức dân sự của VN còn lệ thuộc ít nhiều
vào cơ chế về tính chất quản lý của hệ thống Nhà nước. Thực tiễn là tính chất
chưa đạt được mức độ độc lập đúng nghĩa của nó. Dẫu sao cũng đang trên con
đường hình thành vai trò mỗi ngày 1 lớn hơn và có sự bổ sung cần thiết trong hệ
thống quản lý chính thống”.
Qua thông tin về quy định hiện hành của pháp luật VN mà Luật sư
Nguyễn Văn Hậu cung cấp và nhận định của TS. Trịnh Hòa Bình về sự gò bó, hạn
hẹp trong các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở VN do hệ thống quản lý
của Nhà nước hiện nay cùng sự lo lắng, nghi ngờ về các “tổ chức phản động, thế
lực thù địch” từ bên ngoài chống phá chính quyền thực sự là lực cản cho xu
hướng phát triển xã hội tiến bộ, văn minh của VN.
Tổ chức Asian Bridge lên tiếng rằng cả Phlippines và VN đều là
thành viên của ASEAN, hoạt động với phương châm “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một
Cộng đồng”. Vì thế, chính phủ các quốc gia trong khối ASEAN, trong đó có VN,
nên khuyến khích công dân tìm hiểu thêm về lịch sử và xã hội của các nước khác
để hoàn thành được nhiệm vụ của khối ASEAN.
Là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, VN phải hòa
nhập vào xu hướng chung trong khu vực cho mục tiêu xây dựng một “Cộng đồng đoàn
kết, vững mạnh và hướng tới người dân”. Để đạt được như vậy, các tổ chức xã hội
dân sự ở VN cần được phát huy tối đa chức năng hoạt động của mình với sự hưởng
ứng tham gia của lực lượng thanh niên năng động, đầy nhiệt huyết trên tinh thần
“Tổ quốc VN là của toàn thể nhân dân VN chứ không phải thuộc cá nhân, tổ
chức hay nhóm lợi ích nào. Cho nên việc gìn giữ, bảo vệ, xây dựng và phát triển
Tổ quốc VN giàu mạnh là trách nhiệm chung của tất cả mọi người dân”.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment