Friday, October 18, 2013

Lo lắng và nghi ngại Học viện Khổng tử


 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEipbxcvq4ajqeRg-XdZV6snHfgVu-1sOp7j9uEHefHwcvA59IDIygNnrtP-HeWDqajtwMKD-C-5W1isNRuoz-MDvXl4Y4C3pHdw_TXyoW0ahny_XOU8diGAFDJCCU_V03jC9S45MrmYw44Y/s1600/Babui-bon+ban+nuoc+ba+dinh-danlambao-s.jpg


Lo lắng và nghi ngại Học viện Khổng tử


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-10-17

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


kinhhoa10172013.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

035_pau501998_05-305.jpg

Một chi nhánh của Viện Khổng tử Trung Quốc quảng bá văn hóa tại thành phố Blagoveshchensk, Nga hôm 22/5/2011.

AFP

 

Sức mạnh mềm


Học viện Khổng tử nhằm khuếch trương sức mạnh mềm của Trung Quốc trên khắp thế giới chưa có mặt ở Việt Nam, dù hai quốc gia có mối tương đồng lớn về văn hóa và chính trị. Thỏa thuận về Học viện Khổng Tử tại Việt Nam được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Sự kiện chính trị liền kề với đám tang của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường bắt đầu vào ngày 13/10 và kết thúc ngày 15/10. Có lời đồn là cờ rủ để tang tướng Giáp tại thủ đô Hà Nội đã được vội vả dựng dậy dù thời gian tang chế theo quy định chưa kết thúc, để thỏa mãn những nghi thức ngoại giao. Có vài ý kiến trên truyền thông quốc tế cho rằng chuyến đi này nhằm xoa dịu những mối căng thẳng chứ chưa giải quyết các tranh chấp giữa đôi bên.

Cuối cùng thì hai bên đã ra một bản tuyên bố chung với lời lẽ ngoại giao về quan hệ hai nước, không quên ca ngợi quan hệ giữa hai đảng cộng sản. Các cụm từ như thúc đẩy quan hệ, hữu nghị, tăng cường hợp tác… được sử dụng như mọi khi. Một vài cái tên cụ thể được nêu ra về các công ty Trung Quốc, các cửa khẩu biên giới… không có gì đặc biệt.

Nếu có một nghiên cứu có hệ thống về khổng giáo trong đời sống xã hội, văn hóa tinh thần của người Việt thì rất tốt, nhưng tôi cho rằng việc ấy nên để cho người Việt làm.
-GS Nguyễn Huệ Chi

Có một việc cụ thể khá đặc biệt, đó là “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nó đặc biệt vì theo lời của một ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc, ông Lý Trường Xuân nói với báo The Economist trong thời gian gần đây rằng Các Viện Khổng tử trên thế giới là phần quan trọng cho cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc tại nước ngoài.

Không giống các tổ chức văn hóa như Hội đồng Anh của nước Anh, Liên minh Pháp ngữ của Pháp, hay Viện Goethe của Đức là các tổ chức độc lập, Viện Khổng Tử là một định chế của nhà nước Trung Quốc, mà mục đích được nhiều người nói rằng để khuếch trương “sức mạnh mềm” của Trung Quốc trên thế giới.

Điều đáng ngạc nhiên là hiện nay số lượng học viện Khổng Tử trên thế giới đã vượt qua con số 100, không những ở các quốc gia có nền văn hóa khác Trung Hoa, mà cả ở hai nước khá tương đồng về văn hóa là Nhật Bản và Hàn quốc, tuy nhiên chưa có Viện Khổng tử nào được thành lập tại Việt Nam, dù rằng Việt Nam hiện tại không những tương đồng về văn hóa với Trung Quốc mà còn tương đồng về chính trị nữa.

000_Del6255733-250.jpg

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) và Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 13 tháng 10 năm 2013. AFP PHOTO.

Khổng tử được xem như ông tổ của những giá trị văn hóa tinh thần của người Trung Hoa ngày nay. Ông sống cách đây hơn 2000 năm, những luận giải của ông về xã hội, về quan hệ quân vương với thần dân, về sự trung tâm của Đế chế Trung Hoa… được xem là cốt lõi của Khổng giáo, một dòng tư tưởng được truyền đến ba nước láng giềng phía đông và nam của Trung Quốc là Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, hoặc tự nguyện trong trường hợp Nhật Bản, hoặc cùng với sự đô hộ như trường hợp Triều Tiên và Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một người có lâu năm nghiên cứu về văn học Hán Nôm nói về ảnh hưởng của Khổng giáo ở Việt Nam như sau:

“Sự ảnh hưởng của Khổng giáo ở Việt Nam rất là lâu đời, cùng với thời kỳ Bắc thuộc, giảm thiểu tối đa dưới thời Lý Trần, mạnh lên cuối triều Trần rồi rất mạnh ở triều Nguyễn.”

Dấu ấn Khổng giáo bàng bạc khắp nơi trong xã hội Việt Nam, từ sự hữu hình như bức tượng Khổng Tử giữa những hàng cột sơn màu đỏ của Văn Miếu Quốc tử giám giữa lòng thủ đô Hà Nội, cho đến sự tương đồng rất nhiều của ngôn ngữ trong nhóm từ vựng Hán Việt, cho đến những quan niệm xã hội Tam cương ngũ thường ngự trị cho đến nay trong hầu như tất các gia đình Việt Nam. Giáo sư Huệ Chi nói tiếp về sự nghiên cứu Khổng Giáo, và quan điểm của ông về sự tồn tại của một Học Viện Khổng tử tại Việt Nam:

“Nếu có một nghiên cứu có hệ thống về khổng giáo trong đời sống xã hội, văn hóa tinh thần của người Việt thì rất tốt, nhưng tôi cho rằng việc ấy nên để cho người Việt làm. Nếu như Khổng tử học viện có thể làm những việc như L’Espace của Pháp, hay Viện Goeth của Đức, nơi hội tụ những vấn đề về Văn hóa thì rất là tốt. Nhưng tất cả những gì người Tàu làm từ trước đến giờ tôi thấy không tốt.”

Sự thôn tính văn hóa


Không phát biểu về những nghi ngại như Giáo sư Huệ Chi, nhưng Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Trưởng Khoa Văn hóa học tại Đại học Khoa học xã hội nhân văn tại Thành Phố HCM hầu như cũng có cùng quan điểm với Giáo sư Huệ Chi về sự thành lập Học viện Khổng Tử:

Sự cưỡng chống lại sự thôn tính về văn hóa và tư tưởng của người Tàu nơi người Việt lúc nào cũng tồn tại. Cho nên cái sự chậm chạp của Viện Khổng tử là do vậy.
-GS Nguyễn Huệ Chi

“Nghiên cứu Khổng giáo thì tốt thôi, nền văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa lớn, ngôn ngữ và văn hóa của họ đáng cho chúng ta học hỏi, tuy nhiên có hay không có Khổng tử học viện thì chúng ta cũng làm điều đó, cũng không cần có một viện như thế, và chúng ta cũng không thiếu tiền bạc để cần đến sự trợ giúp của họ.”

Có lẽ những nghi ngại này của giới học giả đã làm cho việc ra đời của Học Viện Khổng tử tại Việt Nam chưa thành hiện thực, dù có nhiều nhà nghiên cứu đã từng nói rằng xã hội Việt Nam về chừng mực nào đó như một xã hội Trung Hoa thu nhỏ. Hơn nữa, sự tương đồng về chính trị của hai đảng cộng sản cầm quyền dường như cũng không giúp gì cho việc khuếch trương bộ máy tuyên truyền tại nước ngoài của Trung Quốc như ông Lý Trường Xuân nói với tờ The Economist.

Giáo sư Huệ Chi nói về sự cưỡng chống lại sự thành lập Học Viện Khổng tử tại Việt nam:

Sự cưỡng chống lại sự thôn tính về văn hóa và tư tưởng của người Tàu nơi người Việt lúc nào cũng tồn tại. Cho nên cái sự chậm chạp của Viện Khổng tử là do vậy, và có thể là có những người có quyền lực ở Việt Nam và cũng tỉnh táo lên tiếng về sự nguy hiểm đó.

Trên các trang web của các Học viện Khổng tử trên thế giới, đều thấy những dòng chữ về khuếch trương văn hóa, ngôn ngữ… Một hình ảnh thân thiện của nước trung Hoa đang lên. Nhưng điều đó rõ ràng không đánh lùi được sự nghi ngại của tầng lớp trí thức Việt Nam như Giáo sư Huệ Chi. Có phải chăng sự nghi ngại đó không những bắt nguồn từ quan hệ đầy chông gai qua hàng ngàn năm giữa hai nước láng giềng, mà còn bắt nguồn từ những xung đột lãnh thổ hiện tại, mà ngay cả sự tương đồng ý thức hệ giữa hai đảng cầm quyền vẫn chưa vượt qua được.

Có thể sẽ dễ hiểu hơn câu chuyện Học viện Khổng tử ở Việt nam nếu so sánh sức mạnh mềm của ông Lý Trường Xuân, phụ trách cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc, và sức mạnh cứng của Giải phóng quân Trung Quốc ngoài khơi với đường chín vạch chiếm 80% diện tích biển Đông. Sức mạnh mềm của Học viện Khổng Tử chưa biết tốt đẹp ra sao đối với người Việt, nhưng những ngư dân Việt ở miền Trung thì biết rất rõ sức mạnh cứng của những chiếc tàu hải giám Trung Hoa.

 



 
 

Học làm thuyết khách

Nguyễn Ngọc Già, gửi RFA từ VN
2013-10-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg4475415-305.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp báo trước đây.
AFP

Chuyện năm ngoái

Ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang basam.info đã viết [1] cách đây hơn một năm: “Mấy tháng trước, trong cuộc chuyện trò, thằng bạn đang là lãnh đạo một cơ quan pháp luật, cũng diện con ông cháu cha, bảo: “Chế độ này mà đổ thì tao với mày nó thịt đầu tiên!” Hắn cười: “Thì tao đang làm cái việc để cho nó không ‘đổ’, mà sẽ dần dần thay đổi, phát triển tốt đẹp hơn.”
Dù "hắn" nói đùa hay an ủi "thằng bạn" trong phút chốc thì thực tế khó chối cãi: Từ 2012 đến nay không hề có bất kỳ dấu hiệu gì "dần dần thay đổi", hay "phát triển tốt đẹp hơn", thay vào đó, chỉ thấy nền kinh tế tan tành đến tang thương cùng "nạn bà hỏa", lật xe chết người [2], nổ "kho thuốc pháo hoa", trộm cướp đổ về Tp.HCM như trẩy hội [3] v.v... cho đến thiên tai dồn dập với 11 trận bão ngạo nghễ trêu ngươi trước sự bất lực kèm thói vô trách nhiệm của giới cầm quyền trong việc cứu dân, thông qua vài hình ảnh mới nhất cho thấy hơn 14.000 ngôi nhà hư hỏng cùng số người chết, mất tích, bị thương chưa biết là bao nhiêu! [4], còn "quan cộng sản" tại Tam Kỳ - Quảng Nam vô tư ngồi nhậu hơn 4 tiếng đồng hồ. [4A]
Suy tư của "thằng bạn" như Nguyễn Hữu Vinh mô tả cũng là nỗi lo lớn lao của giới cầm quyền hiện nay. Tất nhiên, rất khó để thuyết phục người cộng sản hãy tin vào một tương lai nhân hòa, nhân ái hơn so với hiện trạng xã hội đang u ám tột cùng. Bởi họ, đôi khi còn không tin vào chính bản thân thì làm sao tin người khác.
Chỉ tiếc, chính nỗi lo ngại đó lại góp phần rất lớn đẩy người cộng sản "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc" trên "con đường bạo lực". Họ càng sợ thì càng đàn áp, như đánh đập những người dân oan thuộc dân tộc Mông từ các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên mới đây vào ngày 15/10/2013, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội[5].
Càng đàn áp thì dân càng oán hận. Dân càng oán hận thì tội ác do họ gây ra càng tiếp tục chồng chất. Cứ vậy, xã hội rơi vào vòng xoáy bế tắc, mỗi ngày một sâu thăm thẳm! Nếu thử đặt câu hỏi cho "thằng bạn" Nguyễn Hữu Vinh: Dựa vào căn cứ nào để sợ bị "thịt"? Có thể trả lời (có phần né tránh và dễ... nghe) như thế này không?: "Thì tao nghĩ thế!". "Nghĩ thế" là bởi chính trong thâm tâm người cộng sản thừa biết, họ trượt dài trên con đường chống lại nhân dân như ngạn ngữ "phóng lao thì phải theo lao". Do đó, họ không tránh khỏi tâm trạng hoang mang.
Làm thuyết khách đâu có dễ!
000_Hkg8442476-250.jpg
Anh Đoàn Văn Vươn tại phiên xử ở Tòa án Hải Phòng hôm 2 tháng 4 năm 2013. AFP PHOTO.
Tôi nhớ lại câu chuyện gia đình Đoàn Văn Vươn. Sau khi những phát súng bông cải tung tóe trên các mặt báo với nhiều bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh cùng rất nhiều nhà báo khác, tạo một chấn động dư luận khủng khiếp lúc bấy giờ, khiến cả "chính phủ" phải quýnh quáng.
Sau rất nhiều bài báo, một hôm, nhà văn Nguyễn Quang Vinh, với điệp từ "chắc chắn" nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đã bày tỏ tin tưởng [6]: "Vụ Tiên Lãng" mang quyền lợi lại cho hàng triệu hộ nông dân". Tôi đã đùa với nhà văn này khi so sánh lòng tin của ông như tin vào giá xăng qua bài [7]: Xăng tăng giá & lòng tin của nhà văn Nguyễn Quang Vinh.
Thực tế với kết quả ê chề "dành cho" gia đình Đoàn Văn Vươn có lẽ không còn gì để nói nữa, cùng với sự khiêu khích thông qua chức "thiếu tướng" mà Đỗ Hữu Ca hỉ hả đón mừng, nó như gáo nước sôi tạt thẳng vào mặt những ai tin "chắc chắn" như Nguyễn Quang Vinh đã... tin và đã "thuyết" (!).
Làm thuyết khách đâu có dễ!

Chuyện năm nay

Lại nói về chuyện ông Nguyễn Quang A hô hoán bà Bùi Thị Minh Hằng "kích động bạo lực". Sau bài viết "phổi bò" của mình, tôi suy nghĩ thật nhiều xen lẫn thắc mắc:
Tại sao ông Nguyễn Quang A lại "bỏ công bỏ sức" viết một bài không xứng (và cũng không cần thiết) với "tầm" suy nghĩ của một người ít nhiều tên tuổi và uy tín lâu nay? Có uẩn khúc gì phía sau câu chuyện không đáng này? Hay cũng là cái nỗi lo sợ như "thằng bạn" của ông Nguyễn Hữu Vinh, đến nỗi một lời uất ức bộc phát của bà Hằng cũng làm "họ" nhảy nhổm, để từ đó nhờ cậy "khuyên nhủ" "lẫn nhau"? Người cộng sản vì chủ quan, đặc biệt tính khinh thị, nên thường "đi từ sai lầm này đến sai lầm khác".
Khi vô cớ, vô pháp bỏ tù bà Hằng 5 tháng ròng qua cái "trại phục hồi nhân phẩm", có thể họ (dốt đến mức) tưởng rằng: "cho mày ăn cơm tù vài tháng là...tởn?!" Hãy ngẫm sự quyết liệt của bà Hằng do ai gây ra [8]: "Tôi sẽ kiện cho đến ngày hoặc là TÔI hai là Nguyễn Thế Thảo không còn có mặt trên cõi đời này nữa".
Hy vọng, "lời đá vàng" của bà Hằng, không bị ông Nguyễn Quang A "đổ thừa" là tại Nguyễn Ngọc Già..."xúi"?! Oan cho tôi lắm nhé! Tôi thề (lời thề không phải là người cộng sản): Tôi chưa bao giờ tiếp xúc với bà Hằng và ngược lại.
Có thể nói, bà Bùi Thị Minh Hằng tựa như "nhiệt kế" đo "độ nóng" tầng lớp dân oan. Lý ra, thay vì thật tâm khuyên nhủ, an ủi bà Hằng, ông A lại "chơi" "một bài vừa té tát vừa trịch thượng, khiến "không khí" càng nóng hơn? Biết đâu, đó là "sự cố" ngoài ý muốn "ai đó", khi "nhờ" ông A "giúp giùm", sao cho bà Hằng bớt phẫn nộ đi chút ít? Ai có ngờ... "ép phê" ngược, nhất là sau bài của ông A, ông Lã Việt Dũng bồi thêm một bài coi bà Hằng như phường "thảo khấu". Hai trong một (kế hoạch) hay "song tiễn hạ nhất điêu"? Vừa phải thôi, các "cha"! Dân không ngu tới mức đó đâu! Tôi nói rồi!
Làm thuyết khách đâu có dễ!
Lần này "tầm thuyết khách" dường như ở mức độ cao hơn, sâu hơn, khéo léo hơn? Với văn phong lả lướt thường sử dụng, ông Phạm Chí Dũng có bài "Trao đổi với ông Võ Văn Ái [9]: Cải cách giả vờ hay buộc phải cải cách?", sau khi ông Ái kêu gọi “Quốc tế nên cảnh giác trước những cải cách giả vờ của Việt Nam”.
Bài viết gọi là "trao đổi", nghĩa là dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tuy nhiên ông Dũng lại phạm lỗi cơ bản khi dùng những chữ: "vinh danh" (do báo CAND), "lưu vong" để "trao đổi" với ông Võ Văn Ái (!). Đó là bài học gọi tên "chưa sạch nước cản" mà một thuyết khách chuyên nghiệp nên học. Có lẽ Phạm Chí Dũng chưa đọc bài viết của ông Trần Trung Đạo có tên "Bàn về tẩy não" [9A] để ngẫm?
"Nhà thuyết khách" Phạm Chí Dũng dẫn hàng loạt sự kiện mà...ai cũng biết để "uốn ba tấc lưỡi":
Với những sang chấn quá đặc biệt đang xảy đến, vị thế chính trị của đảng cầm quyền và của cả những cá nhân lãnh đạo hiển nhiên không còn ở vào cái thế muốn thay đổi hay không tùy hỉ. Mà gần như ngược lại. Thậm chí có thể ứng với tuyên ngôn “Thay đổi hay là chết!”. Nhằm "thuyết" ông Ái: Lần này cộng sản Việt Nam, "nó" thay đổi là thiệt đó, còn không nó "chết" là cái chắc! Để làm gì? Ông Ái có đủ khả năng để xoay chuyển cục diện cho ván "cờ bí thí tốt" của cộng sản Việt Nam? Tự bao giờ người cộng sản đánh giá cao những kẻ "lưu vong" như thế này?
Ông Dũng cũng nhắc đến cái chết của ông Võ Nguyên Giáp để thúc ông Ái "nhanh hơn":
Những ngày gần đây, không khí ở Việt Nam như đang lắng đọng trong sự chờ đợi về một thay đổi nào đó. Và có lẽ từ phía bên kia bán cầu, người Mỹ cũng đang chờ đợi một sự thay đổi tối thiểu ở đất nước cựu thù. Song ở bên này bán cầu, nhiều người lại tự hỏi vì sao người Mỹ không xúc tác nhiều hơn để sự thay đổi diễn ra nhanh hơn.
“Nhanh hơn” có lẽ cũng là tâm ý của người muốn “chuyển lửa về quê nhà” - ông Võ Văn Ái. Và làm thế nào để cải cách kinh tế trở thành tiền đề cho cải cách chính trị? Những câu hỏi trên có vẻ càng khẩn thiết trong và sau sự ra đi như một “điềm báo” của “người Cộng sản cuối cùng” ở Việt Nam - Tướng Võ Nguyên Giáp. Dùng cái gọi là "điềm báo" để "thuyết", không chắc ông Ái "phục", bởi đó là cách làm theo..."kiểu Tàu".
Hình như ông Dũng không nghiên cứu nhiều về thân thế và quan điểm của ông Võ Văn Ái trước khi làm cái việc "trao đổi"?! "Thuyết" sao cho người khác "phục" quả là "nghề chơi cũng lắm công phu". Lời "thuyết" của một nhà báo từng bị bắt vì "tội xâm phạm an ninh quốc gia" và sau đó cộng sản phải trả tự do kèm theo lời xin lỗi công khai từ báo Tuổi Trẻ có vẻ chưa đủ "nghệ thuật"!.
Có nên nhắc ông Dũng về mối quan hệ hoàn toàn tin cậy giữa ông Võ Văn Ái với Ngài Thích Quảng Độ? "Thuyết" sao cho "phục" đây, khi mà Ngài Thích Quảng Độ vẫn đang bị "cách ly" nghiêm ngặt hàng chục năm qua tại 90 Trần Huy Liệu quận Phú Nhuận Sài Gòn?
Ông Phạm Chí Dũng dẫn ra hàng loạt sự việc theo kiểu ai cũng biết, thì cỡ "anh hùng núp" như tôi sẽ dẫn tiếp để "giúp" ông ta:
- Anh em Dương Chí Dũng - Dương Tự Trọng kỳ này nhất định lãnh án nặng, vì lâu lắm rồi, kể từ vụ án Đường Sơn Quán dính đến "gái và quan", thì lần này vụ tình nhân (lại có con riêng) của cô vợ bé Dương Chí Dũng đã được lôi lên báo, đó như chứng tỏ mấy ông cộng sản thay đổi "thiệt" rồi đó(!)
- Toàn bộ các công ty dịch vụ công ích ở Tp.HCM qua vụ lương khủng hơn 2,6 tỉ đồng/năm đã được chuyển đến công an điều tra rồi. Kỳ này "mấy ổng" làm thiệt chớ chẳng chơi (!)
- Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải v.v... trong vụ ngân hàng ACB coi bộ kỳ này cũng khó có kiểu "giơ cao đánh khẽ" (!)
- Lần đầu tiên, đương kim Thủ tướng Việt Nam "vinh danh" [10] những tên tuổi luật sư có xu hướng dân chủ, từ lâu không được nhắc đến: "Từ ngày khai sinh, ngành luật sư Việt Nam đã có những tên tuổi để lại dấu ấn sâu đậm trong việc đặt nền móng xây dựng nền tư pháp công bằng, bình đẳng, của dân, do dân vì dân như các luật sư Phan Văn Trường, Phan Anh, Thái Văn Lung, Ngô Bá Thành, đặc biệt là luật sư Nguyễn Hữu Thọ…" (!)
"Thuyết khách" không phải trình ra số lượng sự việc (ai cũng biết). Cần phải hiểu "thuyết khách" là một nghệ thuật đỉnh cao. Hãy coi lại kiểu Nguyễn Thanh Sơn gởi thư cho Cao Quang Ánh cách đây ba năm [11] với trình độ văn hóa kém thông qua văn phong và cả chính tả để rồi bị ông Ánh (lúc đó là một dân biểu) từ chối một cách nhục nhã.
"Thuyết khách gia" nên tránh kiểu "thông tin hai mặt". "Thông tin hai mặt" ở đây có nghĩa tưởng khen mà hóa ra chê hay dạy đời; trong đó hàm chứa cả ý xách mé, khiêu khích, khinh thị. Đó là điều tối kỵ với các nhà ngoại giao hay một người muốn làm thuyết khách chuyên nghiệp.
000_Del6255733-250.jpg
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) và Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 13 tháng 10 năm 2013. AFP PHOTO.
Song song đó, một thuyết khách cần có tính cầu thị và làm sao cho người mà ta đang muốn thuyết phục tin tưởng, bằng cách đưa ra giá trị cốt lõi của bản chất sự việc thông qua một chuỗi thời gian đủ dài, cùng các điểm nhấn mang tính quyết định, cũng như phải "thuyết" bằng những gì khả tín có căn cứ với sức nặng của sự việc mà mình có. "Thuyết" theo kiểu có phần trịch thượng và gây cảm giác tổn thương qua những chữ "lưu vong", "vinh danh" chỉ càng làm cho ông Võ Văn Ái xa lánh.
Ngoài ra, muốn thuyết phục người khác, một thuyết khách nên nghiên cứu kỹ ảnh hưởng nền văn hóa nào và tư tưởng gì mà "khách" hấp thụ nhiều năm qua. Đặc biệt sự gắn bó tin cậy giữa ông Võ văn Ái và Ngài Thích Quảng Độ. Tôi tự hỏi, sao lại có sự nôn nóng ở một người từng tỏ ra khá điềm tĩnh trong nhiều vấn đề. Đặc biệt dấu hỏi khá lớn trong tôi: tại sao ông Phạm Chí Dũng viết báo "bị lộ" để dẫn tới bị bắt và rồi trả tự do thật mập mờ, kèm theo lời xin lỗi từ trang báo Tuổi Trẻ mà từ trước tới nay chưa có một blogger nào được "hưởng" "đặc ân" quá "vinh dự" này?
Thêm nữa, ông Phạm Chí Dũng dùng tư cách gì để "trao đổi" và "kích" ông Võ Văn Ái "nhanh hơn"? Thông tin dưới đây càng đáng đăm chiêu:
Phía sau chuyến đi này, nghe nói sẽ còn có những tỷ đô la nào đó mà Trung Nam Hải “đặc cách” dành cho Việt Nam - cơ sở rất quan yếu để duy trì tư thế “thiên triều” đối với đất nước oằn mình dưới lịch sử “ngàn năm Bắc thuộc”.
Tại sao tin dạng vỉa hè mà ông Phạm Chí Dũng mạnh dạn đưa vào trong "trao đổi" với ông Võ Văn Ái trên một đài tầm cỡ như VOA? Tại sao lại đưa "những tỉ đô la" không thấy căn cứ nào cho ông Ái? Và tại sao là ông Ái? Bằng cách nào để "thuyết" được "khách"? Ngài Thích Quảng Độ vẫn đang bị giam lỏng đó. Còn chờ gì mà không "sử dụng" để thuyết phục ông Võ văn Ái?
Luật sư Lê Quốc Quân, một con chiên uy tín của Công giáo, vừa được 57 nghị sĩ Quốc hội Na Uy viết thư đòi Việt Nam trả tự do [12].  Tôn giáo, đúng nghĩa là vị cứu tinh cho chế độ này cả về phần xác lẫn phần hồn, nếu người cộng sản hiểu ra. Đừng quá trông chờ vào TPP mau mắn thành công, bởi trên đồng đô la dòng chữ "In God We Trust" vẫn nguyên vẹn.
Cuối cùng, chuyến viếng thăm mới nhất của Thủ tướng Trung Quốc mới đây, qua tuyên bố chung cho hay:
Về hợp tác tiền tệ: Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương về thương mại và đầu tư. Trên cơ sở Hiệp định thanh toán bằng đồng bản tệ song phương trong thương mại biên giới ký giữa ngân hàng trung ương hai nước năm 2003, tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư hai bên. Hai bên quyết định thành lập Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ giữa hai nước, để nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tài chính tiền tệ của hai bên, duy trì ổn định và phát triển kinh tế hai nước và khu vực. Tăng cường điều phối và phối hợp đa phương, cùng nhau thúc đẩy hợp tác tài chính tiền tệ khu vực Đông Á.
Các "nhà thuyết khách" cộng sản hãy "thuyết" sao cho dân "phục" qua cụm từ "...tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán..."? Hay một ngày rất gần nào đó, người dân ra chợ mua ký gạo sẽ hỏi: Gạo này, bao nhiêu tệ một ký?
Nguyễn Ngọc Già
__________
 
__._,_.___


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link